Làm sao để trẻ hết nhút nhát

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Làm sao để trẻ hết nhút nhát

18/04/2015 10:19 PM
615

Trẻ bình thường có tính nhút nhát có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng hầu hết các nguyên nhân này đều có cách giải quyết rất đơn giản. Bố mẹ nên kiên trì tìm hiểu để khắc phục tính nhút nhát cho con.

Bạn đừng cười khi bé yêu sợ ông già noel, khóc thét khi gặp người mặc bộ đồ lính cứu hỏa. Bé sợ cả tiếng mèo kêu, tiếng còi hụ hoặc thường xuyên bám lấy cha mẹ…. Đó là biểu hiện rất bình thường từ trẻ sơ sinh cho đến khi vào lớp 1.


Nguyên nhân

Cảm giác sợ hãi

Lo lắng và sợ hãi là một trạng thái giúp chúng ta đối phó với những kinh nghiệm mới và tránh khỏi các nguy hiểm. Trẻ con có rất nhiều nỗi sợ hãi vì trí tưởng tượng của bé rất phong phú. Bé dễ lo lắng về các nhân vật không có thật, sức khỏe của bé (và cả sức khỏe của bạn), bé sợ đau và sợ cả cái chết!

Kế thừa những lo lắng của cha mẹ

Nếu bé nhìn thấy bố mẹ cũng sợ chuột, hoặc co rúm người lại khi đi vào phòng khám răng… thì bé cũng sẽ sợ những thứ ấy. Do đó, hãy cố gắng vượt qua những nỗi sợ của chính bạn, hoặc ít nhất thì bạn cũng đừng thể hiện nỗi sợ ấy ra trước mặt trẻ. Tuy nhiên, trong những trường hợp này, bạn có thể thú nhận với bé rằng bạn cũng không thích gặp bác sĩ giống như bé, nhưng vẫn đi khám để giữ gìn sức khỏe. Khi bạn thú nhận, bé sẽ cảm thấy mình không cô đơn và điều đó có thể giúp bé biết cách vượt qua nỗi sợ hãi, mà đôi khi không cần đến sự giúp đỡ của người lớn.

Kỹ năng nói kém

Các nhà nghiên cứu đã kết luận, kỹ năng nói có liên hệ mật thiết đến sự nhút nhát và thiếu tự tin của con người. Do đó, rèn luyện kỹ năng nói cũng là biện pháp gián tiếp giúp trẻ tăng cường kỹ năng giao tiếp và bớt nhút nhát hơn.

Bố mẹ không nên bỏ lỡ thời cơ trò chuyện cùng trẻ. Bạn đừng lo trẻ không hiểu. Trẻ em ẩn giấu một tiềm năng tiếp nhận kích thích ngôn ngữ lớn. Chỉ cần bạn hướng dẫn cho trẻ nghe nhiều, luyện nói nhiều thì khả năng sử dụng ngôn ngữ của bé sẽ phát triển nhanh chóng.

Trẻ bị stress

Có thể bạn nghĩ rằng trẻ con đầy niềm vui và vô tư (vì trẻ không cần phải lo đến cơm, áo, gạo, tiền...). Thật ra, trẻ dù nhỏ nhưng cũng có những mối lo lắng và đôi khi bị stress, có thể do nguyên nhân bên ngoài, từ gia đình, bè bạn hay ở lớp học, hoặc từ chính cơ thể trẻ.

Bạn có thể nhận ra con mình bị stress qua những biểu hiện hàng ngày, những thay đổi hành vi trong giai đoạn ngắn, chẳng hạn tính tình, hành động, kiểu ngủ, hay thậm chí là tè dầm... Một số trẻ lại bị những ảnh hưởng về thể chất, như đau bao tử và nhức đầu. Ở trẻ học mẫu giáo, các dấu hiệu stress có thể biểu hiện qua các thói xấu mới như mút tay, xoắn tóc, ngoáy mũi. Stress có thể làm trẻ lãnh đạm hoặc hung dữ hơn, nhưng đôi khi cũng lãnh đạm và nhút nhát hơn.

Việc tìm ra nguyên nhân sẽ giúp bạn khắc phục chứng này dễ dàng hơn. Tuy nhiên, ngay cả khi đã tìm ra nguyên nhân, bạn cũng nên nhớ bé khó có thể chiến thắng nỗi nhút nhát, sợ hãi trong vài ngày, mà có thể là vài tháng, thậm chí cả năm. Đặc biệt, vẫn có trường hợp bạn cần đến sự hỗ trợ của bác sĩ nhi hoặc các chuyên gia tâm lý.





Dành Cho Con


2. Bạn nên làm gì?

Sợ hãi là cảm xúc tự nhiên, không có gì là xấu, nhưng bạn cần cho con hiểu bất cứ nỗi sợ nào cũng có cách chế ngự:

- Trò chuyện với trẻ nhiều hơn: Nỗi lo sợ của bé có thể rất buồn cười và vô lý với bạn, nhưng đó là điều có thật và quan trọng đối với bé. Vì vậy, bạn nên nghiêm túc nói chuyện về nỗi sợ đó; giải thích cho con một cách đơn giản, vui vẻ nhất về cái mà con đang sợ. Cuối cùng, khẳng định với trẻ: "Điều đó chẳng đáng sợ chút nào." Trẻ con sẽ không bao giờ hết sợ hãi nếu bạn cố tình phớt lờ nỗi sợ của chúng.


- Biến nỗi sợ thành niềm vui: Nếu con bạn sợ bóng tối, hãy chơi bịt mắt trốn tìm, tắt đèn vui đùa cùng bố mẹ. Nếu con bạn sợ bác sĩ, bạn hãy để bé đóng vai bác sĩ. Nếu bé sợ động vật, bạn hãy dẫn bé đi thăm vườn thú, nơi mà mọi người thường vuốt ve và cho thú ăn. Còn nếu bé sợ ma, bạn hãy để bé và bạn bè hóa trang thành những con ma và chơi các trò chơi vui nhộn…

Bạn nên để bé đối mặt với những điều khiến bé sợ hãi nhưng trong trạng thái vui vẻ. Điều này khiến bé nhận ra rằng nỗi sợ thực ra chẳng có gì đáng sợ.

- Xây dựng tính tự lập ở trẻ: Ngay khi 2 tuổi, nếu con bạn có ý thức tự làm một việc gì đó như đòi tự mang giày, tự mặc áo, tự xúc cơm…, hãy vui mừng và động viên bé làm việc ấy. Đây là biện pháp tốt để chống lại căn bệnh nhút nhát, xây dựng tính chủ động cho trẻ.

- Hạn chế thể hiện nỗi sợ trước mặt con: Bạn nên tỏ ra là một ông bố/ bà mẹ bạo dạn, can đảm. Đừng bao giờ trở thành tấm gương nhút nhát khiến trẻ học theo. Nếu có, hãy cố gắng đừng thể hiện trước mặt trẻ.

- Tăng cường cho trẻ giao tiếp: Ban đầu, trẻ có thể sợ người lạ. Nhưng sau khi tiếp xúc, con bạn nhận thấy họ vô hại và tự động tỏ ra thân thiện hơn. Vì vậy, bạn nên thường xuyên cho trẻ đến chơi ở công viên, nhà người thân… để trẻ tự do vui đùa và giao tiếp với các trẻ cùng trang lứa. Vui chơi và quan sát nhiều sẽ giúp trẻ tự tin hơn trong cuộc sống hàng ngày.

Dành Cho Con


Bên cạnh đó, bạn cần rèn luyện cho trẻ khả năng biểu đạt, kĩ năng nói, giúp trẻ có thể tự tin tham gia một cuộc hội thoại.

Các bậc cha mẹ cần sớm loại bỏ biểu hiện nhút nhát của trẻ, chậm nhất là trước khi vào lớp một. Những biểu hiện nhút nhát bình thường của trẻ con nếu không được khắc phục kịp thời có thể sẽ để lại những thương tổn trong não bộ, dễ gây nên hiện tượng “thần kinh yếu” khi trưởng thành.

Tạo cảm giác quen thuộc: Một số phụ huynh rất ít cho con trẻ của mình ra đường hoặc đến các nơi công cộng và chỗ đông người. Đây là “cách” làm trẻ dễ run sợ trước mọi người. Hãy thường xuyên cho trẻ đến chơi ở công viên, nhà người thân… để trẻ tự do vui đùa và giao tiếp với các trẻ cùng trang lứa. Vui chơi và quan sát nhiều sẽ giúp trẻ tự tin hơn trong cuộc sống hàng ngày.

Bạn và bé hãy thay phiên tìm cách diễn tả các cảm xúc đối lập nhau như sợ hãi và tự tin, lo lắng và bình tĩnh… trước một vật/con vật tưởng tượng. Qua trò chơi này bé sẽ dần nhận ra sự sợ hãi ngây ngô của mình, từ đó dần quen và loại bỏ những biểu hiện không hay ấy.

Một số bé thích những đồ vật thân thiết như cái gối hoặc con gấu nhồi bông cũ. Chúng có tác dụng an ủi bé khi bé cảm thấy lo lắng, nhất là giai đoạn bắt đầu đi nhà trẻ hoặc ngủ riêng. Bạn hãy cho trẻ mang theo bên mình những “bửu bối” đó, và cũng đừng khiến bé cảm thấy mình “trẻ con” khi mang theo chúng hoặc khăng khăng bắt bé để chúng ở nhà. Bé sẽ không cần mang theo những đồ vật này khi được 4 tuổi. Lúc đó, bé sẽ biết tìm cách khác để tự trấn an mình khi hoảng sợ.

Tạo cảm giác an toànNếu con bạn sợ bóng tối, hãy chơi bịt mắt trốn tìm, tắt đèn vui đùa cùng bố mẹ. Nếu con bạn sợ bác sĩ, bạn hãy để bé đóng vai bác sĩ (cung cấp cho bé một bộ đồ chơi bác sĩ với đầy đủ áo choàng trắng và ống nghe). Nếu con bạn sợ người lạ, bạn hãy để bé chạm trán với những con búp bê hoặc những con thú nhồi bông. Nếu bé sợ các nhân vật phù thủy, bạn hãy cùng bé mặc những bộ quần áo của các nhân vật đó và vẽ mặt cho giống. Nếu bé sợ động vật, bạn hãy dẫn bé đi thăm vườn thú, nơi mà mọi người thường vuốt ve và cho thú ăn…

Các bé từ 3 đến 4 tuổi còn học trấn an bằng cách chơi với bạn bè. Khi bé có một số bạn thân cùng chơi cải trang giống những con quái vật huyên náo hoặc làm một ngôi nhà ma, bé cảm thấy đó là những hoạt động vui vẻ chứ không phải đáng sợ. Nếu có thể, bạn hãy cùng bé tham gia vào trò chơi cho đến khi bé cảm thấy thoải mái hơn. Khi đó, bạn hãy thử lùi lại một vài bước để bé tự nhiên vui đùa với trò chơi của mình.

Xây dựng sự tự tin ở trẻ: Ngay khi 2 tuổi, nếu con bạn có ý thức tự làm một việc gì đó (đòi tự mang giày, tự mặc áo, tự múc cơm…), hãy vui mừng và động viên bé làm việc ấy. Đây là biện pháp “xây để chống” căn bệnh nhút nhát, xây dựng niềm tin của trẻ thơ. Với những biểu hiện phát triển tự lập như vậy, chắc chắn nếu tiếp tục được hướng dẫn đúng cách, bé sẽ sớm khắc phục được những biểu hiện nhút nhát còn lại.

Các bậc cha mẹ cần sớm loại bỏ biểu hiện nhút nhát của trẻ, chậm nhất là trước khi vào lớp một. Những biểu hiện nhút nhát bình thường của trẻ con nếu không được khắc phục kịp thời có thể sẽ để lại những thương tổn trong não bộ, dễ gây nên hiện tượng “thần kinh yếu” khi trưởng thành.

Ngoài ra bạn cũng nên:

Giúp trẻ diễn đạt tình cảm

Trẻ nhút nhát sẽ sợ đương đầu với sự phán đoán, đánh giá của người khác. Hãy thường xuyên hỏi trẻ những điều đơn giản, lắng nghe trẻ, cho biết bạn đồng ý hay không đồng ý với trẻ. Quan tâm củng cố sự tự tin nơi trẻ, trẻ càng bày tỏ nhiều với bạn, việc thông đạt với người khác càng tự nhiên hơn.

Không làm to chuyện, không bi đát hóa tình huống

Tính nhút nhát chừng mực là biểu hiện của sự tự vệ, không hẳn là tiêu cực. Đó là một nét sâu sắc thuộc bản chất con người. Hãy giải thích với con bạn rằng nhút nhát không phải là khuyết điểm lớn, và điều quan trọng là chấp nhận nó. Hãy kể cho trẻ nghe kinh nghiệm riêng của bạn, cho trẻ biết bạn từng trải qua những thử thách như trẻ để giúp trẻ bớt cảm giác lẻ loi, lạc lõng.

Không xem nhút nhát như một cớ để bao che

Những câu nói kiểu như: “Hãy tha lỗi cho cháu, cháu nhát lắm” nghe tưởng như vô hại, nhưng thật ra càng làm cho con bạn tin rằng đó là một tính chất không thể sửa đổi. Kiểu “bị gắn nhãn” ấy cũng có thể là lý do nại ra để trẻ không muốn thay đổi và tránh mọi tình huống xã hội mà trẻ xem là khó nhọc.

Bí quyết giúp bé hết nhút nhát - 1

Tính nhút nhát chừng mực là biểu hiện của sự tự vệ, không hẳn là tiêu cực ( ảnh minh họa)

Tránh nói đến tính nhút nhát của trẻ trước mọi người

Những trẻ nhút nhát thường rất nhạy cảm trước những lời nói liên quan đến chúng. Nói về tính nhút nhát của trẻ với những người mẹ khác chỉ càng khiến trẻ thêm bối rối và làm vấn đề trầm trọng hơn. Chế nhạo trẻ có thể càng khiến trẻ thêm nhút nhát. Ngay cả đôi khi thái độ của trẻ làm bạn nổi giận, bạn cũng nên kiềm chế, vì những nhận xét gay gắt thốt ra dưới cơn giận sẽ in sâu trong óc con bạn.

Không đột ngột đưa trẻ đến gặp những người khác

Không ngừng khuyến khích trẻ đến với những người khác sẽ có nguy cơ khiến trẻ thêm bất an và làm tăng nỗi sợ của trẻ. Con bạn sẽ có cảm tưởng cha mẹ không hiểu nó và càng khép kín. Tốt hơn nên từ từ giúp trẻ vượt qua tính nhút nhát một cách tuần tự, tế nhị, nhẹ nhàng.


Không nên bảo bọc trẻ quá đáng

Bảo bọc trẻ quá mức sẽ gây tác dụng ngược. Thái độ ấy càng khiến trẻ nghĩ nỗi sợ của nó có căn cứ. Kiểu tránh né ấy chỉ làm tăng sự sợ hãi cho trẻ. Cần để trẻ tự xoay xở với những vấn đề của nó. Đặc biệt cha mẹ cần cương quyết trong dạy lễ phép cho trẻ. Nhút nhát không phải là cớ để không chào hỏi, không nói cám ơn.


Đề nghị với trẻ những vận dụng nho nhỏ về tình huống

Đặt cho trẻ những “thách đố” nho nhỏ, chẳng hạn bảo trẻ chào và hỏi thăm sức khỏe bà cụ hàng xóm mỗi ngày hay mua bánh mì ở gần nhà. Cách ấy sẽ giúp trẻ tự tin, bạo dạn hơn.

Bí quyết giúp bé hết nhút nhát - 2

Khen trẻ mỗi khi trẻ đạt một thành tích nhỏ sẽ rất hiệu quả trong việc giúp trẻ bớt nhút nhát. ( ảnh minh họa)

Giúp trẻ nhận biết giá trị bản thân

Khen trẻ mỗi khi trẻ đạt một thành tích nhỏ sẽ rất hiệu quả trong việc giúp trẻ bớt nhút nhát. Với mỗi gắng sức của trẻ, cha mẹ đừng tiếc lời khen. Nên nói: “Mẹ thật tự hào vì con, con đã vượt qua nỗi sợ”, hay “Con thật can đảm”.

Nghĩ đến những sinh hoạt ngoài trường học

Những môn thể thao tiếp xúc như judo hay karaté giúp trẻ chống lại cảm giác tự ti, trong khi sáng tạo nghệ thuật giúp trẻ thể hiện ra ngoài những cảm xúc và nỗi đau. Nhưng chỉ ghi danh cho trẻ loại hình sinh hoạt này khi trẻ muốn. Ngược lại, cha mẹ sẽ gây cho trẻ cảm giác ngạt thở, có nguy cơ trẻ trở nên khép kín.


Không để trẻ có cảm giác lẻ loi

Dự những lễ sinh nhật có thể là một thử thách thật sự đối với những trẻ nhút nhát. Đừng buộc trẻ đến dự nếu trẻ không muốn. Ngược lại, nên mời những trẻ khác đến chơi với trẻ tại nhà. Ở nhà, trong môi trường quen thuộc, trẻ dễ dàng vượt qua nỗi sợ. Chắc chắn trẻ sẽ cảm thấy thoải mái khi mỗi lần chơi với một người bạn, hơn là với một nhóm bạn. Thỉnh thoảng chơi với một bé nhỏ hơn một chút, đặt trẻ ở một vị thế trội hơn, có thể cho trẻ cảm giác an tâm hơn so với khi chơi với những trẻ cùng tuổi.


Để trẻ tự đến nhà bạn một mình, nhưng bạn hãy bí mật đi theo, nấp sau một cái cây hoặc hàng rào. Trẻ sẽ nghĩ rằng mình đi một mình và thấy tự tin hơn.


Mọi trẻ đều phải trải qua những giai đoạn khác nhau trong quá trình hoàn thiện khả năng giao tiếp. Trong quá trình đó, bạn có thể can thiệp để giúp bé hòa nhập tốt hơn.

Bạn có thể thử tìm xem trong những trẻ hàng xóm một bé sẽ là một người cùng chơi cùng phù hợp với con. Giới tính không phải là vấn đề. Ở tuổi này cả bé trai và gái đều chơi cùng nhau một cách hết sức thoải mái.

Bạn cũng nên đến gặp mẹ của bé kia và giải thích vấn đề. Rằng bạn sẽ tổ chức một bữa tiệc nhẹ và muốn mời cả nhà sang. Đồ uống có thể được phục vụ trước và sau đó bọn trẻ có thể có một khoảng thời gian ngắn để chơi cùng nhau. Bạn nhớ là chỉ ít thời gian thôi. Thời điểm mà một trong hai đứa trẻ có dấu hiệu chán hoặc là mệt, thì có nghĩa là chuyến viếng thăm nên chấm dứt ở đây.

Bạn có thể gợi ý trẻ chơi một số trò đơn giản như thổi bong bóng xà phòng hoặc chơi nặn đất sét. Nếu mọi thứ tốt đẹp, bạn có thể làm việc khác mà không phải giám sát trẻ, nhưng hãy luôn để mắt đến trẻ để khi xảy ra xung đột bạn vẫn có thể can thiệp.

Tiếp theo, bạn có thể để trẻ thử đi sang nhà hàng xóm chơi. Điều này phải được chuẩn bị tốt. Bạn nên đi cùng trẻ đến nơi gặp và hẹn sẽ quay lại đón con vào một giờ nhất định, đề nghị rằng trẻ có thể gọi điện nếu muốn được đón sớm hơn. Có nhiều khả năng rằng bé có thể thấy hoảng sợ trong lần đầu tiên này và quyết định về nhà ngay.

Bạn cũng có thể chỉ cần đưa con đi bộ đến góc phố hoặc là đứng quan sát trong khi bé tự đi nốt quãng đường còn lại một mình. Sau đó, trẻ có thể được phép đi cả quãng đường mà chỉ có một mình.

Khi bé trở nên quen, bạn có thể mở rộng nhóm chơi của trẻ. Tuy nhiên chơi cùng nhiều trẻ thì có thể sẽ có nhiều xung đột hơn. Trẻ có xu hướng thích thể hiện mình và chia bè phái. Tuy nhiên điều này cũng có thể giải quyết. Không gì hiệu quả bằng việc thay đổi một chủ đề thú vị hơn nhiều: "Ai muốn giúp mẹ nướng bánh nào?" hoặc "Ai biết rửa xe như thế nào?"...

Và khi bé có những lời nói hoặc hành vi không thích hợp mà nhiều khi trẻ cũng không hiểu chính xác nó thế nào. Bạn hãy cho qua chuyện đó cho đến một thời điểm khác, để việc nhắc nhở của bạn không ảnh hưởng nhiều đến bé. Điều thực sự cần ở đây là một lời nói mạnh nhưng không tức giận như: "Đó không phải là cách mà chúng ta nói trong gia đình".

Khi trẻ làm gì sai, bạn không được phàn nàn mà chỉ nên nói "Con sẽ bị phạt ở trong phòng vì đã đẩy bạn". Bạn không nên hỏi: "Tại sao con làm thế" hoặc những câu hỏi tương tự. Điều này là cần thiết. Bạn sẽ không khiến trẻ xấu hổ trước các bạn khác.

Ăn gì để trẻ cao hơn?

Làm sao để trẻ ăn ngon miệng mẹ bớt vất vả

Làm sao để trẻ ngủ ngon vào ban đêm

Làm sao để trẻ chịu ăn

Làm sao để trẻ nhanh biết đi

(st)



Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý