Là một trạng thái bệnh lý gây đau đớn, dẫn đến tàn tật và đe doạ đến mạng sống, loãng xương là một hiểm hoạ cho sức khoẻ quan trọng vào bậc nhất đối với các phụ nữ mãn kinh. Bệnh này thường xảy ra hơn bệnh tim mạch, chứng đột quỵ, tiểu đường và ung thư vú. Trong các giai đoạn sớm của bệnh, loãng xương không có triệu chứng nào rõ rệt, do đó rất nhiều phụ nữ không biết rằng họ đã bị bệnh. Do bản chất nguy hiểm của bệnh nên điều quan trọng nhất là tất cả phụ nữ đều cần phải hiểu biết về bệnh loãng xương để có các biện pháp phòng ngừa không cho nó tàn phá cuộc sống của mình.
Tên chuyên môn của bệnh loãng xương là “osteoporosis”, bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là “xương có nhiều lỗ hổng”. Định nghĩa lâm sàng về bệnh loãng xương là: “Trạng thái có ít khối xương hơn so với mức độ bình thường ở một độ tuổi nào đó của một phụ nữ, làm gia tăng nguy cơ bị gãy xương”. Tuy nhiên, một số các chuyên gia giới hạn việc dùng thuật ngữ “loãng xương” để mô tả tình trạng tỉ trọng xương thấp và đã xảy ra gãy xương, còn trong trường hợp phụ nữ có xương với tỉ trọng xương thấp nhưng chưa bị gãy, họ dùng từ “giảm khối xương”. Thông thường, loãng xương còn được gọi là “Chứng giòn xương”.
Các yếu tố nguy cơ
Nguyên nhân chính gây loãng xương là tuổi tác cao, tuy nhiên nó cũng có thể do một bệnh ác tính, rối loạn gan mãn tính hoặc viêm đa khớp dạng thấp gây ra. Một số trạng thái, hoàn cảnh và thói quen sinh hoạt cũng gố phần tạo ra căn bệnh này. Yếu tố đang nói đến nhất trong các yếu tố trên là điểm đỉnh tỉ trọng xương thấp.
Tỉ trọng xương thấp
Từ lúc ấu thơ, bộ xương tăng trưởng kích thước của nó cho đến khi đạt khối lượng hoặc tỉ trọng xương cao nhất có thể được ở lứa tuổi từ 25 đến 35. Sau độ tuổi này khối lượng xương cơ thể sẽ không gia tăng nữa. Tỉ trọng xương trong bộ xương cơ thể của bạn khi bước vào giai đoạn mãn kinh sẽ tuỳ thuộc vào 3 yếu tố: đỉnh điểm của khối lượng xương mà bạn đạt được, thời điểm bắt đầu mất khối lượng xương và tốc độ của tiến trình mất xương. Nếu ban đầu khối lượng xương đỉnh điểm của bạn thấp thì bạn sẽ có nhiều nguy cơ phát triển chứng loãng xương trầm trọng sau mãn kinh.
Vô kinh
Loãng xương xảy ra ở một số phụ nữ bị vô kinh trước thời kỳ mãn kinh (tình trạng không có các chu kỳ hành kinh) liên quan đến mức oestrogen thấp. Hai ví dụ tiêu biểu của các loại có nguy cơ cao là: các phụ nữ trẻ mắc bệnh chán ăn tâm thần và các phụ nữ vận động viên thể thao luyện tập quá độ mà lại ăn kiêng chặt chẽ. Khi cơ thể dung nạp quá ít thức ăn đến độ tỉ số mỡ- cơ bắp tụt xuống, cơ thể đáp ứng bằng cách tắt nguồn sản xuất oestrogen trong buồng trứng đi.
Bệnh cương giáp
Nững phụ nữ có tuyến giáp hoạt động quá tích cực hoặc những người hay uống thyroxine liều cao để trị bệnh thiểu năng tuyến giáp đều có nguy cơ mắc bệnh loãng xương. Các phụ nữ dùng thyroxine quá nhiều có khả năng mất lượng xương cao hơn bình thường gấp 7 lần. Nếu bạn đang dùng thyroxine hãy đề nghị bác sĩ kiểm tra định kỳ hoạt động của tuyến giáp và liều lượng thuốc cần uống của bạn. Ngoài ra, bạn cũng xin bác sĩ cho làm xét nghiệm tỉ trọng khối xương.
Mãn kinh sớm
Độ tuổi mãn kinh xảy ra càng sớm bao nhiêu (kéo theo sụt giảm oestrogen) thì nguy cơ bị loãng xương càng cao bấy nhiêu. Hiệp hội quốc gia về loãng xương (Mỹ) đưa ra báo cáo là rất nhiều phụ nữ tuổi từ 60 đến 69 bị loãng xương đều mãn kinh sớm. Dù hầu hết các bác sĩ đề xuất liệu pháp nội tiết tố thay thế để điều trị các triệu chứng mãn kinh tức thời và dễ nhận thấy hơn, như chứng nóng bừng mặt và đổ mồ hôi đêm, nhưng họ thường quên kê toa liệu pháp này dài hạn để bảo vệ chống lại bệnh loãng xương.
Cắt bỏ tử cung và buồng chứng
Buồng trứng là nguồn cung cấp oestrogen chính của phụ nữ, do đó không có gì ngạc nhiên khi việc cắt bỏ buồng trứng dẫn đến mất tỉ trọng xương. Phần lớn phụ nữ cho thấy có dấu hiệu sớm của loãng xương trong vòng 4 năm sau khi đã cắt bỏ buồng trứng, nếu như không sử dụng liệu pháp nội tiết tố thay thế. Ngay cả những phụ nữ đã giải phẫu cắt tử cung nhưng không cắt bỏ buồng trứng cũng có xu hướng mất khối xương nhiều hơn các phụ nữ vẫn còn tử cung.
Hiệp hội quốc gia về Loãng xơng (Mỹ) đưa ra các thống kê cho thấy chỉ có 2 trong số 100 phụ nữ bị cắt bỏ tử cung và cắt bỏ buồng trứng được dùng liệu pháp nội tiết tố thay thế mà thôi.
Gù lưng
Tình trạng suy nhược này có 4 đặc điểm: mất chiều cao, tư thế lom khom, bụng phệ và dáng đi siêu vẹo.
Khi xương cột sống dần dần mất đi độ rắn chắc, tình trạng xẹp đốt sống làm cho lồng ngực chúi về phía trước, hướng xuống dưới. Độ cong ở cột sống bên trên tạo ra đường cong thứ hai ở cột sống bên dưới, đẩy các cơ quan nội tạng hướng ra phía trước.
Do cột sống bị nén lại nên có thể mất đến 20cm chiều cao. Các chức năng của nội tạng bị suy yếu khi những cơ quan bị ép chuyển vị trí và đè lên các cơ quan khác. Tình trạng táo bón cũng có thể là một vấn đề, việc hô hấp sẽ trở nên nặng nhọc, rồi các cơn đau nhức gia tăng ở phần lưng dưới và khắp cơ thể do áp suất đè lên các dây thần kinh xuất phát từ đốt sống bị xẹp. Các sinh hoạt hằng ngày càng lúc càng trở nên khó khăn hơn.
Hút thuốc
Thời kỳ mãn kinh có thể xảy ra sớm đến 5 năm ở những người nghiện thuốc nặng. Hút thuốc làm giảm trầm trọng các ích lợi của nội tiết tố thay thế đối với xương và hạn chế lượng oxy được đưa vào cơ thể bạn. Khi mức tiêu thụ ôxy thấp, xương có khuynh hướng yếu đi. Những người hút thuốc gián tiếp (chỉ hít phải khói thuốc) cũng gặp nguy cơ tương tự. Những cuộc xét nghiệm máu đã cho thấy trong cùng một căn phòng người hút thuốc gián tiếp hút vào cơ thể 1/15 chất nicôtin mà một người hút thuốc trực tiếp hút vào. Bình quân một phụ nữ hút gián tiếp bước vào thời kỳ mãn kinh sớm hơn 3 năm so với số phụ nữ sống trong các môi trường không có khói thuốc. Điều quan trọng bạn cần phải làm là bỏ thuốc trước thời kỳ mãn kinh và cố tránh các môi trường có khói thuốc.
Corticosteroid
Một trong số các loại thuốc nguy hiểm nhất gây loãng xương là steroids như: cortisone hay predinisone. Các loại thuốc này chuyên trị một số bệnh, kể cả bệnh viêm đa khớp dạng thấp nặng. Dùng trong thời gian dài với liều cao corticosteroid có thể đưa đến loãng xương. Nếu bạn đang dùng các loại thuốc này, hãy yêu cầu bác sĩ kê toa cho bạn liều thấp nhất nhằm giảm tổn thương xương.
Chuẩn đoán loãng xương
Việc điều trị thành công và khả năng phòng ngừa loãng xương còn tuỳ vào việc phát hiện sớm các thay đổi ở xương. Không chỉ những người bị loãng xương mà những người có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cũng cần được phát hiện. Cả khả năng di chuyển lẫn lòng tự trọng của bạn có thể bị ảnh hưởng nặng nề nếu bạn để cho loãng xương phát triển đến mức gây ra các tình trạng bệnh lý trầm trọng, nhất là tình trạng gãy cột sống hay gãy xương chậu. Khoảng 1/3 phụ nữ trên 65 tuổi sẽ bị nứt gãy cột sống và đến tuổi 90 có 1/3 sẽ bị gãy xương chậu. Cả hai trường hợp vừa nêu có thể gây đau nhức dữ dội khiến bạn phải nằm liệt giường. Các vấn đề về thể chất này có thể càng bị trầm trọng hơn bởi cảm giác vụng về hoặc mất tự tin. Bạn cần chủ động trong vấn đề phòng trị loãng xương và nhất thiết phải điều trị để luôn giữ gìn xương khoẻ mạnh và cứng cáp.
Nếu bạn đã 50 hoặc ngoài 50 tuổi, nếu cột sống bị cong (gọi là chứng gù) và giảm chiều cao thì phải hết sức chú ý. Các triệu chứng khác của loãng xương gồm có: đau nhức, khó thở, khó tiêu, trào ngược axit dạ dày và tiểu không tự chủ. Nếu đột nhiên bạn bị đau thắt lưng, bạn nên đến bác sĩ để xin xét nghiệm loãng xương cột sống và xét khả năng bị gãy cột sống. Không một ai có thể nói chắc được bạn có bị loãng xương hay không, mặc dù phương pháp chẩn đoán hình ảnh để đo tỉ trọng xương ở những vùng có nguy cơ cao như ở cổ tay, có thể đưa ra những phỏng đoán chính xác nhất.
Gãy xương
Loãng xương thường có nhận biết khi ở các giai đoạn ban đầu, và hầu hết những trường hợp bị gãy xương do loãng xương xảy ra sau các chấn thương nhẹ thường vẫn không được chẩn đoán là do loãng xương. Do đó, cần nhớ một điều thiết yếu là nếu bạn bị gãy xương chỉ sau một chấn thương nhẹ thì chắc chắc là bạn đã bị loãng xương. Vì thế, nếu bạn 40 tuổi và xương cổ tay thường bị gãy do ta hay dùng bàn tay để chống khi bị ngã. Gãy xương chậu là một trong những tình trạng nghiêm trọng nhất vì nó rất đau đớn và khả năng cử động suy giảm trầm trọng. Tình trạng gãy lún đốt sống cũng thường xảy ra, và nếu bạn không điều trị bạn sẽ lại bị gãy xương thêm nữa. Đừng nên để quá trễ, vì 30% khối xương của bạn có thể đã bị mất vào lúc bạn bị gãy xương chậu.
Đau lưng
Khi bị đau thắt lưng kéo dài bạn nên tìm đến một bệnh viện chuyên về mãn kinh, phòng khám chăn sóc sức khoẻ phụ nữ hay phòng mạch phụ khoa đề điều trị (Một nguyên nhân khác gây nên chứng đau lưng ở các phụ nữ mãn kinh là chứng sa tử cung).
Bình quân, phụ nữ bị loãng xương cột sống bắt đầu nhận thấy chứng đau lưng của mình trở nên trầm trọng hơn từ 9 đến 10 năm sau chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng, hoặc sớm hơn nếu họ đã bị mãn kinh do phẫu thuật (như phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng hoặc tử cung chẳng hạn).
* Vòng tròn luẩn quẩn của tình trạng lún đốt sống.
Các phụ nữ mắc bệnh loãng xương có thể thấy mình bị mắc kẹt trong một vòng tròn luẩn quẩn, nó từ từ gặm mòn sức khoẻ và cảm giác tự tin của họ
Điều trị bằng thuốc
Mục đích của các loại thuốc được bác sĩ kê toa là ngăn chặn tình trạng mất khối xương, phòng ngừa không để xương bị gãy thêm, và thay thế hoặc sửa chữa xương nếu có thể. Một khi xảy ra gãy xương, tối thiểu có 1/3 khối xương đã bị mất. Trong một vài trường hợp có đến 60% khối xương bị mất.
Có đến hơn hai triệu người Anh bị gãy xương do loãng xương. Mặc dù có một số cách điều trị có khả năng chống lại tiến trình loãng xương, nhưng các khớp hay xương gãy đã bị hư hỏng nặng nề thì hầu như không đáp ứng với điều trị. Rất may, đã có một vài phương pháp điều trị ngăn được tình trạng mất xương và phương pháp hiệu nghiệm nhất hiện nay là liệu pháp nội tiết tố thay thế.
Liệu pháp nội tiết tố thay thế
Nếu bạn có khối xương thấp thì bạn nên theo liệu pháp nội tiết tố thay thế. Ngay cả khi cơ thể bạn có khối xương cao đi nữa, thì nguy cơ gãy xương trong tương lai cũng sẽ giảm bớt nhờ vào liệu pháp nội tiết tố thay thế. Lượng canxi bị mất có thể giảm xuống bằng những liều oestrogen thấp và đã có một số nghiên cứu khuyến cáo rằng: khi dùng progestogen chung với oestrogen, thì việc chuyển hoá xương sẽ đáp ứng thuận lợi. Progestogen dường như có tác dụng kích thích việc hình thành một lượng nhỏ xương trong khi oestrogen lại ngăn không có xương không tiếp tục bị mất đi.
Các nghiên cứu này cũng cứng minh rằng liệu pháp oestrogen sẽ giúp xương duy trì được sự vững chắc cũng như khối lượng xương. Tác động của oestrogen ở đây có vẻ như phụ thuộc vào liều lượng. Với chiều cao, oestrogen có thể tăng khối xương cột sống lên nhưng với liều thấp dường như nó làm chậm lại tình trạng mất xương tự nhiên theo tuổi. Một điều đáng lưu ý là các phụ nữ mãn kinh đã từng dùng thuốc ngừa thai dạng uống (có chứa oestrogen) một thời gian dài đều có bộ xương nặng và khoẻ hơn các phụ nữ không bao giờ dùng thuốc ngừa thai.
Điều trị không dùng nội tiết tố
Cách đầu tiên bảo vệ cơ thể chống lại bệnh loãng xương là tăng dung nạp canxi qua chế độ dinh dưỡng. Bạn nên dùng các loại thực phẩm giàu canxi như sản phẩm từ sữa, cá hộp còn xương (như cá mòi) và hỏi bác sĩ về các loại canxi bổ sung. Để đạt hiệu quả, phải dùng canxi song song với các cách điều trị khác như liệu pháp nội tiết tố thay thế. Loại thuốc Etidronate đã chứng tỏ có tác dụng trong việc điều trị loãng xương cột sống. Tác dụng của nó là ức chế các tế bào làm mất xương (gọi là huỷ cốt bào) và làm cho các tế bào tái tạo xương (gọi là cốt bào) hoạt động có hiệu quả hơn. Kết quả là thu được một lượng xương nhỏ ở cột sống. Tuy nhiên, các nghiên cứu chưa cho chúng ta kết luận rõ ràng về hiệu quả của Etidronate đối với trường hợp gãy xương chậu
Chất “Sodium fluride” chỉ có tại các trung tâm điều trị chuyên khoa và không được kê toa) có khả năng kích thích sự hình thành xương, và chất này có thể được cấp cho các phụ nữ bị loãng xương cột sống trầm trọng. Nó được kê theo liều lượng hàng ngày và buộc phải uống kèm với canxi bổ sung. Một liều thấp có thể kiểm soát chặt chẽ chất này có thể làm tăng tỉ trọng xương và có khả năng giảm bớt tỉ lệ gãy xương. Tuy nhiên, với liều cao hơn, nó liên quan đến vấn đề gia tăng khả năng gãy xương chậu. Việc theo dõi cẩn thận rất cần thiết khi dùng sodium fluoride, bởi vì có thể có các phản ứng phụ như chứng khó tiêu và nôn mửa.
Làm giảm đau
Những phụ nữ bị loãng đốt sống có thể bị đau lưng dữ dội, nhất là khi mới bị gãy xương. Nếu đau nhức quá, bác sĩ sẽ cho họ dùng một chất làm giảm đau mạnh như morphin. Chất này giúp bệnh nhân giảm đau nhanh và giúp cho những ngày nằm viện được dễ chịu hơn. Tình trạng xương sống cong (gọi là gù lưng) gây đau liên tục ở cơ bắp và dây chằng, nhưng tình trạng này có thể điều trị bằng các loại thuốc giảm đau như paracetamon hay codeine lại gây ra táo bón.
Các nhà vật lý trị liệu có thể sử dụng nhiều hình thức chạy điện khác nhau và siêu âm để làm giảm đau. Hiện thời, có một số các kỹ thuật bổ sung, thí dụ như châm cứu, hoặc túi chườm nóng, chai chườm nóng hoặc túi chừơm lạnh cho bệnh nhân ở nhà. Thiết bị TENS (kích thích thần kinh bằng điện qua da) là loại trung tâm điều trị hiện đang dùng để giảm đau cho bệnh nhân.
Nếu bạn bị đau lưng, chuyên gia vật lý trị liệu có thể góp ý với bạn về cách thức tổ chức lại nơi làm việc của bạn. Bạn nên dùng các loại ghế dựa có lưng cao để đỡ toàn bộ cột sống, mặt giường nằm của bạn nên chắc chắn nhưng không được quá cứng đến độ nó không thể thích nghi với hình dạng xương sống đã khác đi của bạn.
Vật lý trị liệu
Tất cả các lợi ích do vật lý trị liệu mang lại cho ta gồm có: sức mạnh cơ bắp gia tăng, tư thế và sức mạnh của cột sống được cải thiện, giữ gìn sức mạnh ở xương; giảm bớt đau nhức, tăng cường trương lực các cơ vùng chậu để đối phó với triệu chứng tiểu không tự chủ do căng thẳng.
Các bài thể dục đặc biệt cũng có ích cho tình trạng khó thở tăng lên khi đầu ngã chí về phía trước, tạo sức ép vào lồng ngực. Khoa vật lý trị liệu thường bị xem nhẹ, nhưng nó lại là phần quan trọng trong việc điều trị loãng xương. Bạn có thể lập chương trình tập thể dục thể dục tại nhà để tiếp tục điều trị.
Một trong các bài tập cơ bản nhất được các nhà vật lí trị liệu hướng dẫn là tập thở đúng. Bạn không cần phải đến lớp tập, nhưng bước đầu bạn nên nhờ một giáo viên giám sát để bảo đảm bạn đang học đúng các kỹ thuật. Những ai giữ được sự dẻo dai nhờ luyện tập và các chế độ vật lý trị liệu chuyên biệt hầu như đều khó té ngã và nếu có té ngã, họ cũng đỡ bị thương tổn hơn những người không tập thường xuyên.
Thuỷ liệu pháp là một loại hình khác của vật lí trị liệu. Nó bao gồm tập luyện trong một bể nước có nhiệt độ bằng nhiệt độ cơ thể (370C) giúp bạn cử động linh hoạt hơn. Bạn cũng có thể dùng phao để tập luyện cho dễ hơn trong khi lực cản của nước sẽ làm các cơ bắp khoẻ hơn.
Ngăn ngừa bệnh loãng xương
Vì tất cả phụ nữ đều có nguy cơ bị mắc bệnh loãng xương, nên điều quan trọng là chúng ta phải thực hiện các biện pháp tự đương đầu nhằm mục đích tích luỹ dần khả năng đề kháng tự nhiên của cơ thể để chống lại căn bệnh chết người này. Rất may, có một số phương cách mà theo đó chúng ta có thể thay đổi lối sống nhằm giúp duy trì bộ xương luôn khoẻ mạnh. Tập thể dục đểu đặn, chế độ ăn uống cân bằng và tinh thần linh hoạt có thể giúp chúng ta giữ được mọi thứ trong tình trạng tốt nhất. Bạn cũng cần khám sức khoẻ định kỳ và suỹ nghĩ đền việc dùng liệu pháp nội tiết tố thay thế khi mãn kinh.
Tập thể dục đều đặn
Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu mối tương quan giữa tỉ trọng của xương, sự phòng ngừa gãy xương và việc tập thể dục phát hiện rằng số lượng bài tập chịu đựng sức nặng, ví dụ như chạy bộ, có liên quan trực tiếp đến sự gia tăng của khối xương. Những phụ nữ nào luyện tập thể dục đều đặn mỗi tuần hai lần sẽ có bộ xương rắn chắc hơn những phụ nữ luyện tập một lần 1 tuần, mà xương của những phụ nữ luyện tập 1 tuần 1 lần lại rắn hơn xương của những người không tập thể dục bao giờ. Sẽ không bao giờ là quá trễ để bạn cải thiện cơ thể của mình. Xương chúng ta cần được tăng cường sức mạnh để chống lại hậu quả của sự tụt giảm oestrogen trong suốt những năm sau mãn kinh.
Nếu cơ thể bạn vốn yếu ớt, hãy hỏi ý kiến bác sĩ về một chương trình luyện tập thích hợp nhất cho bạn. Môn đi bộ nhanh sẽ giúp bạn tạo sức mạnh cho xương cơ thể. Hãy cố gắng luyện tập hằng ngày 30 phút, như thế cũng đủ để tăng nhịp tim của bạn lên một cách vừa phải.
Chế độ ăn giàu canxi
Lời khuyên về chế độ ăn uống quan trọng nhất để phòng nừa sớm bệnh loãng xương là: hãy dùng nhiều loại thực phẩm giàu canxi. Chất canxi thất thoát khỏi cơ thể qua mồ hôi, nước tiểu và phân, và việc duy trì số lượng canxi vào cơ thể, phối hợp với oestrogen và vitaminD. Sự thoái hoá của xương, mà kết cục là loãng xương, bắt đầu một thời gian dài trước khi bạn bị gãy xương lần đầu tiên, và bạn càng lần lữa không phòng ngừa sớm bằng chế độ dinh dưỡng thì cơ hội bình phục của bạn sẽ càng ít đi. Nói tóm lại, để ngăn ngừa xương trở nên giòn đi bạn cần có canxi cho khối xương, cần vitamin D để hấp thụ canxi từ máu vào xương và cần oestrogen để giữ canxi lại trong xương.
Phương cách tự đương đầu
Bởi vì nguy hiểm lớn nhất của loãng xương là gãy xương, cho nên tự lo liệu để ngăn ngừa sự xuất hiện của loãng xương rất cần thiết.
Ở phụ nữ lớn tuổi, sự phối hợp các động tác kém và hoa mắt dễ làm họ té ngã, do đó bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ và yêu cầu được kiểm tra tim và huyết áp. Duy trì thị lực tốt cũng rất quan trọng, nên bạn hãy kiểm tra mắt thường xuyên, nhất là để phát hiện được một bệnh gọi là cườm nước (gọi là tăng nhãn áp), rất thường xảy ra khi tuổi đã cao. Bạn hãy tránh dùng các loại thuốc an thần và các loại thuóc khác có thể làm giảm bớt sự nhanh nhạy của mình, ví dụ như loại thuốc chống dị ứng, ngoài ra hãy cố kiêng bớt rượu. Giảm bớt những hiểm hoạ từ trong nhà bằng cách tháo bỏ dây điện lòng thòng hay thảm lồi lõm gây vấp té. Bạn nên kiểm tra lại các tay vịn cầu thang, bậc thang cho chắc chắn và hãy cần thận khi đi lại những nơi gồ ghề và trơn trượt. Nhiều phụ nữ bị đau vì tình trạng lún cột sống vô cùng khổ sở vì mất tự tin thường có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng không kém gì tình trạng đau khổ thể chất của họ.
Những lời góp ý, những hỗ trợ về mặt tình cảm từ bạn bè và gia đình và việc chuyện trò với các phụ nữ đang cùng trải qua thời kỳ mãn kinh có chung hoàn cảnh có thể mang đến nhiều lợi ích, tạo cho phụ nữ một thái độ tích cực hơn với cuộc sống, đồng thời giúp họ trở nên cởi mở và tự tin hơn.
(St)