Làm đẹp ở tuổi 50

seminoon seminoon @seminoon

Làm đẹp ở tuổi 50

18/04/2015 10:28 PM
481

 Làn da phụ nữ mịn màng nhờ có nội tiết tố Estrogen. Tuy nhiên, nội tiết tố này sẽ giảm dần rồi biến mất khi mãn kinh. Sự giảm Estrogen góp phần làm giảm  phát triển nếp nhăn, làm da giảm tính đàn hồi, giảm mật độ xương… Các cơ mặt, cơ cổ và toàn cơ thể chảy xệ.


Collagen chiếm 1/3 khối lượng cơ thể

Da và xương có chung mô liên kết, phân bổ tương ứng ở biểu bì và chất nền của xương trong cơ thể. Lượng collagen trong da và xương giảm dần theo tuổi, đặc biệt sau mãn kinh làm cho da chảy xệ, nhăn kèm theo loãng xương.

Liệu pháp hormone thay thế

Sẽ giúp duy trì độ đàn hồi da và xương, lượng collagen, bề dày da làm chậm quá trình lão hóa da. Tuy nhiên liệu pháp uống thuốc hormone và chích nội tiết tố nữ chỉ kéo dài thời kỳ kinh nguyệt. Biện pháp này có nhiều tác dụng phụ như: tăng nguy cơ bị ung thư vú, ung thư nội mạc tử cung, bệnh tim mạch vì vậy cần cân nhắc khi uống và chích hormone.

Estrogen thực vật ưu điểm và an toàn

Sữa đậu nành tốt cho sức khỏe, ngừa bệnh tim mạch, loãng xương và cao huyết áp. Chị em nên bổ sung sữa đậu nành và các chế phẩm từ rau củ quả vào bữa ăn. Trong đậu nành có chứa Isoflavones có tác dụng tương tự như Estrogen.

Giữ da đẹp tuổi 50 - 1
Để bảo vệ da bạn cần ngủ đủ giấc, giữ ấm cho da, tránh nắng.

Isoflavones

Isoflavones có 2 tác động giữ vị trí như Estrogen và chống lão hóa da. Nhiều thí nghiệm và công trình nghiên cứu trên xúc vật cho thấy Isoflavones Aglycone làm gia tăng tính sinh Acid Hyaluronic (thành phần chính tạo ra collagen). Acid Hyaluronic trong da giảm dần theo tuổi, nên việc bổ sung Isoflavones là cần thiết. Ngoài ra còn có Lycoproteine, Lipid. Ceramide là thành phần chính của Lipid ở giữa các tế bào sừng, có tác dụng hình thành ổn định cấu trúc da, giữ ẩm da. Caremide được dùng trong điều trị da khô, lão hóa sớm.

Để giữ làn da tươi trẻ

Bạn cần ngủ đủ giấc, giữ ấm cho da, tránh nắng. Chế độ ăn giàu vitamin, khoáng chất. Bổ sung collagen và Estrogen.

Duy trì vẻ đẹp ở tuổi 50

Nếu như tuổi 20 đẹp nhờ sự tươi trẻ thì tuổi 50 lại nhờ vào việc chăm sóc và giữ gìn sức khỏe.

Gieo thói quen, gặt sức khỏe

Tuổi 50 mà đi bệnh viện điều trị các bệnh khớp, đau nhức, bệnh nhân thường được xếp vào lão khoa. Chuyện này khiến không ít người ngỡ ngàng. Song lại đúng với thực tế.

Khi “kiểm điểm” lại cơ thể, bạn sẽ thấy những biểu hiện của tuổi già: mắt mờ, tóc điểm sương, da khô, nám và dễ mắc bệnh. Nhưng không phải ai cùng lứa tuổi cũng già như nhau, sức khỏe như nhau.

Có người suốt ngày làm bạn cùng thuốc đau đầu, nhức xương, cũng có người không dùng viên nào, có người mập phì nhưng cũng không ít người thon thả, có người da sạm nám nhưng cũng có người vẫn căng mịn hồng hào, có người mở miệng là kể ra vô số bệnh nhưng cũng có người chỉ nói về kế hoạch làm việc, nghỉ dưỡng…

Tại sao lại có sự khác biệt đến vậy? Điều dễ nhận thấy nhất là một số bệnh xuất phát từ thói quen, lối sống. Nếu có thói quen thích ăn thịt mỡ, đồ chiên xào, bánh ngọt… hoặc thường xuyên ăn khuya thì chắc chắn năng lượng thừa ra mỗi ngày một ít, sau 20 năm, sẽ thành những khối mỡ nằm ở vùng cằm, bắp tay, bụng, lưng, eo, đùi… 

Thừa cân, béo phì cộng với sự thiếu vắng nội tiết tố (giảm dần khi vào tuổi 50) khiến cơ thể dễ bị bệnh tim mạch, tiểu đường… tấn công. Người có lối sống ù lì, ít vận động cũng trở thành “mồi ngon” của bệnh xương khớp, loãng xương…

Những người vì công việc phải thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, sau nhiều năm sẽ nhận thấy da khô, sạm và nhiều nếp nhăn hơn những người thường xuyên ở trong mát.

Suối nguồn tươi  trẻ

Không có gì giữ gìn sức khỏe tốt hơn sự vận động. Vì vậy, nếu ở tuổi này, bạn chưa có môn thể thao yêu thích thì chí ít cũng phải đi bộ, yoga, thiền… Tăng cường nghỉ dưỡng, du lịch tại các nơi có suối nước nóng hoặc không khí trong lành để có cơ hội đi bộ và hít thở không khí không ô nhiễm, cho hai lá phổi được thư giãn sau thời gian dài phải làm việc cật lực.

Nếu sống độc thân, đừng ngại đăng ký tour đi du lịch một mình. Đây là cơ hội để hòa mình cùng thiên nhiên và có thêm bạn. Bước vào tuổi 50, hãy chiều theo sở thích cá nhân, những gì mong muốn thời trẻ nhưng vì bận rộn chồng con, công việc, chưa làm được thì đây là thời điểm để thực hiện.

Có người thích vẽ, có người thích làm thơ, có người thích chơi đàn piano… vậy hãy học để trải nghiệm. Những ước mơ hoài bão khi xưa, nếu thực hiện được lúc này sẽ như suối nguồn tươi trẻ giúp bạn vui tươi. Bởi, mỗi lần thành công, cơ thể sẽ tiết ra endorphin và nội tiết tố có lợi, giúp chúng ta hưng phấn, vui tươi, yêu đời. Sự mạnh khỏe của cơ thể buộc bệnh tật phải lánh xa.

Ngược lại, sự than thân trách phận, buồn rầu vì bệnh tật lại khiến cho cơ thể quỵ ngã nhanh hơn. Để có làn da đẹp, cần chăm sóc da. Chỉ cần tắm, xoa bóp, sử dụng các loại mỹ phẩm từ thiên nhiên là da cải thiện rõ rệt.

Sai lầm cần tránh

Trong số những người “không chịu già”, cũng có những người sai lầm trầm trọng. Thứ nhất là “chạy đua vũ trang” với tuổi tác bằng cách ăn mặc thời trang như bạn trẻ. Đây là cuộc đua mà phần thua hiện diện trên từng xăng ti mét vì quần áo thời trang khó mà che hết những ngấn mỡ, nếp nhăn…

Điều cần làm là chọn những bộ quần áo che khuyết điểm, một phong cách ăn mặc riêng. Thứ nhì, nhiều người dùng mỹ phẩm như đôi đũa thần để che khuyết điểm, nhưng mỹ phẩm dù tốt đến đâu cũng không thể che đậy được rãnh ngang rãnh dọc của tuổi tác…  Vì thế, càng lớn tuổi, trang điểm càng đơn giản mới đẹp.

Không ít người làm đẹp bằng cách tìm đến giải phẫu thẩm mỹ, các kỹ thuật căng da, hút mỡ được sử dụng để có ngay sự trẻ trung, thon thả. Song, nhìn vào thực tế, mỡ không chỉ nằm ở eo, bụng mà nằm rải rác khắp nơi trong cơ thể.

Nguy hiểm nhất là mỡ vùng nội tạng và việc giải phóng mỡ khu vực này thì thẩm mỹ viện đành… “bó tay”.  Tương tự, căng da cũng chỉ kéo được vùng mặt, còn cổ, tay, bắp tay… thì không thể vì không có chỗ giấu sẹo. Mặt đẹp, trẻ, trong khi cơ thể đang bị bệnh tấn công thì cũng không thể duy trì được sự tươi trẻ.

Việc ăn uống giai đoạn này rất quan trọng, vì làm sao phải vừa đủ cả chất và lượng, nhưng không tăng cân.

Do đó, cần thiết kế bữa ăn theo nhu cầu năng lượng để không thừa và cũng không thiếu chất. Bước vào tuổi mãn kinh, nhiều chị em ra sức dùng các chế phẩm từ đậu nành vì chúng giúp nhẹ nhàng vượt qua giai đoạn mãn kinh, nhưng chúng lại có khuyết điểm ức chế hấp thu i-ốt, không tốt cho sức khỏe.

Vì thế, khi dùng chế phẩm từ đậu nành, cần cung cấp thêm i-ốt cho cơ thể bằng cách ăn chè phổ tai, canh tóc tiên, rong biển, muối mè…

Tập thể dục, thể thao là cách tốt nhất để gìn giữ sức khỏe, nhưng cũng có người dùng “quá liều”, tập cả buổi hoặc tập liền hai - ba giờ, dẫn đến các tác dụng phụ như đau lưng, đau khớp, loãng xương.

Do đó, lời khuyên chung của các bác sĩ chuyên về cơ xương khớp là cần lắng nghe cơ thể. Nếu sau khi tập không thấy sảng khoái, nhẹ nhàng, thơ thới, nghĩa là cần điều chỉnh lại cho vừa sức. Những ai đó có bệnh về khớp cần có bài tập riêng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.


Các bệnh phụ nữ nguy hiểm theo độ tuổi

Đây là một số những hướng dẫn chăm sóc sức khỏe phụ nữ độ tuổi 20, 30 và 40 đăng tải trên tạp chí Parents của Mỹ dựa trên các nghiên cứu của chuyên gia ở Trung tâm Phòng chống dịch bệnh Mỹ (CDC).

ĐỘ TUỔI 20

Đây là giai đoạn cơ thể phát triển hoàn thiện, có thể đảm nhận chức năng làm mẹ, cần chú ý tới một số loại bệnh:

Bệnh lây lan qua con đường tình dục (STD)

Theo số liệu thống kê của CDC thì mỗi năm có tới trên 19 triệu phụ nữ mắc phải căn bệnh này. Một nửa ở độ tuổi dưới 24. Phổ biến là bệnh Herpes mụn rộp, chalamydia, virus HPV... và nếu không chữa trị kịp thời có thể gây ra nhiều loại bệnh nan y như ung thư cổ tử cung, vô sinh và nhiều biến chứng khác.

Ung thư da

Khối u ác tính (Melanoma) là dạng ung thư da thường gặp ở nhóm người từ 25 - 29 tuổi. Mỗi năm tại Mỹ có tới trên 900.000 ca phát hiện mới. Lý do: phụ nữ trẻ ít quan tâm đến việc bảo vệ da, nhất là khi ra ngoài trời nắng hoặc tiếp xúc với môi trường độc hại.

Sức khỏe xương

Cuối những năm 20 trở ra, hệ xuơng của phụ nữ phát triển mạnh, nhưng nếu ăn uống thiếu khoa học thì sức khỏe xương sẽ giảm sút, gây chứng loãng xương sớm.

Giải pháp phòng bệnh

Nên bổ sung 1000mg canxi và 200 đến 4000 IU (đơn vị quốc tế) vitamin D để giúp xương phát triển tốt. Nhất là từ nguồn thực phẩm, thức ăn hàng ngày, nên dùng sữa có hàm lượng mỡ thấp (3 cốc/ngày).

Tăng cường luyện tập và duy trì cuộc sống hoạt động, hạn chế cuộc sống tĩnh tại, ngồi quá lâu trước màn hình vi tính, ngủ nhiều. Hạn chế ra ngoài trời khi nắng to và nên mang theo kem chống nắng (SPF phải đạt trên 30).

Áp dụng một số phép thử test như kiểm tra huyết áp, cholesterol (mỡ máu), kỹ thuật PAP Smear để phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh ung thư tử cung, bệnh STD và kiểm tra da để phát hiện nguy cơ về ung thư da.

Ảnh minh họa.

ĐỘ TUỔI 30

Một số rủi ro về sức khỏe khi bước vào tuổi 30:

Trầm cảm và stress

Theo nghiên cứu của Viện Thần kinh quốc gia Mỹ thì đến tuổi 32, phụ nữ dễ mắc phải căn bệnh thần kinh như trầm cảm và stress, nhất là khi đã có gia đình, con cái thì áp lực của cuộc sống ngày càng lớn.

Hội chứng tiền mãn kinh

Sang tuổi 30, cơ thể bắt đầu có những thay đổi, xuất hiện nhiều hiện tượng về sức khỏe có liên quan đến tiền mãn kinh (PMS).

Tăng cân, béo phì

Có tới trên 33% phụ nữ tuổi 30 mắc chứng dư thừa trọng lượng so với 23% ở tuổi 20. Lý do: chuyển hóa của cơ thể bắt đầu giảm, thiếu ngủ và rất nhiều nguyên nhân khác làm cho cơ thể phàm ăn.

Giải pháp phòng bệnh

Ngủ đủ: Mỗi ngày nên ngủ từ 7 - 8 tiếng, kể cả giấc ngủ trưa. Ngủ đủ là liều thuốc tốt giảm bệnh. Ngoài ra, có thể tập dưỡng sinh, nghỉ ngơi thích hợp, nên luyệt tập thể thao mỗi ngày 20 phút.

Một số phép thử test cần làm: Kiểm tra huyết áp, hàm lượng cholesterol, tư vấn bác sĩ về bệnh trầm cảm, stress. Kiểm tra kỹ thuật PAP Smear, tự kiểm tra nguy cơ mắc bệnh ung thư vú, hàng năm nên đi kiểm tra sức khỏe tổng thể.

ĐỘ TUỔI 40

Một số rủi ro về sức khỏe dễ mắc ở phụ nữ tuổi 40:

Hội chứng tiền mãn kinh

Do quá trình trao đổi chất giảm, ảnh hưởng của hoócmôn, dao động của estrogen và progesterone nên xuất hiện nhiều hiện tượng lạ như bốc hỏa, thay đổi tâm lý, ra mồ hôi, suy giảm trí nhó, rối loạn giấc ngủ...

Bệnh tim mạch

Theo số liệu thống kê có tới trên một nửa phụ nữ tuổi 45 mắc chứng cao huyết áp, thủ phạm làm gia tăng bệnh tim. Ngoài ra, do hàm lượng estrogen đột ngột giảm, hàm lượng cholesterol tăng cao nên rủi ro mắc bệnh rất lớn.

Tiểu đường type 2

Theo CDC có tới 1,7% phụ nữ độ tuổi 20-39 mắc bệnh tiểu đường type 2, tăng 6,6% vào đội tuổi 40-59. Nguyên nhân có nhiều, trong đó có lý do béo phì, cao huyết áp, ít vận động...

Ung thư vú

Có tới 18% phụ nữ tuổi 40 chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú, tăng 77% ở tuổi trên 50, nhất là nhóm người có tiền sử mắc bệnh, béo phì, dư thừa trọng lượng và ăn uống thiếu khoa học.

Giải pháp phòng bệnh

Hạn chế thực phẩm chế biến quá kỹ, thực phẩm chứa nhiều đường, mỡ, không nên uống rượu, đồ uống kích thích, không hút thuốc lá và duy trì trọng lượng thích hợp bằng thực đơn ăn uống khoa học và tăng cường luyện tập.

Các phép thử test cần làm: Kiểm tra huyết áp, cholesterol. Sang tuổi 45 nên đi kiểm tra lượng đường máu để chẩn đoán nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, kiểm tra bằng kỹ thuật PAP Smear. Hàng năm nên đi chiếu chụp X-quang, kiểm tra da và thử test chức năng tuyến giáp.

Bệnh gây vô sinh ở phụ nữ

Bệnh phụ nữ tiền mãn kinh

Nguyên nhân vô sinh ở nữ giới

Bệnh vú lành tính

U nang buồng trứng


(st)



Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý