Khi trẻ sơ sinh bị tưa lưỡi, sẽ xuất hiện những màng giả màu trắng ngọc trai xuất hiện ở niêm mạc miệng, đặc biệt là mặt trên của lưỡi. Những màng này bám khá chặt vào niêm mạc, gây vướng víu và đau làm cho trẻ khó nuốt và khó chịu. Cha mẹ nên có biện pháp thích hợp để điều trị và chăm sóc cho bé nhé.
NHỮNG NGUYÊN NHÂN KHIẾN BÉ BỊ TƯA LƯỠI
Do nấm
Thủ phạm gây nên chứng tưa lưỡi ở trẻ nhỏ là do một loại nấm, phổ biến là nấm Candida albican. Loại nấm này thường cư trú và sinh sống trong đường ruột.
Thông thường nếu nấm Canida và vi khuẩn E.coli trong đường ruột được cân bằng thì sẽ không gây nên phiền toái nào cho bé. Tuy nhiên, trong một trường hợp nào đó, do việc sử dụng thuốc kháng sinh cũng là một trong những nguyên nhân khiến nấm candida phát triển hay đối với những trẻ nhỏ có hệ thống miễn dịch kém cũng dễ có nguy cơ bị tưa lưỡi.
Khi thấy bé có những dấu hiệu như trên bạn hãy đưa bé đi khám. Bác sĩ có thể cho bé uống một số loại kháng sinh để tiêu diệt nấm gây bệnh tưa lưỡi.
Do virus
Lưỡi và lợi của bé có nhiều vết loét nhỏ, trú ngụ dưới những lớp màng trắng. Khi màng trắng này bị bong, bé sẽ bị đau rát khi nhai, nuốt thức ăn. Bé chảy nhiều nước dãi, miệng hôi và có thể bị sốt cao.
Khi đưa trẻ đi khám, bác sĩ thường cho bé thuốc bôi miệng có chứa kháng sinh và chất sát trùng để tiêu diệt virus gây bệnh. Triệu chứng tưa lưỡi ở bé sẽ giảm dần và khỏi hẳn sau đó 4-5 ngày.
Trường hợp tưa lưỡi do uống kháng sinh
Tưa lưỡi ở bé cũng có thể xảy ra khi bé phải sử dụng một số loại thuốc kháng sinh trong thời gian dài. Vì khi ấy, kháng sinh tiêu diệt những vi khuẩn có lợi và làm sinh sôi những vi khuẩn gây hại trong khoang miệng bé. Trường hợp này, bạn nên lau miệng, nhất là lưỡi bé thật sạch sau mỗi lần uống thuốc. Tình trạng tưa lưỡi ở bé sẽ mất đi sau một khoảng thời gian ngừng uống thuốc mà bạn không cần dùng bất kỳ biện pháp can thiệp nào.
Chăm sóc bé
Nếu bé đã bước vào tuổi ăn dặm, bạn nên cho bé dùng những loại thức ăn mềm, dạng lỏng để miệng bé không bị đau rát. Trong quá trình mang bệnh, bạn không nên để bé tiếp xúc với các bé khác để tránh nguy cơ lây nhiễm.
Bạn nên vệ sinh miệng cho bé hàng ngày. Với bé bú bình, bạn có thể cho bé uống 1-2 thìa nước sôi để nguội sau khi bú và dùng miếng gạc nhỏ, nhúng nước muối loãng pha ấm, lau nhẹ lưỡi, lợi cho bé. Bạn nên bế bé đứng hoặc ngồi (tránh tư thế nằm) và tránh tác động sâu vào vùng đáy lưỡi vì có thể kích thích các cơ ở họng, khiến bé bị nôn trớ. Với bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, bạn không nhất thiết phải cho bé uống thêm nước đun sôi để nguội sau khi bú.
Bé trên 1 tuổi, bạn có thể sử dụng mật ong vệ sinh miệng, họng cho bé. Bởi vì nồng độ đường tự nhiên trong mật ong được coi như chất sát khuẩn tốt. Ngoài ra, bạn cũng nên vệ sinh bầu vú, bình đựng sữa trước và sau khi bé bú để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn.
Những bé bị tưa lưỡi thích hợp ăn các loại hoa quả có tính lạnh, như lê, dưa hấu, chuối, xoài… và không nên để bé ăn nhiều trái vải, vì vải nóng, ăn nhiều chỉ khiến cơ thể bé thêm bực bội, khó chịu.
Lưu ý
Bạn không nên dùng dụng cụ đánh tưa lưỡi cho bé thường xuyên, chỉ nên vệ sinh miệng cho bé một cách nhẹ nhàng nhất.
Có nhiều người do chưa hiểu rõ về tưa lưỡi muốn tìm mọi cách để cạo sạch đi những đốm trắng này cho bé, nhưng điều này là vô ích và sẽ khiến bé bị chảy máu lưỡi. Ngoài ra, nếu dùng gạc hoặc khăn xô chà xát mạnh, có thể gây tổn thương niêm mạc lưỡi bé.
ĐIỀU TRỊ BỆNH TƯA LƯỠI HIỆU QUẢ
Tưa lưỡi là những màng giả màu trắng ngọc trai ở niêm mạc miệng, đặc biệt là mặt trên của lưỡi. Những màng này bám khá chặt vào niêm mạc, gây vướng víu và đau làm cho trẻ khó nuốt và khó chịu.
Nguyên nhân chính là do nấm Candida albicans gây ra, thường xuất hiện ở trẻ yếu, nhất là trẻ sơ sinh thiếu tháng. Cũng có khi do người mẹ bị nấm âm đạo nên trẻ sẽ nhiễm bệnh ngay sau khi chào đời.
Mầm bệnh cũng có thể đến từ đầu vú cao su, dụng cụ pha sữa. Trẻ bú xong không được vệ sinh miệng tốt, cặn sữa ứ đọng lâu ngày cũng lên men, tạo điều kiện cho nấm Candida albicans phát triển, gây tưa lưỡi.
Xử lý: Cần giữ vệ sinh vú mẹ và các vật dụng cho trẻ (rửa sạch, luộc kỹ), giữ tay trẻ sạch sẽ.
Thuốc: Trước đây và cho đến nay mọi người thường mách bảo nhau cách quấn mảnh gạc sạch vào đầu ngón tay trỏ, tẩm vào mật ong để đánh tưa. Đánh tưa đến khi sạch màng giả trẻ rất đau rát vì màng giả bám chặt vào niêm mạc. Đánh xong miệng lưỡi trẻ đỏ ửng, đau rát đến nỗi sợ bú. Nhưng điều quan trọng hơn là trong mật ong thường có độc tố của loại vi khuẩn có tên là clostridium botulium tiết ra, độc tố này độc với thần kinh cơ, gây liệt cơ. Vì vậy không nên dùng mật ong để đánh tưa.
Tốt nhất là cho trẻ uống Nystatin – loại thuốc kháng nấm có tác dụng đặc hiệu với Candida albicans. Liều dùng do bác sĩ chỉ định. Bạn cũng có thể áp dụng bài thuốc dân gian sau: Lấy một ít lá rau ngót rửa sạch, ngâm thuốc tím để diệt khuẩn rồi giã nát, vắt lấy nước cốt. Dùng gạc mềm thấm nước này, nhẹ nhàng lau lưỡi cho trẻ mỗi ngày 2 lần.
Để phòng tưa lưỡi, cần giữ vệ sinh vú mẹ và các vật dụng cho bữa ăn của trẻ. Khi ăn xong, nên vệ sinh miệng sạch sẽ cho bé bằng nước muối sinh lý (natri clorid).
MỘT SỐ CÁCH HAY ĐỂ ĐIỀU TRỊ BỆNH TƯA LƯỠI
Dùng biện pháp dân gian thì khó kiểm soát được, dùng thuốc cam thì thấp thỏm lo trẻ bị ngộ độc chì, vậy có thể dùng cách gì để chữa tưa lưỡi cho trẻ an toàn, hiệu quả?
Trung tâm Chống độc của Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) thời gian qua đã ghi nhận 134 trường hợp trẻ ngộ độc chì do dùng thuốc cam, chủ yếu dùng để chữa tưa lưỡi. Vậy nếu không dùng thuốc cam, có thể dùng thuốc gì để chữa tưa lưỡi an toàn, hiệu quả cho trẻ?
Nhiều cách chữa nguy hiểm
Bệnh tưa miệng xảy ra hàng ngày rất nhiều, nhất là ở các bé sơ sinh thiếu tháng nhẹ cân hay ốm yếu, đang tuổi bú sữa (thường dưới 4 tháng tuổi), ít nước bọt, khô miệng. Nguồn lây do nấm Candida Albicans (thường trú ở âm đạo phụ nữ có môi trường toan- axít). Sữa đọng trong miệng bé lên men chua (axít) thuận lợi cho nấm này phát triển tạo thành màu trắng bao phủ niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, vòm miệng và có thể lan xuống cả hầu, họng.
Hiện nay, các bậc cha mẹ thường chữa tưa lưỡi cho con bằng các biện pháp dân gian, nhưng không kiểm soát được nên khá nguy hiểm đến sức khỏe của con em. Chẳng hạn việc sử dụng mật ong, nước cốt rau ngót tươi hoặc nước trà xanh đặc để bôi. Cách này khá tốt nhưng cha mẹ phải dùng ngón tay cọ, miết làm bật hết màng trắng, gây đau đớn cho bé. Chưa kể tay người cọ bẩn, có thể gây nhiễm khuẩn đường miệng.
Cách thức phổ biến là sử dụng thuốc cam. Thực tế điều trị thời gian gần đây cho thấy nhiều bài thuốc cam nhiễm chì nặng, từ đó ảnh hưởng lâu dài tới sức khoẻ của trẻ. Đã có 134 trường hợp trẻ nhiễm chì đầu năm 2012. Trước đó, ngành y tế không thể thống kê đã có bao nhiêu trẻ ngộ độc như vậy.
Về phía ngành y, cán bộ y tế thường hướng dẫn cha mẹ bôi thuốc nước Tây y như Xanh Mêthylen, hoặc Tím Gentian. Cách điều trị này khỏi chậm và làm dây bẩn ra quần áo, giường chiếu, chăn màn... Ngoài ra, các bác sĩ cũng kê đơn dùng thuốc chống nấm có hoá chất độc hại nhất định như Nystalin, Clotrimazole, Itracomazole, Fluconazole, Barax (hàn the), rất đáng ngại cho sức khoẻ của bé.
Điều trị đơn giản mà an toàn
Từ thực tế điều trị, tôi giới thiệu một cách chữa tưa miệng trẻ em bằng thuốc Tây y có tính kiềm tốt, rất an toàn là Natri Bicarbonat (Nabica, NaHCO3), thường gọi là thuốc muối chữa bệnh dạ dày. Thuốc này chúng ta mua dễ dàng tại hàng thuốc tân dược, 1 gói nhỏ Nabica loại 5gr giá 1.000 đồng.
Cách dùng là lấy 1 thìa nhỏ Nabica hoà tan trong 4 thìa nước sôi, khuấy kỹ, đợi thật nguội thì bỏ cặn, chỉ lấy nước trong. Đó là dung dịch Nabica bão hoà 25%. Sau mỗi lần trẻ bị tưa miệng bú xong, ta rỏ một giọt dung dịch này vào miệng (kể cả lúc bé đang ngủ vẫn rỏ dễ dàng). Nếu mồm bé quá khô nên nhỏ 1-2 giọt nước sạch rồi mới rỏ 1-2 giọt dung dịch. Với dung dịch này, dù bị tưa nặng cũng sạch tưa chỉ trong 24 giờ.
Tôi đã chữa cho hàng trăm cháu bé khỏi tưa lưỡi nặng trong 1 ngày bằng phương pháp này. Năm 2004, tôi đã có công văn đề nghị Bộ Y tế nghiên cứu, xây dựng phác đồ điều trị tưa lưỡi cho trẻ bằng phương pháp này và Vụ Y học cổ truyền đã có văn bản xác nhận đây là cách chữa hợp lý. Tuy nhiên, tới giờ Bộ Y tế vẫn chưa ban hành phác đồ điều trị nói trên. Nhân đây tôi cũng kiến nghị: Các công ty dược nên sản xuất dung dịch Nabica này thành từng lọ nhỏ, bán rộng rãi ở các cơ sở vệ sinh, y tế xã phường để các bậc cha mẹ ở nông thôn dễ tiếp cận với thuốc để chữa bệnh cho con, thay thế cho các loại thuốc cam độc hại chưa được kiểm chứng về chất lượng.
Đối với bé sơ sinh
Cách 1: Lấy một ít rau ngót, rửa sạch bằng nước sôi để nguội đem giã lấy nước rồi dùng khăn thấm và lau lưỡi cho bé. Mình thấy cách dân gian này rất hiệu quả. Các bác sĩ cũng khuyên nên sử dụng cách này.
Rau ngót có tác dụng chữa tưa lưỡi rất hiệu quả. (Ảnh minh họa).
Cách 2: Pha nước muối loãng hoặc dùng nước muối sinh lý 0.1% và dùng miếng gạc nhỏ quấn vào ngón tay út, thấm vào nước vệ sinh miệng cho bé nhẹ nhàng.
Cách 3: Vệ sinh núm vú, bình đựng sữa trước và sau khi bé bú để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn bằng cách thường xuyên luộc kỹ các đồ pha sữa cho bé.
Đối với bé trên 1 tuổi
Cách 1: Đối với bé trên 1 tuổi mẹ bé có thể sử dụng mật ong vệ sinh miệng và họng cho bé. Vì nồng độ đường tự nhiên trong mật ong có chất sát khuẩn tốt. Nếu dùng mật ong vệ sinh ngoài việc sạch miệng cho bé, bé sẽ không bị mắc bệnh viêm họng. (Nếu mẹ nào cẩn thận thì có thể hấp mật ong rồi hãy làm với bé).
Cách 2: Những bé bị tưa lưỡi thích hợp ăn các loại hoa quả có tính lạnh như: lê, dưa hấu, chuối, xoài… và không nên để bé ăn nhiều trái vải, vì vải nóng, ăn nhiều chỉ khiến cơ thể bé thêm bực bội, khó chịu.
Mẹo chữa tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh
Bé bị tưa lưỡi và tưa hậu môn
Công dụng chữa bệnh của rau ngót
Cách chữa nấc cho trẻ các mẹ nên biết
Nguyên nhân bị nhiệt miệng
(ST)