Nuôi dạy trẻ kiểu Nhật cho bé thông minh

seminoon seminoon @seminoon

Nuôi dạy trẻ kiểu Nhật cho bé thông minh

18/04/2015 11:40 PM
339

3 tuổi được gọi là thời kì “vận chữ đã đến” của trẻ. Có những đứa trẻ thời kì này cực kì quan tâm đến chữ cái, kể cả bố mẹ cứ phớt lờ.


Đối với trẻ 3 tuổi

1. 3 tuổi là bắt đầu tư duy


3 tuổi, não bộ trước phát triển vượt bậc. Đây là vùng tư duy, nên khả năng suy nghĩ của trẻ tiến bộ đáng kể. Cho đến thời điểm này, việc giáo dục tập trung vào việc dậy trẻ ghi nhớ là chủ yếu, song từ thời kì này phải chuyển sang giáo dục tư duy cho trẻ. Các bạn phải biết trước một điều rằng càng cho trẻ 3 tuổi chơi trò chơi tư duy, càng khiến trẻ trở thành người có khả năng tư duy cao, chỉ số thông minh cao. Vì vậy, vào thời kì này, đồ chơi cho trẻ không chỉ là việc vặn cái ốc vít, hay chơi đồ chơi chạy bằng pin… mà phải cho trẻ những món đồ chơi vận dụng đầu óc suy nghĩ mới được. Đồ chơi thích hợp cho trẻ ở độ tuổi này là những trò chơi để trẻ tự suy nghĩ, tự lắp ráp, sáng tác ra những đồ vật mới. Ví dụ như bộ đồ chơi 3 miếng gỗ dẹt hình tam giác bằng 3 màu khác nhau (xanh, đỏ, vàng) là đồ chơi rất bổ ích.

Gắng hết mức có thể để trẻ có thể dùng đầu ngón tay vào những việc cần kĩ thuật tỉ mỉ càng nhiều càng tốt. Ví dụ như, cho trẻ dùng kéo, cho trẻ dán bằng hồ dán, chơi gấp giấy, chơi lấy dây (1 sợi dây thắt nút làm 1 vòng lớn, đan qua đan lại bằng các ngón tay, biến thành nhiều hình dạng khác nhau), cài cúc áo cúc quần, buộc dây…chẳng hạn. Cho trẻ chơi những trò như vậy sẽ khiến trẻ trở thành người có các ngón tay cực kì khéo léo. Sự khéo léo của các ngón tay có thể sánh được với mức độ thông minh của trẻ. Ngược lại, trẻ không dùng tay thuần thục được sẽ thành người vụng về.

2. Trợ giúp 50% để trẻ thực nghiệm được nhiều việc, 3 tuổi là thời kì tự lập.

Khả năng tự suy nghĩ đã hình thành nên trẻ trở nên tự lập hơn, bước đầu có suy nghĩ của riêng mình.

Tính tự lập hình thành dần dần, ban đầu chỉ là mức tự lập một nửa, lúc rời mẹ, lúc lại quay lại trông chờ vào sự đồng ý của mẹ, cứ như vậy lặp đi lặp lại. Thế nhưng cái một nửa này lại rất quan trọng. 3 tuổi, trẻ không muốn nhờ mẹ ra tay làm hộ hết, mà chúng muốn tự tay chúng làm lấy. Trẻ muốn tỏ ý chí của riêng mình, muốn thể hiện tâm trạng của chúng nên hay bị cha mẹ cho là “không nghe lời”, “hay chống đối”.

Hãy để trẻ tích lũy được nhiều kinh nghiệm bên ngoài. Nói như vậy, nhưng 1 đứa trẻ lên 3, tự ra ngoài, tự tích lũy kinh nghiệm là phi lí. Vẫn là mẹ phải lo lắng làm sao để tạo cho con được trải nghiệm thực tế đến mức tối đa. Ví dụ như việc quan trọng là dẫn trẻ đi thật nhiều nơi như: vườn bách thú, thủy cung; đi ra biển, lên núi... Tuy nhiên nếu chỉ đưa trẻ đến những nơi đó không thôi thì mục đích giáo dục chưa hoàn thiện. Đến những nơi đó, qua thể nghiệm trẻ phải thu nạp được những khái niệm chính xác, có năng lực nhận thức tốt làm nền tảng tư duy.

3) Bồi dưỡng khả năng ngôn ngữ bằng cách nói chuyện/đọc sách truyện cho trẻ

Người ta nói trẻ 3 tuổi mang niềm khao khát xóa bỏ mọi chướng ngại về ngôn ngữ. Là bởi vì, trẻ đang ở thời kì phát triển ngôn ngữ cực kì nhanh kể từ khi lên 2. Trong cả cuộc đời, đây là thời kì trẻ có khả năng nhớ từ nhiều nhất. Vì vậy, cha mẹ nên dạy con càng nhiều từ càng tốt. Vậy thì nên làm thế nào để phát triển khả năng ngôn ngữ của trẻ? Việc quan trọng trước tiên là việc hàng ngày cha mẹ phải nói chuyện với con mình hết khả năng có thể được.

Nói chuyện với trẻ một cách nghiêm túc, dùng từ chính xác như nói với người lớn, và dùng cách nói chuyện theo chủ để, có cốt truyện để trẻ có thể tư duy, suy luận được. Ví dụ như, không được mắng cột lốc “Con yên lặng đi nào”. Nếu nói “Mẹ đang nói chuyện điện thoại” thì con sẽ hiểu ra lí do mẹ yêu cầu chúng yên lặng. Bạn hãy nói với con những câu có quan hệ nhân-quả như “Mình phải mang ô theo con ạ. Hôm nay dự báo thời tiết nói sẽ có mưa mà”.

Ngoài việc nói chuyện với con, hãy đọc thật nhiều sách truyện cho con (truyện có tranh vẽ chứ không phải manga). Trẻ con rất thích được nghe đọc truyện. Mỗi ngày hãy cố gắng đọc 5 hay 10 quyển cho con.

Đồng thời, qua việc đọc sách tạo cho trẻ sự quan tâm đến chữ cái, trẻ có ý muốn tự đọc lấy sách, đó là điều tuyệt vời nhất. 3 tuổi được gọi là thời kì “vận chữ đã đến” của trẻ. Có những đứa trẻ thời kì này, cực kì quan tâm đến chữ cái, kể cả bố mẹ cứ phớt lờ đi chăng nữa, thì trẻ cũng cứ hỏi “chữ này đọc là gì? Chữ kia đọc là gì?” rồi chẳng mấy lúc nhớ hết bộ chữ cái, tự đọc sách rất lưu loát.

Vậy với trẻ 3 tuổi thì sách nào là phù hợp?

Đương nhiên là những câu chuyện ma quỉ là không phù hợp rồi. Càng là những chuyện gần gũi với cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày của trẻ, càng hấp dẫn. Hãy chọn những quyển có nội dung đơn giản về chủ để sinh hoạt hàng ngày cho trẻ. Thực tế ở thư viện những cuốn sách được trẻ chọn và mượn nhiều nhất là những cuốn có nội dung gần gũi với trẻ như vậy.

4. Nên bắt đầu dạy ngoại ngữ cho trẻ trong thời kì này.

Trẻ trong độ tuổi 3 - 6 tuổi có khả năng nhớ từ ngữ cao nhất trong suốt cả cuộc đời. Cho nên, trong thời kì này, dạy ngoại ngữ cho trẻ là thời điểm lí tưởng.

Thời kì chín muồi với ngôn ngữ là từ 3 đến 6 tuổi, dạy ngoại ngữ là việc tự nhiên, nhưng việc dạy từ ngữ khó của tiếng nước ngoài nhìn từ góc độ tâm lí học phát triển của não là quá sức. Vào thời kì này, cho trẻ nghe tiếng nước ngoài, trẻ tự nhiên nhập tâm được phát âm, ngữ pháp chính xác của ngôn ngữ đó như một bản năng sinh lí, chúng được lưu cất vào bộ nhớ trong não bộ. Sau đó có không học ngoại ngữ đó nữa, thì sau này, khi có dịp học lại ngoại ngữ đó thì trẻ vẫn bật ra tiếng ngoại ngữ đó với giọng phát âm chuẩn.

5. Cứ để trẻ chơi không thôi sẽ có tác hại.

Có người cho rằng dạy chữ, dạy số, dạy tiếng Anh cho trẻ như vậy là nhồi nhét khổ thân đứa trẻ. Họ cho rằng phải để cho trẻ chơi mới được. Các bậc cha mẹ phải biết trước một điều rằng, nếu cứ để cho trẻ chơi không vậy thôi, rồi một lúc nào đó bắt ép trẻ phải học theo bài có ích nào đó, sẽ là việc làm gây tác hại đến não bộ của trẻ đang phát triển.

Tôi xin nhắc lại đến lần thứ 3, rằng, tốc độ phát triển của não nhanh hơn mức độ người ta tưởng tượng gấp nhiều lần. Đến 3 tuổi thì não đã hoàn chỉnh đến 60%, đến 6 tuổi thì 80%.
Nếu bắt đầu học tập từ 6 tuổi, thì lúc đó não đã cơ bản hoàn thành, tính chất cố định, việc làm thay đổi đường hằn trên não bộ, hay nâng cao chất lượng của não đều hoàn toàn không thể.

Thời kì từ sơ sinh đến 3 tuổi là thời kì nếu được giáo dục đúng đắn, não có thể phát triển với tố chất thiên tài. Thời kì từ 3 đến 6 tuổi là thời kì cũng vẫn có thể có được não bộ chất lượng cao nếu được giáo dục thích hợp. Vào thời kì này nếu dạy trẻ chơi cờ tướng, cờ gô, thì trẻ cũng sẽ có lực cờ mà người lớn cũng không sánh bì được.

Việc làm đầu tiên để giáo dục con trẻ là việc tạo ra môi trường giúp trẻ có thể phát triển toàn diện vô số khả năng như kĩ năng, trí nhớ, tự duy, vận động, vẽ tranh… một cách tự nhiên nhất.

Tuy nhiên cái chúng ta thường thấy lại là mặc dù con trẻ có hành động nội lực hết sức mạnh mẽ, lại bị lơ đi không để ý, hay bị ngăn cấm không được tự do bộc lộ. Nhiều khi cha mẹ chỉ để cho con thích chơi gì thì chơi, hoặc là chẳng làm gì cả cứ để thời gian trôi qua vô bổ. Vì vậy, đại đa số tài năng của trẻ nhỏ đáng ra được phát triển tột độ lại bị lụi tàn. Năng lực trí nhớ và năng lực lí giải cũng vì thế mà yếu ớt.

6. Sở thích chệch (sở thích khác người) nuôi dưỡng năng lực tập trung và trí lực của trẻ giai đoạn này.

Điều cần lưu ý ở đây là trẻ em mỗi đứa mỗi khác. Cái quan trọng khi giáo dục trẻ, là giáo dục cá tính của trẻ. Cá tính của trẻ từ khi sinh ra, đã có mỗi đứa mỗi tính. Một cách tự nhiên, chúng bắt đầu cuộc đời bằng những cách đi khác nhau.

Đến 2,3 tuổi có trẻ thích đi thú nhún, tàu điện máy bay đu quay… thì lại có trẻ thích hoa lá. Sự quan tâm của trẻ đến những thứ đó quá ư mạnh mẽ, rõ rệt, song thường thì bố mẹ chúng không những không coi sự quan tâm đó của trẻ là điều tốt đẹp mà ngược lại, họ lo lắng rằng sự quan tâm của con họ đã bị chệch đường, phải làm sao tiêu diệt được sự quan tâm đó của con bằng cách hướng sự quan tâm của con vào một thứ khác. Điều này gây tổn hại cho sự phát triển của trẻ.

Nếu trẻ bộc lộ những khuynh hướng sở thích khác người như vậy, bố mẹ phải vui mừng, gìn giữ nuôi dưỡng khuynh hướng đó của trẻ mới đúng. Là bởi vì, khi trẻ tập trung sự quan tâm được vào 1 điều gì tức là đã đạt được 2 điều lợi ích to lớn. Thứ nhất, đó là khả năng tập trung cao độ vào việc đó. Thứ 2, đó là khi đã tập trung quan tâm vào một việc gì đó, đương nhiên trẻ sẽ suy nghĩ đến những điều liên quan đến việc đó, rồi khi tư duy xong thì trí năng cũng đạt đến mức độ cao hơn.



Với trẻ 4 tuổi


4 tuổi là độ tuổi sức sáng tạo phát triển đến đỉnh cao nhất.

1. Trẻ 4 tuổi có sức sáng tạo rất phong phú.

Tác giả truyện tranh Các trò chơi trẻ thích, Kakosatoshi từng nói “Trong các tác phẩm của tôi, kể cả sách giáo dục, kể cả sách cho nhi đồng, tôi luôn nhấn mạnh các câu nói như “Trẻ em, chơi là sống” hay là “Trẻ em là thiên tài chơi” Thế nhưng trẻ em Nhật bản hiện nay không chơi. Vừa là không có chỗ chơi, vừa là không có thời gian chơi, vừa là không có bạn để mà chơi. Khi đã mất các điều kiện để chơi như vậy dẫn đến tình trạng trẻ sống trong thẫn thờ vô cảm. Kết quả là trẻ không có ý muốn chơi gì, không có ý chí, chẳng quan tâm tới việc gì nữa. Không chơi, không biết chơi, không muốn chơi dẫn đến trẻ hành động bột phát, không tập trung vào được một việc gì, không tự chủ định suy nghĩ, phán đoán, xử lí được điều gì, dẫn đến việc học hành cũng không cho thành tích cao”.

Mục đích của giáo dục trẻ không chỉ là việc dạy trẻ thành người thông minh. Chuyện trẻ là số một, mọi môn đều đạt điểm tối đa ở trường học, chẳng phải là chuyện gì to tát. Cái quan trọng là ở chỗ trẻ có điểm gì mà các bạn khác không có được. “Cái điểm gì” đó chính là phần trẻ sẽ cống hiến cho xã hội được.

Dạy con thông minh như người Nhật (sau 4 tuổi) - 1
4 tuổi là độ tuổi sức sáng tạo phát triển đến đỉnh cao nhất. (Ảnh minh họa).

Thành tích học tập ở trường lúc cao lúc thấp chẳng phải là điều đáng phải quan tâm lo lắng quá đáng. Việc thực sự quan trọng là việc nuôi dưỡng cá tính của trẻ, dạy trẻ có thể tự suy nghĩ, có tư duy độc đáo. 4 tuổi là độ tuổi sức sáng tạo phát triển đến đỉnh cao nhất.

Chúng ta phải lấy mục tiêu giáo dục con là “dạy con thành những đứa trẻ có tính sáng tạo”.
Lơ là với việc dạy con, chúng sẽ chỉ dừng lại ở mức có trí nhớ. Kiểu giáo dục của Nhật từ trước tới nay đều là kiểu này.

Vậy làm thế nào để nuôi dạy trẻ thành những con người không phải chỉ để mô phỏng lại những cái người khác đã làm mà thành những con người có đầu óc sáng tạo đây?

Tiến sĩ tâm lí học E.P.Trans thuộc trường đại học Giogia- Mỹ nói “Năng lực tư duy bắt đầu phát triển khi trẻ lên 3, trong độ tuổi 4 đến 4 tuổi rưỡi đạt đến đỉnh cao nhất và đến 5 tuổi thì suy yếu đi rất nhanh.”

Để nâng cao khả năng tư duy của trẻ, thì độ tuổi 3-4 tuổi là giai đoạn quan trọng nhất. Ở giai đoạn này, trẻ được dạy bảo tốt sẽ trở thành người có đầu óc sáng tạo rất tốt.

2. Khả năng tư duy mang tính sáng tạo độc đáo là khả năng thế nào?

Trẻ em thế kỉ 21 hơn ai hết phải là những con người có đầu óc sáng tạo. Chúng ta muốn dạy trẻ thành những con người có đầu óc sáng tạo, có khả năng sáng tạo, thì chính chúng ta phải hiểu rõ óc sáng tạo, khả năng sáng tạo thực chất là cái gì và như thế nào.

Năng lực sáng tạo, đó là khả năng tri thức làm tăng thêm đồ vật mới, cách suy nghĩ mới ưu việt hơn vào thế giới chúng ta hiện đang sống. Tính sáng tạo, đó là khả năng cơ bản quyết định các việc ưu việt trên có thể thực hiện được hay không, đó là một tố chất tốt.

Tuy vậy, năng lực sáng tạo không nhất thiết phải có liên quan tới chỉ số thông minh cao mới được. Bởi vì, để sáng tạo, không thể không đưa ra những suy nghĩ mới, những câu trả lời mà trước nay không được chấp nhận.

Vậy dạy trẻ thành người có óc sáng tạo như vậy có phải là việc khó không? Không, hoàn toàn không khó chút nào cả.

Mọi trẻ em sinh ra đều có sẵn tính sáng tạo ưu việt đó. Khả năng sáng tạo của trẻ sơ sinh thực ra bắt đầu hoạt động từ khi mới lọt lòng. Những bước sáng tạo đầu tiên của trẻ đồng thời với việc bắt đầu hoạt động của các giác quan. Nhìn bằng mắt, nghe bằng tai, phát âm bằng miệng, nếm bằng lưỡi, sờ bằng tay, đó đều là những hoạt động sáng tạo của trẻ.

Dạy con thông minh như người Nhật (sau 4 tuổi) - 2
Mọi trẻ em sinh ra đều có sẵn tính sáng tạo ưu việt. (Ảnh minh họa).

Tính tư duy sáng tạo đó của trẻ sẽ được phát triển mạnh mẽ hơn nếu chúng ta biết khích lệ và rèn luyện cho chúng.

Có thể nói rằng việc tác động lên các giác quan của trẻ từ lúc mới sinh tới khi được 6 tháng tuổi sẽ quyết định thái độ học tập của đứa trẻ đó sau này. Nó trở thành người có ý thức học tập, có sức sáng tạo tốt hay ngược lại là những đứa trẻ không có ý thức học tập và đầu óc không sáng tạo, đã được quyết định từ khi nó còn là đứa trẻ 6 tháng là vì thế. Cha mẹ làm ngơ với những ý muốn học hỏi, với những mầm chồi sáng tạo của trẻ, và sai lầm khi dạy trẻ (làm gì cũng thúc giục nhắc nhở, không cho trẻ tự chịu trách nhiệm một việc gì, bó buộc trẻ với những lớp ngoại khóa, câu lạc bộ, không cho trẻ vận động hết mình, bỏ cho trẻ chơi một mình…) không phát triển hết những khả năng sẵn có của trẻ, thì tự lúc nào những ý muốn tích cực, ý muốn sáng tạo nơi trẻ cũng biến mất cùng thời gian và trẻ trở thành những con người nhàm chán.

Đặc điểm của trẻ có tính sáng tạo là

1- Ham hiểu biết
2- Thích thử nghiệm
3- Hay hỏi. Hỏi những câu mà nhiều trẻ thường không hỏi
4- Không thỏa mãn với những câu trả lời qua quít. Hỏi cho đến khi hiểu rõ mới thôi.
5- Đưa ra nhiều cách nghĩ mới mẻ
6- Thử nghiệm cái gì lần đầu cũng không sợ sệt
7- Hay có suy nghĩ xung đột với bố mẹ, thầy cô, bạn bè
8- Thích độc lập, hay phản đối.

Trẻ có tính sáng tạo thường có đặc điểm như vậy. Thông thường thì nhiều ông bố bà mẹ đặt tiêu chuẩn lí tưởng cho đứa con của mình là biết nghe lời bố mẹ, bề trên, không gây gổ với bạn bè, không vượt qua cái ngưỡng có sẵn… Song theo thuyết E.P.Trans thì “Có sự khác nhau rất lớn trong quan niệm thế nào là đứa trẻ lí tưởng với đứa trẻ có tính sáng tạo. Các bậc cha mẹ nên biết trước điều này để tránh đồng hóa 2 khái niệm đó với nhau”.

3. Phương pháp giáo dục trẻ hơn 4 tuổi thì có những điểm quan trọng như sau

Khi trẻ hỏi phải nghiêm túc lắng nghe câu hỏi đó. Cùng nghĩ cách trả lời câu hỏi đó với trẻ, và dạy cho trẻ phương pháp tìm lời giải. Đây là một việc hết sức quan trọng. Nếu như được gợi mở và phát triển tận tình như vậy, trẻ sẽ rất giỏi trong việc tự suy nghĩ. Đây là điểm quan trọng nhất.

Với trẻ từ 4 tuổi trở lên, nên đặt nhiều câu đố, cho trẻ suy nghĩ tìm cách trả lời. Câu đố là hiệu quả nhất trong việc phát triển tư duy, vì nó bắt buộc phải suy nghĩ thật sự mới trả lời được.

Phát triển khả năng tập trung của trẻ. Để làm việc đó, khi trẻ đang mải mê làm gì, không được gọi, hỏi làm cắt ngang sự tập trung đó. Càng không được dùng cái uy của cha mẹ để bắt ép con phải dừng công việc nó đang tập trung.

Chọn đồ chơi có tính hoạt động trí não cho trẻ. Không nên chọn những món đồ chơi bắt mắt, mà nên chọn những loại đồ chơi mà khi chơi trẻ tự lắp ghép xây dựng thành, rồi phá đi để làm lại cái khác, cái mới được thì hơn.

Không để trẻ trong tình trạng “nhàn cư”. Cha mẹ cùng chơi với con, tạo cho con những tháng ngày vui vẻ. Ghi nhận, khen ngợi những việc mà con đã làm, những suy nghĩ mà con có được.

Tạo cho con nhiều cơ hội thể nghiệm. Ví dụ như những công việc mang tính sáng tạo, sáng tác các tác phẩm mỹ thuật chẳng hạn.

Dạy con thông minh như người Nhật (sau 4 tuổi) - 3
Không để trẻ trong tình trạng “nhàn cư”. Hãy tạo cho trẻ những trò chơi thú vị. (Ảnh minh họa).

Tiền đồ để có nhiều suy nghĩ mới mẻ, đó là trí thức phong phú. Để trẻ có được một kho tàng trí thức, hãy cho trẻ đọc thật nhiều sách. Hãy tặng và cho trẻ đọc nhiều sách về khoa học. Không chỉ dừng ở việc thu nạp kiến thức từ đọc sách, mà nên cho trẻ thử nghiệm được càng nhiều điều trong sách càng tốt.

Dạy cho trẻ biết tầm quan trọng của việc biết nói lên cảm xúc, tâm trạng của mình. Trẻ ngây thơ nên còn chưa tự tin vào những suy nghĩ của bản thân. Vì vậy, nhiều khi chúng không nói lên suy nghĩ trong đầu thành lời được và cũng từ bỏ ý định nghĩ ngợi luôn. Vì thế việc làm cho trẻ nhận thấy suy nghĩ của chúng là độc đáo là cực kì quan trọng. Trẻ có nói gì thì cũng không nên cười nó, hãy tạo cho trẻ có cảm giác yên tâm, chẳng làm sao cả khi nói lên suy nghĩ của mình.

Dùng trẻ vào các việc với tư cách là một thành viên thực sự. Không vì suy nghĩ trẻ còn nhỏ chẳng biết làm gì mà kìm hãm khả năng của chúng.

Hãy cho trẻ quyền tự quyết định những việc thuộc về bản thân chúng. Nên hiểu rằng việc tự quyết định ăn uống, mặc đồ, đi đâu là những việc quan trọng. Việc trẻ tự mình quyết định, dẫn theo tự mình hành động, và tự mình chịu trách nhiệm về việc mình làm. Cha mẹ quyết định việc này làm việc kia không, trẻ chỉ đơn thuần hành động, sẽ chẳng có chút suy nghĩ, tư duy nào. Trẻ thành ra con người thụ động. Nếu tạo cho trẻ được tính độc lập, sẽ
không phải lo lắng về việc chúng phản đối.

Cho trẻ thể nghiệm performance (kiểu thể nghiệm một mình giải quyết hoàn chỉnh một sự việc) càng nhiều càng tốt. Cha mẹ không hề trợ giúp, cứ để bằng sức lực, trí não của trẻ tìm cách tự giải quyết sự việc đó. Bằng sự giúp đỡ của cha mẹ để con có được giải thưởng, thành tích cao của nhà trường, đó không phải là cách nuôi dưỡng năng lực sáng tạo của trẻ. Năng lực sáng tạo của trẻ chỉ có thể được phát huy khi trẻ tự mình, chỉ một mình nó giải quyết và làm được mà thôi.

Đừng làm cho trẻ sợ bị thất bại. Nhiều cha mẹ không muốn con mình nếm mùi thất bại thì lần lữa không muốn để con thể nghiệm làm việc gì. Như vậy trẻ không tin vào cá tính của mình, việc thể nghiệm chỉ là thể nghiệm thất bại mà thôi. Các nhà khoa học sáng tạo, nhà phát minh, nghệ nhân, nhà văn… đều là những người thành công từ việc tự mình thử thách với khó khăn. Nếu như không bắt tay vào làm những công việc tưởng như là gian khó ấy
thì không có điều gì vĩ đại xảy ra trên cõi đời này cả.

Khi thử nghiệm việc gì lần đầu tiên, cũng hãy để trẻ được vui vẻ, không nên bắt ép.

Tư tưởng của nhiều cha mẹ cho rằng cứ để con vào tiểu học rồi thầy cô giáo sẽ phát huy tính sáng tạo cho con mình là sai lầm. Khi vào tiểu học, trí sáng tạo của trẻ bị kìm nén nhiều và biến mất hẳn bởi trẻ phải tập trung vào các hoạt động tập thể, phải nghe theo lời thầy cô, chứ không phải được phát huy nhờ vào các câu hỏi thày cô, bài vở đặt ra như cha mẹ chúng vẫn tưởng.


Dạy con kiểu Úc


- Tôi kể lại câu chuyện của tôi đã sinh con và nuôi dạy con ở nước Úc như thế nào. Hy vọng cung cấp thêm thông tin cho các bà mẹ trẻ sắp sinh con hoặc đang nuôi con nhỏ ở Việt Nam có thêm thông tin về cách nuôi dạy con của người Úc.
* Ngạc nhiên thấy mẹ Úc để bé khóc...

Tôi may mắn được sống ở đất nước Úc xinh đẹp, thành phố Perth hiền hòa, tươi sạch. Khi mang thai cháu bé đầu lòng, tôi rất lo ngại về việc sẽ sinh con và nuôi dạy con như thế nào cho tốt nhất, kết hợp được ưu điểm của cả hai nền văn hóa Đông Tây. Tôi đọc rất nhiều sách báo viết về cách nuôi dạy con ở bên Úc, nhưng đúng là trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một thực hành. Ngày đầu sinh con ở bênh viện, tôi bị các bác sĩ giữ lại 4 ngày để phục hồi sức khỏe sau khi sinh. Buổi tối đầu tiên khi cháu bé chào đời, tôi nằm trong phòng nhỏ có 4 giường, 3 người sản phụ khác cùng phòng với tôi đều là người Úc da trắng. Buổi tối họ không cho người thân vào bệnh viện giúp sản phụ trông con, mà người mẹ phải tự làm tất cả mọi thứ, kể cả sản phụ sinh mổ. Điều đó thật là kinh khủng đối với tôi vì ở Việt Nam sau khi sinh người mẹ chỉ phải cho con bú, công việc còn lại được bố, mẹ ông bà hay người thân giúp đỡ. Ngay đêm đầu tiên, tôi đã thấy được sự khác biệt đáng kể trong cách nuôi con từ khi lọt lòng giữa hai nền văn hóa Việt Úc. Tôi thấy 3 đứa trẻ sinh cùng ngày với cháu nhà tôi của 3 bà mẹ Úc nằm chung phòng khóc rất nhiều, thậm chí có cháu khóc suốt đêm trong khi cháu bé nhà tôi cứ ngủ im thin thít. Khi nào cháu khóc là tôi bật dậy cho cháu bú, thay tã, ru cháu ngủ ngay mặc dù tôi sinh mổ đau đớn kinh khủng nhưng vẫn cắn răng chịu đựng đáp ứng ngay nhu cầu của con. Tôi ngạc nhiên khi thấy 3 bà mẹ Úc cứ để đứa con sơ sinh của mình khóc một lúc rồi mới dậy chăm sóc, thậm chí bà mẹ đối diện với giường của tôi còn cho con khóc suốt 1-2 tiếng đồng hồ rồi mới bình tĩnh ngồi dậy cho con bú. Khi chứng kiến cảnh đó, tôi thật tự hào vì con trai của mình ít khóc, ngoan và lúc nào khóc là mẹ có mặt ngay để đáp ứng nhu cầu ăn và thay tã của cháu. Khi gặp cô y tá người Úc gốc Anh, cô ấy có nói với tôi là bạn không nhất thiết phải lo lắng khi bé khóc, trẻ khóc là chuyện bình thường. Hãy cứ bình tĩnh khi trẻ khóc, và đừng vội vàng đáp ứng ngay nhu cầu của cháu khi cháu khóc. Khi nghe lời khuyên đó, tôi không đồng tình lắm vì nghĩ rằng trẻ sơ sinh nhỏ như vậy thì khóc không phải là vòi vĩnh mà trẻ chỉ khóc khi có nhu cầu và nhu cầu cần được đáp ứng. Nhưng quả thật, tôi đã lầm.
* Tôi và mẹ tôi đều sốc
Sau khi dời bệnh viện, khoảng 1 tuần sau thì có một bà y tá đến tận nhà tôi để kiểm tra sức khỏe của cháu bé, đồng thời tư vấn cho tôi cách cho con bú và nuôi dạy con. Khi đến nhà, bà y tá lên tầng 2 nhà tôi thấy mẹ tôi đang ôm cháu, người cháu được quấn chặt chăn, chân tay đi găng và chỉ bật quạt nhẹ khi nhiệt độ ngoài trời khoảng 37-38 độ C. Bà y tá nhìn thấy thế hốt hoảng bế lấy cháu bé từ tay mẹ tôi, bà cởi hết quần áo của thằng bé ra, và nói là thời tiết như thế này chỉ cần quấn tã là được, không cần mặc quần áo, nếu có mặc thì nên mặc một cái áo rất mỏng. Tôi và mẹ tôi vừa sốc, vừa ngạc nhiên, vừa sợ bà y tá làm như thế là cháu bé sẽ bị lạnh vì lúc đó cháu mới được 10 ngày tuổi. Bà y tá nói rằng thân nhiệt của trẻ sơ sinh khác với người lớn, trẻ có thể thích nghi ở nhiệt độ phòng từ 16-21 độ C, thế nên nếu để trẻ sơ sinh quá ấm, hoặc nóng quá sẽ dẫn đến hiện tượng SIDS (Sudden Infant Death Syndrome) hay chứng đột tử ở trẻ sơ sinh. Bà y tá rặn tuyệt đối không nên cho trẻ sơ sinh đội mũ, kể cả trời lạnh, vì thực ra đội mũ cho trẻ là dẫn đến nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh nhiều nhất. Khi đặt trẻ ngủ trong cũi, nên đặt trẻ thấp xuống phía cuối giường, xunh quanh phải thoáng, không được có đồ chơi hay bất kể vật gì, phía trên đầu trẻ nhỏ phải hoàn toàn thoáng, không có vật cản như mũ, chăn hay đồ chơi. Làm như vậy sẽ hạn chế rất nhiều chứng đột tử ở trẻ sơ sinh. Mẹ tôi nghe xong thì hoảng hốt vì bà có thói quen cho cháu đội mũ, quấn chăn rất ấm, đi găng tay và chân khi cháu ngủ theo cách chăm con của người xưa.Sau khi cởi phăng quần áo của cháu bé nhà tôi, bà y tá cân cháu để kiểm tra sức khỏe, sau đó bảo tôi cho cháu bú sữa bình cho bà xem. Khi cháu bé uống được khoảng 20ml sữa thì cháu ngưng không uống nữa, mắt lim dim ngủ, tôi định đặt cho cháu ngủ thì bà y tá lại xông ra bế lấy cháu và nói là cháu phải bú thêm khoảng 10ml nữa mới đủ. Tôi nói là cháu bé đã ngủ rồi nên không ép nữa, nhưng bà y tá nói là tùy lúc có nên ép hay không. Khi trẻ sơ sinh còn nhỏ, phải uống đủ lượng sữa thì mới có đủ chất để phát triển đầy đủ. Thật tài tình, bà y tá xoay xoay cái bình, rồi nói vài câu tiếng anh với cháu, thế là cháu nhà tôi tỉnh dậy uống hết sạch 10ml.
Tôi hăng hái thấy thế chạy vội đi pha thêm khoảng 10ml sữa nữa để cháu uống thêm thì bị bà y tá gạt đi, nói là chỉ để cho trẻ sơ sinh uống đủ, không thừa không thiếu. Nếu thừa thì trẻ sẽ đi tiểu nhiều, ỉa nhiều vì cơ thể còn quá nhỏ không thể hấp thụ được nhiều sữa hơn mức cần thiết. Ngay sau khi bà y tá ra về, tôi và mẹ cố gắng thực hành cách chăm con theo cách “tây” của bà y tá. Và quả thực là cháu thích nghi rất nhanh, cháu ăn rất đúng giờ và đủ lượng, có thể nằm điều hòa suốt đêm, nằm dưới quạt cởi trần chỉ mặc tã mà không thấy kêu khóc gì, hôm trước trời trở gió nằm điều hòa cùng con, tôi bị ho và khản giọng, trong khi cháu “trộm vía” không hề bị sao, miệng vẫn cười toe toét. Cháu được bố mẹ đưa ra ngoài đi chơi công viên, nằm trên cỏ tắm nắng từ lúc 2 tháng tuổi và cháu tỏ ra rất thích. Điều đó chứng tỏ rằng khi nuôi và chăm con một cách khoa học, người mẹ sẽ yên tâm hơn và đặc biệt là nhàn hơn rất nhiều.
* Để trẻ tự ngủ
Tôi đã tạm yên lòng về cách cho con uống sữa hợp lý với sự hướng dẫn của bà y tá thì tôi lại bắt đầu loay hoay với một bài toán khó khác, đó là làm sao cho con ngủ đủ, ngủ say và không vất vả ru con ngủ. Khi gặp một số người bạn Tây của tôi bên Úc, tôi thấy con cái của họ ngủ rất ngoan và hầu như là tự ngủ, bố mẹ không phải ru hay bế ẵm gì nhiều trong khi cháu bé nhà tôi lúc nào cũng phải ru ngủ ít nhất là ½ tiếng mới ngủ, có hôm vài tiếng mà vẫn còn kêu khóc không chịu ngủ.
Tôi nhìn mà khao khát con của mình cũng giống như thế và quyết định thực hành theo kiểu của các bà mẹ Úc. Khi cho con bú xong, cháu lim dim ngủ (chứ không phải là ngủ say) thì tôi đặt ngay vào giỏ (basinet) của cháu và đung đưa cho cháu ngủ. Lúc đầu tôi khá vất vả vì cháu không quen, được nằm êm trên tay mẹ quen rồi, nên bị đặt vào giỏ ngay lúc vừa ăn xong thì cháu khóc dữ dội. Nhưng tôi mặc kệ cháu, vẫn kiên trì đung đưa cái giỏ cháu nằm, và đứng về phía sau lưng cháu để cháu không nhìn thấy mặt của mẹ. Sau vài lần kiên trì, bây giờ con tôi hầu như là tự ngủ, có lúc đang nằm chơi buồn ngủ thì tự lăn ra ngủ.
Mẹ tôi sang Úc giúp tôi trông cháu, lúc đầu thì mắng tôi là quá hà khắc với trẻ sơ sinh, nhưng rồi bà dần dần nhận ra hiệu quả của việc chăm sóc con khoa học ngay từ ngày đầu. Tiện đây tôi xin cung cấp cho các bà mẹ Việt Nam trang web mà tôi hàng ngày truy cập để tìm thông tin hướng dẫn cách chăm sóc con theo kiểu Anh/Úc: Đây là 2 trang web rất uy tín và phổ biến ở Úc và Anh cung cấp kiến thức rất cụ thể để chăm sóc con từ khi lọt lòng.


Cách nuôi dạy thần đồng


Đến tận 3 tuổi rưỡi Drew Petersen mới biết nói, nhưng mẹ cậu bé – chị Sue không bao giờ cho rằng cậu con trai là một đứa trẻ chậm chạp.



Có khả năng làm như người lớn trước 12 tuổi...

Năm 1994, Drew 18 tháng tuổi, khi chị Sue đọc sách cho con trai nghe và bỏ qua một từ, Drew đã phát hiện ra và chỉ được đúng từ bị thiếu trên trang sách. Drew không nói được nhiều ở giai đoạn đó, nhưng cậu bé rất quan tâm đến những âm thanh xung quanh mình. “Chuông nhà thờ khiến thằng bé có phản ứng mạnh. Tiếng chim hót khiến thằng bé dừng mọi việc lại ngay lập tức”.

Chị Sue từng học đàn từ khi còn nhỏ nên chị đã dạy cho Drew những thứ cơ bản trên một chiếc piano cũ. Cậu bé dần thích thú với những tờ nhạc bướm. Thằng bé cần phải giải mã nó. Vì thế, tôi phải nhớ lại những gì mà tôi đã học. Như Drew đã nói với tôi rằng: “Giống như là học 13 chữ cái trong bảng chữ cái, sau đó cố gắng để đọc sách”.

Thằng bé tự tìm ra khóa Fa, và khi bắt đầu những bài học chính thức lúc 5 tuổi, giáo viên của Drew nói rằng con trai tôi có thể bỏ qua những bài học của 6 tháng đầu tiên. Trong năm đó, Drew đã biểu diễn bản sonatas của Beethoven tại Hội trường Carnegie. “Tôi thấy điều đó thật thú vị, nhưng tôi cũng nghĩ rằng chúng ta không nên quá coi trọng điều đó. Nó mới chỉ là một cậu bé”.

Một ngày, trên đường tới trường mẫu giáo, Drew hỏi mẹ: “Con có thể ở nhà để học thứ gì đó được không?”. Chị Sue thực sự bối rối. Bây giờ, khi Drew đã 18 tuổi, cậu nói: “Ban đầu thì thấy cô đơn. Sau đó bạn chấp nhận điều đó. Đúng, bạn khác với tất cả mọi người nhưng mọi người vẫn sẽ là bạn của bạn”.

Bố mẹ đã chuyển Drew tới một trường tư. Họ mua cho Drew một cây đàn piano mới vì lúc 7 tuổi, cậu nói rằng cây đàn cũ thiếu sự tương phản.

“Nó làm tôi tốn một khoản tiền nhiều hơn bất cứ thứ gì mà tôi từng trả ngoại trừ khoản tiền đặt cọc mua nhà” – chị Sue nói. Khi Drew 14 tuổi, cậu phát hiện ra một chương trình học tại nhà của Harvard. Khi tôi gặp Drew cách đây 2 năm, cậu 16 tuổi và đang theo học Trường Âm nhạc Manhattan và đã học được một nửa chương trình cử nhân của Harvard.

Các thần đồng đều có khả năng làm việc như một người lớn trước tuổi 12. Từ “prodigy” (thần đồng) có nguồn gốc từ chữ “prodigium” trong tiếng Latin – ý chỉ sự quái thai, không tuân theo quy luật tự nhiên. Những đứa trẻ này có sự khác biệt rất rõ ràng. 

Điều phụ huynh phải đối mặt

Qua 10 năm nghiên cứu một cuốn sách về những đứa trẻ khác biệt hoàn toàn so với cha mẹ chúng và khác biệt so với cả thế giới xung quanh, tôi phát hiện ra rằng những khác biệt tiêu cực như hội chứng Down, tự kỷ, điếc, lùn hoặc chuyển đổi giới tính… thường giống như “trong cái rủi có cái may”.

Những gia đình lâm vào hoàn cảnh này đều có thể tìm ra những mặt tốt trong đó. Ngược lại, những khả năng phi thường nhìn qua có vẻ giống như một điều tốt, nhưng nó lại kéo theo những điều bất hạnh và thiên tài ít khi được hiểu là tự kỷ.

“Thiên tài là một sự bất thường và nó có thể là dấu hiệu của những khuyết tật khác” – Veda Kaplinsky, có thể coi là một giáo viên piano xuất sắc trên thế giới của những nghệ sĩ piano nhỏ tuổi nhân xét. “Nhiều đứa trẻ thiên tài mắc chứng rối loạn thiếu tập trung, rối loạn ám ảnh cưỡng chế hoặc hội chứng Asperger.

Khi các bậc phụ huynh phải đối mặt với 2 mặt của một đứa trẻ, họ nhanh chóng thừa nhận mặt tích cực, sự tài năng, phi thường của con cái, họ thường bác bỏ tất cả những thứ khác.

Chúng ta đang sống trong một thời đại đầy tham vọng. Bạn chỉ cần được một trường mầm non ở New York nhận đơn xin học, như tôi đã làm cho con trai tôi, bạn sẽ được chứng kiến những rối loạn cộng thêm cả những thành tích trước tuổi của con mình, thừa nhận rộng rãi rằng số phận của một đứa trẻ xoay quanh việc để một chân của đứa trẻ đó lên một chiếc thang cao. Chúng ta biết rằng độ đàn hồi của não giảm dần theo thời gian, nghĩa là một đứa trẻ sẽ dễ uốn nắn hơn là để đến khi chúng trưởng thành. Chúng ta sẽ làm gì với thông tin này?

Tôi cảm thấy khó chịu khi cảm thấy giá trị của chúng tùy thuộc vào việc duy trì lợi thế cạnh tranh, nhưng tôi cũng ghét việc trẻ không đạt được tiềm năng.

Những bà “mẹ Hổ” buộc con cái phải làm theo ý mình đã coi trọng quá mức một loại thành tích hẹp. Việc tiếp xúc với những gia đình có trẻ thần đồng cho tôi thấy rằng sự nghiêm khắc đôi khi có tác dụng với đứa trẻ này nhưng lại là thảm họa với một đứa trẻ khác.

Ngược lại, những ông bố bà mẹ luôn chấp nhận không giới hạn mọi yêu cầu của con cái cũng là một sự nguy hại.

Cách dạy để trưởng thành

Những đứa trẻ được định hướng để thành công và đã thành công có một con đường rất khác so với những đứa trẻ được định hướng nhưng thất bại. Tôi từng nói chuyện với Lang Lang, một thần đồng có thể nói là nghệ sĩ piano nổi tiếng nhất thế giới theo tiêu chuẩn Mỹ thì được biết những phương pháp tàn bạo của bố anh có thể được coi là lạm dụng trẻ em.

“Nếu bố ép tôi như thế này và tôi không làm tốt thì đó sẽ là lạm dụng trẻ em và tôi bị tổn thương. Nhưng chúng tôi có cùng một mục tiêu. Vì thế những áp lực đó đã giúp tôi trở thành một nhạc sĩ nổi tiếng. Tôi muốn nói rằng, đối với tôi, đó là một cách tuyệt vời để trưởng thành.

Sự thật là có một số phụ huynh ép buộc con cái một cách cứng nhắc và khiến chúng thất bại, những người khác thì không ủng hộ niềm đam mê của con. Bạn có thể phạm sai lầm theo cả hai hướng. Không có gì ngạc nhiên khi không có ai biết cách nuôi dạy những đứa trẻ đặc biệt. Cũng giống như cha mẹ của những đứa trẻ bất hạnh, cha mẹ của những đứa trẻ tài năng cũng là những người trông giữ con cái vượt quá sự hiểu biết của họ.

Dành thời gian với gia đình Petersen, tôi không chỉ bị ấn tượng bởi sự quan tâm, chăm sóc lẫn nhau của họ mà còn bởi cái cách đơn giản mà họ né tránh sự trưởng giả - tính cách thường đi liền với âm nhạc cổ điển.

Chị Sue là một y tá trường học, chồng chị - Joe làm việc ở bộ phận kỹ thuật của Volkswagen. Họ không bao giờ kỳ vọng vào một cuộc sống mà Drew sẽ mang lại cho họ, nhưng họ cũng không bị nó đe dọa hay tổn thương trong việc theo đuổi nó. Nó đòi hỏi cả sự siêng năng và khéo léo.

“Bạn miêu tả như thế nào về một gia đình bình thường?” – Joe nói. “Cách duy nhất mà tôi có thể miêu tả về một gia đình bình thường là một gia đình hạnh phúc. Việc mà những đứa trẻ của tôi làm mang lại nhiều niềm vui cho gia đình”.

Khi tôi hỏi Sue về việc tài năng của Drew đã ảnh hưởng như thế nào đến cách mà họ nuôi dạy cậu con trai nhỏ hơn Erik, cô nói: “Bối rối và khác biệt. Nó giống như việc anh trai của Erik khuyết tật hay có một chân gỗ”.

Andrew Solomon là một nhà văn viết về chính trị, văn hóa và tâm lý, kiêm giảng viên tâm thần học tại ĐH Cornell (New York, Mỹ). Hiện ông đang sống ở cả London và New York. Ông cũng viết cho một số tờ báo có tiếng như The New York Times, The New Yorker, Artforum, Travel and Leisure và một loạt những ấn phẩm ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Cuốn sách “The Noonday Demon: An Atlas of Depression” của ông từng giành giải thưởng Cuốn sách quốc gia năm 2001 và lọt vào vòng chung kết giải Pulitzer năm 2002. Cuốn sách này cũng được The Times cho vào danh sách 100 cuốn sách hay nhất thập kỷ của London.

9 ‘chiêu’ nuôi dạy con đỉnh nhất


.

Nếu mẹ muốn con của mình phát triển một cách toàn diện và trở thành người hoàn thiện nhất mai sau. Hãy tham khảo các phương pháp giáo dục con tốt nhất sau đây.

Sinh con và nuôi dạy con là cả một quá trình gian nan của bất kỳ bậc cha mẹ nào. Bởi khi cha mẹ tô đen, bôi hồng trong tâm hồn con trẻ, trẻ sẽ phát triển và học tập như đúng những gì chúng trông thấy và trải qua. Do đó, việc giáo dục và nuôi dạy con cái cần phải được bố mẹ thực sự để tâm, sát sao.
 
1. Hình thành thói quen trò chuyện với trẻ ngay từ khi còn nhỏ

 
Để thực sự trở thành người bạn lớn của con cái, ngay từ khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ hãy thường xuyên trò chuyện với con ngay bất cứ khi nào có thể, thậm chí là trước khi đi ngủ, lúc tắm táp cho con hay khi cho con ăn uống... Việc thường xuyên nói chuyện với con trẻ, sẽ làm cho khoảng cách giữa bố mẹ và con cái ngày càng được rút ngắn, con cái khi lớn lên sẽ không hề giữ kẽ, chúng có thể tin tưởng hoàn toàn vào cha mẹ mình. Do vậy, ngay từ bây giờ, các bố mẹ hãy dành thời gian trò chuyện với con càng nhiều càng tốt.

2. Hãy cùng con chơi các trò chơi để tạo phản ứng cho trẻ
 
Ngay từ khi còn nhỏ, nếu được cha mẹ chú ý luyện tập, dạy dỗ, trẻ sẽ rất nhanh nhạy và thông minh, chúng sẽ biết phản ứng lại đối với thái độ của người đang chơi với chúng. Chẳng hạn khi bố mẹ thể hiện sự tươi vui, hớn hở, nếu chơi với trẻ thường xuyên, trẻ sẽ nắm bắt được trạng thái tâm trạng của cha mẹ. Hơn thế việc mang các trò chơi hằng ngày cùng con, trẻ cũng được luyện tập về trí não khi vận dụng suy nghĩ để đoán định biểu hiện của cha mẹ.

(Ảnh minh họa)



Ngoài ra các mẹ cũng nên chú ý cân bằng các trò chơi trí óc với các trò chơi vận động. Bởi những trò chơi vận động sẽ vô cùng có lợi để phát triển hệ thống thần kinh vận động cho trẻ.
 
3. Hãy cho con mặc trang phục sặc sỡ, sáng màu
 
Màu sắc tươi sáng giúp ích rất nhiều vào việc kích thích khả năng tập trung của trẻ. Chẳng hạn lấy ví dụ nếu các mẹ đưa ra một bông hoa màu đỏ và bông hoa màu trắng, trẻ sẽ ngay lập tức nhìn về phía bông hoa màu đỏ. Do đó khi cho trẻ sử dụng những trang phục đầy màu sắc sặc sỡ, trẻ sẽ được rèn luyện khả năng tập trung. Đây chính là nền móng để sau này trẻ dồn sự chú ý vào công việc học tập của mình về sau này.

4. Tuyệt đối không dùng ngôn ngữ trẻ con để nói chuyện với trẻ

Trẻ con được ví như một tờ giấy trắng. Bởi thế việc giáo dục con để sao cho trẻ về sau phát triển theo hướng tích cực dần phụ thuộc rất nhiều vào cha mẹ. Nếu cha mẹ luôn dùng cách nói hệt như bé để nói chuyện, phân tích, giải thích các vấn đề cho trẻ thì mãi mãi trẻ sẽ không thể lớn lên được về suy nghĩ. Bản thân não bộ của trẻ có khả năng tiếp nhận thông tin rất nhanh và sự ghi nhớ là rất tốt do đó khi cha mẹ nói gì, trẻ sẽ ngay lập tức thu nhận và học theo. Vì vậy muốn con sau này trưởng thành, ngay từ khi còn nhỏ, cha mẹ hãy sử dụng cách nói chậm rãi, rõ ràng, đơn giản nhưng phải theo ngôn ngữ của người lớn để nói chuyện với con.

5. Dạy con tác phong nghiêm chỉnh khi làm bất cứ việc gì
 
Nếu các mẹ sau này không muốn con bị loạn hướng, lệch so với bạn đồng trang lứa về tác phong cũng như, dáng vẻ, điệu bộ... ngay từ khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ phải dạy trẻ một cách nghiêm túc về phương hướng, các chiều và tác phong của bản thân đối với công việc được giao và dáng vẻ trước những người xung quanh. Khi dạy con trẻ những điều này, khi lớn lên trẻ sẽ có phong thái, tư chất của một người đĩnh đạc, nghiêm chỉnh.
 
6. Dạy con biết phân biệt và có sự chọn lựa (chọn lọc)
 
Cha mẹ hãy mang ra trước mặt trẻ nhiều món
đồ chơi khác nhau để trẻ có thể lựa chọn theo sở thích của mình. Các mẹ hãy ghi nhớ, đối với những đồ chơi của trẻ phải là những món đồ chơi khiến trẻ dễ dàng nhận được sự thu hút, có như vậy chúng mới nhanh chóng tác động vào não bộ của trẻ, khiến trẻ phản ứng nhanh nhạy hơn - giúp kích thích não bộ của trẻ.

7. Dạy cho con các số đếm

Bất cứ lúc nào có thời gian rảnh rỗi cha mẹ hãy dạy trẻ đếm các số tự nhiên từ 0 đến 10 (thay vì từ 1 đến 10). Hãy cho con biết sự tồn tại của số 0 ngay từ khi trẻ còn nhỏ. Cách này sẽ giúp trẻ phát triển não bộ và tạo thói quen tư duy cho trẻ học hành về sau. Để việc đếm số của trẻ dễ dàng, cha mẹ hãy lấy những vật thân thuộc nhất với trẻ: các món đồ chơi đồng bộ, đếm các ngón tay, ngón chân...

8. Đã hứa với trẻ điều gì thì phải thực hiện
 
Lẽ đương nhiên khi muốn làm cho trẻ tin tưởng và lấy mình làm tấm gương, cha mẹ trước tiên phải là người gương mẫu. Một khi cha mẹ đã đưa ra lời hứa của mình dành cho con trẻ, cha mẹ phải thực hiện lời hứa đó một cách sớm nhất, đừng để trẻ phải nhắc cha mẹ về lời hứa của mình. Mặt khác khi đưa ra lời hứa và thực hiện được lời hứa đó, cha mẹ cũng sẽ uốn nắn con ngay từ khi còn bé thói quen giữ lời hứa.
 
9. Dạy trẻ cách nhận biết chừng mực
 
Khi nghe điều này thì có vẻ to tát nhưng trên thực tế rất đơn giản đó chỉ là dạy trẻ biết cách dừng lại đúng lúc. Cha mẹ bước đầu, hãy dạy con bằng cách đưa ra những câu mệnh lệnh: "Không được; dừng lại..." và tuyệt đối không để trẻ cố gắng vẫy vùng, cố làm ngược lại ý cha mẹ khi cha mẹ đã đưa ra ý kiến của mình. Điều này sẽ giúp con của bạn sau này biết nhận thức về hành động, biết lúc nào nên dừng lại. Đây là cách giáo dục cực kỳ quan trọng trong việc hình thành nhân cách của trẻ về sau.
 



Phạt trẻ như thế nào
Có nên cho trẻ tiền tiêu vặt
Tăng chiều cao cho bé cẩm nang toàn tập
Chân vòng kiềng ở trẻ sơ sinh -
Giúp trẻ nhanh biết bò
Cho bé tập tô màu khi nào để bé phát triển tốt nhất



(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý