Làm sao để trẻ chịu ăn

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Làm sao để trẻ chịu ăn

18/04/2015 10:07 PM
997

Làm sao để trẻ chịu ăn đúng bữa giúp bạn bớt lo lắng? Hãy học các cách sau đây để làm một bà mẹ hiện đại, nuôi con nhàn tênh và hiệu quả.

Kinh nghiệm từ các mẹ đi trước:

Thực hiện quy tắc 2S!

Chị Vân (Q.9, TP. HCM) chia sẻ: Bé Bon Bon nhà mình năm nay gần 4 tuổi. Trước đây bé cũng lười ăn lắm. Do công việc hay phải đi công tác, mình nhờ ông bà ngoại chăm cháu.

Ông bà chăm cháu rất cẩn thận, nhưng ngày nào cháu cũng chỉ ăn cháo thịt xay hoặc súp gà; nhiều đến nỗi giờ chỉ nhìn thấy là cháu sợ. Nhưng từ khi mình thực hiện quy tắc 2S: Sáng tạo và Sặc sỡ, bé Bon Bon luôn hào hứng chờ đợi mỗi bữa ăn.

Quy tắc 2S trị bệnh lười ăn cho bé - 1
Bé lười ăn là nỗi khổ tâm lớn nhất của các bậc cha mẹ. (Ảnh minh họa).

Thay vì cứ xúc một chén cơm, trộn đủ thứ thức ăn, mình thường trang trí món ăn cho bé. Ví dụ: Một đĩa ốp-la có trứng ở giữa và một ít cà rốt thái sợi sắp thành hình những tia nắng tỏa ra từ ông mặt trời; dưa leo cùng cà rốt xếp hình bông hoa…

Tuy nhiên, mỗi đĩa như vậy chỉ nên cho ít thức ăn. Bé nhà mình luôn thấy hào hứng và tự tin ăn hết thức ăn một cách dễ dàng!

Cho ăn khi bé ngủ

Nghe có vẻ buồn cười, nhưng đó là “tuyệt chiêu” của chị Hà (Dĩ An, Bình Dương). Chị kể: Bé Minh Đức nhà em có một thói quen “khác người”. Lúc thức thì lười ăn kinh khủng. Cứ thấy chén bột là cu cậu bịt miệng lại, quay mặt đi. Nhưng khi bắt đầu thiu thiu ngủ thì lại chịu ăn, miệng nhai chép chép và nuốt thức ăn rất nhanh.

Lúc đầu, em cũng sợ cho cháu ăn lúc ngủ sẽ rất nguy hiểm nhưng hỏi bác sĩ bảo không sao. Nhiều trẻ vẫn có thói quen đặc biệt như thế! Vậy nên, mỗi khi bé bắt đầu ngủ say, đặt bé nằm xuống, em thường cho bình sữa vào miệng bé, hay đút bột, bé cứ thế mà ăn, vừa ăn, vừa ngủ.

Không cần phải hò hét, chơi đủ trò hay đi khắp nơi để cho bé ăn. Cách này thật nhẹ nhàng và tiết kiệm thời gian.

Để bé tự xúc ăn

Tớ cho Tinô nhà tớ ăn nhàn lắm. Trước đây, khi mỗi lần bón cho cu cậu ăn, cu cậu cứ mè nheo, không chịu ăn, đòi cầm muỗng tự xúc. Hôm đó, nản quá, tớ chiều theo ý cu cậu luôn. Không ngờ, khi loay hoay tự ăn, cu cậu đã ăn hết bát cơm và còn giơ bát xin mẹ cho thêm…”, chia sẻ của chị Lan (Quận Bình Thạnh).

Theo chị Lan, cha mẹ không nên xúc cho bé ăn mà hãy tập cho bé tự mình xúc ăn. Khi tự ăn, bé có thể lấm lem mặt mũi, quần áo, nhưng bé được chủ động và tập trung vào món ăn, bé ăn sẽ ngon miệng hơn. “Ăn xong thì đi tắm, chẳng sao cả. Như vậy mình nhàn thân lắm các mẹ ạ”, chị Lan đùa vui.

Được biết, bé Tinô của chị năm nay đã được 25 tháng 19 ngày, nặng 14 kg, cao 84 cm. Chị Lan nuôi con cũng “mát tay” đó chứ các mẹ!

Quy tắc 2S trị bệnh lười ăn cho bé - 2
(Ảnh minh họa).

Bỏ đói một trận

Cách này nghe ra có vẻ… dã man. Nhưng đây là “kung fu” của một ông bố yêu thương con hết mực. Anh Huy (720A, Nguyễn Duy Trinh, Q.2) kể:

Mình và bà xã mới chỉ có một bé trai, năm nay cháu 3 tuổi. So với chúng bạn cùng tuổi, bé nhà mình thấp bé nhẹ cân hơn. Mẹ xót con, thấy con ăn ít nên cứ ép con phải ăn nhiều bởi vì nghĩ rằng con ăn ít, lười ăn nên mới gầy. Bởi vậy, cứ đến bữa ăn, hai mẹ con lại như “tra tấn nhau”, con khóc, mẹ la.

Thương vợ và thấy tội cho con, tôi đề nghị bà xã để tôi cho con ăn và yêu cầu không được can thiệp vào “công việc nội bộ” của hai cha con!
”.

Quan điểm của tôi, con không muốn ăn gì, tôi cho nhịn luôn. Nhịn 1 hay 2 ngày chẳng sao cả đâu. Mà nhịn là nhịn thật sự chứ không phải nhịn cơm nhịn cháo, nhưng lại ăn quà vặt đâu”.

Các chuyên gia tâm lý và bác sĩ đều khẳng định, nếu trẻ đói, cơ thể trẻ ngay lập tức sẽ đòi hỏi. Bé sẽ hăm hở lao vào ăn ngay, không cần bạn ép. Cái hay nhất của việc cho bé bỏ một bữa là bé sẽ rất đói ở bữa tiếp theo; bé sẽ ăn ngon lành và hứng thú mà bạn chả cần phải tốn thời gian năn nỉ gì.

Như cu Bin nhà mình, ngay hôm sau không bị ép ăn, mình chỉ hỏi bé một câu: “Con muốn ăn chưa?”. Cu cậu lắc đầu, rồi lăn ra chơi, nghịch phá cả ngày. Đến chiều muộn, cu cậu đói quá, đòi ăn và chén tù tì luôn 2 tô cháo.

Kể từ hôm đó, cu Bin ăn uống rất ngon miệng và vui vẻ. Các giờ ăn của hai cha con luôn diễn ra trong “hoà bình”, anh Huy tự tin chia sẻ.

Anh Huy còn lưu ý thêm với các bà mẹ rằng, không nên kéo dài giờ ăn của bé quá 30 phút bởi lâu quá đồ ăn sẽ không ngon. Và tuyệt đối không được ép trẻ ăn bởi vì đó chính là nguyên nhân khiến trẻ chán ăn và sợ ăn.

Thế mới hiểu vì sao các bà vợ lại luôn muốn được chồng chia sẻ trong việc chăm sóc và nuôi dạy con cái phải không các mẹ?

Và cuối cùng…

Bé lười ăn không phải là vấn đề quá nghiêm trọng đâu các mẹ ạ. Các bác sĩ cho biết, 50 – 70% bé bị bệnh lười ăn là do tâm lý căng thẳng hoặc do cha mẹ chưa biết cách cho trẻ ăn. Trong những trường hợp này, các mẹ có thể áp dụng những cách điều trị tâm lý như trên, và tự điều chỉnh bản thân trước khi nghĩ đến việc phải điều trị cho trẻ…

Nhưng có một số ít trẻ biếng ăn do bệnh lý, tức là trẻ bị bệnh biếng ăn thật sự, thường được cho là cơ chế thần kinh. Bệnh nhân bị suy dinh dưỡng và không có biện pháp nào có thể cải thiện tình trạng của trẻ. Những trẻ này cần được theo dõi và điều trị trong bệnh viện.

Chúc các mẹ tìm được cách hay nhất, thích hợp nhất để giúp cho những thiên thần của mình hay ăn chóng lớn nhé!

Trường hợp cần theo dõi bệnh lý

Con tôi 16 tháng tuổi, nặng 9 kg, cao 77 cm, bé rất lười ăn. Mỗi ngày đi làm về, cho cháu ăn là một cực hình với tôi. Thương con, tôi ép cháu ăn thì cháu trốn bữa, nôn trớ. Tôi rất lo, mong được bác sĩ tư vấn. (Hồng Hạnh, Hà Nội)

Trả lời:

Theo mô tả thì con bạn đã bị còi xương, suy dinh dưỡng, kém ăn, kém ngủ. Cha mẹ cần khắc phục tình trạng này càng sớm càng tốt, nếu không sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sự phát triển của bé.

Bổ sung dinh dưỡng hợp lý, vận động mỗi ngày giúp bé ăn ngon miếng, chóng lớn. Ảnh minh họa.

Để khắc phục, bạn nên kiên trì và sáng tạo phù hợp với bé theo hướng dẫn sau:

- Trước tiên, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân bệnh lý và tâm lý khiến trẻ mắc chứng biếng ăn, tẩy giun cho bé 6 tháng một lần, giữ gìn vệ sinh răng miệng, phòng và điều trị bệnh nhiễm trùng…

- Bổ sung dinh dưỡng hợp lý cho bé, đây là giải pháp quan trọng nhất. Thức ăn cần kích thích các giác quan và phù hợp với tình trạng răng miệng. Như vậy, bé sẽ ăn ngon bằng vị giác, bằng tai, bằng mắt, khi được bốc, đưa lên miệng, lưỡi. Khi bé có răng, cha mẹ cần tạo điều kiện cho con tập nhai, nhai tiết ra nước bọt giúp bé ăn càng ngon thêm.

Thức ăn cần chứa đủ và cân bằng 4 nhóm thực phẩm tinh bột, chất đạm, chất béo, rau xanh. Thực đơn nên đa dạng hóa để cân đối về tỷ lệ các chất dinh dưỡng, đổi món thường xuyên, tránh ăn nhiều thức ăn béo, ngọt, dầu, mỡ. Bạn cũng cần lưu ý việc trẻ thiếu các vi chất như sắt, kẽm và lysine (thường gặp ở trẻ suy dinh dưỡng) cũng có thể gây biếng ăn. Mẹ nên chọn những thức ăn hay thực phẩm dinh dưỡng bổ sung các chất này. Ngoài ra, bạn nên chế biến trái cây và sữa thành món sinh tố thay đổi khẩu vị hằng ngày cho bé, điều đó sẽ cho hiệu quả rất tích cực.

"Nguyên tắc" cơ bản trong quá trình trị biếng ăn cho con là không ép ăn nếu bé không muốn. Nếu bé thích ăn một số món cố định, bạn cứ nấu cho bé ăn. Chỉ cần bữa ăn vẫn đầy đủ các nhóm chất là được. Sau đó mới bổ sung từ từ các món mới vào bữa để trẻ làm quen dần.

- Vận động thể lực: muốn bé ăn ngon miệng, cha mẹ nên đáp ứng 3 nhu cầu chính yếu - ăn, ngủ, vận động phải bổ sung cho nhau chứ không thay thế nhau. Bạn cần cho bé vui chơi, vận động ngoài trời ít nhất 30 phút mỗi ngày, như vậy bé sẽ có cảm giác đói và ngủ tốt. Ăn được ngủ được chắc chắn bé sẽ lên cân "đều đều"

- Hỗ trợ hệ tiêu hóa non yếu của bé: vì hệ tiêu hóa của bé còn non yếu, dễ bị tổn thương bởi những thay đổi hay tác động từ bên ngoài như chế độ ăn giữa các giai đoạn, an toàn và vệ sinh thực phẩm, thuốc chữa bệnh (đặc biệt là kháng sinh)… nên có thể kém hấp thu dưỡng chất, rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón), biếng ăn, suy giảm sức đề kháng…

Để giúp cho hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh, có đủ sức phòng chống tổn thương, có thể hấp thu tốt chất dinh dưỡng từ thực phẩm, tăng sự thèm ăn, tăng sức đề kháng nên, cha mẹ nên bổ sung cho bé các vi khuẩn có ích từ loại men vi sinh có trong thực phẩm (như sữa chua) hoặc thực phẩm chức năng. Trong số đó, men vi sinh Golden LAB hội đủ các tiêu chuẩn giúp bé ăn ngon miệng mỗi ngày với liều 2 gói mỗi ngày:

- Golden LAB chứa hệ men vi sinh (Probiotics) sinh acid lactic được phân lập từ kim chi Hàn Quốc, được bào chế theo công nghệ cao Duolac TM, giúp men vi sinh vào đến ruột an toàn và phát huy tác dụng tốt. Điều đó giúp tiêu hóa tốt thức ăn và tăng nhu cầu ăn của bé. Khả năng hấp thu dưỡng chất, các nguyên tố vi lượng, đặc biệt là Canxi khi dùng Golden LAB giúp bé phát triển toàn diện về cân nặng, chiều cao và trí não.

- Chất xơ (Prebiotics) là thành phần thứ hai của Golden LAB, mang lại sự khác biệt về chất lượng bởi chúng là nguồn thức ăn của Probiotic, giúp các Probiotic tăng trưởng nhanh chóng và phát huy tác dụng mạnh và nhanh. Đồng thời, chất xơ giúp cho hệ tiêu hóa của bé ổn định hơn bởi tác dụng phòng chống rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón).

Để nhanh chóng đạt hiệu quả mong muốn, bạn nên cho bé uống thuốc bổ có chứa nhiều vitamin, khoáng chất và đặc biệt là canxi như bộ sản phẩm Childlife (Mỹ) hoặc Unikid (dược Hậu Giang),… Thời gian uống Golden LAB và thuốc bổ nên kéo dài ít nhất 3 tháng để có kết quả tốt nhất.

Bạn có thể gọi tới tổng đài: 0439.960.886 hoặc 0439.959.969 để được tư vấn và hỗ trợ thêm thông tin. Chúng tôi gửi kèm bảng theo dõi sau để bạn đánh giá và làm mụcphấn đấu khi nuôi con.

Dưới đây là bảng cân nặng và chiều cao rút gọn của bé trai:

Tuổi Bình thường Suy dinh dưỡng Thừa cân
0 3,3 kg - 49,9 cm 2,4 kg - 46,1 cm 4,4 kg
1 tháng 4,5 kg - 54,7 cm 3,4 kg - 50,8 cm 5,8 kg
3 tháng 6,4 kg - 58,4 cm 5 kg - 57,3 cm 8 kg
6 tháng 7,9 kg - 67,6 cm 6,4 kg - 63,3 cm 9,8 kg
12 tháng 9,6 kg - 75,7 cm 7,7 kg - 71,0 cm 12 kg
18 tháng 10,9 kg - 82,3 cm 8,8 kg - 76,9 cm 13,7 kg
2 tuổi 12,2 kg - 87,8 cm 9,7 kg - 81,7 cm 15,3 kg
3 tuổi 14,3 kg - 96,1 cm 11,3 kg - 88,7 cm 18,3 kg
4 tuổi 16,3 kg - 103,3 cm 12,7 kg - 94,9 cm 21,2 kg
5 tuổi 18,3 kg - 110 cm 14,1 kg - 100,7 cm 24,2 kg


Nếu phải dùng đến thuốc:

Mặc dù năm nay Bin đã lên 5 tuổi rồi nhưng so với các bạn cùng lứa về cân nặng và chiều cao của con chỉ như bé 4 tuổi. Đặc biệt là Bin rất lười ăn.

Chào các mẹ!

Thực sự hiện nay em đang cảm thấy rất bối rối với con trai quá lười ăn của mình. Trước đây khi con 3 tuổi trở xuống, con ăn uống cũng khá tốt và ăn cũng khá nhanh. Nhưng từ 3 tuổi trở đi, khi cho con bắt đầu đi học mẫu giáo, em để ý thấy Bin lười ăn hẳn. Và cho đến giờ thì con lười ăn quá thể luôn.

Ảnh minh họa
Hàng ngày buổi sáng ép gần một tiếng đồng hồ con mới ăn hết một bát bún. Trong khi 5 tuổi rồi mẹ vẫn phải ngồi cạnh bên để xúc mới chịu ăn.

Hàng ngày buổi sáng ép gần một tiếng đồng hồ con mới ăn hết một bát bún. Trong khi 5 tuổi rồi mẹ vẫn phải ngồi cạnh bên để xúc mới chịu ăn. Còn không xúc thì con cũng chả thiết ăn luôn. Đến trưa thì con ăn trưa ở lớp mẫu giáo cùng các bạn. Nhưng đến cô giáo ở lớp cũng kêu con lười ăn.

Thường thì dọa nạt, bắt con ăn được đến đâu hay đến đó. Đến chiều thì con cũng ăn một bữa phụ như các bạn. Và tối đến, xúc mãi con mới ăn hết bát cơm chan canh, nhất định không được cho thêm thịt. Tối đến, mẹ phải dụ dỗ mãi con mới chịu uống hết một cốc sữa hoặc ăn một vài loại hoa quả.

Nhìn con ăn uống như vậy khiến em phát chán và xót ruột quá. Mấy hôm nay con bắt đầu đi học lớp luyện chữ buổi tối từ 6 giờ đến 8 giờ. Vậy mà nếu hôm nào mẹ cháu không tranh thủ đi làm được về sớm nhắc hoặc bắt ép con uống sữa, ăn bánh hoặc ăn cháo là y như rằng con cũng nhịn đói đi học luôn.

Cứ tình hình ăn uống đơn sơ như thế này, không biết khi vào lớp 1 con còn có sức lực mà học tập tốt không nữa. Phải nói thêm rằng, ngoại trừ cái tính khểnh ăn và lười ăn của con thì con vẫn là một cậu bé khá lém lỉnh và nghịch ngợm.

Hôm trước, bà nội của cháu có xuống chơi và thăm cháu, thấy cháu xách cái cặp xách còn to hơn người, lại chả chịu ăn uống gì trước khi đi học, bà thương cháu lắm. Bà cứ hối thúc mẹ cháu cho cháu uống B1 hàng ngày để kích thích tiêu hóa và sự thèm ăn cho con xem sao. Em rất muốn áp dụng theo lời bà nội cháu để cải thiện ăn uống cho con nhưng thực tình em lại sợ sệt.

Thứ nhất, em cũng thấy nhiều mẹ khác nói rằng nếu cho con uống B1 mà con bị quen thuốc thì khi ấy nếu không cho con uống B1 nữa là con sẽ bỏ ăn ngay. Điều này em thấy rất nhiều mẹ nói to nhỏ với nhau trên các diễn đàn rồi.

Ảnh minh họa
Bà cứ hối thúc mẹ cháu cho cháu uống B1 hàng ngày để kích thích tiêu hóa và sự thèm ăn cho con xem sao.

Thứ hai là nếu uống B1 mà con ăn uống thực sự tốt hơn thì có thể vẫn tiếp tục cho con uống. Tuy nhiên khi uống B1 phải uống đúng liều lượng khuyến cáo và phải uống trong 2 – 3 tuần một đợt, rồi sau đó phải nghỉ 1 – 2 tuần rồi mới lại cho con uống tiếp.

Thứ 3, em cũng rất lo lắng vì đọc ở một số báo online cho rằng cho con uống B1 khi còn nhỏ có thể gây nên tình trạng sỏi thận cho con. Chính vì thế, em vẫn lăn tăn cái vụ cho con uống B1 để cải thiện sự lười ăn của Bin quá các mẹ ạ.

Cũng mấy hôm trước, em có chia sẻ với cô giáo ở lớp Bin. Cô nói rằng, hãy cho con uống thử men tiêu hóa xem sao. Điều này sẽ giúp củng cố hệ thống đường ruột của các bé. Chỉ cần mua men tiêu hóa của nội chưa không cần phải mua của ngoại cũng khá tốt.

Tuy nhiên, cô giáo cũng nói là nên cho con uống men tiêu hóa 30 phút trước bữa ăn với nước nguội để trẻ có thể hấp thụ tối ưu nhất. Và lưu ý là các loại men tiêu hoá chỉ nên uống từ 7 đến 10 ngày rồi dừng lại.

Ảnh minh họa
Có mẹ nào trong trường hợp có con lười ăn quá thể như em không? Các mẹ cũng có kinh nghiệm gì về vụ cho con uống B1 hay men tiêu hóa thì chia sẻ với em nhé.

Cô giáo Bin cũng khuyên, ngoài bổ sung men tiêu hóa cho con, em nên bổ sung nhiều các vitamin khác nữa, nhất là kẽm và lysin để cải thiện sự lười ăn của con.

Nghe cô giáo nói thế em lại thấy băn khoăn quá các mẹ ạ. Nói thực là em luôn cố gắng cải thiện các món ăn ngon miệng và hấp dẫn cho con trai nhưng con thì chẳng chịu ăn và ngày càng còi làm en chán lắm. Có mẹ nào trong trường hợp có con lười ăn quá thể như em không? Các mẹ cũng có kinh nghiệm gì về vụ cho con uống B1 hay men tiêu hóa thì chia sẻ với em nhé.

Nuôi con sau khi ly hôn bố mẹ nên làm thế nào

Nuôi con khỏe dạy con ngoan

Chế độ ăn cho bà mẹ cho con bú

Nghệ thuật làm cha mẹ

Chăm sóc trẻ sơ sinh

Dinh dưỡng thai kỳ

(ST).

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý