Công dụng chữa bệnh của nấm mèo

seminoon seminoon @seminoon

Công dụng chữa bệnh của nấm mèo

18/04/2015 09:04 PM
5,272

Là loại nấm thường mọc trong vườn nhà, nhất là mọc trên những thân cây khô, mục. Nấm mèo thường được dùng làm nguyên liệu chế biến các món ăn như chả giò, nhân dồn khổ qua nấu canh; nấu chè... Ngoài ra, trong y học cổ truyền, nấm mèo còn là vị thuốc có tên mộc nhĩ.


Theo y học cổ truyền, nấm mèo có công dụng thông lợi ngũ tạng, hoạt huyết, bổ khí tăng sức, nhuận táo lợi trường, giải độc, trừ kiết lỵ, chữa trĩ, bệnh đường ruột. Theo lương y Phạm Như Tá, những người bị các chứng băng huyết, kiết lỵ, táo bón, đường ruột yếu, nên lấy nấm mèo chế biến món ăn thường xuyên để chữa trị rất hay. Có thể dùng nấm mèo nấu chè với hạt sen; hầm với gà; hoặc đem chưng với cao ban long.

Còn nếu ai bị kiết lỵ lâu ngày thì dùng nấm mèo 30 gr, cùng một ít lộc giác cao đem chưng cách thủy để dùng. Hoặc dùng nấm mèo 50 gr đem sao vàng rồi tán nhuyễn thành bột, lộc giác cao bào mỏng một ít cũng đem sao vàng, tán thành bột. Cho cả hai vào lọ đậy kín dùng dần, mỗi lần dùng một muỗng cà phê đầy uống với rượu ấm, ngày dùng hai lần như thế.

Còn phụ nữ rong huyết kéo dài thì có thể dùng nấm mèo 200 gr đem sao vàng, lúc đang sao thấy khói bốc lên thì lấy xuống, tán bột. Dùng 30-50 gr tóc cạo của trẻ con cho vào nồi đất (hoặc miếng ngói) để trực tiếp trên lửa than đốt cháy khô lấy xuống tán bột mịn. Trộn chung hai thứ trên. Mỗi lần dùng một muỗng cà phê pha với ít rượu, ngày dùng 2 lần, liên tục vài ngày.

Nấm mèo (còn được gọi là mộc nhĩ) thường mọc trên cây gỗ mục ẩm ướt, hình nấm giống tai người, vì vậy gọi là mộc nhĩ (tai của gỗ). Cần chọn nấm mèo mọc trên các loại cây gỗ mục không độc như cây dâu, hòe, sung, mít, so đũa... Nếu không biết chọn, hái nấm trên cây lạ, có độc tính cao, ăn vào sẽ gây ngộ độc chết người.

Các công trình nghiên cứu khoa học cho biết trong 100g nấm mèo có chứa 10,6 protid, 0,2g lipid, 65,5g gluxid xơ, chất thô 5g, Ca 35,7mg, Fe 185mg, caroten 0,03mg, vitamin B1 0,15mg, vitamin B2 0,55mg, vitamin PP 2,6mg.

Theo y học cổ truyền thì nấm mèo (mộc nhĩ) tính ngọt bình, đi vào các kinh tỳ vị, đại tràng, can, thận. Tác dụng lương huyết, làm ngừng chảy máu do va đập, bị thương. Chữa trị các bệnh trường phong, hạ huyết, nhuận táo, lợi trường vị, lỵ ra máu, đái rắt, đái ra máu, trị lở, bổ khí, bền cơ, hoạt huyết.

Theo các nhà khoa học, ăn nấm mèo sẽ giúp ngăn chặn được các bệnh tắc hoặc vỡ mạch máu ở người tăng huyết áp, hạn chế tai biến, nhồi máu cơ tim; giúp máu lưu thông hơn nên duy trì trí nhớ tốt.

Ngoài ra, nấm mèo có tác dụng hạ mỡ máu, chống nghẽn mạch, dùng tốt cho người bệnh tim mạch bằng món ăn, bài thuốc đơn giản mà hiệu quả sau: 10g nấm mèo đen, 50g thịt lợn nạc, năm quả táo tàu đen, ba lát gừng, đổ vào sáu chén nước, sắc như sắc thuốc bắc, chỉ còn hai chén, cho vào ít muối, bột ngọt rồi ăn như canh, mỗi ngày một lần, ăn liên tục hằng ngày. Nếu dùng nấm mèo đen 15g, đường phèn 15g, nấu với lượng nước vừa đủ để uống trong ngày, có thể trị được chứng ho hen, đờm suyễn, miệng khô, sắc mặt tái xanh, tay chân lạnh.

Nấm mèo là loại gia vị thực phẩm quý, giúp món ăn thêm ngon miệng và có giá trị dinh dưỡng, lại là vị thuốc chữa các bệnh: xuất huyết, băng lậu, và bệnh đại tiểu tiện có hiệu quả.

Tuy nhiên, nếu sử dụng nấm mèo không đúng cách sẽ làm nấm mất ngon, thậm chí còn gây tác hại. Vì vậy khi chế biến người tiêu dùng cần chú ý: Không ngâm nấm mèo khô bằng nước nóng. Không ăn nấm mèo tươi.

Nấm mèo đen là thức ăn, vị thuốc bổ dưỡng cho người khí huyết suy kém và chữa trị được nhiều bệnh nan y về tim mạch. Liều dùng mỗi ngày từ 15-20g bằng hình thức: xào, nấu ăn, sắc nước hoặc nghiền nhỏ uống.

Dưới đây là một số bài thuốc có vị nấm mèo:

- Trị tả (mới mắc): Nấm mèo khô 40g (sao), lộc giác giao 10g (sao, nghiền nhỏ). Mỗi lần uống 12g với rượu ấm, ngày uống hai lần.

- Trị lỵ ra máu, đau bụng: Nấm mèo (mộc nhĩ) đen 40g, nước vừa đủ, nấu chín mộc nhĩ, trước khi ăn mộc nhĩ chấm tí muối, sau uống nước, ngày hai lần.

- Trị băng huyết: Nấm mèo 500g, sao thấy khói, nghiền nhỏ, tóc rối 500g, đốt cháy nghiền thành tro. Mỗi lần dùng 8g bột mộc nhĩ và 2g tro tóc, uống với rượu.

- Trị đau răng: Nấm mèo, kinh giới đều bằng nhau từ 12-15g, sắc nước ngậm trong miệng nhiều lần.

- Chữa bệnh kiết lỵ: Nấm mèo 20g, sao và tán thành bột mịn, chia uống 2 lần/ngày, uống 3-5 ngày.

- Chữa bệnh trĩ: Dùng nấm mèo nấu ăn ngày 1-2 lần, ăn đều trong nhiều ngày, bệnh sẽ thuyên giảm.

- Suy nhược cơ thể: Nấm mèo 30g, chà là đỏ 30g, sắc uống ngày 2-3 lần, mỗi lần 40-50 ml, uống trong nhiều ngày.

- Táo bón: Nấm mèo 6g, hồng khô 30g nấu thành chè, ăn hằng ngày.

- Cao huyết áp: Nấm mèo 30g, ngâm trong nước một đêm, rửa sạch cho vào bát ăn cơm, cho một thìa cà phê đường, hấp chín trong 1-2 giờ, ăn trước khi đi ngủ. Ăn từ ba đến năm ngày.

Nấm mèo còn gọi là mộc nhĩ, thường mọc trên cây gỗ mục ẩm ướt, hình nấm giống tai người vì vậy gọi là mộc nhĩ (tai của gỗ).

Các công trình nghiên cứu khoa học cho biết, trong 100g nấm mèo có chứa 10,6g protid, 0,2g lipid, 65,5g gluxid xơ, chất thô 5g, Ca 35,7mg, Fe 185mg, caroten 0,03mg, vitamin B1 0,15mg, vitamin B2 0,55mg, vitamin PP 2,6mg.

Theo y học cổ truyền thì nấm mèo tính ngọt bình, đi vào các kinh tỳ vị, đại tràng, can, thận. Tác dụng làm mát máu, làm ngừng chảy máu do va đập, bị thương. Chữa trị các bệnh trường phong hạ huyết, nhuận táo, lợi trường vị, lỵ ra máu, đái dắt, đái ra máu, trị lở, bổ khí, bền cơ, hoạt huyết.

Theo các nhà khoa học, ăn nấm mèo sẽ giúp ngăn chặn được bệnh tắc hoặc vỡ mạch máu ở người tăng huyết áp, hạn chế tai biến nhồi máu cơ tim; nấm mèo giúp máu lưu thông toàn thân, đưa máu lên não đầy đủ hơn nên duy trì trí nhớ tốt.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Ngoài ra, nấm mèo có tác dụng hạ mỡ máu, chống nghẽn mạch, dùng tốt cho người bệnh tim mạch bằng món ăn, bài thuốc đơn giản mà hiệu quả sau: 10g nấm mèo đen, 50g thịt lợn nạc, 5 quả táo tàu đen, 3 lát gừng, đổ vào 6 chén nước, sắc như sắc thuốc bắc, chỉ còn 2 chén, thêm vào ít muối, tí bột ngọt, rồi ăn như canh, mỗi ngày 1 lần, ăn liên tục hằng ngày. Nếu dùng nấm mèo đen 15g, đường phèn 15g, nấu với lượng nước vừa đủ để uống trong ngày, có thể trị được chứng ho hen, đờm suyễn, miệng khô, sắc mặt tái xanh, tay chân lạnh.

Nấm mèo đen là thức ăn, vị thuốc bổ dưỡng cho người khí huyết suy kém và chữa trị được nhiều bệnh nan y về tim mạch. Liều dùng mỗi ngày từ 15 đến 20g bằng hình thức: Xào, nấu ăn, sắc nước hoặc nghiền nhỏ uống.

Nấm mèo là loại gia vị thực phẩm quý, giúp món ăn thêm ngon miệng và có giá trị dinh dưỡng, lại là vị thuốc chữa các bệnh: Xuất huyết, băng lậu, và bệnh đại tiểu tiện ra máu rất có hiệu quả.

Tuy nhiên, nếu sử dụng nấm mèo không đúng cách sẽ làm nấm mất ngon, thậm chí còn gây tác hại. Vì vậy khi chế biến, người tiêu dùng cần chú ý mấy điểm sau:

- Tuyệt đối không ngâm nấm mèo khô bằng nước nóng mà phải ngâm bằng nước lạnh. Khi đó, mỗi 1kg nấm mèo khô có thể nở ra được từ 3 đến 3,5kg. Hơn nữa, như vậy sẽ giữ được độ giòn vốn có của nó. Còn ngâm bằng nước nóng, mỗi ki-lô-gam nấm mèo khô chỉ nở được từ 2 đến 2,5kg, mà lại làm cho nấm mèo mềm nhũn, quánh lại, rất dễ hỏng khi bảo quản.

- Tuyệt đối không ăn nấm mèo tươi. Trong mộc nhĩ tươi có chứa một chất cảm quang loại Porplyrin. Loại chất này rất mẫn cảm với tia sáng. Vì vậy, nếu ăn vào dễ gây ra các chứng bệnh như: Chứng viêm da ở những vùng cơ thể hở ra ngoài, rất dễ gây ngứa, sưng phù đau đớn. Thậm chí có thể gây viêm da hoại tử, cá biệt có người còn bị sưng phù ở cổ họng dẫn đến hô hấp khó khăn.

Do đó từ xưa đến nay, dân gian thường phơi khô nấm mèo vừa dễ bảo quản, vừa làm cho chất cảm quang Porplyrin tự mất đi, không còn độc tính.

Nấm mèo (mộc nhĩ) vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ máu, thông mạch, cầm máu. Ăn nhiều nấm mèo thì cơ thể sẽ nhẹ nhàng, thoải mái, nhớ lâu, mắt sáng. Nấm mèo thường được dùng chữa kiết lỵ, trĩ, đau răng, suy nhược cơ thể, chảy máu cam, băng huyết, huyết áp cao, táo bón…

Ngành y học cổ truyền thường tâm đắc với câu “thông tắc bất thống, thống tắc bất thông”, nghĩa là từa tựa như kẹt xe, hễ thông thì không đau, còn đã đau thì phải có nơi nào đó trong cơ thể đang kẹt

Thầy thuốc Đông hay Tây y đều hiểu về mối liên hệ mật thiết giữa tình trạng đau nhức và rối loạn tuần hoàn vi mạch. Dòng máu trong mạch tất nhiên không thể loãng như nước lã mà phải có độ nhớt cần thiết cho tiến trình hoán chuyển dưỡng chất.   Trong mọi trường hợp, tế bào khó tiếp nhận đủ dưỡng khí khi độ nhớt của máu quá cao khiến máu chảy chậm rề rề. Nói cách khác, dòng máu loãng vừa phải là phương tiện đơn giản để cơ thể lâu già, ít bệnh.

Có lẽ vì thế mà Lý Thời Trân (danh y đồng thời là nhà dược học nổi tiếng thời nhà Minh, Trung Quốc) đã không ngần ngại xếp nấm mèo vào nhóm thuốc bổ có công năng đến độ “cải lão hoàn đồng”. Nghe qua tưởng chừng như cường điệu nhưng nhờ nhiều công trình nghiên cứu vào cuối thế kỷ XX mới biết thầy thuốc họ Lý hoàn toàn có lý.   Rồi từ phát hiện tình cờ của GS-TS Vitor Gurewich (ĐH Y khoa Tufts, Mỹ) về tác dụng làm loãng máu của nấm mèo mà loại nấm này được nghiên cứu tận tình ở Mỹ và nhiều nước châu Âu, với mục tiêu tìm thuốc cho bệnh nhân tim mạch để tránh tình trạng nghẽn mạch vành cũng như ngăn ngừa biến chứng của cao huyết áp trên não, thận, mắt...   Nếu so sánh với nhiều loại thuốc thuộc nhóm thông mạch thì nấm mèo có cơ chế tác dụng gần như hoàn hảo. Tuy cũng ngăn chặn phản ứng kết dính tiểu cầu trong mạch máu nhưng tác dụng loãng máu của nấm mèo không đơn điệu theo kiểu tắt đèn cái rụp mà là với cường độ hòa hoãn, giúp người bệnh tránh được nguy cơ chảy máu trong khi dùng thuốc.   Mặt khác, nấm mèo chủ động xúc tác phản ứng thoái biến cholesterol trong gan để qua đó gián tiếp giảm thiểu độ nhớt của dòng máu. Dựa trên cơ chế này, nhiều thầy thuốc đã dùng nấm mèo để điều trị viêm gan nhiễm mỡ với kết quả khả quan.   Hơn thế nữa, một số nhà nghiên cứu đã xác định trong nấm mèo hiện diện hoạt chất có tác dụng giảm đau với tác dụng kép, vừa phong bế tín hiệu đau nhức vừa cải thiện hàm lượng dưỡng khí cục bộ của nơi viêm tấy.     Cho nên, không có gì lạ khi nhiều thầy thuốc trọng quan điểm sinh học ở Đức, Áo, Thụy Sĩ... đang mạnh tay dùng nấm mèo cho người đau bụng kinh, đau nửa đầu...   Bệnh lý do tắc mạch vì mạch máu xơ vữa vẫn trước sau là mối đe dọa không tha một ai vì chưa có giải pháp rốt ráo. Mèo thấy mỡ dễ gì bỏ qua! Biết vậy tại sao lại không thử thanh toán mấy miếng mỡ đeo dính trên thành mạch bằng cách vận dụng quy luật của thiên nhiên, chẳng hạn theo kiểu trao mỡ cho... (nấm) mèo?

Mộc nhỉ đen là một loại nấm ăn được có giá trị bổ dưỡng rất cao, có nhiều hoạt chất có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, giúp giải độc và làm chậm sự lão hoá. Đặc biệt, với tính năng lương huyết và hoạt huyết, mộc nhỉ đen là một loại thực phẩm làm thuốc rất quý có tác dụng làm giảm cholesterol và cải thiện tuần hoàn huyết.

Mô tả.
Mộc nhỉ đen còn gọi là nấm mèo đen hoặc là nấm tai mèo vì lúc còn tươi nấm có hình dạng trông giống tai mèo. Mặt ngoài tai nấm màu nâu nhạt, có lông mịn, mạch trong nhẳn màu nâu sẩm. Mộc nhỉ đen có tên khoa học là Auricularia polytricha sacc. thuộc họ Auriculariaceae. Mộc nhỉ nguyên là một loại nấm mọc hoang trên những thân gỗ mục. Gần đây, mộc nhỉ được bán trên thị trường chủ yếu được trồng và chế biến theo phương pháp công nghiệp.

Thành phần.
Mộc nhỉ đen chứa nhiều chất bổ dưỡng , nhất là sinh tố và khoáng chất. Trung bình trong 100g mộc nhỉ có chứa 10,6 g protid; 0,2g lipid; 65,5g glucid; 201g calci; 185mg phospho; 185mg sắt; 10,03mg caroten; 0,15mgvit B1; 0,55mgvit B2; 2,7mgvit PP.

Dược tinh và công dụng.
Theo y học cỗ truyền , mộc nhỉ đen có vị ngọt, tính bình, không có độc, có tác dụng lương huyết chỉ huyết, hoạt huyết nhuận táo, giải độc, ích khí dưỡng âm.

Căn cứ vào các y thư cỗ, Đông y đã có truyền thống dùng mộc nhỉ dưới hình thức sao khô hoặc sao đen tán bột để chữa nhiều chứng xuất huyết như băng huyết, rong kinh, trĩ lở ra máu, tiểu ra máu, lỵ ra máu, ho ra máu. Đối với tác dụng hoạt huyết mặc dù có được ghi nhận nhưng ít khi được xữ dụng. Chỉ trong hơn hai thập niên gần đây khi các bệnh lý về động mạch vành gia tăng quá nhanh, các nhà khoa học đã đặc biệt lưu ý đến giá trị rất quý của mộc nhỉ đen qua tác dụng cải thiện thành mạch, làm giảm độ mở trong máu, ngăn chận việc hình thành những mảng xơ vữa và quá trình ngưng kết tiểu cầu trong các bệnh về tim mạch.

Giáo sư Hồng chiêu Quang, một chuyên gia nổi tiếng của Trung Quốc về bệnh tim mạch và sức khoẻ người cao tuổi, là một trong nhứng người có công rất lớn trong việc quảng bá và khuyến khích sử dụng mộc nhỉ đen trong các chứng cao huyết áp, xơ vữa động mạch, thiểu năng tuần hoàn nảo. Ông đã kể lại câu chuyện như sau về khả năng kỳ diệu của mộc nhỉ đen trong việc làm sạch lòng mạch. Một bệnh nhân của ông là một Giám đốc xí nghiệp giàu có ở Đài loan. Bệnh nhân nầy bị nghẻn động mạch vành và được đưa sang Mỷ để phẫu thuật bắt cầu. Vì bệnh viện đông người bệnh, ông phải chờ ½ tháng để đến lượt mổ. Sau nửa tháng, khi được chẩn khám lại lần cuối trước khi phẫu thuật, qua X quang người ta thấy chỗ động mạch bị nghẻn đã được thông thoáng hoàn toàn. Qua nghiên cứu về chế độ ăn uống và thuốc men trong 15 ngày qua các Bác sĩ xác định kết quả trên là do người bệnh đã thường xuyên dùng mộc nhỉ đen trong thức ăn hàng ngày. Giáo sư Hồng chiêu Quang cho biết với liều lượng khoảng 10g mộc nhỉ đen nấu canh ăn hàng ngày, ăn liên tục trong 45 ngày có thể chữa được tất cả các chứng xơ vữa động mạch hoặc thiểu năng tuần hoàn nảo.

Mặt khác, các nhà nghiên cứu về mộc nhỉ đen cũng quan tâm đến khả năng giải độc, khả năng kết dính những chất độc hại để thải ra ngoài theo đường tiêu hoá hoặc đường tiết niệu và cả tác dụng làm tiêu dị vật hoặc bào mòn các loại sỏi kết tụ trong cơ thể. Mộc nhỉ đen không những chỉ có tác dụng nâng cao sức miển dịch, có nhiều chất xơ và chất keo thực vật để thu hút chất độc hại mà có thể có cả một số hoạt chất chưa xác định có thể tạo ra những phản ứng hoá học làm bào mòn những dị vật hoặc những viên sỏi kết tụ trong cơ thể. Vì những khả năng nầy, người ta khuyên những người mắc bệnh sỏi thận, sỏi mật hoặc sỏi bàng quang nên dùng nhiều mộc nhỉ đen. Cũng vậy, các Bác sĩ chuyên về vệ sinh môi trường cũng khuyên những công nhân làm việc trong môi trường độc hại, nhiều khói bụi như công trường xây dựng, mỏ than, nhà máy xi măng. . nên có mộc nhỉ đen trong khẫu phần ăn hàng ngày.

Ngoài ra, những nhà nghiên cứu Hoa kỳ và Nhật bản còn cho biết trong một số loại nấm, bao gồm nấm mèo đen có một số hoạt chất chống lão hoá , nâng cao sức đề kháng của cơ thể, tăng cường khả năng giải độc phóng xạ và ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.

Nói chung, mộc nhỉ đen là một nguyên liệu thông dụng trong truyền thông ẩm thực của người Á Đông. Một người nội trợ khéo sẽ có nhiều cách chế biến khác nhau để có những món ăn vừa ngon miệng vừa bổ dưỡng lại có giá trị chữa bệnh. Sau đây là gợi ý về việc sử dụng mộc nhỉ đen cho một số trường hợp bệnh lý.

Canh mộc nhỉ đen bồi dưỡng cơ thể, giảm mở máu, cải thiện chức năng tuần hoàn huyết:
Mộc nhỉ đen 10g; Thịt nạc 100g; Đại táo 5 quả; Gừng sống 3 lát
Đổ vào 6 chén nước, nấu còn 2 chén; thêm gia vị vữa đủ dùng.

Cháo mộc nhỉ đen, bổ âm, nhuận phế, kiện tỳ, dưỡng vị:
Mộc nhỉ đen 10g; Gạo tẻ 100g (sao vàng); Thịt nạc 50g
Đổ vào 6 chén nước, nấu cháo, thêm gia vị vữa đủ dùng.

Canh mộc nhỉ, khổ qua phòng và trị cao huyết áp, tiểu đường:
Mộc nhỉ 10g; Khổ qua (mướp đắng) 50g; Đậu phụ 200g
Thêm gia vị vừa đủ, nấu canh ăn hàng ngày.

Chữa bệnh lỵ mãn tính:
Mộc nhỉ đen 30g (sao khô); Lộc giác sương 8g
Tán bột, trộn đều, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 5g với nước ấm.

Chữa phụ nử bị rong kinh, băng huyết:
Mộc nhỉ đen sao đen, tán bột.

Uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 3g với rượu ấm.

Chữa bệnh trĩ lở loét, chảy máu:
Mộc nhỉ đen sao khô, tán bột.

Uống mỗi ngày 3lần, mỗi lần 3g với nước ấm.

Chữa viêm xoang:
Mộc nhỉ: 5 tai; Đường phèn: 1 viên cỡ đầu ngón tay cái.

Cách làm: Mộc nhỉ ngâm, rửa sạch, cắt nhỏ, bỏ vào chén chưng cách thuỷ chung với đường phèn khoảng 15 phút. Nếu bạn không có thời gian có thể bỏ vào nồi cơm lúc sôi cũng được. Mỗi ngày ăn 1 chén như thế trong thời gian khoảng 30 ngày hoặc hơn tuỳ bệnh nặng nhẹ. Tuần đầu bệnh có vẻ nặng hơn (nhức đầu hơn), sau đó thì giảm hẳn và khỏi.

Nấm mèo chính là mộc nhĩ, một loại thức ăn rất quen thuộc đối với văn hóa ẩm thực của các dân tộc châu Á, đặc biệt vào các dịp cỗ bàn ngày Tết, ngày giỗ, cưới...

Nấm mèo được sử dụng rất nhiều trong các món ăn và bài thuốc.

Món ăn có nấm mèo (mộc nhĩ)

Cháo mộc nhĩ: Mộc nhĩ 30g, gạo tẻ 100g, đại táo 5 quả. Có tác dụng nhuận phế, sinh tân, tư ân dưỡng vị, ích khí chỉ huyết, bổ não cường tâm. Dùng cho người suy nhược thần kinh và thể lực, bệnh đường hô hấp (ho khan) các bệnh có chảy máu như trĩ, đại tiểu tiện ra máu, rong kinh do huyết ứ, phụ nữ sau sinh đẻ.

Canh măng, mộc nhĩ: Măng tre khô 10g, mộc nhĩ trắng 10g, trứng gà, gia vị. Có tác dụng tiêu mỡ ở bụng, chống béo phì.

Canh mộc nhĩ, thịt lợn: Mộc nhĩ 25g, thịt lợn nạc 150g, rau hẹ 25g, tinh bột nước 10g, nước 1 lít, muối gia vị vừa đủ. Dùng cho phụ nữ sinh đẻ để bồi bổ khí huyết.

Canh măng mộc nhĩ.

Thịt gà mộc nhĩ chưng cách thủy: Mộc nhĩ 30g, thịt gà 200g. Tác dụng khứ ứ cầm máu ở phụ nữ sau sinh đẻ có “máu hôi” ra liên tục không dứt, cục thâm kèm đau bụng.

Thịt lợn xào, mộc nhĩ: Mộc nhĩ 50g, thịt lợn nạc 100g. Tác dụng: thanh nhiệt, lợi thấp, cầm đới hạ ở những trường hợp do huyết nhiệt sinh ra rối loạn kinh nguyệt, kinh không đều, kinh nhiều, rong kinh, đau bụng kinh.

Gan lợn, mộc nhĩ: Mộc nhĩ trắng 20g, gan lợn 240g, táo tầu đỏ (bỏ hột) 2 quả, gừng sống 1 lát. Tác dụng bổ huyết, hoạt huyết. Chữa suy nhược thần kinh (đau đầu, mất ngủ). Phụ nữ kinh nguyệt không đều như bài trên. Dùng tốt cho sản phụ.

Mộc nhĩ chưng đường phèn: Chữa gan nóng (can nhiệt) miệng khô khát nước, đắng, mắt nhiều nhử nhìn khó, lòng trắng có tia máu.

Mộc nhĩ đậu đen: Nấu chè cho người già ăn có tác dụng bổ can thận, chữa đau lưng khớp, làm mắt sáng.

Một số bài thuốc

Chảy máu cam: Mộc nhĩ (tốt nhất mọc trên cây dâu) đốt tồn tính tán bột viên thêm nước vo viên nút lỗ mũi.

Trĩ xuất huyết: Mộc nhĩ 6g, hồng khô 30g, nấu chè ăn hằng ngày.

Mộc nhĩ (nấm mèo).

Rong kinh: Mộc nhĩ sao vàng 40g, rễ cây vú bò 20g, củ rau má già 100g, gừng khô 16g. Sắc nước uống.

Huyết áp cao: Mộc nhĩ 30g (mọc trên cây dâu) ngâm rửa sạch rồi hấp với đường ăn buổi tối trước khi đi ngủ. Dùng nhiều lần.

Mặt phát ban sậm màu: Mộc nhĩ (cây dâu) đốt tồn tính, chưng nóng uống sau bữa ăn (khi no).

Giải độc: Thường dùng giải nấm độc. Sau khi đã gây nôn sắc mộc nhĩ cho uống.

Cơn đau tim: Chỉ nên dùng hỗ trợ sau khi có xử trí bằng phương pháp y học hiện đại. Dùng nước sắc mộc nhĩ cho uống.

Đau bụng do giun sán: Sắc mộc nhĩ cho uống hỗ trợ tạm thời. Cơ bản phải cho xổ giun sán.

Mộc nhĩ trắng

Mộc nhĩ đen

Cách làm nem cua bể vị ngọt đặc trưng, hấp dẫn không thể quên

Cách làm bánh giò ngon

Bắp cải cuốn thịt sốt cà chua

Cách làm giò xào ngon

(ST).

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Nam meo moc tren cay bu loi co an duoc khong?
hơn 1 tháng trước - Thích (19) - Trả lời
Ăn được chứ, phơi khô cất dùng dần được là đằng khác
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý