Để có sức khỏe tinh thần tốt

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Để có sức khỏe tinh thần tốt

18/04/2015 10:28 PM
1,019

Ở Việt Nam, có tới 15% dân số mắc một trong các chứng bệnh tâm thần thường gặp là tâm thần phân liệt, động kinh, lo âu, trầm cảm, chậm phát triển tâm thần, rối loạn hành vi trong thanh thiếu niên, mất trí tuổi già…

25% dân số có vấn đề về sức khoẻ tâm thần

Sức khoẻ tinh thần, theo bác sĩ Nguyễn Võ Kỳ Anh (ĐH Y Hà Nội), “là hiện thân của sự thoả mãn về mặt giao tiếp xã hội, tình cảm và tinh thần. Nó được thể hiện ở sự sảng khoái, ở cảm giác dễ chịu, cảm xúc vui tươi, thanh thản; ở những ý nghĩ lạc quan, yêu đời; ở những quan niệm sống tích cực, dũng cảm, chủ động; ở khả năng chống lại những quan niệm bi quan và lối sống không lành mạnh”.

Sinh thời, Bác Hồ đã từng nói: “Khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ, như vậy là sức khoẻ”. Chăm sóc sức khoẻ không chỉ đơn thuần là phòng và điều trị các bệnh thực thể như tim mạch, tiêu hoá… mà còn cần phải chăm sóc cả tinh thần. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, việc chăm sóc sức khoẻ tinh thần vẫn chưa được nhận thức đầy đủ và quan tâm đúng mức.

Kết quả là tỷ lệ người dân gặp phải các vấn đề về sức khoẻ tinh thần (trong đó có các bệnh tâm thần) ở mức cao. Cứ bốn người thì có một người có vấn đề về sức khoẻ tinh thần (số liệu của Tổ chức Y tế thế giới).

Có 10 nhóm nguyên nhân dễ làm tổn hại đến sức khoẻ tinh thần là: trầm cảm, rượu, tai nạn giao thông, loạn thần kinh, tự dằn vặt, nghĩ lung tung, dùng sai thuốc, ám ảnh, chịu các sức ép, viêm xương khớp và bạo lực.

Để có sức khoẻ tinh thần tốt nhất

Theo GS.VS. Phạm Minh Hạc, Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục Việt Nam, sức khoẻ nói chung, sức khoẻ tinh thần nói riêng không phải là vàng, cũng không phải là bạc như chúng ta vẫn nói, mà sức khoẻ là tất cả.

Theo ông, có 8 điều nên làm/nghĩ để có được sức khoẻ tinh thần tốt:

- Sức khoẻ là tất cả

- Tự điều chỉnh

- Tâm lý nhất quán

- Cân bằng thần kinh

- Cảm giác đúng ngưỡng - vượt và dừng đúng lúc

- Tham vọng vừa sức

- Đánh giá, làm và hưởng đúng giá trị của mình

- Có trách nhiệm với mình, gia đình, cộng đồng và xã hội

Còn theo TS. Đinh Phương Duy, Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục TPHCM, kiềm chế cảm xúc (những cảm xúc gắn với hành động tiêu cực và có thể làm tổn thương chính mình và người khác) là một trong những kỹ năng cơ bản để chúng ta có đời sống thanh thản, thoải mái, qua đó tránh được stress. Tuy nhiên, kiềm chế cảm xúc không đồng nghĩa với việc kìm nén cảm xúc, vì kìm nén lâu ngày có thể gây nên ức chế, rồi bùng phát.

Nếu chúng ta cảm thấy buồn thì hãy cứ thừa nhận là chúng ta buồn. Nếu chúng ta vui thì cũng hãy cứ cho mọi người biết là chúng ta vui… Tóm lại, chúng ta nên sống thật với cảm xúc của mình. Còn nếu cảm thấy không thể thoát khỏi những cảm xúc và suy nghĩ tiêu cực, nên tìm đến một nhà tâm lý nào đó để được tham vấn.

5 lời khuyên, gồm một “trung tâm”, hai “một chút”, ba “quên”, bốn “có” và năm “phải” mà hiện nay nhiều người đang truyền nhau để có một đời sống tinh thần tốt:

- Một “trung tâm”: lấy sức khoẻ là trung tâm

- Hai “một chút”: thoải mái một chút, hồ đồ một chút (hồ đồ tức là không vội)

- Ba “quên”: quên tuổi tác, quên bệnh tật, quên hận thù

- Bốn “có”: có nhà ở, có bạn đời, có bạn tri âm, có sổ tiết kiệm

- Năm “phải”: phải vận động, phải hoà nhã, lịch sự, phải biết cười, phải biết kể chuyện, phải biết coi mình là người bình thường.

Đây là những thông tin được các đại biểu chia sẻ tại Hội thảo khoa học toàn quốc “Chăm sóc sức khoẻ tinh thần” do TƯ Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục Việt Nam và tập đoàn Y Dược Bảo Long tổ chức.


Bí quyết để trẻ có sức khỏe tốt

Bí quyết để trẻ có sức khỏe tốt cả về thể chất và tinh thần, thông minh và trong sáng phù hợp với lứa tuổi của chúng là các bậc cha mẹ hỗ trợ để trẻ rèn luyện được 7 thói quen tốt sau đâ

1. Ăn uống những thực phẩm hữu ích.

Cha mẹ cần cố gắng khuyến khích con ăn các thức ăn đa dạng với số lượng vừa đủ để trẻ hấp thụ đủ chất và phát triển cơ thể tốt.

Hướng dẫn con không được bỏ bữa, nhất là bữa sáng vì đây là bữa ăn nạp năng lượng cho một ngày mới, giúp trẻ có đủ sức khỏe, minh mẫn để học tập tốt hơn.

Ngoài ra, cha mẹ cần kiểm soát, nhắc nhở, chỉ dẫn trẻ hạn chế ăn thực phẩm nhiều đường, chất béo và muối; chú ý ăn nhiều thực phẩm chế từ rau quả, các loại hạt đậu... giúp trẻ hấp thụ đủ vitamin, vi khoáng, chất xơ..., đảm bảo tiêu hoá tốt, kiểm soát được trọng lượng.

Cha mẹ cũng nên hướng dẫn trẻ biết lựa chọn thực phẩm hữu ích khi ăn ở trường.

Ảnh minh họa.

2. Tích cực vận động.

Đa số trẻ dành thời gian rỗi để làm những công việc ít vận động như xem TV, chơi game máy tính... điều đó có thể khiến trẻ bị thừa cân hoặc phát phì.

Vì vậy, cha mẹ cần ủng hộ, khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động đòi hỏi phải vận động nhiều như bơi, đi xe đạp, chơi các môn thể thao ngoài trời. Hàng ngày cho trẻ tham gia các hoạt động này ít nhất khoảng 20 phút.

3. Uống nước thường xuyên.

Trẻ mải chơi có thể quên uống nước; đồng thời cơ thể còn nhỏ của trẻ khiến chúng dễ gặp phải tình trạng thiếu nước dẫn tới chóng mặt, hoa mắt, mệt mỏi, táo bón.

Do đó, cơ thể trẻ nhỏ cần phải được cung cấp đủ nước để giúp tăng cường khả năng đề kháng, làm cho cơ thể chúng hoạt động bình thường.

Cha mẹ nhớ nhắc nhở con trẻ uống nước nhiều lần trong ngày (nhất là khi trời nóng bức), không chờ đến khi cảm thấy khát mới uống.

4. Học cách giải tỏa căng thẳng.

Cha mẹ đừng nghĩ con nhỏ không có điều gì phải lo lắng. Trẻ cũng có những vấn đề căng thẳng của chúng, từ chuyện học hành ganh đua ở lớp, bài tập về nhà, thi cử... cho đến những kỳ vọng của cha mẹ đối với chúng.

Ngoài ra, môi trường, hoàn cảnh trong gia đình và ngoài xã hội cũng có tác động đến suy nghĩ của trẻ. Nếu bị căng thẳng, lo lắng quá mức sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới sức khoẻ tinh thần và thể chất của trẻ.

Do đó, cha mẹ cần theo dõi sát biến động tâm lý của trẻ, hướng dẫn con tìm cách giải toả căng thẳng bằng việc nghe nhạc, vẽ tranh, đi dạo; đặc biệt biết thường xuyên trao đổi, tư vấn cha mẹ về hướng giải quyết những công việc mà trẻ phải làm, những rắc rối mà trẻ gặp phải ở trường hay ở ngoài đường...

Trong trường hợp này, cha mẹ cần động viên con, gợi ý hoặc hỗ trợ trẻ vượt qua những khó khăn.

5. Ngủ có giờ giấc và đủ thời lượng.

Cha mẹ cố gắng tạo điều kiện cho trẻ được ngủ đẫy giấc (ít nhất là 8 tiếng đồng hồ/đêm) sau một ngày hoạt động để trẻ phục hồi năng lượng cho một ngày mới.

Trẻ ngủ không đủ thời lượng dễ ảnh hưởng tới học tập, không tỉnh táo, tập trung dẫn tới tâm trạng bị ức chế. Ngủ có giờ giấc và đủ thời lượng còn giúp cơ thể trẻ phát triển bình thường.

6. Khuyến khích trẻ rèn luyện kỹ năng tư duy và phát huy trí thông minh.

Đây là những cơ sở quan trọng cho sự sáng tạo khi trẻ trưởng thành.

Muốn con thông minh, cha mẹ phải để cho trẻ độc lập suy nghĩ; khuyến khích trẻ say mê với những hoạt động giúp trẻ tăng cường sự thể hiện độc lập, sáng tạo như chơi đàn, vẽ, tập diễn thuyết trước đám đông...

Cha mẹ cũng có thể khuyến khích con nói về ước mơ, mong muốn, ý kiến riêng của chúng về một số vấn đề thích hợp; ủng hộ trẻ say mê đọc sách báo... để trẻ tiếp thu và nhận thức cuộc sống một cách phong phú, đa dạng.

Bên cạnh đó, cha mẹ cần cùng con làm một số việc nhà (coi trọng việc hướng dẫn) để trẻ hình thành kỹ năng sống như mẹ dạy con tập nấu cơm và làm một số món ăn đơn giản; cho con tham gia làm vườn với cha; phụ cha sửa chữa một số đồ vật trong nhà...

Điều này giúp trẻ tăng cường kỹ năng học hỏi, mở mang đầu óc và có sự tự tin vào bản thân.

7. Luôn biết giữ gìn sức khỏe, vệ sinh.

Sự sạch sẽ và sức khoẻ tốt luôn đi liền với nhau và rất có ích cho sinh hoạt của trẻ.

Do vậy cha mẹ cần luôn chú ý và hướng dẫn, nhắc nhở trẻ biết giữ gìn sức khoẻ và đảm bảo vệ sinh cá nhân, cũng như biết giữ gìn vệ sinh chung trong nhà; làm cho trẻ hiểu rằng đảm bảo vệ sinh giúp trẻ tránh được bệnh tật.

Những điều mà cha mẹ cần hướng dẫn con nhỏ thực hiện thành nề nếp như rửa tay, khi đi học về, trước khi ăn, sau khi vào toilet hoặc sau khi chơi với vật nuôi..., thường xuyên đánh răng, rửa mặt khi ngủ dậy, biết mặc ấm khi trời lạnh, không ăn uống quà bánh linh tinh bán ở cổng trường..


10 bí quyết chăm sóc sức khỏe tinh thần 

Chăm sóc sức khỏe tinh thần là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại nhưng không phải ai cũng biết cách.

1. Học tự đánh giá bản thân lành mạnh

Tự đánh giá bản thân không dừng lại ở việc chỉ thấy những điểm tốt hay xấu mà còn là chấp nhận chúng và cố gắng làm tốt nhất với những gì bạn có.

Xây dựng sự tự tin: Bạn hãy liệt kê các điểm tốt của mình. Bạn làm cái gì tốt nhất? Các kỹ năng và lĩnh vực yêu thích của bạn là gì? Bạn bè nói như thế nào về bạn? Tiếp theo, hãy tìm hiểu các điểm yếu của bạn. Bạn có khó khăn trong làm việc gì? Điều gì khiến bạn thất bại và yếu kém?

2. Cho và nhận

Chúng ta thường nhún vai từ chối một lời khen bằng câu “Ừ, nhưng mà..”

Chấp nhận lời khen:Lần tới khi ai đó khen bạn, hãy nói, “Cảm ơn! Tôi vui là bạn nghĩ thế.” Và hãy nghĩ về những lời khen khác mà bạn có và xem xem điều đó khiến bạn cảm thấy tốt như thế nào.

3. Tạo dựng mối quan hệ gia đình tích cực

Hãy nghiêm túc xây dựng các mối quan hệ gia đình tốt. Học cách đánh giá các kỹ năng và khả năng của mỗi thành viên. Học cách đưa ra và nhận các hỗ trợ.

Dành thời gian:Dành thời gian để ở bên gia đình. Lên kế hoạch cho cả các hoạt động nghiêm túc và thư giãn vui vẻ. Hãy lắng nghe một cách tôn trọng mà không ngắt lời khi người khác nói. Và cần thực hành thường xuyên những điều này.

4. Hãy kết bạn với những người cóýnghĩa

Bạn bè giúp bạn hiểu rằng bạn không cô đơn. Họ giúp bạn chia sẻ lúc vui, lúc buồn, và đến lượt bạn lại sẽ giúp họ. .

Xây dựng bạn bè:Giữ liên lạc hoặc thỉnh thoảng mời bạn đi ăn. Bạn nên có những người bạn mới - đề nghị bạn bè giới thiệu bạn mới cũng là một cách.

5. Chỉ ra các ưu tiên của bạn

Thách thức của chúng ta là để biết giữa điều chúng ta thực sự “cần” và những điều chúng ta “muốn”. Bạn khó khăn trong việc tìm kiếm sự cân bằng hợp lý giữa việc dành thời gian và nguồn lực cho cái mình muốn và cái mình cần.

Tạo lập một ngân sách có ý nghĩa:Hãy viết một kế hoạch chi tiêu cho chính mình. Mong muốn của bạn có thực tế không? Bạn có kế hoạch làm gì để có tiền mua được cái mình muốn?

6. Tham gia hoạt động xã hội

Tham gia vào các hoạt động có ý nghĩa với chúng ta sẽ mang đến cảm giác có mục đích và thoả mãn.

Tình nguyện:Hãy tham gia tình nguyện. Đọc truyện cho trẻ em ở các trung tâm; thăm người già ở các viện dưỡng lão; tham gia các nhóm cộng đồng hoặc các hoạt động từ thiện mà bạn yêu thích; tham gia vệ sinh đường phố, công viên hoặc bãi biển; giúp một người hàng xóm dọn dẹp nhà cửa.

7. Học quản lýstress hiệu quả

Stress là một phần của cuộc sống. Cách bạn ứng phó với stress phụ thuộc vào thái độ của bạn.

Hãy cho mình một kỳ nghỉ 5 phút:Mỗi ngày, dành riêng 5 phút nghỉ ngơi cho sức khỏe tinh thần. Đóng cửa văn phòng của bạn hoặc ra phòng khác và mơ ước về một nơi, một người hay một ý tưởng nào đó, hoặc không nghỉ gì cả! Bạn sẽ cảm thấy như mình vừa có một kỳ nghỉ ngắn vậy.

8. Ứng phó với những thay đổi có thể ảnh hưởng tới bạn

Thật là tuyệt nếu “hạnh phúc mãi mãi” nhưng cuộc sống không ngừng “ném những khó khăn” vào chúng ta.

Tìm sức mạnh từ đám đông:Tìm kiếm một nhóm hỗ trợ có vấn đề tương tự mà bạn đang gặp phải. Bằng việc lập thành nhóm với những người có thể chia sẻ vấn đề của bạn, bạn sẽ tìm ra được những phương án thú vị.

9. Ứng phó với cảm xúc của bạn

Làm thế nào để có một cách thức an toàn và mang tính xây dựng để diễn đạt và chia sẻ cảm xúc giận dữ, đau buồn, vui vẻ và sợ hãi…?

Hoạt động - Nhận dạng và ứng phó với tâm trạng của bạn:Tìm ra cái gì làm cho bạn hạnh phúc, buồn khổ, vui vẻ hoặc giận dữ. Điều gì giúp bạn bình tĩnh lại? Học cách ứng phó với tâm trạng của bạn. Chia sẻ tin vui với bạn bè và “khóc trên một bờ vai” khi bạn thấy buồn.

Tập thể dục có thể giúp bạn ứng phó với giận dữ. Hãy sưu tầm truyện cười, hoạt họa vui hoặc băng đĩa mà bạn yêu thích cho những lần bạn cảm thấy cần được cười.

10. Hướng vào bản thân

Học cách bình an với chính mình. Hãy học cách biết Bạn là ai? Điều gì khiến bạn thực sự hạnh phúc Điều gì bạn thực sự đam mê?... Học cách cân bằng với những gì bạn có thể thay đổi trong chính bạn với những gì bạn không thể thay đổi.

Xậy dựng cái “Tôi” của chính bạn:Hãy dành riêng cho mình thời gian riêng, yên tĩnh mà bạn có thể ở riêng một mình một cách hoàn toàn.

Tập thở - cố gắng đếm các nhịp thở của bạn từ 1 đến 4, và bắt đầu lại từ 1. Hoặc làm gì đó mà bạn yêu thích.



Để tăng cường thể lực, chúng ta có thể dùng các loại thuốc bổ, thuốc trợ lực, hay các loại vitamin. Thế nhưng đối với tinh thần thì phải làm gì để tinh thần được bồi bổ?

Giải độc tinh thần

Cũng giống như cơ thể, trước tiên tinh thần cần được giải độc. Theo Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Hưng, chúng ta có thể áp dụng các phương cách sau đây:

“Để giải độc về mặt tâm hồn, chúng ta cần lưu ý không nên nhận rác từ môi trường tiêu cực ở bên ngoài vào. Chúng ta phải học cách, không phải bất cứ điều gì người ta trao chúng ta cũng nhận. Thứ đến, chúng ta không tạo rác ở bên trong bằng việc nghiền ngẫm những điều tiêu cực, những cái đã xảy ra trong quá khứ. Chúng ta phải có khả năng điều khiển bản thân, tập trung chỉ nhìn vào  những gì tốt đẹp, chỉ nghe những gì có giá trị, và chỉ nói những gì đem lại lợi ích.

Nếu chúng ta học cách điều khiển bản thân thì sẽ tránh được rất nhiều điều tiêu cực ở bên ngoài. Và một biện pháp rất tốt để giúp chúng ta tránh nhận những thứ tiêu cực bên ngoài đó là, chúng ta chủ động gom những gì quý giá.

Mặc dù ở bên ngoài xã hội xung quanh ta có rất nhiều điều tiêu cực, nhưng cũng có nhiều điều quý giá ở trong mỗi con người. Trong mỗi con người có thể có những vấn đề tiêu cực nhưng họ cũng có những phẩm chất tốt đẹp nếu chúng ta nhìn vào những phẩm chất tốt đẹp mà thôi, dù họ cư xử như thế nào, chúng ta cũng chỉ nhìn vào những điều tốt đẹp. Thì chúng ta sẽ cảm thấy dễ chịu ở bên trong bản thân mình, và người kia họ cũng cảm thấy dễ chịu.

Nếu chúng ta học cách điều khiển bản thân thì sẽ tránh được rất nhiều điều tiêu cực ở bên ngoài.

BS Nguyễn Thị Kim Hưng

Khi nhìn vào những điều tốt chúng ta lan toả những cảm xúc tốt đẹp ra môi trường bên ngoài. Nhưng để nhìn thấy được những điểm tốt đẹp của người khác, thì đầu tiên chúng ta phải nhìn thấy được những điểm tốt đẹp của chính bản thân mình.”       

Cũng theo chuyên gia này, đôi khi con người hay có những suy nghĩ tiêu cực về bản thân. Chúng ta thường nghĩ rằng mình không có khả năng, mình yếu kém, mình không làm được việc này việc nọ, và chúng ta cũng hay nghĩ về những thất bại. Chính lối suy nghĩ này đã lấy đi hết những năng lượng, sức mạnh nội tại vốn có của con người. Do vậy chúng ta cần học cách suy nghĩ tích cực đối với bản thân.    

Bác sĩ Kim Hưng giải thích thêm:

“Quy luật của tâm trí là sẽ thu hút điều gì nó suy nghĩ nhiều. Do vậy chúng ta phải nhận biết suy nghĩ nào tạo nên cảm xúc nào, và nó sẽ dẫn đến những lời nói, hành vi tương ứng, tác động đến cơ thể của chúng ta, đến bầu không khí xung quanh ta, tác động đến mối quan hệ của chúng ta, cũng như cách chúng ta giải quyết các công việc. Thật ra hàng ngày chúng ta nuôi dưỡng tâm hồn của mình bằng những suy nghĩ.

Chất lượng của suy nghĩ tạo nên chất lượng của cảm xúc. Như vậy nếu như chúng ta không quản lý những suy nghĩ này, và việc suy nghĩ quá nhiều sẽ làm chúng ta cạn kiệt năng lượng. Và nếu chúng ta suy nghĩ tiêu cực thì nó sẽ còn tạo ra những cảm xúc xấu, hủy diệt cơ thể của chúng ta. Như vậy chúng ta phải học cách tạo nên những suy nghĩ tích cực về bản thân mình, về người khác, về cuộc sống để đem lại niềm vui, hạnh phúc, sức mạnh, sự tự tin cho chúng ta.”       

Giữ cho tâm hồn thanh thản

Bác sĩ Trương Thìn, đưa ra nhận định về biện pháp giúp tâm trí yên ổn, thư giãn. Ông nói:

000_Hkg3569332-250.jpg

Tập thể dục ở công viên. AFP photo

“Muốn tập cho cái tâm yên thì phải tập thiền. Tập thiền có nghiã là xoáy những ý nghĩ của mình vào một chuyên đề gì đó mà mình rất thích. Hãy chú ý tìm những công việc mà mình thích mà thôi, để làm một cách say sưa. Từ đó mình sẽ đạt được một trạng thái bình yên trong đầu óc của mình. Khi mình chú ý, mình thích làm một công việc gì thì toàn bộ thế giới sẽ như bị xoá đi. Tất cả sẽ yên lặng, bởi vì chúng ta chỉ còn tập trung vào chuyện đó mà thôi.

Đấy là những phút thiền định. Cho nên muốn đừng để nó quấy nhiễu thì mình nên chọn những công việc nào mà mình thích, và khi mình thích rồi thì tâm mình sẽ trú ở đó. Chỉ còn một vùng não của mình làm việc thôi, còn toàn bộ được nghỉ ngơi. Đấy là một phương pháp mà tôi đã áp dụng rất hay.”         

Theo Bác sĩ Trương Thìn, cần tạo sự thư giãn thoải mái cho đầu óc thì làm việc sẽ đạt hiệu quả cao. Ông nhận định, người Tây phương thường đề cao sự suy nghĩ, thậm chí người ta còn đưa ra quan điểm “suy nghĩ là tồn tại”. Ngược lại:

"Đông phương không phải như vậy, bởi vì mình gặp cái gì bế tắc mình phải cần gỡ, thành ra mình mới suy nghĩ. Cho nên sự suy nghĩ là thể hiện một sự yếu đuối, tức là mình đang gặp khó khăn. Và khi gặp khó khăn như vậy, không nên tiếp tục giải quyết mà nên nghỉ ngơi, nên đi chơi, khi ta quay trở lại tự nhiên việc đó sẽ trở nên dễ dãi ra. Vậy là làm việc mà không suy nghĩ.

Cũng giống như ban đêm ngồi làm toán, tính toán hoài không ra bài toán. Ngủ một giấc sáng hôm sau thức dậy thấy bài toán dễ ẹt, không cần suy nghĩ cũng giải ra được. Bởi vì khi đó não đã khoẻ rồi, cho nên nhìn vấn đề rất dễ không cần phải suy nghĩ. Bởi vậy trong tu thiền người ta dùng chữ vô trí, đừng suy nghĩ, những suy nghĩ chỉ làm khổ mình ra.”   

Người lương y và cũng là một nhà nghệ sĩ này cũng đưa ra một ví dụ cụ thể về tác dụng của sự thư giãn, thoải mái về tinh thần trong lãnh vực tư duy sáng tạo nghệ thuật

“Đặc biệt trong lãnh vực sáng tác, nếu làm thơ mà suy nghĩ thì thơ không thể hay được. Nếu vẽ tranh mà suy nghĩ tôi sẽ vẽ cái gì thì không hay được. Mình dùng cái trí của mình để sáng tác thì không thể hay được, mà tất cả những cái đó phải bừng cảm. Làm thơ tự nhiên thơ tràn tới, viết nhạc tự nhiên nhạc tràn tới. Hay là vẽ tranh, tự nhiên sắc màu tràn tới thì khi đó những tác phẩm này mới có giá trị.”

Đề cập đến vấn đề  nghỉ ngơi đối với cơ thể, theo Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Hưng, Chủ tịch Hội Dinh Dưỡng Thành phố Hồ Chí Minh:

“Nghỉ ngơi thật sự đó là trạng thái của sóng não, mà nếu mình bị căng thẳng thì nó sẽ còn tăng hơn nữa.”  

Làm thế nào để tinh thần thư giãn. Đây là một vấn đề được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách thư giãn, có người chọn phương cách đi du lịch, tệ hại hơn có người lao vào thú vui chè chén, hoặc giải trí bằng cách sát phạt đỏ đen. Những thú vui đó không hề giúp đầu óc được thư giãn chút nào, mà ngược lại có khi còn nảy sinh ra những vấn đề khác. Theo  Bác sĩ Kim Hưng, việc thư giãn đầu óc rất đơn giản:

“Để thư giãn về mặt tinh thần, chúng ta có thể nghe những loại nhạc relaxation. Đó là một cách dễ dàng để chúng ta đưa mình vào trạng thái thư giãn. Hoặc chúng ta hít thở sâu, chậm; vừa là để thư giãn về mặt tinh thần vừa là giải độc cho cơ thể – cơ thể chúng ta nhận được đầy đủ oxy và thải các chất độc hại. Chúng ta có thể tập thở và theo dõi hơi thở thư giãn, và cách sâu hơn nữa là chúng ta thiền định. Thiền định là chúng ta đi vào nội tâm của chúng ta.”       

Giải thích tầm quan trọng của việc thư giãn, Chủ tịch Hội Dinh Dưỡng Thành phố Hồ Chí Minh cho biết:

“Khi chúng ta thư giãn như nghe nhạc, hay đứng trước tự nhiên, chẳng hạn trong trạng thái thư giãn. Chúng ta sẽ cảm thấy thoải mái. Học nhanh hơn và năng suất lao động tốt hơn, và các quá trình chữa lành bắt đầu xuất hiện trong cơ thể. Cho nên để nghỉ ngơi thật sự chúng ta phải biết cách thư giãn về mặt tinh thần.”     

Bác sĩ Trương Thìn cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc thư giãn đối với cơ thể. Ông dùng hình ảnh quả tim hoạt động để so sánh với những hoạt động thể chất, và làm việc của con người. Bác sĩ Trương Thìn nói:   

“Đặc biệt quả tim là nhỏ như vậy nhưng nó làm việc liên tục suốt đời, không có giờ nghỉ, từ khi con người chưa sinh ra cho đến khi chết. Làm sao nó có thể làm việc liên tục được như vậy. Vậy là quả tim có phương pháp làm việc riêng của nó. Bởi vì nó bóp một cái thì nó nghỉ – nghỉ là thời gian tích luỹ năng lượng. Vậy thì sự nghỉ ngơi là một dạng lao động cao cấp.

Chúng ta phải biết nghỉ ngơi, phải biết thư giãn. Chúng ta ít nghỉ ngơi quá, làm việc căng thẳng. Cho nên sự nghỉ ngơi là rất cần thiết.”       
Theo nhà nghiên cứu về thiền học này, một trong những biện pháp giúp cho tâm được tỉnh tại là:

“Khi mình thấy sự việc nhỏ như cát bụi, tự nhiên cái tâm của mình bắt đầu yên rồi. Và phải thấy cho được điều đó, chứ còn mình luyện tâm, luyện thở, luyện gì đi nữa mà mình không thấy được điều đó thì nó vẫn còn đó thôi. Phải tập nhìn cái thế gian này mong manh như bến đò vậy. Còn lại một chút tình tương của mình, thế thôi, chứ còn không có cái gì khó cả, không có cái gì lớn cả, theo tôi nghĩ như vậy.”   

Kiểm soát suy nghĩ

Làm thế nào để luyện tâm. Đây cũng là một câu hỏi đầy thách thức đối với nhiều người trong thời đại xã hội phát triển theo kỹ thuật số. Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Hưng chia sẻ:

043_dpa_8433618-250.jpg

Kiểm soát huyết áp ổn định là một cách chăm sóc sức khỏe tinh thần. AFP photo

“Quan trọng nhất trong việc luyện tâm là, chúng ta theo dõi suy nghĩ của chúng ta suốt cả ngày. Đầu tiên chúng ta phải biết các suy nghĩ của chúng ta – suy nghĩ nào sẽ dẫn đến cảm xúc nào, dẫn đến lời nói nào, dẫn đến hành vi nào, và nó tác động đến cuộc sống của chúng ta ra sao. Khi những cảm xúc xuất hiện lên, thì chúng ta tách rời khỏi cảm xúc, tách rời khỏi tình huống.”

Bác sĩ Kim Hưng viện dẫn một thí dụ cụ thể để chứng minh:

“Ví dụ khi một cơn giận xuất hiện. Bình thường khi cơn giận xuất hiện chúng ta trở nên giận dữ, nhưng bây giờ khi chúng ta thực hành việc kiểm soát cảm xúc như vậy, chúng ta tách ra quan sát cơn giận xuất hiện ở bên trong mình, để chúng ta nhận biết trong chúng ta có cơn giận, nhưng chúng ta tách ra chứ không để cho nó kiểm soát mình. Nếu chúng ta thực hành như vậy thường xuyên, thì chúng ta có khả năng quản lý được suy nghĩ và quản lý được những cảm xúc ở bên trong của chúng ta được.

Nếu chúng ta kết hợp được với vấn đề thư giãn về mặt tinh thần, nhất là nếu chúng ta thiền định thì trí tuệ của chúng ta trở nên mạnh mẽ nó có thể kiểm soát những suy nghĩ, nếu có những suy nghĩ tiêu cực xuất hiện chẳng hạn. Những suy nghĩ xấu này sẽ dẫn đến những cảm xúc xấu, những cảm xúc xấu sẽ dẫn đến những lời nói tiêu cực, những hành vi tiêu cực ảnh hưởng đến mối quan hệ, tác động đến chất lượng công việc, cũng như cuộc sống của chúng ta.”                       

Vì sao chúng ta phải làm như vậy? Bác sĩ Kim Hưng phân tích và giải thích quá trình tự kiểm soát suy nghĩ của con người như sau:

“Khi chúng ta tách rời như vậy thì chúng ta có một không gian để chuyển đổi, chuyển đổi từ tiêu cực sang tích cực. Và nếu chúng ta rèn luyện thường xuyên như vậy thì khi gặp những tình huống khó khăn chúng ta có khả năng ứng phó tốt hơn. Như vậy chúng ta bảo vệ được tâm hồn của chúng ta khỏi những suy nghĩ tiêu cực lãng phí, và sức mạnh nội tâm càng ngày càng tăng.

Cũng giống như những người luyện võ, sau một thời gian luyện tập nhuần nhuyễn thì sau này tất cả những phản xạ là tự động. Chúng ta luyện tâm cũng vậy, trong thời gian đầu chúng ta rèn luyện, và sau này nó trở thành thói quen, chúng ta chỉ nhìn vào những điều tốt đẹp, chúng ta chỉ nhìn vào những cơ hội. Thay vì nhìn vào những vấn đề rất phức tạp, thì chúng ta có khả năng nhìn ra những giải pháp và có những quyết định chính xác.  

Kiềm nén cảm xúc là một điều không phải dễ làm, nhưng nếu áp dụng các biện pháp để kiểm soát được tư duy thì con người sẽ không đi vào con đường bế tắc hay ở trong cái vòng lẩn quẩn.

Sức khỏe tâm lý

Tập thể dục thế nào để tốt cho sức khỏe

Bí quyết để luôn vui vẻ

Thói quen tốt cho sức khỏe

Hiến máu có tốt không?

Thói quen tốt cho trí nhớ


(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý