Mức oestrogen tụt giảm trong giai đoạn mãn kinh liên kết với quá trình lão hoá tự nhiên của cơ thể vào những năm hậu mãn kinh cho thấy rằng phụ nữ chúng ta có xu hướng dễ bị mắc bệnh hơn vào thời gian này. Một trong số những tình trạng gây đau đớn nhất cho phụ nữ là chứng loãng xương, ngoài ra cũng còn một bệnh nghiêm trọng khác và tất cả có thể được khắc phục hoặc chữa trị bằng cách phối hợp các biện pháp y khoa và các phương pháp tự điều trị hữu hiệu.
LOÃNG XƯƠNG
Là một chứng bệnh gây đau đớn, suy nhược và đe doạ tính mạng, là căn bệnh gây nguy hiểm nhiều nhất cho sức khoẻ đối với phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh – căn bệnh này thường gặp hơn bệnh tim mạch, đột quỵ, tiểu đường hoặc ung thu vú. Vào các giai đoạn đầu của bệnh nó không có triệu chứng nào rõ ràng. Nhiều phụ nữ không biết mình bị mắc bệnh. Vì tính chất nguy hiểm của nó, mọi phụ nữ cần nắm giữ các dữ kiện và thông tin về căn bệnh này. Phụ nữ phải cảnh giác và tìm các biện pháp đề phòng chứng loãng xương huỷ hoại cuộc sống của mình.
Theo định nghĩa lâm sàng, bệnh loãng xương là “một tình trạng còn ít khối xương bình thường so với độ tuổi của một phụ nữ và có nguy cơ dễ bị gãy xương”. Tuy nhiên một số nhà chuyên môn dùng đến thuật ngữ loãng xương để mô tả giảm mật độ xương khi đã xảy ra gãy xương.
TẠI SAO BỊ BỆNH NÀY?
Khi oestrogen và progesteron giảm xuống, khối lượng xương trong cơ thể bắt đầu giảm từ 0.5% đến 3% một năm. Vào khoảng 80 tuổi, phụ nữ có thể bị mất đến 40% khối lượng xương.
Oestrogen tạo điều kiện thuận lợi để đưa canxi từ máu và xương và hạn chế bớt thất thoát. Do đó việc tụt giảm mức oestrogen ở cơ thể dẫn đến tình trạng xương bị phân huỷ.
Đối với một phụ nữ bị loãng xương nặng ở cột sống, những va chạm thậm chí rất nhẹ, do té ngã, vấp chân cũng có thể làm nứt hoặc gãy cột sống.
KIỂM TRA ĐỘ RẮN CHẮC CỦA XƯƠNG
Chúng ta có nhiều phương cách khác nhau để đánh giá độ rắn chắc của xương. Siêu âm là cách để dự đoán tốt nhất trình trạng gãy xương. Các test kiểm tra xương sẽ đo tỷ trọng của cột sống, cổ tay và những nơi có nguy cơ cao khác. Tình trạng sụt giảm độ đậm của chất khoáng trong xương (BMD) đo được ở cột sống hoặc xương hông có thể cho biết có đến 200% nguy cơ gia tăng gãy xương nói chung và ở xương hông nguy cơ bị gãy nên đến 300%.
VẬT LÝ TRỊ LIỆU
Khoa vật lý trị liệu thường bị xem nhẹ, nhưng nó có vai trò quan trọng trong việc điều trị loãng xương. Chúng ta có thể xây dựng chương trình tập luyện thể dục tại nhà để tiếp tục cuộc điều trị. Nâng cao sức mạnh cơ bắp, cải thiện sức mạnh và hình dáng cột sống, duy trì sức mạnh của xương, làm giảm đau, tăng cường trương lực cơ vùng chậu để đối phó với chứng tiểu không tự chủ do căng thẳng … tất cả đều là những lợi ích do vật lý trị liệu đem lại.
Các nhà vật lý trị liệu cũng có thể dùng đến các hình thức khác nhau trong liệu pháp điện hoặc siêu âm để giúp giảm bớt cơn đau. Hiện nay có thêm các kỹ thuật bổ sung như châm cứu, trườm nóng, chai nước nóng hoặc túi nước đá lạnh để trị đau tại nhà. Hầu hết các trung tâm trị liệu đều có máy chạy điện để điều trị giảm đau.
PHÒNG NGỪA LOÃNG XƯƠNG
Bởi vì tất cả phụ nữ chúng ta đều có nguy cơ bộc phát chứng loãn xương cho nên điều quan trọng là phải có các biện pháp tự điều trị nhằm xây dựng được sức đề kháng tự nhiên cho cơ thể. Rất may là hiện nay có nhiều phương cách để chúng ta thay đổi lối sống, giúp chúng ta duy trì bộ xương cơ thể được khoẻ mạnh.
Chúng ta có thể gìn giữ sức khoẻ tổng quát nhờ tập thể dục đều đặn, tuân theo một chế độ dinh dưỡng cân bằng và giữ cho đầu óc luôn luôn tỉnh táo. Ngoài ra các bạn cũng nên đến bác sĩ để được khám định kỳ. Điều này sẽ giúp chúng ta vững lòng hơn.
Nến dọn dẹp ngăn nắp, trật tự bất cứ nơi nào trong nhà nếu được. Tháo bỏ những vật dụng treo, móc, không dùng đến và những tấm thảm cũ dễ làm vấp ngã, tay vịn cầu thang phải chắc chắn, cần phải để ý cẩn thận khi đi trên nền nhà trơn trượt không bằng phẳng.
Phụ nữ tập luyện 2 lần trong một tuần sẽ có bộ xương rắn chắc hơn những ai chỉ tập 1 lần một tuần. Tóm lại, phụ nữ nào có thể tập thể dục sẽ có được một bộ xương dẻo dai hơn những người không bao giờ tập. Sẽ không bao giờ muộn để các bạn cải thiện cơ thể. Chúng ta có thể tăng sức cho bộ xương của mình chống lại các tác động do giảm oestrogen trong suốt những năm sau mãn kinh.
Hãy tuân theo một chế độ dinh dưỡng giàu canxi
Lời khuyên quan trọng nhất về dinh dưỡng để sớm phòng ngừa chứng loãng xương là: hãy ăn các loại thực phẩm giàu canxi. Nói tóm lại, đề phòng tình trạng giòn xương, bạn cần bổ xung canxi cho khối xương, cần vitamin D để hấp thụ canxi vào cơ thể và cần oestrogen để duy trì canxi trong bộ xương của bạn.
Các vị trí thường gãy
Phụ nữ bị loãng xương luôn luôn phải khổ sở vì tình trạng nứt (rạn hay gãy) xương ở các nơi như cổ tay, cột sống, hông, xương chậu và vai.
(St)