Trẻ sơ sinh rất dễ bị nhiễm lạnh nếu không được chăm sóc đúng cách như: mặc áo ấm, quấn tả lót, khăn, đội mũ, mang vớ.
Có nên cho trẻ sơ sinh nằm điều hòa?
Tôi năm nay 22 tuổi, có thai được 8 tháng, chuẩn bị sinh con so, vì là sinh con lần đầu, nên việc chăm sóc bé sẽ vụng về, vợ chồng tôi lúc nào cũng ngủ và sinh hoạt ở phòng máy lạnh. Vì vậy tôi xin hỏi, sau khi sinh, bé nằm ở phòng máy lạnh có được không?
(Châu Thị Mỹ Nữ - Tp. HCM)
Ở điều kiện sinh lý bình thường, trẻ được mang thai trong bụng mẹ 9 tháng 10 ngày, luôn được sởi ấm bởi thân nhiệt của mẹ khoảng 37,5 – 38oC. Khi bé chào đời, nhất là trong tháng của đầu đời gọi là giai đoạn sơ sinh, giai đoạn này bé không có khả năng điều hòa nhiệt độ cho cơ thể như những đứa trẻ lớn hơn, đặc biệt là những trẻ sinh thiếu tháng thì khả năng điều hòa thân nhiệt cho cơ thể càng kém hơn. Vì vậy, bé rất dễ bị nhiễm lạnh nếu không được chăm sóc đúng cách như: mặc áo ấm, quấn tả lót, khăn, đội mũ, mang vớ.
Nếu ở nhiệt độ phòng 23oC mà không mặc quần áo hay đắp chăn, ủ ấm cho trẻ sơ sinh thì sẽ bị nhiễm lạnh, giống như người lớn không mặc đồ ở với nhiệt độ phòng là 0oC. Bé sau sinh đủ tháng được chăm sóc đúng cách, thân nhiệt bình thường của trẻ sẽ ở khoảng 36,5 - 37,5oC. Bé được mặc quần áo, mang bao tay, mang vớ chân, đội mũ và đắp chăn thì có thể chịu được nhiệt độ phòng từ 25 – 28oC.
Với đặc điểm trên, để phòng tránh bé bị nhiễm lạnh, không để nhiệt độ phòng lạnh dưới 26oC, tránh để bé nơi gió lùa như quạt máy, hoặc hơi lạnh thổi ra từ máy điều hòa quạt thẳng và người của bé; không để bé bị ẩm ướt nhất là từ nước tiểu của bé. Vì vậy, khi cho bé ở phòng lạnh cần đảm bảo duy trì nhiệt độ phòng từ 26 – 28pC, mặc áo, quấn tả, mặc quần dài, mang găng tay, mang vớ chân, đội mũ, đắp mền nhẹ, ấm, thay tả khi trẻ bị ướt, không nằm ngay nơi hơi lạnh được thổi ra từ máy điều hòa. Phòng phải thoáng, sạch, không được để quá nhiều đồ vật trong phòng vì dễ phát sinh nấm mốc, tránh nhiều người ra vào phòng lạnh vì dễ lây lan các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, tránh đưa trẻ ra vào phòng thường xuyên vì sự chênh lệch nhiệt độ có thể làm trẻ bị tăng tiết dịch ở mũi và họng. Cho bé bú đầy đủ vì nhiệt độ lạnh làm cho bé tiêu hao nhiều năng lượng hơn bình thường.
Với phần trình bày như trên, hy vọng sẽ đem đến cho em những thông tin thật cần thiết.
Sử dụng điều hòa thế nào cho đúng cách, đặc biệt với gia đình có trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh thì không phải ai cũng biết.
Ngược lại, thời tiết nắng nóng với độ ẩm cao như mùa hè ở miền Bắc hay khoảng thời gian giao mùa giữa mùa nắng và mùa mưa ở miền Nam thì việc cho bé nằm phòng máy lạnh đúng cách lại có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm bệnh viêm đường hô hấp trên của trẻ. Nếu sinh đủ tháng và được chăm sóc đúng cách, thân nhiệt bình thường của trẻ sẽ ở khoảng 36,5 - 37,5°C và nếu được mặc quần áo, mang bao tay, mang vớ chân, đội mũ và đắp chăn, bé có thể chịu được nhiệt độ phòng từ 25 – 28 độ C.
- Không để điều hòa quá 2 tiếng: Thời gian tối đa bạn dùng điều hòa cho trẻ không nên quá 2 tiếng mỗi lần. Tức là khoảng 2 tiếng, bạn nên cho trẻ ra ngoài nhiệt độ bình thường khoảng 10 - 15 phút. Mỗi khi ra ngoài, bạn nên mở rộng cửa, đứng lại khoảng hai ba phút để thích ứng với môi trường xung quanh.
- Tránh sự thay đổi nhiệt độ đột ngột: Khi bé ở ngoài nắng về, ra nhiều mồ hôi, tránh cho trẻ vào ngay phòng dùng điều hòa quá lạnh. Mẹ nên lau khô mồ hôi cho bé, để bé ngồi một lát ở phòng không bật điều hòa rồi mới để bé vào phòng bật điều hòa. Nếu bé muốn ra ngoài, mẹ lại mở cửa phòng, cho bé đứng vài phút cho quen với môi trường xung quanh. Nên hạn chế việc cho bé ra vào phòng máy lạnh thường xuyên để tránh hiện tượng thay đổi đột ngột với những ngày trời quá nắng nóng.
- Không cho điều hoà chĩa thẳng vào chỗ bé nằm: Nên tránh hướng điều hoà thổi thẳng vào mặt, đầu trẻ vì như vậy, trẻ dễ bị ngạt mũi, khó thở và mắc các bệnh về hô hấp, viêm họng.
- Đuổi không khí tù đọng: Mỗi ngày, ít nhất bạn phải 2 lần tắt điều hòa, mở hết các cửa, dùng quạt đuổi hết không khí tù đọng ra ngoài. Kết hợp đón ánh nắng vào phòng càng nhiều càng tốt.
- Tạo độ ẩm trong phòng: Điều hòa thường làm cho da trẻ khô nên khi sử dụng, bạn cần đặt một chậu nước trong phòng hoặc máy phun hơi nước tạo ẩm để tránh khô da và ngạt mũi cho trẻ. Bên cạnh đó, cần xịt, nhỏ nước muối sinh lý thường xuyên làm sạch đường hô hấp trên của trẻ.
- Khi trẻ ngủ, hãy đắp một tấm chăn mỏng, đặc biệt che kín vùng bụng, tránh lỗ chân lông giãn nở dễ dẫn tới bị cảm lạnh. Cần chọn cho trẻ những bộ quần áo thấm mồ hôi tốt như đồ cotton.
- Vệ sinh điều hòa và vệ sinh phòng: Mẹ chú ý về việc vệ sinh máy điều hòa định kỳ 1-2 tuần, rũ bỏ bụi trong tấm lưới lọc, tránh các loại nấm mốc, mầm bệnh lưu trú trong máy. Nếu không, điều hòa lại trở thành nguồn gốc phát sinh bệnh cho trẻ em. Phòng bật điều hòa thường xuyên cũng phải được dọn dẹp sạch sẽ. Khi không bật điều hòa, mở cửa phòng cho thoáng khí.
Sử dụng điều hòa hợp lý cho bé:
Nắng nóng “kỷ lục” như ở Hà Nội hiện nay, cho bé ở phòng bật điều hòa là giải pháp tối ưu. Mẹ chú ý cách chăm sóc, phòng tránh cho bé bị các bệnh về đường hô hấp.
Điều hòa sẽ tạo cho bé một không gian mát mẻ trong ngày nắng oi ả. Nhưng nếu sử dụng điều hòa không đúng cách, sẽ dẫn tới phản tác dụng, ảnh hưởng tới sức khỏe, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Bé “nghiện” điều hòa dễ bị tăng các nguy cơ bị mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và bệnh dị ứng đường hô hấp như viêm mũi dị ứng, viêm xoang và hen suyễn.
Mẹ cần biết cách sử dụng điều hòa hợp lý để không làm ảnh hưởng tới con.
Tránh sự thay đổi nhiệt độ đột ngột
Khi bé ở ngoài nắng về, ra nhiều mồ hôi, tránh cho trẻ vào ngay phòng dùng điều hòa quá lạnh. Mẹ nên lau khô mồ hôi cho bé, để bé ngồi một lát ở phòng không bật điều hòa khoảng vài phút rồi mới để bé vào phòng bật điều hòa.
Nên để nhiệt độ điều hòa ở phòng có trẻ con khoảng 280C - 290C để tránh sự thay đổi nhiệt độ đột ngột hoặc sự chênh lệch nhiệt độ quá nhiều.
Nếu bé muốn ra ngoài, mẹ lại mở cửa phòng, cho bé đứng vài phút cho quen với môi trường xung quanh. Nên hạn chế việc cho bé ra vào phòng máy lạnh thường xuyên để tránh hiện tượng thay đổi đột ngột với những ngày trời quá nắng nóng.
Không nên ở phòng điều hòa quá lâu
Ngoài giấc ngủ ban đêm bật điều hòa liên tục, thời gian còn lại trong ngày, không nên để bé ở phòng máy lạnh quá lâu, khoảng 4 giờ liên tục. Tốt nhất, khoảng 2 – 3 giờ, mẹ nên cho bé ra ngoài nhiệt độ bình thường một lần.
Để nhiệt độ bao nhiêu là hợp lý?
Không nên để nhiệt độ trong phòng quá lạnh, vừa đỡ hại cho sức khỏe, vừa đỡ tốn điện. Sự chênh lệch nhiệt độ trong phòng với môi trường bên ngoài càng ít càng tốt. Nhà có trẻ nhỏ, nên để nhiệt độ khoảng 280C - 290C là tốt nhất. Tất nhiên mẹ phải xem xét giữa công suất điều hòa, diện tích phòng, loại máy điều hòa có làm lạnh sâu không để điều chỉnh nhiệt độ hợp lý.
Không nên để nhiệt độ thấp kéo dài liên tục trong đêm. Tránh mở cửa hay để không khí bên ngoài tràn vào phòng điều hòa quá nhiều.
Vệ sinh điều hòa và vệ sinh phòng
Mẹ chú ý về việc vệ sinh máy điều hòa định kỳ, tránh các loại nấm mốc, mầm bệnh lưu trú trong máy. Nếu không, điều hòa lại trở thành nguồn gốc phát sinh bệnh cho trẻ em. Phòng bật điều hòa thường xuyên cũng phải được dọn dẹp sạch sẽ. Khi không bật điều hòa, mở cửa phòng cho thoáng khí.
Chăm sóc bé ở trong phòng điều hòa nhiều
Cho bé uống nhiều nước, đặc biệt là trong thời tiết nóng bức và bé ở phòng điều hòa nhiều, để tránh hiện tượng mất nước khi ở lâu trong phòng bật điều hòa. Hiện tượng mất nước ở trẻ nhỏ sẽ làm suy giảm cơ chế bảo vệ tại chỗ vệ sinh đường thở.
Nên nhỏ mũi thường xuyên cho bé bằng dung dịch nước muối sinh lý để giữ độ ẩm cần thiết trong cơ thể, tránh khô mũi.
Cho bé ăn những loại thức ăn, đồ uống giải nhiệt như nước cam nước chanh, bột sắn dây.
Thời tiết nắng nóng và khó chịu, có rất nhiều trẻ em phải nhập viên do bị các chứng liên quan đến đường hô hấp. Điều này cũng rất dễ hiểu, bởi trong thời tiết nắng độc này, nhiều bố mẹ sử dụng điều hòa, quạt điện cho trẻ không đúng cách.
Tránh sự thay đổi nhiệt độ đột ngột
Khi bé ở ngoài nắng về, ra nhiều mồ hôi, tránh cho trẻ vào ngay phòng dùng điều hòa quá lạnh. Mẹ nên lau khô mồ hôi cho bé, để bé ngồi một lát ở phòng không bật điều hòa khoảng vài phút rồi mới để bé vào phòng bật điều hòa.
Nên để nhiệt độ điều hòa ở phòng có trẻ con khoảng 280C - 290C để tránh sự thay đổi nhiệt độ đột ngột hoặc sự chênh lệch nhiệt độ quá nhiều.
Nếu bé muốn ra ngoài, mẹ lại mở cửa phòng, cho bé đứng vài phút cho quen với môi trường xung quanh. Nên hạn chế việc cho bé ra vào phòng máy lạnh thường xuyên để tránh hiện tượng thay đổi đột ngột với những ngày trời quá nắng nóng.
Không nên để trẻ ngồi trước máy điều hòa quá lâu
Ngồi trong phòng có máy điều hòa cả ngày là điều hoàn toàn không nên. Khi bước ra ngoài, bạn sẽ cảm thấy cực kì khó chịu, chưa kể gây ra hiện tượng khô da, luôn thấy khát nước. Những trẻ nhỏ ở trong phòng điều hòa quá 4 giờ liên tục thường làm da trẻ khô, họng khô.
Thời gian tối đa để bạn để trẻ ngồi trong máy điều hòa không nên quá 2 tiếng mỗi lần. Tức là khoảng 2 tiếng bạn nên cho trẻ ra ngoài nhiệt độ bình thường khoảng mười đến mười lăm phút. Mỗi khi ra ngoài bạn nên mở rộng cửa, đứng lại khoảng hai ba phút để thích ứng với môi trường xung quanh.
Vệ sinh điều hòa và vệ sinh phòngMẹ chú ý về việc vệ sinh máy điều hòa định kỳ, tránh các loại nấm mốc, mầm bệnh lưu trú trong máy. Nếu không, điều hòa lại trở thành nguồn gốc phát sinh bệnh cho trẻ em. Phòng bật điều hòa thường xuyên cũng phải được dọn dẹp sạch sẽ. Khi không bật điều hòa, mở cửa phòng cho thoáng khí.
Hạn chế trẻ đi ra đi vào khi sử dụng điều hòa
Trẻ vốn hiếu động, nên ít khi chịu ngồi yên một chỗ, nhất là khi bị nhốt trong phòng. Do đó đã sử dụng điều hòa cũng nên hạn chế để trẻ đi ra, đi vào giữa hai nơi có nhiệt độ chênh lệch nhiều lần. Ngoài ra nếu sử dụng điều hòa cho trẻ cũng nên sử dụng thêm máy tạo độ ẩm. Nhưng cũng chỉ sử dụng làm ẩm nhẹ, nếu không lại tạo ra độ ẩm lớn dễ làm trẻ viêm đường hô hấp hơn. Bên cạnh đó, cần xịt, nhỏ nước muối sinh lý thường xuyên làm sạch đường hô hấp trên của trẻ.
Cho bé uống nhiều nước
Cho bé uống nhiều nước, đặc biệt là trong thời tiết nóng bức và bé ở phòng điều hòa nhiều, để tránh hiện tượng mất nước khi ở lâu trong phòng bật điều hòa. Hiện tượng mất nước ở trẻ nhỏ sẽ làm suy giảm cơ chế bảo vệ tại chỗ vệ sinh đường thở.
Dinh dưỡng và cách chăm sóc bé trong môi trường điều hòa
Nên nhỏ mũi thường xuyên cho bé bằng dung dịch nước muối sinh lý để giữ độ ẩm cần thiết trong cơ thể, tránh khô mũi.
Cho bé ăn những loại thức ăn, đồ uống giải nhiệt như nước cam nước chanh, bột sắn dây.
Khi ngủ, hãy đắp cho bé một tấm chăn mỏng, đặc biệt chú ý che kín vùng bụng, tránh sau khi trẻ ngủ say lỗ chân lông giãn nở và bị cảm lạnh.
Trong mùa hè, rất nhiều trẻ nhỏ phải nhập viện do viêm phế quản, sử dụng điều hòa không đúng là một nguyên nhân gây bệnh.
Trong phòng điều hòa phải có quạt thông gió đối diện bên đặt điều hòa. Nên quan tâm tới chất lượng máy điều hòa, đặt máy điều hòa có chế độ ẩm phù hợp (60 - 80 %). Công suất của máy điều hòa phải phù hợp với diện tích của phòng (quan tâm tới tổng diện tích, chiều cao của phòng, không chỉ tính diện tích sàn) và quan tâm đến rơ le nhiệt độ.
Không nên để trẻ ra vào phòng có điều hòa nhiều lần trong một thời gian nhất định, như thế sẽ dễ bị ốm vì thay đổi nhiệt độ quá nhanh (khoảng 5-6 lần/1 tiếng). Các gia đình có trẻ nhỏ không nên sử dụng thiết bị phun ẩm, phun sương trong phòng vì sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, virut gây bệnh phát triển và xâm nhập cơ thể.
Khi chăm sóc trẻ sơ sinh, các bậc cha mẹ hãy chú ý tránh 8 điều dưới đây để con bạn luôn có được sức khỏe tốt nhất nhé.
Sử dụng tã quấn quá kín sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của da. Vì được bao bọc quá kín nên những chất thải tiết ra từ cơ thể trẻ cùng với mồ hôi sẽ không thoát được ra ngoài. Trong những chất thải đó có chứa rất nhiều CO2, đây là những chất không có lợi cho sự phát triển da của trẻ.
Nếu người lớn không chú ý, da của trẻ sẽ bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn. Trẻ sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu, nguy hiểm hơn là gây ảnh hưởng đến tính mạng.
2. Để con nằm cùng cha mẹ
Rất nhiều gia đình có thói quen để con nằm giữa khi ngủ. Các chuyên gia cho biết rằng điều này là hoàn toàn không tốt cho sức khỏe của trẻ bởi người lớn cần nhiều ôxy hơn so với trẻ nhỏ. Trong quá trình ngủ, nếu để trẻ nằm giữa, trẻ khó thở vì không lấy được oxy. Hơn nữa, lượng CO2 do người lớn thải ra không thoát được sẽ gây ảnh hưởng tới giấc ngủ của trẻ. Tình trạng này kéo dài có thể khiến trẻ luôn bất an, ngủ không ngon giấc và quấy khóc nhiều lúc nửa đêm.
3. Tránh dùng chất tẩy và nước giặt để giặt quần áo cho trẻ
Trong chất tẩy và các loại nước giặt đều chứa nhiều sulfonate alkyl benzen và nhiều chất hóa học khác. Những chất này đều có tác dụng gây ức chế mạnh mẽ. Nếu giặt không sạch rất có thể sẽ khiến da của trẻ bị nhiễm độc và dị ứng. Chính vì vậy, không nên dùng các chất này để giặt quần áo cho trẻ.
4. Cắt tỉa lông mi cho con
Không ít người chọn cách cắt lông mi của con với hy vọng lông mi có thể mọc dài và cong hơn.
Trên thực tế, “tuổi” của lông mi chỉ khoảng 90 ngày. Việc cắt lông mi chưa chắc đã có thể làm cho lông mi dài hơn vì điều này còn phụ thuộc vào thể chất riêng của mỗi cá nhân. Hơn nữa, các chuyên gia sức khỏe trẻ em cho rằng, cắt lông mi gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ. Lông mi có vai trò ngăn ngừa bụi và các chất khác trực tiếp tác động vào mắt. Chính vì thế, sau khi cắt lông mi, mắt có thể bị nhiễm bụi và mắc nhiều bệnh hơn.
5. Không nên để trẻ mặc quần áo mới chưa qua giặt
Quần áo trẻ em mới mua phải được giặt sạch rồi mới cho trẻ mặc để bảo vệ trẻ khỏi dị ứng da và tổn thương vì chất vải mới. Đối với những loại quần áo bông, nên mua cỡ lớn hơn vì rất có thể sau khi giặt, quần áo sẽ co lại và nhỏ hơn so với ban đầu.
6. Không nên đánh vào đầu và lưng trẻ
Đầu và sống lưng là nơi tập trung hệ thống thần kinh trung ương và tủy sống. Nếu trẻ bị đánh vào những bộ phận này sẽ có thể bị ảnh hưởng thần kinh.
7. Không nên đặt hoa trong phòng ngủ của trẻ
Trẻ có thể bị dị ứng phấn hoa. Ngoài ra, một số loài hoa có chứa độc tố gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe như lá và hoa trúc đào; hoa đinh hương, hoa nhài có mùi quá mạnh sẽ gây dị ứng, xương rồng có gai dễ làm trẻ bị thương…
8. Không nên tắm quá kỹ cho trẻ
Da của trẻ rất nhạy cảm và mỏng. Dưới da có rất nhiều mạch máu, nếu tắm cho trẻ quá kỹ bằng xà phòng chứa nhiều kiềm mạnh sẽ khiến da mẩn đỏ và giảm chức năng bảo vệ.
Sử dụng tã quấn quá kín sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của da. Vì được bao bọc quá kín nên những chất thải tiết ra từ cơ thể trẻ cùng với mồ hôi sẽ không thoát được ra ngoài. Trong những chất thải đó có chứa rất nhiều CO2, đây là những chất không có lợi cho sự phát triển da của trẻ.
Nếu người lớn không chú ý, da của trẻ sẽ bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn. Trẻ sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu, nguy hiểm hơn là gây ảnh hưởng đến tính mạng.
2. Để con nằm cùng cha mẹ
Rất nhiều gia đình có thói quen để con nằm giữa khi ngủ. Các chuyên gia cho biết rằng điều này là hoàn toàn không tốt cho sức khỏe của trẻ bởi người lớn cần nhiều ôxy hơn so với trẻ nhỏ. Trong quá trình ngủ, nếu để trẻ nằm giữa, trẻ khó thở vì không lấy được oxy. Hơn nữa, lượng CO2 do người lớn thải ra không thoát được sẽ gây ảnh hưởng tới giấc ngủ của trẻ. Tình trạng này kéo dài có thể khiến trẻ luôn bất an, ngủ không ngon giấc và quấy khóc nhiều lúc nửa đêm.
3. Tránh dùng chất tẩy và nước giặt để giặt quần áo cho trẻ
Trong chất tẩy và các loại nước giặt đều chứa nhiều sulfonate alkyl benzen và nhiều chất hóa học khác. Những chất này đều có tác dụng gây ức chế mạnh mẽ. Nếu giặt không sạch rất có thể sẽ khiến da của trẻ bị nhiễm độc và dị ứng. Chính vì vậy, không nên dùng các chất này để giặt quần áo cho trẻ.
4. Cắt tỉa lông mi cho con
Không ít người chọn cách cắt lông mi của con với hy vọng lông mi có thể mọc dài và cong hơn.
Trên thực tế, “tuổi” của lông mi chỉ khoảng 90 ngày. Việc cắt lông mi chưa chắc đã có thể làm cho lông mi dài hơn vì điều này còn phụ thuộc vào thể chất riêng của mỗi cá nhân. Hơn nữa, các chuyên gia sức khỏe trẻ em cho rằng, cắt lông mi gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ. Lông mi có vai trò ngăn ngừa bụi và các chất khác trực tiếp tác động vào mắt. Chính vì thế, sau khi cắt lông mi, mắt có thể bị nhiễm bụi và mắc nhiều bệnh hơn.
5. Không nên để trẻ mặc quần áo mới chưa qua giặt
Quần áo trẻ em mới mua phải được giặt sạch rồi mới cho trẻ mặc để bảo vệ trẻ khỏi dị ứng da và tổn thương vì chất vải mới. Đối với những loại quần áo bông, nên mua cỡ lớn hơn vì rất có thể sau khi giặt, quần áo sẽ co lại và nhỏ hơn so với ban đầu.
6. Không nên đánh vào đầu và lưng trẻ
Đầu và sống lưng là nơi tập trung hệ thống thần kinh trung ương và tủy sống. Nếu trẻ bị đánh vào những bộ phận này sẽ có thể bị ảnh hưởng thần kinh.
7. Không nên đặt hoa trong phòng ngủ của trẻ
Trẻ có thể bị dị ứng phấn hoa. Ngoài ra, một số loài hoa có chứa độc tố gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe như lá và hoa trúc đào; hoa đinh hương, hoa nhài có mùi quá mạnh sẽ gây dị ứng, xương rồng có gai dễ làm trẻ bị thương…
8. Không nên tắm quá kỹ cho trẻ
Da của trẻ rất nhạy cảm và mỏng. Dưới da có rất nhiều mạch máu, nếu tắm cho trẻ quá kỹ bằng xà phòng chứa nhiều kiềm mạnh sẽ khiến da mẩn đỏ và giảm chức năng bảo vệ.
Cách làm gối handmade để giấc ngủ thêm ngon
Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp
(ST).