Thay răng sữa ở trẻ em và những điều lưu ý

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Thay răng sữa ở trẻ em và những điều lưu ý

18/04/2015 11:41 PM
23,308

Răng sữa lung lay và rụng để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn - đối với các bé, đây là giai đoạn rất quan trọng, một "cột mốc lịch sử" đáng tự hào.

 

 

Image result for thay răng sữa
 

Các bé thường hãnh diện khoe với bạn bè sự kiện này (dù ngoài mặt cũng tỏ ra mắc cỡ, nhất là khi vị trí rơi rụng là răng cửa), bé cảm thấy mình lớn hơn, không còn là những em bé với những cái răng sữa nhỏ xúi xiu nữa. Đấy là suy nghĩ của bé, còn mẹ, mẹ cảm thấy thế nào? Mẹ có băn khoăn gì không?

Thay răng diễn ra như thế nào?

Đa số các bé sẽ bắt đầu thay răng khi được 5 hay 6 tuổi, tuy nhiên quá trình thay răng cũng có thể xuất hiện sớm hơn - khoảng 4 tuổi - hay trễ hơn, khi bé được 8 tuổi. Các bé gái thường có xu hướng thay răng sớm hơn các bé trai. Chiếc răng sữa cuối cùng thường sẽ rụng khi bé được 12 hay 13 tuổi.

Trẻ thay răng

Thông thường, thứ tự thay răng sẽ tương tự như lúc bé mọc răng sữa: Chiếc răng sữa nào mọc trước thì sẽ rụng trước. Thế nên nếu bé của mẹ đang trong giai đoạn mọc răng, mẹ hãy ghi lại thứ tự mọc, đến khi bé thay răng, mẹ có thể đoán thứ tự rụng của những chiếc răng sữa này, xác suất đúng tương đối cao đấy mẹ ạ.

Thứ tự thay răng phổ biến đối với hàm trên là: răng cửa giữa, răng cửa bên rồi đến răng tiền cối, răng nanh và các răng cối lớn (răng cấm); đối với hàm dưới: răng cửa giữa, răng cửa bên, răng nanh, răng tiền cối, các răng cối. Lưu ý rằng răng vĩnh viễn số 6 (răng cối lớn thứ nhất), mọc lúc 6 tuổi, trước khi hiện tượng thay răng diễn ra. Chiếc răng này sẽ không được thay thế, có nghĩa là không cần phải nhổ chiếc răng sữa nào để răng số 6 mọc lên.

Thời gian từ lúc thay răng sữa có dấu hiệu lung lay cho đến lúc tự dụng thay đổi tùy theo đặc điểm của từng loại răng và vị trí của răng - ví dụ, răng một chân thì thời gian thay răng diễn ra ngắn (như vài tuần) nhưng răng nhiều chân như răng cối thì thòi gian thay răng có thể kéo dài từ 1 - 2 tháng, răng mọc thoải mái thì thời gian thay răng sẽ ngắn hơn răng bị kẹt trong khe hay bị chèn ép bởi các răng khác.

Ngoài ra, bé nhút nhát hay hiếu động, có thường dùng tay hay môi lưỡi để tác động vào chiếc răng đang lung lay hay không... cũng góp phần ảnh hưởng đến thời gian thay răng.

Có nên để bé thay răng ở nhà?

Răng sữa sau một thời gian lung lay thường sẽ tự rụng, những tai nạn nho nhỏ như răng rụng khi đang nhai thức ăn hay thậm chí nuốt răng thỉnh thoảng vẫn xảy ra và hầu hết các trường hợp đều không để lại hậu quả quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, cũng có khá nhiều trường hợp những cái răng "cứng đầu", lung lay mãi mà nhất định không chịu rụng, xử lý thế nào đây?

Trước tiên, phải lưu ý là mẹ tuyệt đối không nên dùng chỉ để nhổ răng cho bé: có không ít bà mẹ, ông bố áp dụng phương pháp nhổ răng bằng cách cột răng vào sợi chỉ, một đầu chỉ còn lại đem cột vào góc giường hay cột nhà rồi chạy vòng quanh để "nhổ răng". Việc làm này sẽ dễ gây chảy máu nướu răng và tạo nên một vết thương hở ở nướu răng, thêm vào đó, việc đưa tay vào miệng bé sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn từ tay bé hay mẹ sẽ dễ xâm nhập vào vết thương này, khả năng gây ra tình trạng nhiễm trùng rất cao, đặc biệt là nhiễm khuẩn uốn ván rất cao, Ngoài ra, nếu bé có một số bệnh về máu như bệnh máu không đông... thì rất dễ sinh ra tai biến rất nguy hiểm từ việc tự nhổ răng lung lay.

Image result for thay răng sữa

Phụ huynh nên cho bé đến khám tại phòng khám răng hàm mặt ngay khi răng bắt đầu có dấu hiệu lung lay. Bé sẽ được các bác sỹ chọn lựa cách xử trí thích hợp, hoặc nhổ ngay hoặc tiếp tục chờ đợi. Đặc biệt, nếu răng vĩnh viễn đang chồi lên có vị trí bị kẹt thì đôi khi các chuyên gia sẽ cho chỉ định nhổ hoặc mài bớt cạnh của răng sữa lân cận để răng vĩnh viẽn dễ dàng mọc lên đúng vị trí.

Mẹo dân gian: Nói về các mẹo của mẹ như quăng răng sữa hàm dưới đã nhổ lên mái nhà để răng vĩnh viễn hàm dưới mọc thẳng lên trên, bỏ răng sữa hàm trên xuống gầm giường để răng vĩnh viễn hàm trên mọc xuống dưới...

Ý kiến của các bác sỹ chuyên khoa cho răng, không có chuyện "linh ứng" trong việc thực hiện các điều ước này. Bằng chứng là có không ít răng của bé mọc ngược bất thường... dù cha mẹ dã rất chăm chỉ thực hiện kinh nghiệm của người xưa. Tuy nhiên, dù đúng hay sai thì đây cũng là việc làm thể hiện mong muốn mang lại những điều tốt đepj nhất cho bé yêu của các ông bố bà mẹ.

Xử lý khi bé thay răng trễ

Nếu việc thay răng sữa diễn ra trong quá trễ sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn của bé. Đôi khi răng vĩnh viễn sẽ lách ra hướng khác mọc lên và kết quả là sẽ mọc theo hướng lệch đi, làm xấu về mặt thẩm mỹ cũng như không phát huy được tác dụng ăn nhai của răng.

Nếu một răng sữa nào đó đã quá tuổi thay mà vẫn chưa có dấu hiệu lung lay, hoặc răng sữa nhổ đã lâu mà không thấy răng vĩnh viễn thay thế mọc lên thì mẹ nên cho bé đến gặp nha sỹ. Thông thường, chỉ cần quan sát biểu hiện của vùng nướu, các bác sỹ sẽ dễ dàng kết luận là răng vĩnh viễn đang mọc hoặc sẽ mọc. Đôi khi, các bác sỹ có thể yêu cầu chụp X quang để sớm xác định có hay không sự hiện diện của mầm răng vĩnh viễn trong xương hàm của bé.

Related image

Khi nào trẻ em bắt đầu thay răng sữa

Răng sữa của trẻ bắt đầu lung lay và tự rụng để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn ở tuổi lên 6. Thời gian có thể khác nhau, mặc dù bé gái thường thay răng sữa sớm hơn so với các bé trai. Các răng sữa cuối cùng thường rụng theo độ tuổi 12 hoặc 13.

Răng sữa thường rụng theo thứ tự mà chúng mọc – đầu tiên sẽ là hai răng cửa ở hàm dưới, tiếp theo là hai răng cửa ở hàm trên, các răng cửa hai bên, răng hàm đầu tiên, răng nanh và răng hàm thứ hai. Nếu một đứa trẻ bị mất một chiếc răng em bé sớm do sâu răng hoặc tai nạn, một chiếc răng vĩnh viễn có thể mọc sớm và có khả năng bị khểnh do không có đủ chỗ cho chiếc răng đó mọc.

Một số trẻ em rất háo hức khi thay răng sữa, trong khi một số lại lo lắng về điều này. Nếu con của bạn muốn bạn nhổ một chiếc răng lung lay, hãy nắm chiếc răng thật vững với khăn giấy hoặc miếng gạc và nhổ thật nhanh tay. Nếu răng vẫn còn dính chặt, hãy chờ một vài ngày và thử lại. Nếu bạn vẫn lo rằng chiếc răng sữa này chưa đủ độ lung lay thì hãy hỏi bác sĩ nha khoa của con bạn . Bác sĩ có thể khuyên bạn cách theo dõi chiếc răng đó hoặc sẽ khuyên bạn cho con nhổ răng ở phòng khám nha khoa.

Khi con bạn bắt đầu thay răng sữa, hãy quan tâm tới việc chăm sóc răng miệng cho con hơn theo đúng cách. Ví dụ:

* Nhắc nhở con em của bạn đánh răng ít nhất hai lần một ngày. Giám sát và giúp đỡ con khi cần thiết.

* Giúp trẻ chải răng bằng chỉ tơ nha khoa trước khi đi ngủ.

* Hạn chế ăn uống trong khoảng thời gian giữa các bữa ăn chính và trước khi đi ngủ - đặc biệt là đồ ăn và đồ uống có đường như kẹo và nước giải khát.

* Lên kế hoạch đến phòng khám nha khoa thường xuyên cho con bạn

* Hãy hỏi nha sĩ về việc sử dụng phương pháp điều trị bằng flo và hàn răng để giúp ngăn ngừa sâu răng ở trẻ.

Với sự chăm sóc đúng cách, bạn sẽ giúp răng vĩnh viễn của trẻ khỏe mạnh suốt đời.

Image result for thay răng sữa

Chăm sóc răng miệng trẻ em

 
Mỗi con người đều trải qua hai bộ răng;răng sữa và răng vĩnh viễn,được chia làm 3 giai đoạn:

_Giai đoạn răng sữa         : từ 6 tháng tuổi đến 5-6 tuổi là hoàn toàn răng sữa

-Giai đoạn răng hỗn hợp : từ 5-6 tuổi đến 12 tuổi bao gồm răng sữa và răng vĩnh viễn.

_Giai đoạn răng vĩnh viễn: thông thường từ 12 tuổi trở đi.

Răng sữa là gì?

Đó là những răng mọc ở giai đoạn trẻ từ 5-6 tháng tuổi và mọc xong khi trẻ khoảng 3 tuổi.Những răng sữa sau đó rụng dần và được thay thế bằng các răng vĩnh viễn

Bộ răng sữa bao gồm 20 chiếc :hàm trên 10chiếc và hàm dưới 10chiếc.Mỗi hàm trái và hàm phải gồm 5 chiếc trong đó:2 răng cửa,1 răng nanh và 2 răng hàm sữa.

Thời gian mọc và chức năng của bộ răng sữa:

Bộ răng sữa có các chức năng: ăn nhai,phát âm,thẩm mỹ,giữ chỗ(giữ khoảng trên cung hàm cho răng vĩnh viễn tương ứng mọc lên thay thế răng sữa) kích thích sự phát triển của xương hàm nhờ hoạt động ăn nhai.

Mọc răng sữa thường theo thứ tự sau:

+Răng cửa giữa                    : 6-8 tháng tuổi

+ Răng cửa bên                     : 9-12 tháng tuổi

+ Răng hàm sữa thứ nhất      :12-15 tháng tuổi

+ Răng nanh sữa                   : 18-21 tháng tuổi

+ Răng hàm sữa thứ hai      : 24-30 tháng tuổi

Sự thay răng của trẻ cũng theo thứ tự với sự mọc răng

+ Răng cửa giữa thường được thay khi trẻ được 5-7 tuổi

+ Răng cửa bên thường được thay khi trẻ được 7-8 tuổi

+ Răng hàm sữa thứ nhất được thay khi trẻ 9-10 tuổi

+ Răng nanh sữa thay khi trẻ được 10-11tuổi

+ Răng hàm sữa thứ hai thay khi trẻ 11-12tuổi

Tuy nhiên sự mọc răng và thay răng ở trẻ có thể sớm hơn hoặc chậm hơn so với thời gian trung bình trên từ 6 đến12 tháng đều không có ảnh hưởng gì đến sự phát triển của trẻ.

Trong qúa trình phát trỉên của bộ răng sữa thì sâu răng sữa là hay gặp nhất.

Theo điều tra cơ bản của viện Răng Hàm Mặt thì tỉ lệ sâu răng ở lứa tuổi 6-8tuổi là 84%.Bệnh lý quanh răng ở trẻ em cũng ở mức cao42,7% ở 6-8tủôi và 71.4% ở lứa tủôi 12-14.Có nhiều nguyên nhân gây nên sâu răng sữa nhưng chủ yếu có hai yếu tố chính:

+ Chế độ ăn uống,dinh dưỡng

+ Vệ sinh răng miệng

Đối với những trẻ nuôi bằng sữa ngoài(không ăn sữa mẹ) bú bình và ăn nhiều chất đường và vệ sinh răng miệng kém thì tỉ lệ sâu răng cao.Sâu răng không được điều trị kịp thời sẽ gây biến chứng nguy viêm tủy răng ,viêm quanh cuống ảnh hưởng đến mầm răng vĩnh viễn ở phía dưới ,nặng hơn có thể gây viêm xương hàm hoặc nhiễm trùng huyếtgây nguy hỉêm đến tình mạng bệnh nhân.

Related image

Phòng sâu răng ở trẻ em

Hướng dẫn vệ sinh răng miệng,cần kết hợp giữa gia đình và nhà trường và trẻ em.

Đưa giáo dục nha khoa vào chương trình học tập cơ bản,hướng dẫn chải răng đúng cách để giữ vệ sinh răng miệng ,Tốt nhất là đánh răng sau mỗi bữa ănvà tạo thói quen sử dụng chỉ tơ nha khoa thay cho tăm

+Đưa trẻ đi khám định kỳ tại các phòng khám răng hàm mặt 6 tháng một lần.Khi phát hiện sớm các tổn thương sâu răng thì cần cho trẻ được điều trị sớm.

+Nhổ các răng sữa theo chỉ định của bác sỹ Nha khoa.

+Do đặc điểm của mặt nhai khi răng mới mọc có nhiều rãnh,kẽ dễ gây đọng thức ăn mà chải răng khó sạch, dễ dẫn đến sâu răng,nên thực hiện trám bít các hố rãnh này ở răng vĩnh viễn cho trẻ để phòng ngừa sâu răng.

Bảo vệ răng sữa cho bé

Một trong những lý do làm cho răng mọc chen chúc, mất trật tự, đó là do ngay từ khi răng bắt đầu mọc đã không được chuẩn bị chỗ mọc tốt. Vì vậy, việc chăm sóc giữ gìn tốt răng sữa có thể giúp con sau này có hàm răng thật đẹp là điều rất quan trọng với các bậc phụ huynh. Thạc sĩ Bác sĩ Trần Ngọc Phương Thảo – BV Răng Hàm Mặt TP.HCM sẽ giúp các bậc phụ huynh có thêm vài mẹo nhỏ để chăm sóc răng sữa cho các bé.
Theo bác sĩ Phương Thảo: Răng sữa là những chiếc răng mọc đầu tiên trong khoảng 2 năm đầu đời của bé. Có tất cả 20 chiếc răng sữa và chúng chỉ tồn tại vài năm, sau đó sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn.


Theo bác sĩ Phương Thảo: Răng sữa là những chiếc răng mọc đầu tiên trong khoảng 2 năm đầu đời của bé. Có tất cả 20 chiếc răng sữa và chúng chỉ tồn tại vài năm, sau đó sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn.

Công dụng của răng sữa:

Công dụng chính của răng sữa là giúp tiêu hóa thức ăn vì sau 6 tháng tuổi, trẻ ăn bổ sung những thứ cứng hơn, khó tiêu hơn. Thông thường một cái răng sữa mọc lên và đứng trên cung hàm, sau vài năm thì chân răng bắt đầu tiêu dần chuẩn bị nhường chỗ cho một mầm răng vĩnh viễn sắp trồi lên ngay đúng vị trí đó. Nếu răng sữa bị hỏng sớm, phải nhổ khi chưa đến lúc, mầm răng vĩnh viễn bên dưới chưa lớn kịp nên chưa mọc ngay được. Lỗ nhổ răng đó bị bít lại và cứng chắc, khi mầm răng vĩnh viễn mọc lên sẽ gặp khó khăn, mọc chậm và đôi khi mọc lệch. Ngoài ra khoảng trống do mất răng sữa trên cung hàm cũng làm cho răng vĩnh viễn mọc có khuynh hướng di chuyển vào khoảng trống dẫn đến tình trạng răng mọc chen chúc về sau.

Nhiệm vụ của răng sữa:Nhiệm vụ nữa của răng sữa là giúp xương hàm phát triển. Nhờ chúng, bé có thể nhai, cắn thức ăn được, động tác này làm cho hàm phát triển bình thường. Răng sữa cũng giúp trẻ phát âm; nếu răng sữa bị hỏng sớm phải nhổ, trẻ có thể nói ngọng.

Tuy nhiên do tồn tại trong thời gian trẻ còn quá bé nên cha mẹ thường bỏ qua việc chăm sóc, đến khi nhìn lại thì răng bé đã sâu mất rồi, bằng chứng là rất nhiều trẻ bị sún răng. Do đó phải chú ý chăm sóc đến răng sữa từ khi trẻ có chiếc răng đầu tiên nhú lên là phải được chăm sóc răng miệng bằng khăn gạc, bàn chải mềm. Khi trẻ được 2 tuổi nên được chải răng bằng kem có chứa Fluor. Khi bé được 3 tuổi thì bố mẹ nên tập cho trẻ tự chải răng. Trẻ phải được hướng dẫn chải răng đúng cách.

Ngoài ra cũng cần mang đến cho bé một tâm lí thật thoải mái trong những lần đầu tiên tiếp xúc với việc đánh răng.


Giúp bé thích thú việc đánh răng:

Trẻ em không thích đánh răng vì nhiều lí do như kem cay, bàn chải cứng. Việc đánh răng thì chẳng có gì vui và trong những thời điểm như buổi sáng thì còn đang buồn ngủ, buổi tối thì đang chơi, xem phim, hơn nữa bé chẳng hiểu tại sao lại phải cần đánh răng nữa. Vì vậy điều quan trọng là cha mẹ tập cho trẻ thói quen đánh răng, mặc dù khó khăn nhưng nếu biết cách thì cũng có thể trở nên dễ dàng.

Khi bé tỏ thái độ "chống đối" không chịu đánh răng buổi tối, ta cũng không nên quá căng thẳng mà tìm cách lôi cuốn bé vào việc đánh răng một cách thích thú, ví dụ như:

1. Tạo một trò chơi với bé trong khi đánh răng. Hai bố con đấu kiếm bằng bàn chải chẳng hạn, bé sẽ rất vui và đôi khi còn trông chờ đến lúc điđánh răng để được chơi trò chơi này

3. Bố mẹ cũng có thể đặt những cái tên thú vị cho những chiếc răng của bé như răng Pokemon, Superman… Bố gọi đến tên nào bé sẽ bảo vệ chiếc răng đó bằng cách đánh răng.

4. Bố hát bài hát trong 3 phút và con đánh răng trong thời gian đó rồi ngược lại xem ai thắng cuộc.

5. Hai bố con cũng có thể kí cam kết đánh răng sáng tối trong vòng 30 ngày, sau đó cho bé một lịch đánh răng để bé đánh dấu sau mỗi lần thực hiện. Nếu bé hoàn thành đúng cam kết sẽ được thưởng quà. Bé cũng có thể làm người gác cổng cho hàm răng của bố mẹ, đánh dấu cho bố mẹ luôn. Với cách này, bé sẽ cảm thấy mình có nhiệm vụ thật quan trọng và sẽ có trách nhiệm trong việc đánh răng.

Ngoài ra mỗi người bố, người mẹ cũng có thể tự nghĩ một cách riêng cho con để bé cảm thấy thích thú khi đánh răng. Theo khảo sát thì một kết quả thật bất ngờ là các bé luôn thích làm công việc chăm sóc răng với bố hơn là với mẹ


Image result for thay răng sữa

 

Trông chừng khi bé mọc răng sữa

(Phunutoday)-Nhiều phụ huynh thường nghĩ rằng răng sữa không quan trọng, vì dù sao nó cũng sẽ được thay thế bởi răng vĩnh viễn sau này. Nhưng cũng có nhiều cha mẹ lại rất lo lắng về thời kỳ mọc răng sữa ở con, đặc biệt là sự chậm mọc răng sữa. Cả hai cách nghĩ này đều không đúng.

Thông thường chiếc răng đầu tiên của bé là răng cửa giữa hàm dưới, mọc khi 6-8 tháng tuổi. Bé có đủ 20 răng sữa (10 cái hàm trên và 10 cái hàm dưới) khi được 24-30 tháng. Mỗi hàm sẽ gồm 2 răng cửa giữa, 2 răng cửa bên, 2 răng nanh, 2 răng hàm nhỏ và 2 răng hàm lớn. 

Quá trình phát triển của răng ở trẻ em

Giai đoạn răng sữa kéo dài từ khi trẻ mọc răng sữa đầu tiên cho đến 5 tuổi. Những chiếc răng đầu tiên xuất hiện khi bé 6 tháng tuổi và sẽ mọc đủ 20 chiếc trong vòng 18 tháng sau đó. Các răng này sẽ lung lay và được nhổ trong độ tuổi từ 7 đến 12 và được thay thế bằng răng vĩnh viễn.

Ngoài 20 răng vĩnh viễn thay thế răng sữa, 12 răng mới sẽ mọc lên và những mầm răng đầu tiên của nhóm này sẽ xuất hiện khi trẻ 6 tuổi và được gọi là răng hàm vĩnh viễn đầu tiên. Đây là những chiếc răng rất quan trọng. Tất cả các răng vĩnh viễn sẽ mọc xong ở tuổi 14, ngoại trừ các răng khôn (thường mọc ở khoảng 17 - 25 tuổi).

Như vậy, ở độ tuổi từ 6 - 12 tuổi, một đứa trẻ sẽ có cả răng sữa và răng vĩnh viễn. Đây được gọi là giai đoạn hỗn hợp.

Răng sữa không hề kém quan trọng mà ngược lại, nó còn có vai trò then chốt đối với trẻ. Sau 6 tháng, trẻ sẽ bắt đầu ăn bổ sung với những thức ăn cứng và khó tiêu hơn. Lúc này, răng sữa chính là công cụ chủ yếu giúp trẻ nhai, cắn và tiêu hóa thức ăn.Tầm quan trọng của răng sữa

Suy nghĩ rằng chỉ răng vĩnh viễn mới quan trọng thật sai lầm vì răng sữa là tiền đề để mọc răng vĩnh viễn. Nó giúp răng vĩnh viễn mọc đều hơn, không chen chúc. Thông thường, một răng sữa mọc lên và đứng trên cung hàm. Sau vài năm, chân răng bắt đầu tiêu dần, chuẩn bị nhường chỗ cho một mầm răng vĩnh viễn sẽ trồi lên ngay đúng vị trí đó. Nếu răng sữa bị hỏng và phải nhổ sớm, mầm răng vĩnh viễn bên dưới chưa lớn kịp nên không mọc ngay được, lỗ nhổ răng đó bị bít lại và cứng chắc. Mầm răng vĩnh viễn mọc lên sẽ gặp khó khăn, mọc chậm và đôi khi mọc lệch. Tiền đề bao giờ cũng rất quan trọng.

Răng sữa còn giúp trẻ phát âm. Nếu răng sữa bị hỏng sớm, phải nhổ, trẻ có thể nói ngọng.

Những vấn đề thường gặp khi bé mọc răng

Lúc mọc răng, mỗi bé có một cách phản ứng riêng, không bé nào giống bé nào. Một số bé bị đau nướu  trong khi nhiều bé lại vượt qua giai đoạn này một cách dễ dàng. Chảy nước dãi nhiều. má bị đỏ, đau ngứa lợi, khóc nhiều hơn bình thường là những biểu hiện thường thấy ở trẻ trong quá trình mọc răng sữa

Nếu bé quấy khóc nhiều, bạn có thể đưa bé đi khám bác sĩ để có cách giúp bé giảm đau khi mọc răng. Hiện nay, người ta vẫn còn đang tranh cãi việc mọc răng có gây tiêu chảy hoặc bị nổi rôm sảy hay không. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn rằng, mọc răng không hề gây cho bé bị sốt cao, ho, co giật hay bất cứ một triệu chứng nghiêm trọng nào khác. Nếu xuất hiện các triệu chứng này cần nhanh chóng đưa bé đi khám bác sĩ, bởi các triệu chứng này không phải là do mọc răng.

Image result for thay răng sữa

Chăm sóc răng đúng cách

Chăm sóc bé trong thời kỳ mọc răng đòi hỏi bạn phải rất chú ý vì bé sẽ ngứa lợi và có thể cắn bất cứ vật dụng gì trong tầm tay. Chị Linh ( Hàng Trống- Hà Nội) khi đi làm về đã tá hỏa lên vì thấy con (8 tháng) đang cố chọc cán thìa inox vào miệng. Hóa ra là do chị giúp việc vô ý làm rơi chiếc thìa và đứa bé thì đang trong thời kỳ mọc răng nên tiện tay cho luôn vào miệng. Cán thìa inox nếu không cẩn thận sẽ chọc vào họng bé như chơi. Sau lần đấy, chị Linh đã phải dọn đi toàn bộ thìa, đũa, đồ chơi sắc cạnh và mua những đồ bằng nhựa mềm để thay thế. Chị Linh còn mua thêm những quả bóng nhựa tròn để bé không cắn được. Tốt nhất lúc này, bạn hãy thay thế đồ chơi hàng ngày của bé bằng những miếng lê, táo hay cà rốt nhỏ. Vừa vệ sinh lại không gây nguy hiểm cho lợi của bé.

Trẻ có thói quen cho đầu ngón tay cái vào miệng và…mút ngon lành. Nhiều cha mẹ thường không để ý tới điều này và coi đó là chuyện bình thường. Tuy nhiên, thói quen mút tay có thể sẽ đẩy các xương hàm chưa liền ra phía trước, làm răng mọc không đều, không thẳng hàng, có thể gây vẩu.

Việc chăm sóc vệ sinh răng miệng cho bé là vô cùng cần thiết nhé. Nếu bé chưa có hoặc mới mọc răng, chưa biết cách súc miệng và nhổ ra, bố mẹ có thể cho bé uống nước để súc miệng sau khi ăn. Ít nhất 1 lần/ngày dùng gạc quấn quanh ngón tay nhúng vào nước sạch để chùi răng, lợi cho bé, chú ý chùi cả bên trong lẫn bên ngoài.

Khi bé đã biết nhổ ra, không nuốt kem đánh răng nữa (thường là lúc 3 tuổi), bắt đầu tập cho bé đánh răng. Chọn loại bàn chải có lông mềm, cấu trúc và kích cỡ phù hợp với lứa tuổi của bé. Thuốc đánh răng phải không cay, hơi ngọt và có mùi thơm, có thể thêm chất phòng ngừa bệnh răng miệng và chất tẩy làm răng trắng; chỉ bôi một lượng nhỏ bằng hạt đậu đen.

Cách đánh răng đúng: Với mặt ngoài răng, nghiêng bàn chải để lông bàn chải ép nhẹ lên lợi và răng, rung nhẹ để lông chui vào kẽ răng và di chuyển hết mặt ngoài theo chiều lên và xuống. Với mặt trong răng, làm giống như mặt ngoài nhưng chú ý để bàn chải thẳng đứng và cũng di chuyển lên xuống. Với mặt nhai, để lông bàn chải thẳng đứng, chải ngang từng đoạn ngắn.

Để có hàm răng khỏe mạnh thì chế độ ăn uống hợp lý rất quan trọng. Sau khi răng đã hình thành, trẻ rất cần fluor để làm men răng cứng chắc, chống đỡ vi khuẩn gây sâu răng. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý cho con ăn những thức ăn giàu fluor như cá (đặc biệt là cá biển), trứng, sữa tươi, gan... Đồ ngọt rất dễ làm bé sâu răng. Vì vậy các mẹ nên cung cấp lượng đường cho con bằng những thứ thay thế hợp lý như hoa quả tươi, rau xanh và nước. Tránh cho conăn uống các loại nước có ga, xiro và kẹo. 

Mọc răng sớm hay muộn còn tùy thuộc vào từng trẻ và đừng lo lắng quá nếu con mình 6 tháng rồi mà vẫn chưa mọc răng. Tuy nhiên các mẹ cũng nên lưu ý rằng nếu trẻ được 16 tháng mà chưa thấy răng nào mọc thì phải coi là bất thường do thiếu dinh dưỡng, còi xương, cần cho trẻ ăn nhiều chất đạm, uống vitamin, đặc biệt là vitamin D.

Image result for thay răng sữa

Những điều cần chú ý khi bé thay răng

Nhiều cha mẹ cho rằng răng bé đã bị sâu thì không cần đi khám vì đằng nào cũng sẽ thay răng mới. Tuy nhiên, nếu để lâu nó sẽ ảnh hưởng không tốt đến răng khôn mọc sau này.

Giai đoạn bé từ khi mới sinh đến lúc 3 tuổi chính là thời kỳ răng sữa đang được canxi hóa, và những chiếc răng khác đang tiếp tục mọc ra. Theo như cách gọi của những người lớn tuổi thì giai đoạn này cũng chính là lúc mà những chiếc răng khôn đang được canxi hóa để cứng và chắc hơn. Khả năng miễn dịch bé nhận được từ người mẹ bắt đầu giảm đi và hình thành hệ thống miễn dịch của riêng bản thân mình một cách độc lập. Cũng chính vì như vậy nên đôi khi bé sẽ mắc phải một số căn bệnh gây ảnh hưởng khiến cho răng sữa không phát triển được bình thường hoặc quá trình canxi hóa của răng không bị chậm lại dẫn đến hỏng men răng hoặc quá trình mọc răng bị chậm hơn so với bình thường. Trẻ em cũng rất dễ bị mắc những bệnh như viêm răng, viêm lợi...

Điều này cũng có mối quan hệ trực tiếp với thói quen ăn uống và vệ sinh răng miệng của trẻ. Đối với những bé trong độ tuổi từ 5 đến 6 tuổi, giai đoạn thay răng cũng rất quan trọng. Và điều này có liên quan mật thiết tới thói quen ăn uống, nghỉ ngơi cũng như tâm lý của trẻ. Vậy các bậc cha mẹ cần quan tâm tới điều gì trong thời kỳ bé bắt đầu thay răng?

Điều chỉnh những thói quen không tốt của trẻ

Trong thời kỳ bé thay răng, răng sữa và răng khôn sẽ có thể mọc ra cùng lúc. Khi chiếc răng sữa bắt đầu nhú, trong lúc trẻ ăn có thể sẽ để lại một vài mảnh vỡ của thức ăn bám lại. Nếu bạn không giúp bé vệ sinh răng miệng sạch sẽ thì rất dễ bị sâu răng và để lại ảnh hưởng xấu cho hàm răng của bé sau này. Các bậc cha mẹ nên dạy và hướng dẫn cho bé cách vệ sinh răng miện đúng cách và vệ sinh nhất. Ngoài ra, một số trẻ còn có thói quen di lưỡi trên răng hoặc dùng lưỡi đẩy răng, đây là một thói quen rất xấu vì nó có thể làm biến dạng hình dáng của hàm răng, khiến răng bị vẩu hoặc phát triển không đều.

Đến bác sĩ kiểm tra nếu thấy răng có những triệu chứng bất thường

Trong thời kỳ trẻ thay răng, rất có thể những chiếc răng sẽ phát triển không đều. Ví dụ như trường hợp răng cửa to bất thường hơn những chiếc răng khác. Trong trường hợp này, bạn nên đưa bé đến các bệnh viện nha khoa để các bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh để ảnh hưởng tới hàm răng của trẻ sau này.

Tránh quan niệm “đã hỏng rồi thì không cần chữa”

Thời kỳ bé mọc răng sữa, có thể do thói quen vệ sinh răng miệng không tốt nên bị sâu răng, nhiều cha mẹ cho rằng nếu chiếc răng đó đã hỏng rồi thì không cần phải chữa trị gì nữa. Tuy nhiên đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm, bởi lẽ những chiếc răng hỏng này nếu không được điều trị đến nới đến chỗn thì nó sẽ gây ảnh hưởng tới sự phát triển của những chiếc răng khôn mọc sau này.

Tập cho bé thói quen ăn uống khoa học

Khi trẻ được khoảng từ 6 đến 7 tuổi, các răng khôn bắt đầu mọc ra đầy đủ hơn để thay thế cho các răng sữa. Một số trẻ ở vào giai đoạn này thường không thích rèn thói quen nhai thức ăn mà lại ngậm ở trong miệng. Việc lười nhai sẽ khiến cho những chiếc răng mọc không đều, nhiều trường hợp răng mọc chênh nhau tạo ra sự khong đều đặn cho cả hàm răng. Cùng với sự lớn lên về mặt tuổi tác thì những chiếc răng cũng theo đó mà phát triển, nếu ngay từ khi trẻ còn nhỏ, bạn không tập cho trẻ thói quen ăn uống đều đặn và khoa học thì sẽ là điều không tốt. Việc nhai cơm và ăn táo trong giai đoạn hàm răng phát triển là hoàn toàn có lợi vì nó sẽ giúp bé có hàm răng thẳng hàng và sáng đẹp.

(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
bác sĩ cho em hỏi cháu nhà em mới được 18 tháng tuổi mà cháu đã bị rụng một chiếc răng sữa ở hàm dưới rồi hiện tượng đó cháu có làm sao không bác sĩ em lo cho cháu quá
hơn 1 tháng trước - Thích (2) - Trả lời
bị ngã hay sao vậy
Không hiểu nguyên nhân gì khiến bé bị rụng răng? Răng sữa rụng rồi sẽ mọc răng vĩnh viễn mà, không phải lo đâu bạn!
Be trai nha em nam nay vua duoc 6 tuoi da thay duoc 5 rang. 4 rang duoi va 1 rang cua tren chiec con lai cua rang cua tren da rung cung chiec kia ma va da moc duoc khoang hon 2 thang roi. con chiec kia thi khong thay moc len, Em xin hoi cac Bac si la Be nha em cham moc the co lam sao khong, Em xin ca Bac si cho em ys kien de tim cach khac phuc som. Em cam on!
hơn 1 tháng trước - Thích (7) - Trả lời
tai sao con em rang cua rung lau khoang 6 thang ma chua moc lai rang moi
hơn 1 tháng trước - Thích (6) - Trả lời
Be e nam nay 6tuoi ma thay 2rang cua roi moc lai roi. Bay gio trong 2cai do lai lung lay tiep,neu nho thi cho do co the the moc lai rang khac khong?
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
răng sữa có thể mọc lại được nhưng cẩn thận vì nó ảnh hưởng tới máu
Be e 5 tuổi thay rang cua nhung moc si ra ngoai nhung goc rang sua van con
hơn 1 tháng trước - Thích (15) - Trả lời
Đưa bé tới nha sĩ để có cách khắc phục ngay nhé, không sau này nó mọc linh tinh đó
Be trai nha em gan 6tuoi da thay duoc 2 rang cua ham duoi va 1rang cua tren dang bi sau va co mau den.Xin bac si tu van giup toi de toi co hieu biet them va nen lamthe nao voi be khi o giai doan thay rang sua.Xin cam on bac si.
hơn 1 tháng trước - Thích (10) - Trả lời
chau nha em 7 tuoi .da thay hsi rang cua duoi .nhung 2 rang cua tren da rung cach day 7 thang roi nhung ma rsng moi van chua moc.nuu rang hoi den .mong bac si tu van giup em voi
Chào chị! CHị đưa bé đến khám nha sĩ ngay nhé, thực sự tôi có đứa con gái chính vì ngày bé chủ quan mà bây giờ nó 25 tuổi vẫn phải đi viện vì đau răng.Nên chăm sóc cho bé ngay từ khi bé còn nhỏ.
bé nhà tôi được 8 tuổi! trong miệng của bé có khối sưng! bé lại không ăn! hể ăn vào là nôn! h tôi phải làm sao???
hơn 1 tháng trước - Thích (19) - Trả lời
Chị cho bé đi khám bác sĩ ngay liền đi nhé.chứ để bé như vậy khổ thân lắm
con trai e nam nay len 6 tuoi,be dang bi lung lay 2 rang cua duoi,va co dau hieu moc rang cho 2 rang cua duoi(vi e thay 2 rang cua duoi moi cua be lu len)hien tuong nay dc xay ra trong 2 ngay,E xin hoi Bac Si rang E co nen tu nho rang cho Be kg hay doi den khi rang be tu rung,va giai doan nay thuong dien ra trong vong bao lau.Xing Bac Si cho e loi khuyen,Exin chan thanh cam on va chuc cac Bac si mot ngay lam viec that thoai mai va vui ve.
hơn 1 tháng trước - Thích (9) - Trả lời
Chào chị! Cảm ơn chị đã đặt câu hỏi cho chúng tôi.Vấn đề của chị chúng tôi xin được giải đáp như sau: Vấn đề răng sữa cũng như là răng lợi ngay cả trẻ nhỏ cũng như người lớn đều cần phải cẩn thận vì nó liên quan đến máu và hệ thần kinh.Chị không nên tự ý nhổ răng cho bé mà để nó tự rụng.Nhưng để đảm bảo tính thẩm mỹ và an toàn cho bé tốt nhất nên đưa bé đi khám nha sĩ nhé.CHúc gia đình vui khỏe.
bs cho hỏi con nhà e 5t và răng của cháu bị sâu,các răng sâu nay bị mòn chỉ còn chân răng.Tôi rất lo về việc thay răng của cháu.xin bs cho lời khuyeennn và liệu nó có ảnh hưởng gì đên việc thay răng của cháu hay không.cam ơn bs
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Con em 7 tuoi .rang cua ham duoi da thay ,moc đeu đep .nhung ham ham tren moc rât linh tinh.moc ơ tren lơi chư ko ơ vi chi ban đâu.hinh dang thi giong răng nanh,rât sâu toi rât lo va phai lam sao bây giơ
hơn 1 tháng trước - Thích (2) - Trả lời
tai sao con em den thang thu 26 ma da moc rang so 6 roi nhi .binh thuong den 6 tuoi cac chau moi moc .bac si cho hoi vay moc som co anh huong gi ko ah
hơn 1 tháng trước - Thích (16) - Trả lời
con be cua em thay rang cua tren da duoc 1 thang roi ma chua tren lai the lam the nao de len rang
hơn 1 tháng trước - Thích (8) - Trả lời
con trai em năm nay 7 tuổi mà chưa thấy thay răng gì cả .choem hỏi vậy có sao không? còn răng sữa của cháu rất đẹp và không có bi sâu vì cháu rất chăm đánh răng .cám ơn bác sĩ,
hơn 1 tháng trước - Thích (22) - Trả lời
thay rang muon
cháu nhà em năm nay 8 tuổi ở hàm dưới cháu thay được 4 cái răng nhưng do cháu không lung lay răng nên mỗi lần đi nhổ em thấy vất vả lăm và hiện nay hàm trên của chau vừa rồi cung lại mọc tương tự vạy bác sỹ cho em hỏi làm thế nào để răng của cháu có thể lung lay và mọc đúng hàm được không
hơn 1 tháng trước - Thích (5) - Trả lời
be 7 tuoi thay rang nhung da 8 thang ma vankg thay rang moi moc len
hơn 1 tháng trước - Thích (18) - Trả lời
hỵhyjhyj
con trai toi da 8 tuoi ma chua thay cai rang nao ca?tai sao?
Em bé nhà em được 2 tuổi, các răng sữa của cháu mọc rất là đều và đẹp răng nhỏ như hạt bắp nhưng em lo lắm không biết sau khi thay răng sữa, răng vĩnh viễn lên có giống với răng sữa hay không
hơn 1 tháng trước - Thích (4) - Trả lời
be trai nha em nam nay 11tuoi rang 22cua chau moc di dang namngoai chau co qhau thuat lay ra roi nam nay be lai len rang ham mat trung uong tiep bac si co tuvan ghep sat cac rang kia cho chau den nam 18tuoi thi cay rang gia cho chau xin cho em hoi bsi neu em ko ghep cho chau lieu co anh huong gi ko
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Xin bác sĩ hãy cho biết răng của con tui,năm nay con tôi 12 tuổi đã được thay răng cửa từ khi 7,8 tuổ nhưng không mai con tôi gặp tai nạn rồi gãy 3 cây răng cửa ở hàm trên xin Bác Sĩ hãy cho biết răng của con tôi có mọc lên nữa không?
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Xin bác sĩ cho tôi hỏi nếu răng của con tôi không lên thì viêpc trồng răng có lấy tỷ răng của bé không ?
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
bé nhà tôi năm nay 11 đang thay răng hàm ,và răng hàm bị sâu xin hỏi khi tẩy răng vĩnh viễn phải chăm sóc sao cho bé không bị sâu nữa à
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Bé nhà em năm nay 9 tuổi đang thay răng cửa trên 1 cái rụng pải 3 tháng rồi mà ko thấy mọc cho em hỏi có sao ko a
Có lên bổ sung canxi cho trẻ khi mới mọc răng vĩnh viễn
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Rang sua chua rung ma rang vinh vien lai moc choi vo ben trong sau nay chiec rang do co thang hang ko
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Con của em nay 6 tuổi. đã thay 2 răng cửa, nhưng đã ba tháng rồi mà 2 răng cửa của cháu vẫn chưa mọc. Em lo quá không biết khi nào răng cháu mới mọc.
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
be nha toi. Rang sua chua lung lay ma rang thay the da moc len roi xin hoi nha sy phai lam sao
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Con trai em 7 tuổi hai răng cửa trước cháu thay cách đây được hơn 3 tháng rồi mà vẫn chưa mọc.trong khi hàm dưới cũng thay khoangthơì gian trên mà đã mọc bằng răng bình thường rồi.xin hỏi bác sĩ như vậy có ảnh hưởng gì không.thông thường thay răng cần bao nhiêu thời gian để mọc lại ạ.xin cảm ơn!
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý