Bí quyết làm người lãnh đạo giỏi

seminoon seminoon @seminoon

Bí quyết làm người lãnh đạo giỏi

18/04/2015 10:14 PM
370

Làm lãnh đạo đã khó, làm lãnh đạo giỏi còn khó hơn gấp nhiều lần. Lãnh đạo không chỉ đơn thuẩn là một chức danh, một vị trí, một sự bổ nhiệm mà hơn thế, lãnh đạo chính là khả năng tạo ra ảnh hưởng với tất cả mọi người. Do đó, muốn làm lãnh đạo giỏi, phải có những "bí kíp" riêng.


Nhà lãnh đạo giỏi trước hết phải là nhân viên giỏi


Ranh giới giữa những nhà lãnh đạo và những người đi theo (followers) hay những nhân viên thuộc cấp theo quan niệm truyền thống đang ngày càng trở nên mờ nhạt trongmột thế giới mởmà sự sáng tạo và độc lập của mỗi cá nhân luôn được đề cao. Theo các chuyên gia về lãnh đạo, trong cuộc sống cũng như thế giới công việc, bất cứ ai cũng cómột vị sếp và có cơ hội để làm sếp, nhưng để trở thành một nhà lãnh đạo lớn, trước hết sếp cũng phải là những nhân viên giỏi và có 11 cách sau đây để làm điều đó…



1. Nhân viên giỏi là người chủ động đưa ra đề xuất. Đã qua rồi cái thời mà các nhân viên thuộc cấp răm rắp nghe và làm theo các mệnh lệnh của nhà lãnh đạo.


Ngày nay, các nhà lãnh đạo rất cần các cộng sự của mình chủ động đưa ra những ý tưởng mới mẻ chứ không cần những con “ong thợ” luôn chờ được chỉ bảo nên làm điều gì. Những nhân viên giỏi sẽ nói “Tôi nghĩ chúng ta nên làm điều đó”, chứ không phải nói “Sếp muốn tôi làm điều gì?”.


2. Nhân viên giỏi tự tạo công việc cho mình.


Các nhân viên giỏi luôn xác định được một mục tiêu rõ ràng, có thể định lượng về kết quả và đo lường thời gian hợp lý để hoàn thành mục tiêu đó. Họ cũng có khả năng vạch ra một kế hoạch cụ thể để thực hiện mục tiêu và sẵn sàng báo cáo cho sếp bất cứ lúc nào về những diễn tiến thực hiện mục tiêu. Có nghĩa là, nhân viên giỏi chứng minh với sếp rằng họ hoàn toàn có thể làm chủ công việc của mình. Làm việc với sự chủ động và độc lập bản thân nó sẽ giúp cho nhân viên tìm thấy niềm vui và cảm hứng trong công việc.


3. Nhân viên giỏi là những người biết lắng nghe và học hỏi từ người khác.


Mặc dù một nhân viên giỏi được đánh giá cao ở tính độc lập nhưng điều đó không có nghĩa là anh ta không nên lắng nghe, tiếp thu ý kiến của cấp trên và những người xung quanh. Chính quan niệm cởi mở mới giúp anh ta mở rộng tầm nhìn và trở thành một nhà lãnh đạo lớn sau này.


4. Nhân viên giỏi có khả năng tiên đoán và chủ động giải quyết công việc cho sếp.


Những nhân viên giỏi thường tự đặt ra câu hỏi: “Nếu tôi là sếp, tôi sẽ làm điều gì tiếp theo?”. Với cách tiếp cận công việc như vậy, họ sẽ chủ động giải quyết phần lớn các công việc thay cho sếp trước khi sếp nhận được thông tin về công việc.


5. Nhân viên giỏi là người giỏi truyền thông.


Nếu để cho sếp hỏi về tiến độ của một công việc hay báo cáo nào đó thì một nhân viên chưa được xem là giỏi. Những nhà lãnh đạo lớn cũng là những người luôn có nhiều mối lo lớn. Các nhân viên giỏi là những người biết cách giúp sếp xua tan những mối lo ấy bằng cách thường xuyên cập nhật thông tin cho sếp. Nếu nhân viên không làm như vậy, sếp có thể nghĩ rằng anh ta đang muốn giấu giếm những tin xấu.


6. Nhân viên giỏi là người biết hướng đến mục tiêu.


Các sếp thường bận rộn và họ chỉ muốn làm duy nhất một việc là “giám sát” nhân viên. Nhân viên giỏi thường bám theo mục tiêu đã đặt ra để tổ chức công việc trước mắt, đặt ra các ưu tiên hợp lý. Trong khi đó, những nhân viên dở thì làm việc theo kiểu ứng phó với những gì xảy ra trước mắt với hy vọng chỉ cần làm việc bận rộn là sẽ có kết quả. Các sếp chắc chắn không trả lương cho nhân viên chỉ để thấy họ “có vẻ bận rộn” hay làm việc chăm chỉ. Điều mà họ kỳ vọng ở nhân viên là đạt được các mục tiêu và thực hiện hiện sứ mệnh của tổ chức.


7. Nhân viên giỏi “nói ít làm nhiều”.


Hành động chắc chắn sẽ có tính thuyết phục nhiều hơn lời nói và các nhân viên giỏi luôn biết phát huy điều này để chứng minh năng lực của mình.


8. Nhân viên giỏi biết cách tạo niềm tin ở sếp.


Họ làm điều này bằng cách làm cho công việc của sếp trở nên dễ dàng hơn và thực hiện đúng các lời hứa của mình. Khi tạo được sự tin tưởng ở sếp, nhân viên sẽ được sếp tạo nhiều cơ hội, chia sẻ nhiều thời gian, các nguồn lực và cả những thông tin quan trọng nhất.


9. Nhân viên giỏi đưa ra giải pháp.


Những nhân viên tồi thì sẽ biến các vấn đề khó khăn mà mình đang gặp thành các vấn đề của sếp. Những nhân viên giỏi thì sẽ chủ động giải quyết các vấn đề hoặc đề xuất các giải pháp lên cho sếp nếu tự họ không quyết định được.


10. Nhân viên giỏi biết cách chia sẻ với sếp.


Họ luôn tỏ ra cảm thông và chia sẻ với những áp lực mà các sếp đang phải gánh chịu. Họ cũng chủ động tìm cách giúp sếp giảm bớt các áp lực này và làm cho sếp cảm thấy rằng ít nhất vẫn còn có một người có thể thấu hiểu những khó khăn của mình.


11. Nhân viên giỏi là những người trung thành.


Họ tự hào khi góp phần làm đẹp hình ảnh của sếp. Ngay cả khi bản thân họ không hài lòng về một quyết định nào đó của sếp, họ cũng sẽ thống nhất với nó như một cách để thể hiện sự tôn trọng sếp. Họ cũng sẽ chủ động suy nghĩ ra những lý do đằng sau quyết định đó, làm theo quyết định đó và khuyến khích các đồng nghiệp khác làm như mình.


Nhứng bí kíp để trở thành nhà lãnh đạo giỏi



Lãnh đạo giỏi cũng quan trọng, nhưng quan trọng không kém là sự giỏi ấy phải được công luận biết tới. Và đó là những nhà lãnh đạo nổi bật. Dorie Clark là cố vấn chiến lược marketing cho các khách hàng lớn như Google, Trường Đại học Yale, và National Park Service.
Dĩ nhiên là bạn phải "chăm sóc" cho thương hiệu riêng của mình rồi, đặc biệt là khi bạn ở các vị trí lãnh đạo cấp cao. Nhưng vì ngày nay người người đều có thương hiệu (Nhà nghiên cứu kinh doanh nổi tiếng.Tom Peters gọi đó là "lời hứa của bạn đối với thị trường và thế giới"), nên nếu bạn muốn tiến xa hơn, sở hữu một thương hiệu vẫn còn là quá ít.Bạn không thể chỉ đơn thuần là "một anh chàng nói thạo tiếng Anh", hay "lập trình viên có thể giải thích rõ ràng mọi thứ", hay "một nữ luật sư nhanh nhẹn". Điều đó cũng tốt thôi - nhưng có cả triệu người như bạn; và trong một thế giới toàn cầu hóa như hiện nay, công ty bạn sẽ chẳng mấy chốc tìm được người có thể thế chân bạn.
Vì thế mà bạn cần phải xây dựng cho mình hình ảnh của một nhà lãnh đạo nổi bật. Nhân viên tốt, quản lý giỏi đều là những nhân tố có thì tốt. Nhưng người lãnh đạo nổi bật lại có một vai trò thiết yếu, và không thể thay thế được.Vậy bạn làm thế nào để tạo dựng uy tín cho mình trong vai trò một chuyên gia - người không chỉ tham gia, mà còn dẫn dắt một cuộc đối thoại? Đơn giản thôi: hãy dùng đòn bẩy.
Dù bạn có xuất sắc hay tài năng tới đâu, vai trò của bạn cũng không được chính người trong công ty hoặc khách hàng đánh giá đầy đủ nếu bạn chưa được thừa nhận trong mắt của một bộ phận công chúng lớn hơn.Chính lực ngoại lai này sẽ trở thành "chiếc phòng tiếng vọng", mang lại cho bàn tiền tài, danh vọng. Làm thế nào để có được nó? Bạn hãy làm theo 6 bước sau đây để trở thành một nhà lãnh đạo nổi bật.
Ban đầu, tất nhiên không phải tất cả các cách đó đều thực hiện được, nhưng dần dần, bạn sẽ thực hiện được phần lớn trong số đó.


cach de tro thanh nguoi lanh dao gioi


 
Tích cực xuất hiện trên mạng

Không phải ai cũng có thể một bước mà lên được vũ đài thế giới (chắc chắn CNN sẽ không đời nào mời bạn phỏng vấn nếu bạn chưa từng xuất hiện trên truyền hình sở tại).
Nhưng ai cũng có thể bắt đầu từ đây - mạng trực tuyến. Viết blog là một cách làm rất hay, bởi chúng thể hiện kiến thức của bạn - và các công cụ tìm kiếm thì vẫn ưu ái những blog thường xuyên cập nhật nội dung mới.
Đa phần các blog đều bị bỏ vắng, nhưng blog của bạn sẽ tạo ra được sự khác biệt nếu bạn chịu khó đầu tư một chút thời gian và công sức. Nội dung hay - dĩ nhiên rồi; nhưng bên cạnh đó, đừng quên kết thêm bạn bè mới (trực tuyến và ngoại tuyến) với những blogger khác để tạo thành một vòng tròn kết nối liên tục.
Bạn có thể học hỏi được đôi điều từ Chris Brogan - một gã lẽ ra sẽ chỉ là một thứ "vô danh tiểu tốt" nếu không kiên trì ngồi viết blog suốt cả chục năm ròng, biến mình thành một mắt xích quan trọng trong thế giới blogger, và biến lợi thế đó thành những hợp đồng ra sách giá trị cùng những cuốn sách thuộc hàng bán chạy nhất thị trường.

  Hãy biết "khoe" những mối quan hệ "chất lượng cao"

Chuyện này liên quan tới may mắn nhiều hơn (nếu tôi là một nhân viên cấp cao cho Barack Obama thì có lẽ giờ này tôi đang ngồi viết bài này ở Nhà Trắng), nhưng nếu bạn có những mối quan hệ nổi tiếng, thì hãy đừng ngại mà chia sẻ về họ và tận dụng họ.
Bạn là một hậu duệ của Ivy League? Bạn làm việc cho McKinsey? Bạn được những "ông lớn" trong ngành đề cập đến? Đó đều là những hiện thân cho uy tín của bạn đấy.
Phát biểu trước đông người

Vì nói trước đông người là cả một nỗi kinh hoàng đối với phần lớn mọi người, nên uy tín của bạn trước công chúng sẽ tăng vọt khi bạn đứng trên bục diễn giả. Hãy bắt đầu với Phòng Thương mại ở địa phương, rồi từ đó tìm cách liên hệ với những hiệp hội, hội nghị, và những hội thảo của các công ty lớn (bạn có thể trực tiếp gửi thư cho họ, đề nghị được phát biểu về một chủ đề nào đó).
Hãy mua một cuốn danh bạ về các tổ chức ngành nghề toàn quốc để tìm kiếm đầu mối liên lạc, rồi tự gia tăng cơ hội cho mình bằng cách không ngừng thể hiện sự nhiệt tình của mình (thể hiện rằng bạn là người mà mọi người đều muốn gặp), và ghi âm các cuộc nói chuyện của mình để đăng tải trên các trang mạng xã hội như Twitter, YouTube, và Facebook. Mục tiêu của bạn là xuất hiện ở mọi nơi.
 
 Xuất hiện trên truyền hình

Hãy xây dựng mối quan hệ với các nhà sản xuất truyền hình - bạn có thể theo dõi họ trên Twitter và chủ động bắt chuyện với họ. Các hãng thông tấn truyền hình cáp cũng là một mục tiêu tốt bởi họ cần thực hiện nhiều chương trình.
Hãy soạn ra một bộ tài liệu truyền thông về bản thân (bao gồm các thông tin về lý lịch, những bài viết bạn đã thực hiện, và các chủ đề bạn đã bình luận) rồi phát tán đi. Khi có tin nóng xuất hiện, hãy gửi ngay email cho nhà sản xuất, đề nghị họ cho bạn cơ hội xuất hiện trên truyền hình đồng thời đưa ra những điểm chính mà bạn sẽ phát biểu về thông tin đó.
Nếu họ cũng đang hối hả tìm kiếm khách mời, như thế có nghĩa là vận may đã mỉm cười với bạn rồi đấy.

 Giành một số giải thưởng

Điều này tương tự như nguyên tắc con gà và quả trứng vậy: khi bạn là người nổi tiếng, ai cũng muốn trao giải thưởng cho bạn, bởi tên tuổi của bạn sẽ là một "thỏi nam châm" thu hút sự chú ý của mọi người đối với các sự kiện của họ.
Nhưng ngay từ ban đầu, khi bạn còn chưa có tên tuổi, thì bạn làm thế nào để giành được những giải thưởng cần thiết để tạo đà cho động lực trở thành nhà lãnh đạo nổi bật? Hãy dũng cảm lên. Đừng ngại tự đề cử mình, hoặc kêu gọi đồng nghiệp đề cử giúp bạn.
Hãy xác định đâu là những giải thưởng quan trọng trong lĩnh vực hoạt động của bạn, theo dõi hạn chấm giải thưởng, và thực hiện. Thường thì sẽ có ít người được đề cử hơn bạn nghĩ đấy, và biết đâu bạn có thể ngẫu nhiên giành phần thắng.
 Xuất bản một cuốn sách

Đây là phần khó thực hiện nhất, đặc biệt là kể từ khi ngành xuất bản "co cụm" lại sau cuộc khủng hoảng trong ngành diễn ra vào năm 2008. Không nhà xuất bản nào dám "liều mạng" bắt tay với những tác giả vô danh, vì vậy, nhiệm vụ của bạn là hãy tạo dựng tên tuổi cho mình thông qua những cách thức đã trình bày ở trên.
Tin tốt là một khi bạn đã vượt qua được "chướng ngại vật" và ký được hợp đồng xuất bản, thì quyền kiểm soát là của bạn: minh chứng rõ ràng và xác thực nhất cho thấy bạn là một nhà lãnh đạo nổi bật chính là việc bạn đứng tên tác giả của một quyển sách hay với chủ đề mà bạn lựa chọn.
Hãy lấy cuốn sách của bạn và lặp lại quá trình trên. Năm bước trước giờ đây đã trở nên dễ thực hiện hơn nhiều sau khi bạn đã trở thành tác giả của một cuốn sách.Bạn còn áp dụng phương pháp nào nữa để xây dựng danh tiếng cho mình trong vai trò một nhà lãnh đạo nổi bật?


 Lãnh đạo tài năng cần có chuyên môn giỏi


Là một lãnh đạo không thể không có kiến thức chuyên môn. Ngoài những kiến thức nền tảng, người lãnh đạo cần có kiến thức chuyên môn, dành thời gian để đầu tư và đi sâu hơn vào chuyên môn của mình, biết học hỏi và tự tin để trở thành một lãnh đạo giỏi. Điều đó sẽ góp phần quan trọng giúp các nhà lãnh đạo đạt tới đỉnh cao và men say của sự thành công thay vì chỉ ngồi và mơ màng một điều gì đó tốt đẹp sẽ đến với mình.


. Biết ra quyết định đúng lúc


Người lãnh đạo giỏi luôn biết đánh giá vấn đề, phân tích, phán đoán và đưa ra quyết định. Đánh giá rủi ro, thuận lợi và lựa chọn cách giải quyết hợp lý nhất có thể cho mọi việc thay vì trông chờ vào quyết định của người khác. Sự quyết định của chính bản thân người lãnh đạo mới là quan trọng nhất. Thiếu sự quyết đoán và trông chờ vào người khác sẽ không giúp người đó trở thành lãnh đạo giỏi.


 Biết phát huy thế mạnh


Một lãnh đạo tốt nhất là một người có thể phát huy các kỹ năng của mình trong mọi bối cảnh. Đa số các nhà lãnh đạo ai cũng muốn ôm đồm hết mọi việc về mình mặc dù khả năng có hạn. Bởi trên thực tế, hiếm có người nào là chuyên gia trong mọi lĩnh vực nếu không muốn nói là không có. Và người lãnh đạo cần biết rõ điều này để chỉ tập trung vào những thế mạnh, lĩnh vực của mình, phát huy nó để mang lại nhiều lợi nhuận và thành công cho doanh nghiệp, trở thành người lãnh đạo giỏi. Biết dựa vào thế mạnh để làm mọi thứ khác biệt hơn, giỏi hơn, độc đáo hơn những người khác. Điều đó sẽ giúp chúng ta trở nên nổi bật và vượt trội hơn, gặt hái nhiều thành công hơn trong công việc.


 Khả năng huy động sức mạnh làm việc tập thể


Thay vì chỉ một mình mình suy nghĩ và đưa ra mệnh lệnh cho mọi người thì người lãnh đạo giỏi phải biết huy động sức mạnh tập thể, vận động tất cả mọi người trong tập thể của mình cùng suy nghĩ và đưa ra sáng kiến của họ. Một lãnh đạo giỏi cũng cần có khả năng tập hợp và hiệu triệu mọi người, hướng dẫn mọi người, mang đến công việc và trao quyền cho họ. Hãy biến họ thành những người nhạy bén, mạnh mẽ, khiến họ phải suy nghĩ và đưa ra các phương án khả thi trong công việc hơn là biến họ thành một cỗ máy không có khả năng tự giải quyết công việc.


Biết kiểm soát thời gian


Người lãnh đạo luôn nắm rõ và kiểm soát được thời gian của chính mình, biết lúc nào và khi nào để bắt đầu hay kết thúc một việc. Người lãnh đạo giỏi không để lãng phí thời gian một cách vô ích bởi chính thời gian góp phần tạo nên sự thành công của họ. Khi giao việc cho nhân viên, người lãnh đạo giỏi biết cùng họ trao đổi để đưa ra thời hạn thực hiện thay vì ép họ nhận thời hạn.


Luôn có phương án mới thay thế cho những phương án đã cũ hoặc không thích hợp


Biết nhìn xa trông rộng, chuẩn bị cho mình nhiều phương án để có thể thay thế một phương án cũ khi cần thiết, giúp cho công ty không rơi vào thế bị động, đó cũng là chiến lược của một lãnh đạo giỏi.


 Động viên, khen thưởng và quan tâm tới nhân viên


Một nhà lãnh đạo giỏi phải là người có thái độ đúng mực, biết cách động viên, giúp đỡ và chia sẻ với nhân viên, làm sao cho họ cảm thấy mình là người có giá trị. Hơn nữa, việc lãnh đạo quan tâm tới đời sống nhân viên không những tạo được lòng tin và sự tín nhiệm mà còn xây dựng đội ngũ nhân viên nhiệt tình, hăng hái, khích lệ họ cống hiến và làm việc hết mình cho công ty. Lãnh đạo giỏi còn biết khen thưởng nhân viên khi họ hoàn thành tốt công việc. Dù bằng những phần thưởng có giá trị to hay nhỏ thì tất cả những việc làm đó đều có ý nghĩa nhất định và mang lại sự hứng khởi cho nhân viên.

Trở thành một nhà lãnh đạo đã là cả một quá trình và trở thành nhà lãnh đạo giỏi lại càng không phải là chuyện đơn giản. Học hỏi từ mọi thứ, từ trong thất bại và cả thành công, từ trong sự trải nghiệm của chính bản thân trên nấc thang tiến tới danh vọng cũng góp phần tạo nên một lãnh đạo giỏi.




Bí quyết thăng tiến nhanh trong công việc

Bí quyết thành công của phụ nữ

Nghệ thuật ứng xử với cấp dưới

Đối xử với nhân viên cấp dưới thế nào cho đúng mực

Phóng viên


(st)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý