Đặt vòng tránh thai và những điều cần biết

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Đặt vòng tránh thai và những điều cần biết

18/04/2015 11:18 PM
8,506

Đặt vòng tránh thai có tác dụng ngăn không cho tinh trùng gặp trứng cũng như ngăn trứng làm tổ trong tử cung để phát triển thành bào thai, nhưng không ảnh hưởng tới quá trình giao hợp.



Lợi ích của vòng tránh thai là có hiệu quả tránh thai với tỷ lệ 95-97%, có thể đạt được ngay sau khi đặt vòng và kéo dài 5 năm. Dụng cụ tử cung  dùng tương đối bền, thỏa mái, dễ sử dụng và không tốn kém.

Tác dụng tránh thai như thế nào?


Tất cả các loại vòng tránh thai khi đưa vào buồng tử cung của người phụ nữ, tạo một phản ứng viêm vì vòng tránh thai là một vật lạ với cơ thể, tại tử cung gây ra những thay đổi về sinh hóa và tế bào của nội mạc tử cung đồng thời tạo sự tiết dịch nội mạc tử cung làm cho lượng prostaglandin tăng lên, cơ chế tiêu sợi huyết cũng ảnh hưởng. Bạch cầu

Đa nhân xuất hiện tại nội mạc tử cung, tiếp theo là các tế bào cầu đơn nhân , đại thực bào. Do đó tinh trùng không thể xuất hiện ở buồng tử cung, đồng thời phản ứng viêm tại nội mạc tử cung sẽ không thuận lợi cho trứng thụ tinh làm tổ.



Kết hợp trên vòng tránh thai có thuốc như vòng chữ T đồng có hàm lượng đồng, hay loại vòng tránh thai có progesterone, ngăn hấp thụ estrogen của nội mạc tử cung, thay đổi chất nhày cổ tử cung, từ đó ảnh hưởng tới sự di động và sống sót của tinh trùng.

Đặt vòng vào thời điểm nào?

Thời điểm đặt vòng tránh thai, ngay sau khi sạch king nguyệt thứ nhất. Chị A. thường có kinh 3 ngày thì sạch kinh. Chị A sẽ đặt vòng vào ngày thứ 4 của chu kì, vì cổ tử cung còn hé mở, dễ dàng đưa vòng tránh thai vào buồng tử cung. Đồng thời ra máu và đau ít hơn, làm cho người đặt đỡ lo lắng hơn. Đối với phụ nữ sau khi sinh thường, thời điểm đặt sau 6 tuần lễ, đây là thời điểm xong giai đoạn hậu sản.

Riêng đối với phụ nữ sinh mỗ, thời gian đặt vòng sẽ muộn hơn, sau 3 tháng trở lên mới đi đặt vòng vì lúc đó toàn bộ tử cung đã lành hẳn, các sợi chỉ khâu cũng hòa tan vào trong cơ tử cung. Đối với những phụ nữ sau khi hút thai, sau khi uống thuốc bỏ thai, sau khi sảy thai chúng ta nên chờ đợi vào chu kì kinh đầu tiên rồi sẽ ĐVTT, vì đã xác định được trong buồng tử cung đã sạch và chu kì kinh của người phụ nữ đã trở về bình thường.

Kỹ thuật đặt


Phải khám phụ khoa trước khi đặt vòng để loại trừ các bệnh phụ khoa và khả năng thụ có thai. Đồng thời xác định vị trí tử cung bằng thước đo buồng tử cung chuyên dùng, sau khi đã xác định chiều dài buồng tử cung  đưa nhẹ vòng tránh thai qua cổ rồi đến định vị tại buồng cổ tử cung. Hiện nay, vòng tránh thai được sử dụng nhiều nhất là T đồng380A hay Multiload.

Trên mỗi vòng đều có chất đồng và có 2 sợi dây cước ở chân vòng, sợi dây này giúp ta xác định vòng còn định vị đúng. Sau khi đặt vòng vào buồng tử cung xong, phần dây cước nằm trong âm đạo, bác sĩ sẽ cắt bớt sợi dây, nhằm tránh vướng và bất tiện trong giao hợp, phần còn lại của sợi dây chỉ 3-4 cm, sẽ được định vị cùng đồ sau trong âm đạo. Thao tác đơn giản, nhẹ nhành và không gây cảm giác đau cho người đặt. Kĩ thuật thực hiện tại cơ sở y tế có chuyên khoa sản, đảm bảo sự vô trùng nghiêm ngặt.



Nguy hiểm khi đặt vòng tránh thai quá lâu


Bác sĩ Dương Phương Mai, Trưởng khoa Kế hoạch hóa gia đình (Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ, TP.HCM) cho biết: Những chị em đặt vòng tránh thai nếu để quá lâu so với thời hạn quy định – mỗi loại vòng, nhà sản xuất có đưa ra thời hạn sử dụng nhất định (chẳng hạn, hiện nay có những loại vòng hạn dùng 5 năm, 8 năm, 10 năm) thì sẽ có những nguy cơ như: vòng gãy và xuyên thủng cơ tử cung; nguy cơ “dính” thai, vì hiệu quả tránh thai của vòng hết hạn sẽ giảm đi hoặc không còn…

Trong thực tế, các bác sĩ làm sản phụ khoa thường gặp những phụ nữ để vòng trong tử cung rất lâu, sau tuổi mãn kinh, tuổi đã về hưu. Với những chị em để vòng quá lâu mà lâu nay không đi kiểm tra, bác sĩ Phương Mai khuyến cáo, cần đi khám phụ khoa, làm siêu âm để xem vòng có còn nằm trong tử cung hay không…

Những lưu ý khác

Đặt vòng tránh thai là biện pháp ngừa thai chủ động. Thông thường thì việc đặt vòng tránh thai được chỉ định đối với chị em đã có ít nhất 1 con; và phải đặt sau khi người phụ nữ sinh con khoảng 6 tuần.

Nhưng với những chị em sau sinh mổ (phẫu thuật bắt con) thì nên đến bác sĩ sản phụ khoa để khám và để bác sĩ tư vấn xem trường hợp của mình có đủ điều kiện đặt vòng tránh thai an toàn hay không.

Tuyệt đối không được đặt vòng khi đang mang thai, hoặc nghi ngờ có thai; đang viêm nhiễm ở đường sinh dục; xuất huyết tử cung bất thường chưa rõ nguyên nhân; viêm niêm mạc tử cung sau sanh hay sau phá thai nhiễm trùng trong 3 tháng.

Nếu chị em đang bị viêm nhiễm ở đường sinh dục, hoặc mắc bệnh lý phụ khoa nào đó, thì cần chữa trị cho hết bệnh trước, sau đó mới đặt vòng tránh thai. 3 tháng đầu sau khi đặt vòng, chị em nên đến bác sĩ kiểm tra (lúc sạch kinh) hằng tháng để xem vòng có nằm đúng vị trí hay không, nếu vòng bị lệch sẽ có nguy cơ “dính” bầu.

Sau đó kiểm tra mỗi 3 tháng, 6 tháng, để nếu có bất thường thì xử lý kịp thời, tránh những biến chứng do vòng gây ra…

Sau khi ĐVTT chúng ta cần thực hiện theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc, ngay sau khi người đặt được  nằm nghỉ trên ghế 5-10 phút, theo dõi xem có phản ứng gì không/ Cần được hướng dẫn uống thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng và thuốc giảm đau chống co thắt, trong vòng từ 5-7 ngày.

Trong tuần đầu tiên cần được nghỉ ngơi tại giường để cho vòng tránh thai từ từ được định vị ổn định trong buồng tử cung, không nên đi lại nhiều, không nên lên xuống cầu thang thường xuyên, và không nên mang vác nặng. Bình thường sau khi đặt vòng tránh thai, có cảm giác đau bụng nhẹ, ra huyết âm đạo khoảng 4-7 ngày thì hết dấu hiệu trên. Thời gian tái khám lại trong vòng 2-4 tuần. Bằng cách cho siêu âm để kiểm tra vòng, xác định vị trí trong lòng tử cung. Đồng thời có sự tái khám vòng sau 3-6 tháng.

Đặt vòng tránh thai ( ĐVTT) là phương pháp tránh thai có thể phục hồi, nghĩa là khi lấy vòng ra thì lại có thể có thai một cách dễ dàng. Khi dùng phương pháp này cả hai vợ chồng đều yên tâm, không phải thực hiện một biện pháp tráng thai nào nữa.


Dấu hiệu cần tái khám ngay


Phụ nữ thấy sau khi ĐVTT thấy đau bụng ngày càng nhiều, cảm giác đau chói khi ấn vào bụng dưới, ra huyết âm đạo nhiều và kéo dài. Ngoài ra kèm thêm các dấu hiệu khác như sốt, tiểu gắt buốt, khi quan hệ thì đau hay khi đi vệ sinh thấy dây vòng thòng ra từ âm đạo.

Các dấu hiệu bất thường như trên, cần được tái khám ngay để bác sĩ kiểm tra lại vòng.

Những chỉ định tháo vòng ra ngay khi : chảy máu nhiều, đau bụng dưới nhiều, viêm nhiễm vùng chậu. Những trường hợp tháo vòng khác: muốn có thai lại, áp dụng biện pháp ngừa thai khác, vòng tránh thai đã hết hạn sử dụng, có thai trong lúc mang vòng tránh thai ở tử cung (trong trường hợp này tùy vị trí của vòng mà lấy vòng ra như vòng tụt thấp ở cổ tử cung còn trường hợp vòng ở trên cao thì đa số vòng nằm ở ngoài túi ối, vẫn có thể thai nhi phát triển được).

Những dấu hiệu không nên đặt vòng


Viêm nhiễm đường snh dục chưa điều trị khỏi, các bệnh lây qua đường tình dục, người có tiền sử bị thai ngoài tử cung, nghi ngờ có bệnh lý ác tínhđường sinh dục, rong kinh, rong huyết chưa rõ nguyên nhân, tử cung bị dị dạng như tử cung đôi, tử cung hai sừng, có thai hoăc nghi ngờ có thai, bệnh lý van tim, sa sinh dục, người có mẫn cảm với chất đồng.

Cách sử trí các tác dụng ngoài ý muốn


Đau bụng dưới: thông thường sau khi ĐVTT có dấu hiệu đau trằn bụng dưới do phản ứng của vật lạ với cơ thể. Triệu chứng này sẽ giảm khi ta dùng thuốc giảm đau chống co thắt.

Trong trường hợp đau nhiều do vòng cỡ quá to, đặt không đúng vị trí, nhiễm trùng. Cần phải xác định để xử trí thích hợp.

Ra huyết âm đạo kéo dài: bình thường ĐVTT sau 5-7 ngày là hết ra huyết âm đạo. Trường hợp kéo dài trên 1 tuần , siêu âm vòng đúng vị trí, ta có thể phối hợp theo thuốc cầm máu như:transamin, adona…có thể phối hợp thêm viên tránh thai trong vòng 2-3 chu kì đầu, trường hợp người đặt vòng mong muốn. Sau 2 tuần tình trạng ra huyết nhiều nên tháo vòng và áp dụng phương pháp ngừa thai khác.

Viêm nhiễm đường sinh dục: sau khi đặt có biểu hiện đau vùng hạ vị, sốt và ra huyết âm đạo hôi. Cần dùng thuốc kháng sinh liều cao và tháo vòng.

Một số biến chứng khác:vòng rơi vào ổ bụng, đặt vòng vẫn có thể có thai ngoài tử cung nhưng tỉ lệ rất thấp.

ĐVTT là một trong những phương pháp được áp dụng rộng rãi nhất hiện nay. Đặc biệt là những phụ nữ có ít quỹ thời gian chăm sóc bản thân, những người ngại uống thuốc hay quên uống thuốc, những phụ nữ có hiểu biết giới hạn.. thì biện pháp đặt vòng tránh thai là sự lựa chọn tốt hơn cả. Những người đặt vòng cần theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.



Tác dụng phụ và bất lợi từ vòng tránh thai 


Vòng tránh thai đã được sử dụng trên lâm sàng hơn 30 năm nay, nó đã khẳng định được hiệu quả tích cực của nó trong việc tránh thai.

Nhưng vòng tránh thai là một vật khác lạ được đặt vào tử cung vì vậy tất sẽ phát sinh những tác dụng phụ nhất định như xuất huyết, đau đớn, niêm dịch tăng…

Những phản ứng thường gặp

Đặt vòng tránh thai tuần đầu tiên trong âm đạo có thể có một lượng máu nhỏ tiết ra (ngoài thời gian hành kinh) hoặc có kèm theo bụng dưới trướng tức, xệ xuống, đau âm ỷ và mỏi vùng thắt lưng… nói chung không cần xử lý gì, có thể tự khỏi. Thỉnh thoảng có chút niêm dịch hoặc lượng máu chảy ra, có thể dùng thuốc cầm máu nói chung để điều trị.

Những phản ứng ít gặp

Những phản ứng tổng hợp ở tâm não khi đặt vòng tránh thai

Có một số rất ít phụ nữ, trong khi đặt vòng tránh thai, do tinh thần căng thẳng hoặc kích thích ở chỗ đặt vòng quá mạnh (như khi mở rộng cổ tử cung), có thể xuất hiện phản ứng tổng hợp ở tâm não, có biểu hiện là sắc mặt tái xanh, đầu váng, ngực tức, buồn nôn, nôn mửa, thậm chí mồ hôi toát ra như tắm, huyết áp hạ, kèm theo tim đập quá chậm, nhịp đập của tim rối loạn và hàng loạt những biểu hiện có tính hưng phấn của thần kinh mê tẩu lên quá cao. Người bị nghiêm trọng có thể phát sinh rối loạn khí huyết dẫn đến hôn mê, thậm chí có thể gây lên co giật. Phản ứng tổng hợp này trên lâm sàng tuy rất ít phát sinh, nhưng cũng không thể xem thường được. Nói chung khi đó chỉ cần tiêm chậm vào tĩnh mạch 0.5 mg thuốc Atropin, sau 5 phút là có thể chuyển biến tốt, nếu quan sát trong 1 giờ chưa thấy có chuyển biến tốt thì cần phải lấy vòng tránh thai ra.


Tác dụng phụ và bất lợi từ vòng tránh thai - 1

Kinh nguyệt khác thường

Tác dụng phụ thường gặp nhất khi vòng tránh thai là có những biểu hiện lượng kinh nguyệt quá nhiều, kỳ kinh kéo dài, kỳ kinh nguyệt không theo quy luật, cá biệt có trường hợp kỳ kinh nguyệt rút ngắn. Tỷ lệ phát sinh của nó khoảng 15 – 20 %, đây thường là nguyên nhân phải chấm dứt việc sử dụng vòng tránh thai. Những tác dụng phụ này thường phát sinh trong vòng 6 tháng đầu tiên đặt vòng, dần dần chúng sẽ không còn nữa. Hiện nay, giới nghiên cứu chưa tìm rõ được nguyên nhân dẫn đến xuất huyết nhưng có thể, chúng liên quan đến những vấn đề sau: Màng trong tử cung bị vòng chèn ép, mài mòn làm cho gian chất xuất huyết, thành huyết quản xung quanh tăng thêm có tính thông suốt; nồng độ của thuốc kích hoạt của Fibrinogen của màng trong tử cung tăng cao, làm cho hoạt tính nhỏ mịn dễ tan ra; sự tổng hợp và phóng ra của prosta-galandin tăng lên. Các nhân tố đó dẫn đến huyết quản mở rộng, máu chảy tăng mạnh, ức chế tác dụng đông máu của tiểu cầu và fibrin, cho nên lượng kinh nguyệt tăng nhiều.

Những người triệu chứng nhẹ thì không cần điều trị. Nếu lượng kinh nguyệt tăng lên gấp 2 lần so với trước khi đặt vòng, chu kỳ kinh nguyệt rút ngắn chỉ còn từ 20 ngày trở lại hoặc ngày kinh kéo dài trên 9 ngày (dễ dẫn đến thiếu máu…) thì có thể điều trị theo triệu chứng. Nếu uống thuốc điều trị và quan sát từ 3 đến 6 tháng mà không thấy cầm máu thì có thể phải đến bệnh viện để tháo vòng và thay bằng một vòng khác hoặc thay việc dùng vòng bằng một biện pháp tránh thai khác.

Bụng dưới chướng đau và vùng thắt lưng đau mỏi

Là do sau khi đặt vòng tử cung co rụt gây nên, có khi cũng có thể do vòng quá lớn hoặc vị trí xê dịch đến phần dưới tử cung gây nên.

Những trường hợp nhẹ không cần điều trị, dần dần họ sẽ thích ứng nhưng những trường hợp nặng thì cần điều trị dựa trên triệu chứng bệnh. Những trường hợp đã điều trị triệu chứng nhưng bụng vẫn chướng và thắt lưng vẫn mỏi, bệnh không thuyên giảm thì cần thay vòng tránh thai bằng một phương pháp tránh thai khác hoặc thay đổi cỡ loại vòng. Nếu qua siêu âm B mà thấy nguyên nhân đau là do vòng bị dịch chuyển xuống thì cần chỉnh sửa lại vị trí của vòng. Ngoài ra cơn đau còn có thể do thiếu progesterone hay do sự gia tăng các prostaglandin, cũng có khi là dấu hiệu của một biến chứng nào đó. Nhìn chung với những trường hợp nặng bạn cần đi khám để được hướng dẫn và điều trị.

Chất dịch trắng (bạch đới) tăng nhiều

Vòng tránh thai có thể gây nên chứng viêm không có vi khuẩn trong tử cung và những phản ứng có vật lạ, cho nên có thể làm cho chất dịch trắng tăng lên nhiều, nhất là vòng mang sợi đuôi càng thấy rõ. Khi cần thiết có thể điều trị bằng thuốc tiêu viêm.


Tác dụng phụ và bất lợi từ vòng tránh thai - 2

Sợi đuôi quá cứng hoặc dài ngắn không thích hợp

Có thể gây nên đau khi giao hợp ở phía nam, thậm chí khi giao hợp bị chọc vào gây chấn thương. Có thể đề nghị với bác sỹ cắt ngắn sợi đuôi chỉ để còn lại ở trong ống cổ tử cung thôi.

Xuất huyết hoặc chảy máu trong thời gian hành kinh

Có thể xuất huyết vào bất cứ lúc nào trong chu kỳ thường là vào thời kỳ rụng trứng hoặc ngay trước khi hành kinh. Những sự chảy máu này mang nhiều dạng, từ một vệt nâu nhạt nhỏ đến chảy máu thật sự.

Đi liền với những cơn đau, các chứng xuất huyết này là nguyên nhân khiến 7 đến 15% phụ nữ phải tháo vòng. Những chứng này xuất hiện do bị công phạt tạm thời (tử cung co thắt ở chỗ đặt vòng, viêm nhiễm ở niêm mạc tử cung hay thiếu lutêin, hoặc do một biến chứng thật sự, nhất là khi chảy máu theo đau: nhiễm trùng tử cung hay vòi, có thai ngoài tử cung, polip hay tự nhiên bị sảy thai.

Bất kỳ với dạng xuất huyết nào, bạn cần kịp thời đi khám để được xác định chính xác trượng hợp của bạn thuộc dạng chảy máu nào và có phác đồ điều trị phù hợp.

Mất vòng

Sự rắc rối này hiếm xảy ra đối với những loại vòng mới (tỉ lệ 4 đến 5%). Nói chung là xảy ra sau khi đặt vòng được ba tháng, trong hoặc ngay sau khi hành kinh.

Hiện tượng mất vòng thường xảy ra ở những phụ nữ rất trẻ chưa hề có thai, ở những người bị hở tử cung hoặc bị biến dạng tử cung, hoặc trong trường hợp đặt vòng quá sớm sau khi sinh.

Có đến 20% trường hợp bị mất vòng mà không nhận ra. Nói chung bạn không làm gì được để tránh hiện tượng vòng bị đẩy ra.

Cách phòng ngừa sự cố này: Sau khi sinh, bạn hãy đợi tí ra hai hoặc ba tháng rồi hãy đặt vòng. Bạn đừng quên đến khám lại sau khi đặt vòng từ sáu tuần đến ba tháng, ngay cả khi mọi chuyện đều tốt đẹp.


Những lưu ý khi đặt vòng tránh thai

  Vòng tránh thai là một dụng cụ bằng nhựa hoặc bằng đồng được đặt vào trong tử cung của người phụ nữ nhằm ngăn trứng làm tổ trong tử cung.


 


 

Vòng tránh thai có tác dụng ngăn không cho tinh trùng gặp trứng cũng như ngăn trứng làm tổ trong tử cung để phát triển thành bào thai. Vòng tránh thai không làm ảnh hưởng đến quá trình giao hợp.

Lợi ích của vòng tránh thai là có hiệu quả tránh thai với tỷ lệ từ 98 đến 99%, hiệu quả tránh thai có thể đạt được ngay sau khi đặt vòng và kéo dài từ 5 năm đến 10 năm. Dụng cụ tử cung dùng tương đối bền, thoải mái, dễ sử dụng và không tốn kém.

Vòng tránh thai là một biện pháp tránh thai tương đối lâu dài. Vì vậy, nếu người phụ nữ còn trẻ hoặc có dự định sinh con trong một vài năm tới thì nên sử dụng một biện pháp tránh thai khác.

Những phụ nữ có nhiều bạn tình cũng không nên sử dụng biện pháp tránh thai bằng dụng cụ tử cung vì vòng tránh thai không có khả năng ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Việc đặt vòng tránh thai cần được thực hiện tại các cơ sở y tế chuyên khoa vì người phụ nữ sẽ được khám phụ khoa trước khi đặt vòng để bảo đảm chắc chắn không bị viêm nhiễm phụ khoa vì theo nguyên tắc không thể đặt vòng tránh thai nếu người phụ nữ đang bị viêm nhiễm phụ khoa.

Thủ thuật đặt vòng tránh thai rất đơn giản, chỉ mất một khoảng thời gian từ 5 đến 10 phút.

Thời gian đặt vòng tránh thai tốt nhất là ngay sau khi người phụ nữ hết kinh nguyệt, 6 tuần sau khi sinh hoặc ngay sau khi nạo hút thai.

Trong và sau khi đặt vòng tránh thai, người phụ nữ có thể có cảm giác hơi bị chuột rút (vọt bẻ).

Vòng tránh thai có thể làm cho chu kỳ kinh nguyệt dài hơn, ra máu nhiều hơn và bị đau bụng khi hành kinh và cũng có thể ra khí hư nhiều hơn. Đồng thời có thể xảy ra một số phản ứng nhẹ ảnh hưởng tới sức khỏe như hơi đau bụng hay đau đầu.

Khi muốn sinh con, người phụ nữ chỉ đến cơ sở y tế, tại đây sẽ được bác sĩ hay nữ hộ sinh có kinh nghiệm tháo vòng tránh thai. Hầu hết tất cả các phụ nữ sau khi tháo vòng tránh thai đều có khả năng có thai trở lại. Vòng tránh thai không ảnh hưởng đến lần mang thai về sau.

3 điều lưu ý khi đặt vòng

GiadinhNet - Bất kỳ biện pháp tránh thai hiện đại (BPTT) nào cũng không thể đạt được hiệu quả 100%.


Trạm Y tế huyện Vũng Liêm (Vĩnh Long) trao tiền hỗ trợ cho gia đình của khách hàng đặt vòng bị vỡ kế hoạch.

Thắt ống dẫn trứng cũng chỉ đạt hiệu quả 99%, sử dụng viên tránh thai cũng đạt 98%, còn vòng tránh thai cũng chỉ đạt từ 90 – 97%.
Đặt vòng có tác dụng tránh thai ngoài ý muốn. Nhưng cho đến nay vẫn có khoảng 10 – 15% phụ nữ đặt vòng tránh thai mà vẫn có thai ngoài ý nuốn.

Vòng tránh thai là một dụng cụ nhỏ bằng nhựa được đặt vào tử cung. Gọi là “vòng” nhưng vòng có nhiều loại như hình chữ S, chữ T… Hai loại thông dụng hiện nay là vòng hình chữ T và hình cánh cung, có quấn đồng. Đuôi vòng có hai dây nhỏ thò ra âm đạo độ 2 -3 cm, giúp kiễm tra vòng  còn ở đúng vị trí không. Vòng có tác dụng ngăn không cho trứng làm tổ ở niêm mạc tử cung, đồng thời cũng cản trở sự gặp gỡ giao duyên của trứng và tinh trùng,  biện pháp này dạt hiệu quả khoảng 98%.

Những điều cần chú ý sau khi đặt vòng :
- Sau khi đặt vòng chị em nên nghỉ ngơi hai ngày, và trong vòng một tuần tránh làm việc nặng.

- Định kỳ phải đi bệnh viện kiểm tra. Thông thường sau khi đặt vòng một tháng, sau khi sạch kinh nguyệt nên đến bệnh viện kiểm tra lần đầu và 3 tháng sau nên tái khám lần nữa.

- Sau này căn cứ theo tình hình mà nên cách 1 – 2 năm đi kiểm tra lại

Theo thống kê của khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản của Trung tâm Y tế Vũng Liêm, năm 2011 có trên 3.000 khách hàng đặt vòng tránh thai, có 15 trường hợp mang thai ngoài ý muốn do đặt vòng chiếm tỷ lệ 0,5%. 15 trường hợp này đều do bị tuột vòng tránh thai, các chị em được khoa xử trí an toàn và tất cả chi phí đều hoàn toàn miễn phí. Đây là một vấn đề thể hiện rõ nét tính nhân văn của chính sách Dân số - KHHGĐ của Đảng và Nhà nước ta.

Nguyên nhân của việc đặt vòng mà vẫn có thai có thể do: vòng bị rơi ra mà không hay biết, vòng trong khoang tử cung ở vị trí thấp gần cửa cổ tử cung, không khống chế được vai trò phát triển vá quá trình đưa phôi vào tử cung, kích cỡ của vòng không phù hợp với kích thước của tử cung hoặc do vòng đã bị biến dạng làm mất đi tác dụng tránh thai. Nội mạc tử cung không thích ứng với vòng tránh thai cho nên cũng không đạt được hiệu quả tránh thai mong muốn.

Tuột vòng là nguyên nhân chính dẩn đến mang thai ngoài ý muốn dù đã đặt vòng. Tỉ lệ tuột vòng cao nhất là trong 3 tháng đầu sau khi đặt, đặc biệt là trong chu kỳ kinh nguyệt miệng tử cung luôn mở để cho kinh nguyệt chảy ra ngoài nên vòng cũng dể bị tuột theo. Thời gian lâu dần về sau khi vòng đã thích ứng trong tử cung nên tỉ lệ bị tuột vòng cũng giảm dần.



Những câu hỏi thường gặp về vòng tránh thai


 

Vòng tránh thai là cái gì?

Vòng tránh thai là phương pháp tuyệt vời để ngừa thai nghén. Đó là một dụng cụ bằng chất dẻo, dài 3-4 c m, có đính một sợi dây. Thầy thuốc đặt nó vào tử cung và từ đó dụng cụ sẽ tự hoạt động.

Nguyên nhân gây tác dụng ngừa thai của vòng này trong mấy năm gần đây được giải thích theo nhiều cách. Bởi quả thật người ta chưa hiểu được chính xác tại sao sự hiện diện của nó trong hốc tử cung lại ngăn trở thụ thai. Một số người đoán, màng nhầy tử cung rất kỳ lạ và luôn luôn tự vệ trước mọi vật ngoại lai, đã sản sinh ra những kháng thể chống lại vòng. Những kháng thể này không tác động được lên chất dẻo, nhưng chúng lại hủy tinh trùng

Một cách giải thích khác được đưa ra gần đây: vòng tránh thai tạo những biến đổi hóa học trong màng nhầy tử cung khiến nó không lưu giữ được trứng.

 Vòng tránh thai bằng đồng là cái gì?


Cũng như mọi phát minh của con người, vòng tránh thai cũng luôn luôn được cải tiến. Phát minh từ đầu thế kỷ XẤP XỈ, nhưng phải đến năm 1960, vòng tránh thai mới thật sự được áp dụng rộng rãi nhờ những cải tiến về kỹ thuật. Người ta đã thử nhiều kiểu: hình tam giác, hình tròn, hình số 8... bằng vàng, bạc, kền và bây giờ bằng đồng. Trong những kiểu vòng tránh thai mới nhất, phải kể đến loại gọi là “cổ” hiện cũng được dùng rất hạn chế. Gần đây nhất, loại bằng đồng được sử dụng rộng rãi nhất và được gọi là hoàn hảo nhất. Không phải bằng đồng hoàn toàn mà bằng chất dẻo (Polyetilen) với đồng: một sợi đồng rất mảnh quấn vào một đầu. Hình dạng “vòng” có thể là số 7 hoặc chữ T, gần đây chữ “ML” !

Vòng bằng đồng có hai ưu thế: cỡ nhỏ và chất đồng có tác dụng diệt khuẩn và diệt tinh trùng. Nó hủy trứng đã thụ tinh, tạo những biến đổi cơ cấu lên màng nhầy tử cung để không lưu giữ trứng được (xem câu 7), đồng thời thay đổi thành phần của chất nhờn ở cổ tử cung (xem câu 504), khiến chất này không đưa được tinh trùng vào tử cung. Tất cả những tác dụng đó chưa được chứng minh hoàn toàn rõ ràng nhưng tác dụng cụ thể là vòng bằng đồng có hiệu quả tới 99%. Và kết quả sẽ tăng thêm nữa phần trăm nếu như bạn dùng thêm viên “diệt tinh trùng” (spermicide). Một loại vòng có chất progestérone lại càng thích hợp hơn nữa đối với những phụ nữ trong lúc hành kinh hoặc hành kinh ra nhiều máu quá. Loại vòng tránh thai có chứa progestérone không được pha thêm đồng. (...)
 Vòng có làm cho bạn khó chịu không?

Nếu như bạn thấy khó chịu và nhất là bạn thấy đau có nghĩa là vòng không thích hợp với bạn. Nên bỏ ra. Nhưng đừng bỏ ra khi bạn chưa thấy đau hoặc mới chỉ “nghi ngờ”. Bởi vì vòng làm bằng chất dẻo và không hề định “chọc thủng’ tử cung của bạn. Nhiều khi không phải vòng mà là tư tưởng làm bạn không thoải mái.

Mất vòng

Đây là một nỗi sợ khác nhưng lại đúng. Đôi khi vòng bị tử cung đẩy ra, sau khi đặt vài ngày hoặc trong lần thấy kinh nào đó. Có khoảng 15-20% trường hợp bị đẩy ra đối với loại vòng “cổ” và 5% đối với loại vòng đồng (xem câu 173). Nên biết rằng phụ nữ chưa có con lần nào, tử cung rất kỵ vật lạ cho nên dễ thấy vòng ra. Ngược lại, phụ nữ đẻ nhiều quá, cổ tử cung rộng cũng dễ làm tuột vòng. Nói chung, việc vòng trôi ra không có gì đáng làm bạn hoảng hốt. Thường chỉ kèm thêm vài giọt huyết mà thôi. Bạn nên thay loại vòng khác. Và nếu thay vài lần vẫn không được thì bạn dùng phương pháp ngừa thai khác. Nhưng đấy là trường hợp hiếm thấy.

 Vòng ngừa thai và kinh nguyệt

Vòng tránh thai không ảnh hưởng tới chu kỳ tiết hoóc-môn. Tuy nhiên cũng có trường hợp vòng ảnh hưởng đến quá trình bong ra của màng nhầy, gây những kinh nguyệt bất thường, kéo dài và ra nhiều huyết (xem câu 83). Trường hợp này hiếm xảy ra.

Hiện có bao nhiêu người dùng?

Ngày một nhiều người dùng vòng tránh thai. Hiện chiếm 15% phụ nữ đang tuổi sinh nở nghĩa là gấp đôi so với bảy, tám năm về trước. Con số này có lẽ sẽ ngày càng tăng khi người ta mất dần thành kiến đối với biện pháp tránh thai này.

Thể thao và vòng tránh thai.

Hoạt động thể thao, kể cả leo núi không ảnh hưởng gì. Tuy nhiên trong những ngày mới đặt vòng (xem câu 186) nên tránh chơi những môn thể thao nặng, hãy chờ cho vòng thích ứng dần với cơ thể đã.

 Để kiểm tra; chỉ cần dùng phương pháp siêu âm.

Không đau, đơn giản và vẫn lịch sự. Phương pháp X-quang ngày nay người ta không dùng nữa.

 Khám trước khi đặt vòng.

Thầy thuốc phụ khoa sẽ hỏi bạn đã có con chưa? Đã sẩy thai hoặc nạo thai lần nào chưa? Trạng thái hoạt động sinh dục của bạn thế nào. Sau đó, thầy thuốc khám toàn bộ (xem câu 125): Có viêm nhiễm gì không? Có gì đặc biệt trong tử cung (xem câu 56). Việc cuối cùng này thật ra không cần thiết. Thầy thuốc cho đơn, bạn đi mua. Nhưng cẩn thận, cứ để nguyên hộp như thế mang đến nơi đặt, đừng mở ra vì vòng đã được khử trùng. Nếu muốn xem thì để thầy thuốc mở ra cho bạn xem trước khi đặt.

Thởi điểm tốt nhất để đặt vòng

Tốt nhất là trong thời gian hành kinh, từ ngày thử hai đến ngày thứ tám của chu kỳ kinh nguyệt. Tại sao? Vì khi đó thầy thuốc biết chắc bạn không có thai và việc do đặt vòng mà ra chút huyết không ảnh hưởng gì.

Đặt vòng có đau không?

Không. Nhưng phụ nữ ai cũng ngại đụng đến cơ quan sinh dục của mình, nhất là thọc tay vào sâu. Và một số bạn do lo sợ quá đáng mà bộ phận sinh dục co cứng gây khó khăn cho việc đặt vòng. Trong khi nhiều phụ nữ đặt xong, ngạc nhiên thấy sao không hể đau đớn gì cả.

 Đặt thế nào?

Vòng được gấp lại và cho một cái ống cũng bằng chất dẻo rất nhỏ, chỉ bằng đường kính que diêm, đưa vào cổ tử cung. Ống có piston và sau đó thầy thuốc ấn nó, đẩy vòng vào tận hóc tử cung. Vòng mở ra. Thầy thuốc rút ống ra và cắt sợi dây để chừa 5cm bên ngoài cổ tử cung. Công việc rất đơn giản và xin nhắc lại, không đau đớn gì, không phải dùng thuốc tê. Bạn chỉ cảm thấy co thắt nhỏ ở bụng dưới mà thôi. Cũng có người sau khi dặt, cảm thấy hơi chóng mặt. Nguyên nhân thuần túy do tâm lý. Dù sao cũng nên nằm nghỉ một chút trước khi ra khỏi phòng khám.

Những ngày sau đấy.

Việc đặt vòng kéo theo vài thay đổi nhỏ:
- Ra huyết: Vòng có kích thích màng nhầy tử cung đôi chút. Do đó thường ra huyết thêm hai, ba ngày. Hiếm trường hợp rong huyết tới mười ngày.
- Co thắt: Do có vật lạ vào nên tử cung phản ứng lại. Hôm nay đặt vòng, ngày mai và ngày kia có thể có cảm giác co thắt hơi đau ở bụng dưới. Chỉ cần nhét mỗi ngày một viên chống co thắt vào hậu môn là xong. Thông thường sẽ không đau tiếp nữa.
- Thân nhiệt: Có thể 37,2 hoặc 37,5 độ. Nhưng nếu lên đến 38 độ có nghĩa là không bình thường, trừ phi bị cúm hay viêm nhiễm gì đó, hãy đến tìm thầy thuốc.

 Tác dụng của sợi dây?

Vòng có kèm một sợi dây chỉ bằng chất dẻo thò ra khỏi tử cung, trong âm đạo. Sợi chỉ này rất quan trọng, trước hết để biết vòng vẫn còn nằm yên ổn trong đó hay không, hai là giúp thầy thuốc dễ khi cần tháo vòng ra. Một vài thầy thuốc còn khuyên bạn nên thình thoảng kiểm tra đầu dây xem có bình thường không. Muốn vậy, bạn hãy ngồi xổm hoặc gác một chân lên ghế đẩu thấp. Âm đạo ngắn lại và bạn dễ dàng sờ thấy đầu dây.

 Sau khi đặt vòng, có thể giao hợp được ngay không?

Được

Tôi có thể đặt ngay gạc thấm vào âm đạo không?

Được. Vì cổ tử cung không bị nở ra và bạn không ngại nhiễm trùng gì hết. Tuy nhiên, cẩn thận lúc lấy gạc thấm ra, dễ kéo theo sợi chỉ chất dẻo của vòng. Tốt nhất bạn nên đợi vài ngày để sợi chỉ ngắn lại và bạn quen với nó.

 Khi nào sợi chỉ nylon ngắn lại?

Có thể cắt ngắn ngay lúc đặt vòng. Nhưng thường thầy thuốc chừa ra hơi dài, sau đó 15 ngày, khi kiểm tra lại mới cắt ngắn, chỉ chừa lại đủ mức để không gây vướng cho bạn.

 Khi nào cần thay vòng?

Như đã nói, tốt nhất, mỗi năm bạn đi khám phụ khoa một, hai lần, trong dịp đó thầy thuốc sẽ kiểm tra luôn cả tình trạng vòng tránh thai của bạn

Sau khi sinh nở, đặt vòng có được không?

Vòng kiểu cũ thì hai năm một lần thay
Vòng kiểu mới (sản xuất từ năm 1981) có đồng và có hoặc không có bạc, thì bốn hoặc năm năm mới thay.

Sau sẩy thai, nạo thai, có thể đặt vòng được không?

Được. Nhưng không đặt ngay. Bởi vì sau khi bạn đẻ, tử cung còn lớn. Nên đợi tử cung trở lại kích thước như cũ. Thành tử cung khi đó còn mỏng, cũng cần đợi cho đầy đặn trở lại. Thời gian không lâu (xem câu 242) hoặc tốt nhất là đợi đến lúc kinh nguyệt trở lại. Trong khi chờ đợi có thể ngừa thai bằng thuốc viên (xem câu 158, 159).
Nên nhớ việc sinh nở dễ gây tổn thương ở cổ tử cung. Nếu có bạn muốn chữa cho lành những tổn thương đó trước khi đặt vòng. Cũng giống hệt như sau khi sinh nở. Nên đợi ít lâu.

“Nếu tôi đang cho con bú”.

Trong thời gian bạn cho con bú, tử cung nhận được lượng hoóc-môn thấp nên rất chậm trở lại hình dạng bình thường. Trong khi chờ đợi bạn nên dùng thêm viên ngừa thai, bởi vì trong thời kỳ cho con bú, bạn vẫn có thể thụ thai được lắm

 Khi tử cung “bị lật trái lại”, có thể đặt vòng được không?

Tử cung “bị lật trái” (xem câu 453) làm nhiều người lo lắng. Nhất là loại bị lật trái cố định (hiếm thấy). Còn lại lật trái di động thì không phải là một bệnh và vẫn đặt vòng được như thường.

 Trường hợp có “khí hư” đặt vòng được không?

Cần làm thống kê để xem khí hư ấy có mang tính sinh lý hay không (xem câu 589) hay chỉ là một dấu hiệu của nhiễm trùng âm đạo hoặc cổ tử cung. Nếu là nhiễm trùng, bạn phải chữa khỏi đã, kéo theo sẽ lan vào tử cung và vòi. Việc chữa không khó và bạn chỉ cần đợi 15 ngày là đủ.

Đặt vòng sau bệnh “vòi trứng”.

Viêm “vòi trứng” là một bệnh nặng của vòi trứng (xem câu 457). Nếu bạn đã bị bệnh đó trước đây vài tháng hoặc vài năm thì tốt nhất là không đặt vòng tránh thai, bởi vì vòng dễ làm tái phát viêm nhiễm cũ. Nếu đặt thì phải chụp X-quang tử cung để xem xét vết thương đã thật sự thành sẹo chưa rồi hãy quyết định.

Trường hợp hãn hữu: Bạn có thai đúng hôm đặt vòng.

Tuy sự trùng hợp này có vẻ ngây thơ nhưng trên thực tế đã từng xảy ra. Không sao. Vòng không cản trở sự phát triển của thai vì nó quá nhỏ. Và cũng đừng nghĩ đến chuyện đặt vòng để hủy thai.

Có thể đặt vòng cho một em gái còn trinh?

Về nguyên tắc, viên tránh thai là biện pháp lý tưởng cho cô gái còn trinh, chưa giao hợp lần nào. Chỉ khi nào có chống chỉ định dùng pi-luyn, hãy nên nghĩ đến chuyện đặt vòng. Việc đặt vòng sẽ hơi phiền vì phải làm rách màng trinh để đặt mỏ vịt vào âm đạo rồi mới đặt được vòng (xem câu 512).

Có thể đặt vòng trong thời kỳ tiền mãn kinh được không?

Về nguyên tắc là không được (xem câu 630).

 Hãy cẩn thận với một số thuốc.

Những chất chống viêm (thí dụ: aspirine dùng liên tục, các thuốc khớp, các thuốc loại corticoide) ảnh hưởng tới công hiệu của vòng tránh thai. Nếu bạn đang dùng loại thuốc kể trên, tốt nhất là tránh thụ thai bằng viên diệt tinh trùng (spermicide) hoặc yêu cầu nam giới dùng bao dương vật trong lúc giao hợp.

 “Tôi không theo liệu pháp ion-hóa”.

Không có gì trở ngại (xem câu 694). Bạn vẫn điều trị tiếp và vẫn đặt vòng, không sao.

 Người ta phải bỏ vòng của bạn ra.

Chuyện ấy là bình thường, khi bạn không muốn dùng, bạn muốn có con hoặc bạn muốn thay vòng khác (xem câu 192). Tháo ra hết sức đơn giản. Thông thường được làm trong thời gian hành kinh. Bạn nằm theo tư thế khám phụ khoa với mỏ vịt đưa vào âm đạo. Thầy thuốc lôi vòng ra bằng một chiếc kẹp dài (xem câu 123). Bạn không thấy đau gì hết, cũng không cần đến thuốc kháng sinh, không cần thuốc chống co thắt. Nếu như cần thay vòng khác thì cũng lắp mới ngay lúc đó. Còn nếu không, bạn hãy cẩn thận, bạn có nguy cơ có thai ngay lúc tháo vòng ra. Đủ biết biện pháp đặt vòng không hề nguy hại gì hết.

 Bạn muốn có con?

Đừng ngần ngại gì hết. Không cần đợi một vài tháng sau khi tháo vòng. Vì có 1% số phụ nữ xác suất vòng không công hiệu, đã từng có thai và đẻ con một cách hoàn toàn bình thường. Dù sao cũng xin khuyên bạn đợi một hoặc hai lần trứng rụng đã, cho hoạt động của buồng trứng ổn định trở lại.

 Nếu như đối phương nam khăng khăng không chịu cho bạn đặt vòng?

Anh ta kêu: “Sợi dây làm tôi khó chịu”. V.v... thì đó là điều bịa đặt. Vòng với sợi dây không tạo cho bên nam giới bất kỳ một cảm giác nào khác so với giao hợp bình thường. Cho nên trường hợp này hoàn toàn do nguyên nhân tâm lý. Người nam thường tưởng tượng ra. bạn có thể nhờ thấy thuốc cắt ngắn sợi dây thêm một chút rồi “nói dối” rằng đã tháo vòng. Sự nói dối này không có tội vì chỉ cốt để xóa đi một định kiến vô lý của đối phương.

Nếu sau khi đặt vòng bạn thấy đau?

Có nghĩa tử cung bạn bị viêm nhiễm hoặc vòng tuột ra khỏi vị trí, hoặc một nguyên nhân đau không dính dáng tới vòng. Nên đến thầy thuốc khám. Nếu cần thì tháo vòng. Có khi chỉ cần dùng thuốc chống co thắt trong một thời gian ngắn là đủ.

 Nếu vòng làm bạn ra huyết?

Nếu vào sau lúc đặt vòng thì là chuyện bình thường (xem câu 196). Nhưng nếu vài tháng sau vẫn ra huyết, bạn hãy đến thầy thuốc khám. Có thể do:
Tử cung co thắt vào vòng. Nếu hiện tượng không lặp lại thì không cần phải xử trí gì hết.
Viêm nhẹ tử cung. Chỉ cần dùng một liều kháng sinh ngắn từ năm đến sáu ngày là đủ.
Một sự thụ thai không bình thường. Bởi vì thụ thai bình thường thì không ảnh hưởng gì hết. Không bình thường chẳng hạn thai ngoài tử cung.
Thầy thuốc sẽ kiểm tra xem do nguyên nhân nào.
Vòng gây hành kinh kéo dài và nhiều huyết hơn bình thường

Chúng tôi đã nói tới trường hợp này (xem câu 83) và thông thường, ba, bốn tháng sau sẽ ổn định. Còn nếu hành kinh quá dài (từ 15 ngày trở lên) và gây nhiều phiền toái thì tốt nhất là bạn tháo vòng ra và dùng biện pháp tránh thai khác, cũng có thể là dùng loại vòng khác. Loại vòng có progestérone dùng sẽ tốt trong trường hợp này.

 Vòng gây “khí hư”.

Không phải do vòng đâu. Nếu có, chỉ là ngay sau lúc đặt vòng, một chút khí hư từ cổ tử cung tiết ra. nếu như sau khi đặt vòng vài tháng mà thấy “khí hư” vẫn ra có nghĩa âm đạo hay cổ tử cung của bạn bị viêm nhiễm. Không phải do vòng mà là do nguyên nhân khác (xem câu 576). Bạn hãy đến thầy thuốc khám.

 Vòng lệch vị trí.

Chảy máu, đau, co thắt. Chuyện gì vậy? Bạn hãy kiểm tra lại sợi dây. Nếu thấy bỗng như dây dài ra nhiều hoặc biến đâu mất thì có nghĩa vòng đã bị lệch khỏi vị trí ban đầu. Hãy kiểm tra lại tử cung bằng sóng siêu âm (xem câu 181).
Nếu sợi dây dài ra, chưa hẳn có nghĩa là vòng bị tuột mà thường là do sợi dây lúc trước quấn vào dây giờ mới bung ra. Nhờ thấy thuốc cắt bớt đi, chỉ để tối đa 2cm tính tử cổ tử cung. Nếu thấy sợi dây biến đâu mất có nghĩa vòng đã quay trong tử cung. Kiểm tra và nếu cần thì tháo ra.
Vòng bị gẫy bên trong tử cung

Đó là trường hợp ngáy trước, loại vòng cũ bị bao một lớp chất đá vôi. Vòng này ngày nay không còn bị gẫy nữa

 Bạn có thai mặc dù đã đặt vòng.

Có hai giả thuyết. Nếu vẫn nhìn thấy dây, thầy thuốc phụ khoa sẽ kéo nhẹ vòng ra. Trường hợp không nhìn thấy dây, không thể tháo ra ngay được, bạn đừng run. Cái thai không bị ảnh hưởng gì. Con bạn vẫn khỏe mạnh xinh đẹp như thường. Nhắc lại: vòng không hề ảnh hưởng gì đến cái thai.
Có thầy thuốc ngại sẽ xảy ra bong rau hay nhiễm trùng và tìm cách làm sẩy thai, nhưng thật ra không cần thiết. Còn nếu vẫn lo ngại thì có thể tăng phần theo dõi hơn đôi chút.
 Ảnh hưởng của vòng tránh thai ra sao trong trường hợp thai ngoài tử cung.

Không ảnh hưởng gì hết. Thai ngoài tử cung do nguyên nhân hoàn toàn khác. Vòng tránh thai không đóng vai trò gì hết trong chuyện ấy. Chúng ta biết thế để phân biệt những dấu hiệu đáng lo ngại của việc có thai ngoài tử cung (ra huyết, đau) là trường hợp cần xử trí ngay.

 Vòng tránh thai có gây nhiễm trùng không?

Nên bỏ ra ngoài nhưng viêm nhẹ ở âm đạo và tử cung hay thường xảy ra, bất kể có đặt vòng hay không, vấn đề bàn ở đây là vòng có thể gây tái phát một viêm nhiễm đã đem theo vi khuẩn từ ngoài vào tức là từ âm đạo hay cổ tử cung.
Tổ chức y tế thế giới đã tính 2,5 đến 3% phụ nữ do đặt vòng mà bị nhiễm trùng đường sinh dục, trong đó 1,5 đến 2% nhẹ, không gây hậu quả gì đáng kể nhưng 1% đã khiến phải tháo bỏ vòng. Vòng rõ ràng không làm tái phát gì hết. Chỉ nên khi đặt vòng cần rất cẩn thận để khỏi kéo vi khuẩn bệnh từ ngoài âm đạo vào bên trong tử cung. Đặc biệt cần chú ý những bệnh lây truyền bằng đường giao hợp (lậu, giang mai trước tiên). Cho nên, chúng tôi nghĩ rằng những phụ nữ không có con không nên đặt vòng. Họ dễ quan hệ tự do hơn với nam giới và nguy cơ mắc bệnh hoa liễu cũng nhiều hơn. Hoặc những phụ nữ quan hệ tình dục với từ hai người nam trở lên. Với những phụ nữ này nên dùng biện pháp tránh thai khác (xem câu 225).

 Có khả năng vòng chọc thủng màng tử cung không?

Không. Bởi vì khi đặt vòng, thầy thuốc đã kỉểm tra và chỉ cho đặt khi màng tử cung đã ở vào trạng thái bình thường.

 Khả năng gây ung thư

Tuyệt đối không. Xin nói thêm rằng những phụ nữ dùng biện pháp tránh thai (pi-luyn, vòng hoặc màng – xem câu 229) ít bị ung thư hơn so với số phụ nữ không dùng. Bởi vì người dùng biện pháp tránh thai được khám đều đặn hơn và có điều kiện phát hiện sớm hơn những mầm mống ung thư nếu có.

 Vòng tránh thai và kinh nguyệt thất thường

Vòng không ảnh hưởng gì trong chuyện này. Chưa kể chúng ta đã biết kinh nguyệt không đều chủ yếu do nguyên nhân tâm lý: lo lắng, sợ hãi mà người ta đặt vòng thường luôn yên tâm.

 Có thể vừa đặt vòng vừa dùng pi-luyn được không?

Không nên. Hai cách trình bày thai này tác động khác nhau đối với màng nhầy tử cung cho nên không nên hòa hợp với nhau được. Đã dùng cách này thì thôi cách kia. Tuy nhiên, nếu dùng cả hai chỉ trong một hai tháng thì có thể được. Chẳng hạn một phụ nữ đã đặt vòng nhưng lại phải dùng pi-luyn để điều trị một nang “giả” (hay nang chức năng – xem câu 78).

 Vòng tránh thai và u xơ.

Bạn đã biết u xơ là u lành (xem câu 68, 69) và phụ nữ rất hay mắc (20%). Ta thử xét trường hợp: Bạn đang có u xơ và bạn muốn đặt vòng. Nếu như u xơ nằm giữa cơ tử cung thì được nhưng nếu u xơ nằm trong tử cung thì không được. Phải bóc nó đi đã. Thông thường phụ nữ có u xơ lại rất thích đặt vòng vì dùng pi-luyn có hoóc-môn dễ làm u xơ lớn thêm. Đáng chú ý là u xơ làm kinh nguyệt ra huyết nhiều hơn bình thường. Vòng tránh thai cũng gây tác dụng giống thế. Nếu để cả hai thì huyết sẽ ra rất nhiều và có khi gây thiếu máu, cho nên nếu có u xơ và thấy ra huyết kinh nguyệt nhiều thì bạn nên dùng cách tránh thai khác.

Vòng tránh thai và phẫu thuật mổ bụng lấy thai

Khi người mẹ không đẻ được bình thường mà th���y thuốc phẫu thuật phải mổ lấy thai nhi ra thì ông ta chỉ đụng vào phần đàn hồi của tử cung. Phần này chỉ tồn tại trong khi đang mang thai. Sau khi lấy thai nhi ra, phần đàn hồi sẽ tự tiêu. Cho nên không gây trở ngại gì cho việc đặt vòng. Nếu như phẫu thuật gây ra những phản ứng xấu: như sốt, khí hư... thì có thể kiểm tra tử cung bằng X-quang rồi mới đặt vòng.

 Vòng tránh thai và tình trạng cổ tử cung mở rộng.

Cổ tử cung mở rộng (xem câu 342) là một khiếm khuyết cơ học và đòi hỏi một kỹ thuật nào đó khi đặt vòng. Nói chung vòng không tồn tại. Cho nên cần coi chừng, rất có thể bạn có thai do vòng không còn ở vị trí của nó. Hãy thử nhiều cỡ, nhiều loại và nếu như thử đến ba lần vẫn không ổn định thì bạn nên dùng cách tránh thai khác: pi-luyn hay màng ngăn (xem câu 111 và những câu tiếp theo và câu 229).

Vòng tránh thai đặt vào ngày hôm sau

Bạn giao hợp nhưng chưa dùng biện pháp ngừa thai nào. Bạn vẫn có thể đặt một vòng vào ngày hôm sau. Trứng đã thụ tinh sẽ nằm trong vòi chừng năm ngày (xem câu 7). Vẫn có thể tranh thủ thời gian ấy để đặt vòng đồng thời ngăn không cho trứng lưu lại trong màng tử cung và phát triển. Cách đặt giống như cách đặt bình thường (xem câu 185) và kết quả cũng gần đến 100%. Nếu bạn muốn giữ vòng lại ngừa thai sau lần kinh nguyệt thì không có gì trở ngại: bạn sẽ được bảo vệ trong hai năm. Nếu bạn thích ứng dùng pi-luyn thay vòng, bạn bắt đầu dùng thuốc vào ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt và sau đó tám ngày bạn đi khám thầy thuốc để tháo vòng ra (xem câu 204).

 Tôi không có con, tôi có thể đặt vòng được không?

Không. Người ta không đặt vòng cho một phụ nữ “không con” vì rất nhiều loại vi khuẩn qua giao hợp có thể lọt vào và phát triển. Người không có con, thường chưa ổn định trong đời sống tình dục và dễ quan hệ với không chỉ một người. Tất nhiên nếu bạn không có con nhưng chỉ quan hệ tình dục với một người duy nhất và bản thân người bản thân người đó cũng tuyệt đối chung tình thì cũng có thể đặt vòng được nhưng bạn vẫn phải cẩn thận theo dõi. Đặt vòng không phải là biện pháp tránh thai lý tưởng của những phụ nữ sống cuộc sống tình dục không nghiêm túc.

 Những người như thế nào thì nên đặt vòng?

Tất cả những ai muốn có một biện pháp tránh thai chắc chắn và thích vòng hơn dùng viên ngừa thai trừ:
Nếu đang có một viêm nhiễm đường sinh dục: tử cung, cổ tử cung, vòi.
Nếu mới bắt đầu có thai.
Nếu X-quang tử cung cho thấy tử cung bị dị dạng.
Nếu đang có một ung thư tử cung.
Nếu có huyết ra cả khi không phải thời gian hành kinh mà chưa tìm được nguyên nhân (đặt vòng xong sẽ khó tìm nguyên nhân hơn).
Ngoài ra còn các trường hợp nếu bạn không có con (xem câu 225), cổ tử cung mở rộng (xem câu 343) hoặc có u xơ (xem câu 68) cũng như có tiền sử mắc bệnh tình dục (lậu chẳng hạn).

Bao dương vật.

Còn gọi là “ca-pốt” là một túi bằng chất latex, lồng vào dương vật trước khi đưa vào âm đạo. Bao dương vật có tác dụng tránh thụ thai đồng thời còn là một dụng cụ bảo đảm vệ sinh (ngăn bệnh hoa liễu). Tác dụng tránh thụ thai là nhờ tinh dịch phóng ra bị giữ lại trong túi. Hiệu quả rất cao (99%) nếu khi dùng tôn trọng mấy nguyên tắc sau đây:
Không được đưa dương vật vào khi chưa bọc bao.
Không dùng móng tay vào bao, có nguy cơ làm rách.
Rút ra ngay sau khi phóng tinh, trước khi dương vật mềm trở lại (để tránh tụt bao vào trong âm đạo).
Những lợi thế của bao dương vật, dễ kiếm, giá rẻ, hoàn toàn không gây hại. Tuy nhiên có một vài lý do khiến một số người không thích dùng, giảm cảm giác và kích thích, mất chất thi vị trong quan hệ tình dục. Tuy vậy, bao dương vật vẫn chưa lạc hậu mà trái lại ngày càng được sử dụng nhiều, nhất là khi xuất hiện bệnh SIDA.
Phải làm gì khi bao dương vật bị rách?

Đừng ỷ lại rằng: Thời gian đó không phải là thời gian “nguy hiểm” mà hãy báo ngay thầy thuốc và sáng hôm sau, chị hãy uống ngay pi-luyn “dùng cho ngày hôm qua” hoặc đặt vòng ngay (xem câu 224).

 Màng ngăn là gì?

Trước năm 1960, biện pháp ngừa thai tốt nhất ở Pháp là màng ngăn. Đó là một miếng tròn bằng chất latex căng trên một cái vòng nhỏ rất mềm đặt vào đáy âm đạo theo một kỹ thuật chính xác trước lúc giao hợp.
Tất nhiên, màng ngăn này phải đúng kích thước với âm đạo của bạn, chiều rộng cũng như chiều sâu. Cho nên màng ngăn có nhiều kích thước khác nhau: 60, 70, 80mm. Kích thước trung bình là 70 mm. Việc xác định số đo là do thầy thuốc. Tuy nhiên, kích thước ấy không cố định cho mỗi người mà vẫn thay đổi, bạn béo lên hay gầy đi, bạn vừa sinh nở xong, kích thước cũng thay đổi đáng kể. Cho nên bạn luôn luôn phải đo lại.

 Biện pháp “cắt vòi tử cung” và “ống dẫn tinh”

Biện pháp này bất lợi ở chỗ sau này muốn có con cũng không được nữa. Do đó ở nhiều nước cấm, chẳng hạn như ở Pháp. Tuy nhiêno ở nhiều nước cho phép: Mỹ, Anh, Thụy Điển. Riêng ở Mỹ, có trên 35% cặp vợ chồng thực hiện biện pháp này, nữ phải nằm viện 48 tiếng đồng hồ, nam chỉ cần 10 phút, gây tê tại chỗ (nam có thể gửi một số tinh dịch trong “ngân hàng tinh dịch”). Nữ thì sau phẫu thuật, kinh nguyệt vẫn tiếp tục và thời kỳ mãn kinh vẫn đến đúng tuổi. Nam vẫn cương được dương vật và phóng tinh bình thường. Ở Pháp tuy cấm nhưng vẫn nhiều người lén lút áp dụng.

Một phương pháp không nên làm: xuất tinh ra ngoài âm đạo.

Khá nhiều người áp dụng phương pháp này. Một số đàn ông còn khỏe là làm rất giỏi. Cách làm là đúng lúc sắp phóng tinh thì nam giới rút dương vật ra và xuất tinh bên ngoài cơ thể nữ giới. Chưa nói đến những hậu quả xấu về mặt tâm lý, buộc bên nam phải gắng làm một việc đòi hỏi ý chí cao, chỉ cần nói đến hiệu quả trên thực tế hết sức thấp (xem câu 246). Rất nhiều phụ nữ vẫn có thai sau khi dùng biện pháp này.

 Biện pháp tính theo thân nhiệt.

Chúng ta đã biết nguyên lý (xem câu 57). Biện pháp này dựa trên cách chia chu kỳ kinh nguyệt ra thành những ngày an toàn và những ngày nguy hiểm và chỉ giao hợp trong những ngày an toàn. Người ta theo dõi thân nhiệt để biết ngày rụng trứng. Những ngày “nguy hiểm” cần tránh là trước ngày thứ ba tình từ ngày rụng trứng. Với những phụ nữ vòng kinh ngắn thì số ngày an toàn khá ít: chỉ 11 ngày. Nếu vòng kinh dài chẳng hạn 40 ngày thì tỷ lệ an toàn cũng thấp bởi vì từ đầu vòng kinh cho đến ngày rụng trứng là thời gian bị cấm.
Phương pháp này quá ngặt nghèo vả lại thân nhiệt tăng còn do nhiều nguyên nhân (đau răng, cảm cúm...) chưa phải nhất thiết đã làm ngày rụng trứng. Kết quả cũng không đảm bảo. Chính do tin vào biện pháp này mà nhiều người có thai ngoài ý muốn và quá nhiều phụ nữ tìm đến thầy thuốc xin nạo hút.

 Tương lai hứa hẹn với ta những gì?

Những biện pháp tránh thụ thai trong tương lai sẽ là việc tìm ra một cách diệt tinh trùng hiệu nghiệm 100%. Ngoài ra người ta đang tiến hành thí nghiệm (ở nhiều nước, đặc biệt là Ấn Độ) một thứ vắc-xin ngừa thai.
Thứ vắc-xin này dựa trên nguyên lý sinh học nào? Đơn giản là trên những chất do rau thai tiết ra trong thời gian đầu của thai nghén. Chính do chất này có trong máu và nước tiểu mà ta biết được một người đã có thai hay chưa. Dự kiến, chỉ cần tiêm mỗi năm một lần thứ vắc-xin này, trứng đã thụ tinh sẽ không lưu giữ lại được trong màng nhầy tử cung.
Thứ vắc-xin ngày nghe thì rất lý tưởng vì không gây phản ứng phụ nào có hại và mỗi năm chỉ cần tiêm một lần cho nữ giới. Tuy nhiên, còn nhiều vấn đề đáng e ngại về tác động của kháng thể chồng chất gonadotropine đối với hoóc-môn hoặc tiêm như vậy liệu đàn bà có bị mãi mãi vô sinh không, v.v....

 Ngừa thai, dù ít hại nhất, bảo đảm nhất, vẫn chưa có biện pháp nào thật sự hoàn hảo.

Tuy vậy, thà dùng biện pháp ngừa thai, tuy có một số phiền phức và thậm chí ảnh hưởng độc hại còn hơn là phải nạo thai. Bởi vì nạo thai dù làm tốt đến đâu đi nữa vẫn có hại cho sức khỏe của người phụ nữ hơn tất cả những cái hại do các biện pháp ngừa thai hiện nay đã tìm ra.



Đặt vòng tránh thai có gây vô sinh?
Kinh nguyệt ra ít có ảnh hưởng tới khả năng sinh sản
Bảo hiểm thai sản 2012
Nhược điểm lớn nhất của vòng tránh thai
Các biện pháp tránh thai
Những biện pháp tránh thai sau khi quan hệ
Thuốc tránh thai khẩn cấp làm chậm kin

(st)



Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
em dat vong duoc 10 ngay tu nhien bi ra huyet 2 ngay rui vay em co bi sao khong. luc dat vong ve e k bi ra huyet gio em moi bi.cho em hoi vay em co nen uong thuoc khong em phai lam gi
hơn 1 tháng trước - Thích (15) - Trả lời
tôi xin hỏi vợ tôi đặt vòng xong được 15 ngày, nhưng khi quan hệ thì thấy ra máu tươi, vậy có phải do chạm vào vòng không?
hơn 1 tháng trước - Thích (9) - Trả lời
t dat vong dc 12ng nhung haybi dau o phan bung duoi.do la dau hieu j vay
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
E dat vong dc 6 thang roi nhung tu nhien hom nay laij bi ra mau lieu e co lam sao ko
hơn 1 tháng trước - Thích (16) - Trả lời
e dat vong dc gan nam nay nhug moi thang e ra kinh deu thang con 2 ngay nua la het thang ma chang thay co kinh ? e thu que thu thai thi k co nhung van lo. cho e hoi the la da co thai k?
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý