Tìm hiểu trước khi kết hôn. Những điều cần biết để có quyết định đúng đắn và cuộc sống hạnh phúc nhất.
Bạn đời tương lai có hài hước không?
Hài hước là yếu tố hết sức quan trọng. Đôi khi cuộc sống căng thẳng bạn rất cần người biết làm cho mình cười để có những giờ phút thư giãn. Bởi vậy, đây cũng là yếu tố cần tìm hiểu kỹ trước khi gắn bó cuộc đời mình với người đó.
Trong hôn nhân có tỉ lệ 50/50 giữa "cho" và "nhận" không?
Nếu bạn cho rằng, tỉ lệ giữa cho và nhận là 50/50 thì bạn sẽ rất thất vọng khi lập gia đình đó. Bởi trên thực tế, sẽ có lúc bạn “cho” tới 90% nhưng lại không thể “nhận” lại được 10% hoặc ngược lại. Tỉ lệ 50/50 khó có thể tuyệt đối. Bạn đã tình nguyện gắn kết cuộc đời mình với người ấy. Do đó sự đồng cam cộng khổ, chia sẻ cùng nhau mới là nguyên lý của sự bền vững.
Bạn có chấp nhận những điểm yếu của người bạn đời không?
Chàng lôi thôi, vứt đồ lung tung? Chàng thường xuyên ngáy trong khi ngủ? Chàng ít quan tâm đến ngoại hình? Bạn có chấp nhận những điều đó để sống cùng chàng hay không? Nếu bạn bỏ qua được những điểm yếu đó và biết nhìn vào điểm mạnh của chàng, chẳng hạn như yêu bạn thật lòng, tính tình trung thực, thẳng thắn… thì hãy ký vào tờ đăng ký kết hôn nhé. Còn nếu không, sẽ thật khó để cuộc sống chung có thể diễn ra êm đềm vì bạn sẽ luôn cảm thấy khó chịu và không thoải mái.
Bạn có ảo tưởng về cuộc sống hôn nhân không?
Nếu bạn ảo tưởng và lý tưởng hóa cuộc sống hôn nhân, cuộc sống gia đình của bạn rất dễ bị đổ vỡ. Những câu chuyện lãng mạn như trong phim, những mong muốn và hi vọng… có thể rất nhiều. Tuy nhiên, khi đi vào cuộc sống thực tế, mọi việc có thể sẽ khác đi. Chuyện công việc, cơm áo gạo tiền, phân công trách nhiệm trong gia đình… đều đòi hỏi sự sẻ chia và đôi khi không theo như mong muốn. Khi thực tế khác xa với cuộc sống trong mơ, sự thất vọng khó tránh khỏi. Bởi vậy, cái nhìn thực tế sẽ giúp cho cuộc sống hôn nhân tồn tại lâu bền hơn.
Bạn có biết so sánh là kẻ thù của hôn nhân?
Có câu “Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”, mỗi cặp vợ chồng một hoàn cảnh khác nhau. Bởi vậy, khó có thể so sánh người bạn đời của mình với người khác. Những câu kiểu như: Chồng cô A kiếm được nhiều tiền hơn anh? Ước gì chồng mình cũng tâm lý như vậy. Chồng cô B ga lăng lắm… Mỗi người một điểm mạnh, người mạnh điểm này nhưng lại có khuyết điểm khác. Bởi vậy, nếu đã chấp nhận lấy nhau, bạn chớ sử dụng những câu so sánh. Bởi sự so sánh không những không cải thiện được tình hình mà còn làm cho tình hình xấu thêm. Sự khéo léo, tế nhị khiến bạn đời nhận ra những khuyết điểm của mình và tự người đó sẽ tìm cách cải thiện tình hình.
Bạn có nhận ra những điểm mạnh của người bạn đời?
Có thể chàng không lãng mạn lắm, chẳng hề lặp lại câu nói “I love you” nhiều lần nhưng khi nào bạn cần thì chàng có mặt. Chàng sẵn sàng có bên cạnh bạn khi chiếc xe bị hỏng, khi bạn bị ốm. Chàng lắng nghe những câu chuyện của bạn mặc dù chẳng hấp dẫn là mấy…. Có thể chàng không thể hiện nhiều qua lời nói hoa mỹ nhưng yêu bạn hết lòng. Bạn hãy lắng nghe, hiểu và đánh giá cao tấm lòng của người bạn đồng hành. Một cuộc hôn nhân bền vững rất cần có sự chân thành, kiên nhẫn và đồng cảm. Nhận ra những điểm mạnh và hài lòng với những điều đó sẽ giúp bạn hạnh phúc hơn với cuộc sống hôn nhân.
Dưới đây là 8 câu hỏi cần đặt ra trước khi kết hôn.
1. Chúng ta phù hợp với nhau chứ?
Điều đầu tiên cần đặt ra với bất kì ai khi chuẩn bị kết hôn là phải tự hỏi xem đối tượng có thực sự hợp với mình không. Việc hợp ở đây được xét trong khá nhiều trường hợp: Hợp trong quan điểm sống, nghề nghiệp, trình độ nhận thức, hoàn cảnh gia đình, và cả… sex. Chỉ khi nào câu trả lời là Có thì bạn mới có thể tin rằng mình nên kết hôn, còn nếu vẫn còn lăn tăn yếu tố gì thì hãy cố gắng cân nhắc lại, bạn vẫn còn nhiều thời gian để nghĩ về việc trọng đại cả cuộc đời.
2. Anh có phiền lòng về quá khứ của em không?
Con người ai cũng có quá khứ, tốt xấu thế nào thì đó cũng là một phần không thể thiếu trong cuộc đời mỗi người. Nhất là với người phụ nữ, quá khứ thường gắn với những kỉ niệm khó phai, do đó, người đàn ông đến sau nên trân trọng điều đó, nếu như suốt ngày bị ám ảnh bởi người cũ của bạn đời thì chắc chắn cuộc hôn nhân sau này sẽ không hạnh phúc.
3. Chúng ta có tôn trọng nhau không?
Tôn trọng là một điều không thể thiếu trong tình yêu, bạn không thể yêu ai mà thiếu sự tôn trọng dành cho người đó. Tôn trọng công việc, đời sống riêng tư, gia đình, hoàn cảnh riêng, sở thích thói quen của người ấy sẽ khiến cho hai người thêm hiểu và đồng cảm với nhau và tình cảm vợ chồng vững bền. Nếu như nhận ra một dấu hiệu nào đó thiếu tôn trọng của người yêu dành cho mình thì hãy xem lại và cân nhắc kĩ. Cuộc sống hôn nhân không thể thiếu đi sự tôn trọng lẫn nhau.
4. Mình có là của nhau duy nhất?
Đây là câu hỏi tối quan trọng khi bước vào hôn nhân. Bạn cần suy nghĩ xem mình có phải là người duy nhất của người ấy hay không và ngược lại. Nếu như cả hai đều có một bóng hình giấu kín nào đó, hoặc là một trong hai vẫn còn nặng tình với người khác thì hãy suy nghĩ lại về cuộc hôn nhân của hai người. Chỉ khi cả hai thực sự yêu thương và chung thủy với nhau, đó mới là cơ sở của một cuộc hôn nhân vững bền.
5. Anh sẽ yêu em khi em già và ốm đau bệnh tật chứ?
Tình yêu không phải ở hình thức bên ngoài xinh đẹp hay sự giầu có, trẻ trung, tình yêu còn là khi ở bên nhau khi một trong hai đau ốm, bệnh tật. Đó mới là tình yêu thật sự và bền vững. Vì thế, hãy đặt câu hỏi trên với người yêu của mình để suy nghĩ anh ấy có yêu bạn thật lòng hay không, có sẵn sàng ở bên bạn khi bạn già nua, xấu xí và sẵn sàng chăm sóc bạn khi bạn ốm đau hay không. Nếu câu trả lời là có thì bạn mới có thể tin tưởng vào tình yêu của anh ấy.
6. Chúng ta có khoảng trời riêng không?
Sự giống nhau trong tình yêu sẽ khiến cho hai người hiểu nhau hơn, tuy nhiên sự khác biệt lại khiến cho hai người tự tin, độc lập và nó bổ sung cho nhau trong tình yêu. Nếu như hai bạn cái gì cũng chung thì đó không phải là một điều tốt. Đôi khi sự khác biệt mới làm cho tình yêu thú vị và vững bền. Vì thế, hãy tôn trọng sở thích, tính cách riêng của nhau để tạo nên sự vững mạnh trong tình yêu.
7. Anh có ủng hộ em không?
Sự ủng hộ nhau trong những kế hoạch của cuộc đời là vô cùng quan trọng. Bạn sẽ cảm thấy cô đơn lạc lõng nếu như người ấy không hiểu, thông cảm và ủng hộ, và như vậy sẽ rất khó thành công. Hai vợ chồng cùng hiểu, động viên và giúp đỡ nhau trong những kế hoạch trong cuộc sống sẽ khiến sự nghiệp của hai người thật sự thăng hoa và tiến triển.
8. Chúng ta hay bất hòa về điều gì?
Trong tình yêu, không thể thiếu những lúc hai người giận hờn cãi vã. Nhưng trong hôn nhân, nếu như giận hờn và cãi vã nhiều quá sẽ rất dễ dẫn đến mâu thuẫn trầm trọng và rạn nứt. Chính vì thế, trước khi kết hôn, hãy cùng ngồi nhìn lại xem giữa hai người còn những khúc mắc gì, để từ đó, có thể giải quyết cho triệt để, không để nó làm ảnh hưởng đến đời sống sau này.
Những điều cần suy nghĩ trước khi kết hôn:
1. Lối thoát Ðối với nhiều phụ nữ, hôn nhân chỉ là một cách giải thoát họ khỏi áp lực xã hội, gia đình và nỗi lo sợ trở thành "một bà cô không chồng". Cũng có người chỉ đơn thuần muốn rời khỏỉ gia đình và với phần lớn gia đình Á châu, cách danh chính ngôn thuận để rời khỏi nhà là kết hôn. Tuy nhiên, chứng ta nên biết rằng một cuộc hôn nhân hạnh phúc đòi hỏi sự trưởng thành và chững chạc của cả hai người. Vì thế, hãy lưu ý khi có đôi lần trong bạn xuất hiện những câu nói đại loại như "rồi mối quan hệ này sẽ tốt hơn" hoặc "trời ơi cách nói chuyện của anh ấy thật thô lỗ, và thiếu tế nhị, nhưng... có lẽ mình chỉ nghĩ quá thôi" Cố gắng bỏ qua những cảm xúc thật và những "dấu hiệu cảnh báo, chính là khi bạn chỉ đơn giản cố tìm một lối thoát, chứ không phải tìm bạn đời. Có lẽ là khó, nhưng bạn nên tự hỏi mình "cuộc hôn nhân này có đúng không? Tại sao tôi lại quyết định như thế, hay chỉ vì tôi muốn trốn chạy khỏi những vấn đề khác trong cuộc sống?". Trước khi đi đến quyết định chính thức hay ngồi lại và cùng nhau bàn bạc về nhu cầu, ước mơ, tương lai và mục tiêu sau này. 2. Bạn đã kết hôn với đúng người chưa? Bạn nên tự hỏi mình một số câu hỏi sau: - Anh ấy chỉ đối xử tốt với bạn còn với mọi người xung quanh thì... tệ không chịu được? Hãy chắc chắn rằng phẩm chất tốt của anh ấy phải biểu hiện cả với mọi ngườí, chứ không riêng gì với bạn. Nên xem xét lại nếu anh ấy đối xử với bạn tốt, nhưng với người khác thì tỏ ra khinh khi, xúc phạm. - Anh ấy có nhiều bạn bè không, hay chỉ có bạn là người duy nhất trong đời? Nếu là trường hợp thứ 2 thì có nguy cơ mối quan hệ này sẽ làm bạn cảm thấy nghẹt thở sau này. - Khi anh ấy đi xa bạn có nhớ anh ấy không? Nếu "xa mặt cách lòng" thì không thể có một mối quan hệ bền lâu. - Anh ấy nói về người bạn gái cũ với thái độ thế nào? Thái độ của anh ấy khi nói về người bạn gái trước đây có thể giúp bạn hiểu hơn về con người anh ấy. Nếu anh ấy tỏ ra thù ghét họ thì có lẽ bạn nên suy xét kỹ hơn. - Anh ấy có hiếu với mẹ không? Cách đối xử của anh ấy với mẹ, em gái và cả nữ đồng nghiệp, có thể giúp bạn hình dung cách đối xử của anh ấy với bạn trong tương lai. 3. Gia đình hai bên nên hay không nên làm: Hãy quan sát cách bố anh ấy đối xử với mẹ anh ấy, vì rất có thể anh ấy sẽ trở thành nguyên mẫu của bố mình. Tương tự, hãy nhìn vào cuộc hôn nhân của bố mẹ bạn để đừng trở thành phiên bản của họ, mà phải biết cách tạo ra một đời sống mới cho riêng mình. Ðiều này đòi hỏi khả năng nhận thức cao, sự đồng tâm nhất trí của nhau. 4. Một số điều nên và không nên làm: Nên: + Bày tỏ cho nhau rõ những mong đợi của bạn với cuộc hôn nhân Không nên: + Kết hôn với một người mà bạn không hề có cảm xúc. Hy vọng có thể thay đổi được anh ấy. Một là chấp nhận anh ta hoặc là không kết hôn với anh ta. + Bỏ qua những vấn đề liên quan đến bạo lực, ghen tuông và ích kỷ xuất hiện ngay khi mới yêu nhau, vì thường tình hình sẽ càng tệ hơn sau khi kết hôn. + Ngần ngại kết thúc một cuộc tình có quá nhiều vấn đề. Hãy quan tâm đến trực giác và cảm xúc của bạn. Những xét nghiệm cần làm trước khi kết hôn Trước khi kết hôn Chuẩn bị tâm lý trước khi cưới Thủ tục đăng ký kết hôn Những việc không nên làm trước khi cưới Khủng hoảng hậu hôn nhân Cân nhắc trước khi cưới (St)
+ Thảo luận những vấn đề quan trọng như con cái, tình dục và tài chính trước ngày kết hôn
+ Tìm hiểu kỹ gia đình anh ấy, vì điều đó sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn con người của anh ấy.
+ Tự hứa sẽ hạnh phúc với chọn lựa của mình.
+ Kết hôn với người có thể khiến bạn cười vui ngay cả trong tình huống xấu nhất, vì sự hài hước rất cần cho hôn nhân.