Hoa ngũ sắc thường được trồng làm cảnh, còn có những tên khác như thơm ổi, bông ổi, ổi nho, trâm anh, tứ thời, mã anh đơn... Trong lâm nghiệp, hoa ngũ sắc bị coi là loại xâm lấn phổ biến và có hại nhưng trong y học nó lại là một vị thuốc cầm máu, sát khuẩn và chữa một số bệnh ngoài da thường gặp.
Theo kinh nghiệm dân gian, hoa ngũ sắc có những công dụng sau:
- Chữa viêm da, mẩn ngứa, chàm: dùng cành, lá tươi hoa ngũ sắc nấu lấy nước đặc, ngâm rửa hằng ngày.
- Thuốc cầm máu, sát khuẩn, hàn vết thương: lá tươi rửa sạch, giã đắp. Hoặc lá và hoa ngũ sắc (03 g) phối hợp với gừng tươi (10 g), phơi hoặc sấy khô, tán nhỏ, rây bột mịn, rắc. Nếu vết thương rộng thì băng lại, ngày đắp 1 lần.
- Chữa ho ra máu: hoa ngũ sắc (15-20 g) để tươi hoặc 6-10g phơi khô sắc với 200 ml nước đến khi còn 50 ml, uống một lần trong ngày. Có thể thêm đường cho dễ uống. Nước sắc này còn chữa cảm sốt, bệnh ôn nhiệt vào mùa hè, thu.
- Chữa rắn cắn: rễ hoa ngũ sắc (20 g), dây tơ hồng (20 g), rễ bạch hoa xả (20 g), dây thần thỏng (10 g) tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc uống 3 lần một ngày, cách nhau chừng 20 phút.
Theo một số tài liệu, ở nam Trung Quốc, nước hoa ngũ sắc được dùng để tắm chữa ghẻ. Ở Indonesia, Philippines lá hoa ngũ sắc giã đắp các vết đứt, lở loét, sưng tấy.
Viêm xoang là hiện tượng tắc các lỗ thông từ xoang đổ ra hốc mũi do viêm nhiễm gây phù nề hoặc mủ ứ đọng. Viêm mũi xoang là một bệnh lý khá phổ biến ở Việt Nam, chiếm từ 15 - 20% dân số tùy theo điều kiện sống, sinh hoạt cũng như môi trường xung quanh... kết hợp với yếu tố nhạy cảm của từng cá thể, vì vậy bệnh rất hay xuất hiện, nhất là khi thời tiết thay đổi, trời trở lạnh và thường có xu hướng tái phát.
Hoa ngũ sắc.
Bệnh hay kéo dài nếu không được điều trị dứt điểm. Viêm mũi xoang được điều trị theo từng giai đoạn, tùy theo tổn thương của niêm mạc mũi xoang cũng như nguyên nhân gây viêm mũi xoang mà thầy thuốc có những phác đồ xử trí khác nhau.
Viêm xoang được chữa trị bằng cả thuốc Tây y, đông y hoặc phối hợp cả hai phương pháp điều trị trên. Một trong các thuốc thường được thầy thuốc đông y sử dụng trong điều trị viêm xoang là hoa cứt lợn (còn gọi là hoa ngũ sắc, hoa ngũ vị, cỏ hôi). Vậy hoa cứt lợn giúp ích gì cho bệnh nhân viêm mũi xoang?
Từ lâu trong nhân dân đã lưu truyền tác dụng chữa viêm mũi xoang của cây hoa cứt lợn. Trong dân gian đã lưu truyền tác dụng chữa viêm xoang của loại hoa này, người ta thường hái hoa tươi đem về giã nát rồi lấy nước nhỏ vào mũi hàng ngày. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành dùng cây hoa cứt lợn trên động vật thí nghiệm thấy có tác dụng chống viêm, chống phù nề, chống dị ứng trong cả đợt cấp và mạn tính. Hoa cứt lợn bên cạnh tác dụng chống viêm còn kích thích niêm mạc mũi tăng xuất tiết nên khi dùng người bệnh thấy rát bỏng toàn bộ niêm mạc mũi, nước mũi chảy nhiều hơn kéo theo mủ đọng trong lòng xoang và hốc mũi. Vì thế hoa cứt lợn chỉ nên dùng trong giai đoạn viêm xoang đang có mủ vàng xanh tồn đọng, tránh hiện tượng lỗ thông mũi xoang bị bít tắc do mủ. Đến giai đoạn kế tiếp, khi nước mũi chuyển sang dịch trong lại không nên tiếp tục dùng hoa cứt lợn mà nên phối hợp với các thuốc có tác dụng giảm xuất tiết của niêm mạc mũi. Nếu giai đoạn này tiếp tục dùng hoa cứt lợn, mũi sẽ khó ngừng chảy.
Tuy nhiên bạn cũng nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ tai mũi họng để có được chẩn đoán chính xác trước khi điều trị - loại trừ trước các khối u mũi xoang và hướng dẫn cho bạn cách theo dõi bệnh khi tự dùng thuốc ở nhà. Viêm mũi xoang có thể khỏi hoàn toàn nếu mỗi lần mới bị viêm được điều trị ngay, tránh làm tắc lại lỗ thông mũi xoang bệnh sẽ được chữa khỏi.
Những bông hoa bé như cúc áo màu tim tím mọc hoang ngoài vệ đường lại có sức hút kỳ lạ. Giữa ồn ào náo nhiệt của phố phường, giữa cái nắng đã gay gắt ngay những ngày đầu hè, màu tím của hoa ngũ sắc dịu dàng đến lạ...
Ở một số địa phương cây ngũ sắc còn có tên là hoa ngũ vị, cỏ hôi và thậm chí có cả cái tên không được đẹp cho lắm: hoa cứt lợn. Cây ngũ sắc là cây thân thảo thuộc họ cúc. Ngũ sắc thường mọc hoang ngoài bờ ruộng, những bãi đất hoang, vệ đường. Thân có nhiều lông nhỏ, mềm, cao từ 25-30cm. Lá mọc đối xứng hình trứng hay ba cạnh, dài từ 2-6cm, rộng 1-3cm, mép có răng cưa tròn, hai mặt đều có lông, mặt dưới có màu nhạt hơn.
Cây ngũ sắc mặc dù là loài cây dại nhưng có rất nhiều công dụng trong việc chữa bệnh như viêm xoang, phù nề, phục hồi vết thương do bỏng. Thân cây ngũ sắc cắt về nấu nước gội đầu chữa gầu hoặc có thể chữa chốc sài cho trẻ em.
Mùa hoa ngũ sắc nở rộ vào khoảng tháng 4 đến tháng 7 hàng năm. Hoa có nhiều cánh, nhỏ cỡ chiếc cúc áo và có màu tím nhạt. Cây ngũ sắc thường mọc tập trung thành từng bãi. Đến mùa hoa nở, cả bãi đất ngập trong màu tím phơn phớt của hoa.
Một số hình ảnh hoa ngũ sắc:
Những bông hoa tím dịu dàng...
... với những cánh hoa mỏng manh như sợi chỉ
Cả không gian ngập tràn trong màu tím
Cánh đồng hoa ngũ sắc như bất tận...
...như một chút quê sót lại giữa phố
Một số đặc điểm về hoa Ngũ Sắc đây :
Hoa ngũ sắc thường được trồng làm cảnh, còn có những tên khác như thơm ổi, bông ổi, ổi nho, trâm anh, tứ thời, mã anh đơn... Trong lâm nghiệp, hoa ngũ sắc bị coi là loại xâm lấn phổ biến và có hại nhưng trong y học nó lại là một vị thuốc cầm máu, sát khuẩn và chữa một số bệnh ngoài da thường gặp.
Tác dụng chữa bệnh của hoa ngũ sắc
Theo kinh nghiệm dân gian, hoa ngũ sắc có những công dụng sau:
- Chữa viêm da, mẩn ngứa, chàm: dùng cành, lá tươi hoa ngũ sắc nấu lấy nước đặc, ngâm rửa hằng ngày.
- Thuốc cầm máu, sát khuẩn, hàn vết thương: lá tươi rửa sạch, giã đắp. Hoặc lá và hoa ngũ sắc (03 g) phối hợp với gừng tươi (10 g), phơi hoặc sấy khô, tán nhỏ, rây bột mịn, rắc. Nếu vết thương rộng thì băng lại, ngày đắp 1 lần.
- Chữa ho ra máu: hoa ngũ sắc (15-20 g) để tươi hoặc 6-10g phơi khô sắc với 200 ml nước đến khi còn 50 ml, uống một lần trong ngày. Có thể thêm đường cho dễ uống. Nước sắc này còn chữa cảm sốt, bệnh ôn nhiệt vào mùa hè, thu.
- Chữa rắn cắn: rễ hoa ngũ sắc (20 g), dây tơ hồng (20 g), rễ bạch hoa xả (20 g), dây thần thỏng (10 g) tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc uống 3 lần một ngày, cách nhau chừng 20 phút.
Theo một số tài liệu, ở nam Trung Quốc, nước hoa ngũ sắc được dùng để tắm chữa ghẻ. Ở Indonesia, Philippines lá hoa ngũ sắc giã đắp các vết đứt, lở loét, sưng tấy.
Hoa ngũ sắc (hay hoa cứt lợn) giã nát, vắt nước nhỏ mũi. Cách làm này đơn giản nhưng rất hiệu quả.
Viêm mũi xoang là một bệnh lý khá phổ biến ở Việt Nam, gặp ở 15-20% dân số. Bệnh mũi xoang bị ảnh hưởng rất nhiều bởi khí hậu, môi trường, độ ẩm, điều kiện sống và sinh hoạt... kết hợp với yếu tố nhạy cảm của từng cá thể vì vậy bệnh rất hay xuất hiện và bị đi bị lại.
Điều trị viêm mũi xoang thường kéo dài 3-6 tháng, thậm chí có trường hợp theo dõi và uống thuốc trong nhiều năm liên tục cùng với những thuốc tây y đắt tiền, mỗi đợt điều trị tiêu tốn hàng triệu đồng và rất nhiều bệnh nhân dù muốn cũng không theo được đủ một liệu trình điều trị do hoàn cảnh kinh tế hạn hẹp.
Từ lâu trong nhân dân đã lưu truyền tác dụng chữa viêm mũi xoang của cây hoa cứt lợn. Hoa cứt lợn còn có nhiều tên gọi khác như hoa ngũ sắc, cây hoa ngũ vị, cây cỏ hôi. Tên khoa học là Ageratum conyzoides, thuộc họ cúc (compositae).
Cây hoa cứt lợn là một loại cây nhỏ, thân có nhiều lông mềm, cao chừng 25-50cm, mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta, nhiều nhất ở các vùng nông thôn. Lá mọc đối, hình trứng hay ba cạnh, dài 2-6cm, rộng 1-3cm, mép có răng cưa tròn, hai mặt đều có lông, mặt dưới của lá nhạt màu hơn. Hoa nhỏ màu tím, xanh. Quả bé màu đen, có năm sống dọc.
Hoa cứt lợn sống và phát triển rất dễ ở mọi loại đất, nên có những nơi mọc khắp cánh đồng. Người ta hái toàn cây cắt bỏ rễ, dùng tươi hay khô nhưng thường dùng tươi hơn. Trong toàn cây có khoảng 0,16% tinh dầu đặc, màu vàng nhạt đến vàng nghệ, mùi thơm dễ chịu. Trong tinh dầu có cadinen, caryophyllen, geratocromen, demetoxygeratocromen và một số thành phần hóa học khác. Dùng cây cứt lợn trên súc vật thí nghiệm thấy có tác dụng chống viêm, chống phù nề, chống dị ứng trong cả đợt cấp và mạn tính.
Cách dùng: Chọn lấy cây tươi về ngâm rửa sạch rồi để ráo, giã nát, vắt lấy nước tẩm vào bông. Dùng bông này nhét vào lỗ mũi bên đau khoảng 15-20 phút thì rút bông ra để dịch mủ từ trong xoang và mũi giải phóng ra ngoài rồi xì nhẹ nhàng - tránh xì mũi mạnh vì lúc đó mủ từ trong mũi xoang có thể qua đường nối thông giữa mũi và tai - gọi là vòi nhĩ gây viêm tai giữa cấp.
Hiện nay đã có một số thuốc chiết xuất sẵn từ cây cứt lợn có bán trên thị trường dưới dạng dung dịch nhỏ mũi rất thuận tiện cho người sử dụng tuy nhiên bạn cũng nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ tai mũi họng để có được chẩn đoán chính xác trước khi điều trị - loại trừ trước các khối u mũi xoang và hướng dẫn cách theo dõi bệnh khi tự dùng thuốc ở nhà.
Theo kinh nghiệm dân gian, hoa ngũ sắc có những công dụng sau:
- Chữa viêm da, mẩn ngứa, chàm: dùng cành, lá tươi hoa ngũ sắc nấu lấy nước đặc, ngâm rửa hằng ngày.
- Thuốc cầm máu, sát khuẩn, hàn vết thương: lá tươi rửa sạch, giã đắp. Hoặc lá và hoa ngũ sắc (03 g) phối hợp với gừng tươi (10 g), phơi hoặc sấy khô, tán nhỏ, rây bột mịn, rắc. Nếu vết thương rộng thì băng lại, ngày đắp 1 lần.
- Chữa ho ra máu: hoa ngũ sắc (15-20 g) để tươi hoặc 6-10g phơi khô sắc với 200 ml nước đến khi còn 50 ml, uống một lần trong ngày. Có thể thêm đường cho dễ uống. Nước sắc này còn chữa cảm sốt, bệnh ôn nhiệt vào mùa hè, thu.
- Chữa rắn cắn: rễ hoa ngũ sắc (20 g), dây tơ hồng (20 g), rễ bạch hoa xả (20 g), dây thần thỏng (10 g) tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc uống 3 lần một ngày, cách nhau chừng 20 phút.
Theo một số tài liệu, ở nam Trung Quốc, nước hoa ngũ sắc được dùng để tắm chữa ghẻ. Ở Indonesia, Philippines lá hoa ngũ sắc giã đắp các vết đứt, lở loét, sưng tấy.
Ý nghĩa các loài hoa
Các loại hoa màu tím kiêu sa
Những loài hoa có độc
Ý nghĩa của các loại cây cảnh
Những loại cây mang lại may mắn
Ý nghĩa của loài hoa diên vĩ
Hoa treo ban công đẹp mê li luôn nè
Ý nghĩacủa loài hoa tigon
Ý nghĩa của những bông hoa hồng
(ST).