Thức ăn cho người bị bệnh tim

seminoon seminoon @seminoon

Thức ăn cho người bị bệnh tim

18/04/2015 11:51 PM
549

 PGS. TS Trần Đình Toán, Trưởng khoa dinh dưỡng, Bệnh viện Hữu Nghị khẳng định: “Một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học sẽ là một trong những biện pháp điều trị hữu hiệu bệnh tăng huyết áp và xơ vữa động mạch”.


Ăn uống đúng cách



ĂN UỐNG ĐÚNG CÁCH


“Ðối với phần lớn các bệnh tim mạch, bạn nên kiêng ăn mặn và chất béo. Nó không những làm bệnh thuyên giảm mà bạn còn bớt được chi phí tiền thuốc điều trị”. Đó là lời khuyên của PGS.TS.Trần Đình Toán, Trưởng khoa dinh dưỡng, Bệnh viện Hữu Nghị.

Hạn chế ăn mặn có ýnghĩa đặc biệt quan trọng nếu bị các bệnh suy tim, tăng huyết áp. Ăn mặn nghĩa là bạn phải hạn chế muối. Muối có nhiều trong nước chấm, các loại thức ăn khô như cá khô, chà bông, mắm...

Hãy tập thay đổi từ từ, đầu tiên đừng dùng nước chấm khi ăn, tránh các loại mắm, cá thịt khô, nếu cần hãy nấu ăn riêng.

Trên phương diện khoa học, việc ăn thiên về chất bột đường mà không có chất đạm sẽ gây ra nguy cơ rối loạn chuyển hóa chất béo và tăng huyết áp, ảnh hưởng đến hệ thống tim mạch. Do đó, chỉ nên ăn chay xen kẽ với chế độ ăn có thịt, cá và các chất protide khác như trứng, sữa… thì có lợi cho sức khỏe hơn, nhất là ở những người lớn tuổi.

PGS.TS Trần Đình Toán cho biết thêm: “Chế độ ăn hợp lý là ăn ít muối, các thành phần dinh dưỡng cân đối giữa tỷ lệ chất béo, chất đạm động vật, chất đạm thực vật và chất bột đường. Các món ăn nên thay đổi hằng ngày, nên ăn nhiều cá, các loại hải sản. Vì chất acide béo Omega 3 có trong các loại hải sản rất tốt cho hệ tim mạch”.

Nên ăn nhiều các loại rau quả, trái cây chứa nhiều chất xơ, vitamin và các khoáng chất vi lượng.

Chất xơ còn giúp hoạt động của hệ tiêu hóa dễ dàng, tránh được táo bón. Một số trái cây còn chứa các chất có tác dụng tốt đối với bệnh tim mạch, như bưởi có thể làm giảm mỡ trong máu, cà chua có thể giảm nguy cơ bị tai biến mạch máu não... Ðể tim hoạt động tốt, lượng potasium trong máu phải ổn định, không quá nhiều hay quá ít.

Người bị bệnh tim nên uống nước theo nhu cầu cơ thể, chỉ uống khi cảm thấy khát. Nếu bệnh của bạn chỉ ở mức độ nhẹ, việc hạn chế uống nước là không cần thiết. Những trường hợp suy tim nặng chỉ nên hạn chế uống khoảng 1 lít nước mỗi ngày. Nên nhớ rằng uống quá ít nước cũng rất nguy hiểm vì có thể gây tụt huyết áp, choáng váng, chóng mặt.

Từ bỏ rượu bia, thuốc lá

Y học đã chứng minh việc nghiện rượu bia có ảnh hưởng rất xấu đối với sức khỏe nói chung và bệnh tim mạch nói riêng. Việc sinh hoạt điều độ luôn là nguyên tắc quan trọng nhất để giữ gìn sức khỏe. Rượu bia có thể không ảnh hưởng đến bệnh tim nhưng lại gây bệnh dạ dày, bệnh gan.

Ngoài ra, có một thể bệnh tim đặc biệt gọi là bệnh cơ tim do rượu. Nếu bị bệnh này, bạn phải kiêng cữ rượu bia hoàn toàn.

Còn thuốc lá là thứ cần phải kiêng cữ tuyệt đối khi bị bệnh tim mạch. Thuốc lá ảnh hưởng rất xấu đối với các bệnh do nguyên nhân xơ vữa động mạch như thiếu máu não, thiếu máu cơ tim.

Nếu không bỏ thuốc lá, bạn có thể bị tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim... Và nhất thiết bạn phải cố gắng bằng mọi cách bỏ hút thuốc lá ngay khi biết mình bị bệnh tim mạch.

CHẾ ÐỘ ĂN

Trước hết cần phải hiểu rõ quan niệm về kiêng cữ của Tây y. Dân gian ta thường cho rằng kiêng cữ nghĩa là phải tránh dùng một vài loại thức ăn nào đó, chẳng hạn không được ăn thịt bò, cá lóc, trứng vịt, rau muống v.v... Thật ra, Tây y quan tâm nhiều hơn đến loại chất trong thức ăn, chẳng hạn chất đạm (thịt, cá...), chất béo (dầu, mỡ...), chất tinh bột (gạo, khoai...), chất xơ (rau củ), hay potasium (có nhiều trong nho, chuối) v.v... Do đó, nếu bác sĩ khuyên nên kiêng bớt chất đạm nghĩa là bạn phải hạn chế ăn thịt cá, bất kể loại thịt hoặc cá nào. Nếu bạn không ăn thịt nhưng vẫn ăn nhiều cá thì cũng không đạt được hiệu quả gì.

Ðối với phần lớn các bệnh tim mạch, bác sĩ thường khuyên bạn kiêng ăn mặn và chất béo. Hạn chế ăn mặn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nếu bạn bị các bệnh suy tim, cao huyết áp. Ăn mặn ở đây không phải là chay-mặn mà là mặn-lạt, nghĩa là bạn phải hạn chế muối. Muối có nhiều trong nước chấm, các loại thức ăn khô như cá khô, chà bông, mắm... Tóm lại là bạn phải tránh những thức ăn có vị mặn. Một câu hỏi thường được đặt ra là phải hạn chế đến mức độ nào? Xin nêu một ví dụ, người bệnh suy tim nặng chỉ nên ăn tối đa 5g muối NaCl (tương đương với 2 muỗng cà phê muối ăn) cho cả ngày, tính cả lượng nêm nếm trong khi nấu. Chế độ ăn như vậy sẽ làm thay đổi khẩu vị nên đa số mọi người (nhất là ở nông thôn) có thói quen ăn mặn hầu như không thể thực hiện được. Như vậy phải làm sao? Cách tốt nhất là bạn phải hạn chế ăn mặn đến mức tối đa có thể được. Hãy tập thay đổi từ từ, đầu tiên đừng dùng nước chấm khi ăn, tránh các loại mắm, cá thịt khô, nếu cần hãy nấu ăn riêng. Nên nhớ rằng nếu thực hiện được chế độ kiêng cữ tốt thì không những bệnh thuyên giảm mà còn giúp bạn giảm bớt được thuốc men, đỡ tốn tiền chữa bệnh.

Nếu bác sĩ cho biết bạn bị rối loạn mỡ máu hay béo phì, bạn nên hạn chế ăn chất béo như thịt mỡ, phô mai, kem, bơ. Các loại thức ăn này làm tăng lượng cholesterol trong máu, đọng lại trong mạch máu gây nhiều bệnh như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não...

Người bệnh tim không cần phải kiêng ăn chất đạm nếu không bị bệnh khác kèm theo (như bệnh thận) vì đây là nguồn cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể. Ðặc biệt là các bệnh nhân bị bệnh tim nặng, suy kiệt càng cần phải ăn nhiều chất đạm để tạo đủ năng lượng cho cơ thể. Bạn nên tư vấn bác sĩ về chế độ ăn của mình, loại thức ăn nào cần phải kiêng và loại nào không cần để có một chế độ hợp lý.

Các loại rau quả, trái cây chứa nhiều chất xơ, vitamin và các khoáng chất vi lượng. Nói chung loại thức ăn này thường chỉ có lợi chứ không hại gì đối với cơ thể, ngoài ra chất xơ còn giúp hoạt động của hệ tiêu hóa dễ dàng, tránh được táo bón. Một số trái cây còn chứa các chất có tác dụng tốt đối với bệnh tim mạch, như bưởi có thể làm giảm mỡ trong máu, cà chua có thể giảm nguy cơ bị tai biến mạch máu não... Tuy nhiên trước những thông tin như vậy, người bệnh thường lại hay áp dụng một cách quá đáng, như mỗi ngày ăn tới vài ký bưởi, uống đến chục ly nước cà chua. Xin nhớ rằng nguyên tắc quan trọng nhất trong vấn đề ăn uống vẫn là điều độ. Ngoài ra một chất rất quan trọng đối với tim là potasium có nhiều trong các loại quả như nho, chuối, dừa. Ðể tim hoạt động tốt, lượng potasium trong máu phải ổn định, không quá nhiều hay quá ít. Trong các thuốc chữa bệnh tim, có loại thuốc làm giảm potasium, có loại lại làm tăng lượng potasium trong máu. Do đó, bạn phải hỏi kỹ bác sĩ xem mình có cần kiêng cữ các loại trái cây này hay không?

NƯỚC UỐNG

Nhiều người cho rằng uống càng nhiều nước càng tốt vì giúp lọc sạch cơ thể. Thật ra, quan niệm này không hẳn là đúng, nhất là với bệnh tim hay bệnh thận. Ðối với một người khỏe mạnh, khi uống nhiều nước, tim và thận phải tăng hoạt động để thải bớt nước ra ngoài, giữ sự cân bằng trong cơ thể. Ngược lại, ở người đã có bệnh tim hay bệnh thận, hai cơ quan này không còn hoạt động tốt nên nước sẽ bị giữ lại trong cơ thể gây triệu chứng khó thở, phù, thậm chí còn gây ra tình trạng "ngộ độc nước", biểu hiện qua triệu chứng lơ mơ, hôn mê. Nói chung, người bị bệnh tim nên uống nước theo nhu cầu cơ thể, nghĩa là chỉ uống khi cảm thấy khát. Nếu bệnh của bạn chỉ ở mức độ nhẹ, việc hạn chế uống nước là không cần thiết. Những trường hợp suy tim nặng chỉ nên hạn chế uống khoảng 1 lít nước mỗi ngày. Nên nhớ rằng uống quá ít nước cũng rất nguy hiểm vì có thể gây tụt huyết áp, choáng váng, chóng mặt. Bác sĩ sẽ cho biết nhu cầu nước thế nào là phù hợp với mức độ bệnh của bạn.

RƯỢU BIA - THUỐC LÁ

Y học đã chứng minh việc nghiện rượu bia có ảnh hưởng rất xấu đối với sức khỏe nói chung và bệnh tim mạch nói riêng. Nhưng đối với những người chỉ uống ít thì sao? Các nghiên cứu cho thấy uống ít hơn 60ml rượu nguyên chất (khoảng 680ml bia, 95ml rượu whiskey, 285ml rượu vang) mỗi ngày không ảnh hưởng xấu đối với bệnh tim mạch. Rượu vang đỏ còn có tác dụng tốt đối với cholesterol máu. Như vậy, người bệnh tim không cần phải kiêng cữ bia rượu tuyệt đối. Tuy nhiên cần nhắc lại điều độ luôn là nguyên tắc quan trọng nhất để giữ gìn sức khỏe. Rượu bia có thể không ảnh hưởng đến bệnh tim nhưng lại gây bệnh dạ dày, bệnh gan. Ngoài ra, có một thể bệnh tim đặc biệt gọi là bệnh cơ tim do rượu. Nếu bị bệnh này, bạn phải kiêng cữ rượu bia hoàn toàn.

Còn thuốc lá là thứ cần phải kiêng cữ tuyệt đối khi bị bệnh tim mạch. Thuốc lá ảnh hưởng rất xấu đối với các bệnh do nguyên nhân xơ vữa động mạch như thiếu máu não, thiếu máu cơ tim. Nếu không bỏ thuốc lá, bạn có thể bị tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim...Và nhất thiết bạn phải cố gắng bằng mọi cách bỏ hút thuốc lá ngay khi biết mình bị bệnh tim mạch.


MÓN ĂN BÀI THUỐC CHO NGƯỜI BỆNH TIM, HUYẾT ÁP CAO

Có một số cách dùng món ăn, bài thuốc cổ truyền, dân gian theo hướng dẫn của lương y Như Tá, dành cho người có bệnh tim mạch, huyết áp cao.

- 50-100 gr nấm rơm, vài quả táo khô, cùng các gia vị. Rửa sạch nấm rơm, táo bỏ hạt, cho cả hai vào nồi nước đang sôi độ 20 phút, nêm nếm gia vị. Món này thích hợp cho người có bệnh mạch vành.

- 50 gr nấm hương, 200 gr rau cần, một ít dầu mè và bột năng, cùng các gia vị. Rửa sạch rau cần, cắt đoạn ngắn, dùng muối trộn đều rồi rửa sạch lại, để ráo nước. Nấm hương cắt nhỏ. Bột năng hòa với 50 ml nước và ít muối trộn đều. Cho dầu mè vào chảo nóng, cho rau cần vào xào độ 3 phút, cho tiếp nấm hương vào. Sau cùng cho nước bột năng vào, nấu sền sệt, cho ra đĩa. Món này thích hợp cho người có bệnh mạch vành, mỡ máu cao.

- Một ít sắn dây tươi, 18 gr đơn sâm, 6 gr cam thảo, 9 gr phục linh. Cho các nguyên liệu vào nồi cùng lượng nước vừa đủ, đun trên lửa lớn, nấu còn lại khoảng một chén canh để dùng. Món này có tác dụng dưỡng tim.

 
Nấm rơm

 
Nấm mèo

 
Đơn sâm - Ảnh: H.Mai

- 2 quả trứng gà luộc chín bằng rượu trắng. Dùng hết trong ngày, mỗi lần 1 trứng. Đây là phương thuốc có từ xa xưa, dùng cho sản phụ mắc bệnh tim sau khi sinh.

- Mộc nhĩ (nấm mèo) đen và một ít táo tàu, cùng gạo tẻ lượng vừa dùng. Nấm mèo ngâm nước cho nở ra, cắt nhỏ; táo tàu ngâm qua nước sôi, rửa sạch, bỏ hạt, cho ít đường vào trộn, ngâm độ 20 phút. Cho nấm mèo và gạo tẻ vào nồi nấu cháo, độ gần chín thì cho táo và nước đường vào nấu thêm 10 phút nữa là được. Dùng sáng và chiều cho người bị huyết áp cao.

- Một ít rau cần tươi, một ít gạo tẻ. Rau cần rửa sạch, cắt nhỏ cho vào nấu cháo cùng gạo tẻ. Mỗi ngày dùng món cháo này vào bữa sáng và chiều, dùng liền trong một tuần, giúp hạ huyết áp.

- Lá sen và vị thuốc sơn

tra theo tỷ lệ 2 phần lá sen,

8 phần sơn tra. Cả hai phơi

khô tán thành bột cho vào lọ kín để dành, mỗi ngày lấy độ 30 gr đem hãm với 1 lít nước sôi, để dùng cả ngày, giúp hạ áp, giảm mỡ.

- Rau ngót và chè xanh, với tỷ lệ 9 phần rau ngót, 1 phần chè xanh. Cũng làm như cách trên, tán cả hai thành bột, lấy chừng 50 gr hãm với 1 lít nước sôi để uống trong ngày, có công dụng hạ áp, giảm mỡ.

- Chè xanh, cúc hoa, hoa hòe (mỗi loại 6 gr) và vị thuốc long đởm thảo 10 gr. Đem tất cả hãm với 1 lít nước sôi, để uống cả ngày, có công dụng giãn mạch, hạ huyết áp, giảm

cholesterol máu.

- Chè xanh và vị thuốc chi tử với lượng bằng nhau, đem tán thành bột cho vào lọ kín để dành dùng dần. Mỗi ngày dùng 60 gr hãm với 1 lít nước sôi, để uống trong ngày, có công dụng hạ áp, mát huyết.

- Hoa cúc (4 phần), hoa hòe (3 phần), chè xanh (3 phần) đem tán thành bột, mỗi ngày dùng độ 30 gr hãm với 1 lít nước sôi, để uống trong ngày, có công dụng mát huyết, hạ áp.

- Đơn sâm (3 phần), chè xanh (1 phần), đem tán

thành bột, mỗi ngày dùng

30 gr hãm với 1 lít nước sôi để uống cả ngày, có công dụng thông huyết.


NHỮNG THỰC PHẨM RẤT TỐT CHO NGƯỜI BỊ BỆNH TIM

 Bệnh tim một trong những căn bệnh đáng sợ nhất thế giới, bởi tỷ lệ tử vong ở các bệnh nhân mắc phải bệnh này rất cao. Vì thế cần phải có chế độ dinh dưỡng hợp lý nhằm bảo vệ tim bạn tốt nhất.



Quả óc chó:
Óc chó được coi là loại hạt tuyệt vời dành cho trái tim vì thành phần của loại hạt này bao gồm axit béo omega-3, khoáng chất và nhiều vitamin các loại... Ăn nhiều quả óc chó có thể ngăn ngừa hiện tượng máu đông từng cục, giảm các cơn đau tim, giảm nguy cơ viêm động mạch. Ngoài ra, chất xơ và lượng omega-3 được hấp thụ vào cơ thể cũng góp phần làm giảm cholesterol trong máu khiến tim đập đều, tuần hoàn.


Khoai lang:
Khoai lang rất giàu vitamin A, vitamin, lycopene và carotenoid giúp cơ thể cân bằng lượng đường có trong máu. Ngoài ra, khoai lang chứa thành phần chất xơ vô cùng dồi dào nên có thể cân bằng các chất dinh dưỡng, giảm mỡ máu rất tốt. Ăn khoai lang mỗi ngày sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh huyết áp và tim mạch hữu hiệu.


Yến mạch:
Không chỉ là loại ngũ cốc có tác dụng làm đẹp, yến mạch còn là món quà tuyệt vời cho trái tim của bạn. Bằng cách hạ thấp cholesterol xấu, giảm mỡ máu bởi lượng chất xơ hòa tan phong phú, cùng rất nhiều chất dinh dưỡng thực vật khác như kali, magiê, kẽm, đồng, mangan, selenium, thiamin, và axit pantothenic… yến mạch quả thật không thể thiếu cho một trái tim khỏe mạnh.


Đậu đen:
Đậu đen là loại ngũ cốc giàu folate, magie, chất xơ, đặc biệt là không có chất béo… Những chất này rất tốt cho việc giảm huyết áp, đường huyết và cholesterol. Bổ sung đậu đen trong bữa ăn sẽ giúp bạn bảo vệ an toàn cho trái tim của mình.


Cá hồi và cá ngừ:
Với lượng omega-3, axit amin, chất chống oxy hóa vô cùng dồi dào, hai loại thực phẩm này là “trợ thủ” đắc lực trong việc giảm lượng cholesterol và cân bằng các hoạt động của tim mạch. Vì thế, cá hồi và cá ngừ là sự lựa chọn tuyệt vời cho một trái tim khỏe mạnh, chị em chí bỏ qua nhé.


Cam:
Cam cũng là một loại quả rất tốt cho tim. Pectin có trong thành phần dinh dưỡng của cam là một chất chống cholesterol hữu hiệu. Bên cạnh đó, cam cũng rất giàu kali giúp kiểm soát huyết áp, chống oxy hóa.


Cà rốt:
Mặc dù, hương vị của cà rốt khá ngọt nhưng loại củ này lại rất tốt cho việc kiểm soát bệnh tiểu đường, làm giảm nguy cơ đau tim và giúp chống lại cholesterol xấu.


Hạt lanh:
Hạt lạnh chứa chất xơ hòa tan, axit alpha-linolenic (một chất béo omega-3). Hạt lạnh thường được y học sử dụng nhiều trong việc phòng ngừa và chữa bênh tim mạch. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chất axit alpha-linolenic trong hạt lạnh có tác dụng làm giảm lipid có hại, ngăn ngừa nghẽn tắc mạch máu, đau tim. Để bảo vệ trái tim, bạn hãy chọn cho mình những món ăn có chứa hạt lanh nhé!


Cà phê:
Mỗi ngày, bạn nên uống 1-3 ly café nhé. Bởi café sẽ giúp bạn tránh xa các bệnh tiểu đường, tim mạch. Tuy nhiên, những bệnh bị huyết áp cao thì nên thận trọng bởi chất caffeine sẽ kích thích nhịp đập của trái tim, làm tăng huyết áp.


Ớt bột:
Điều này nghe như có vẻ bất ngờ, nhưng thực tế, trong thành phần của ớt có chứa các hợp chất axit phenolic. Hợp chất này làm tăng khả năng miễn dịch, điều hòa huyết áp, bảo vệ tim mạch, ngăn ngừa nguy cơ mắc tiểu đường.


Thực phẩm tốt cho tim mạch
Chế độ ăn cho người suy tim
Ăn kiêng cho người tiểu đường
Chế độ ăn cho người máu nhiễm mỡ
Bệnh nhồi máu cơ tim ở người cao tuồi
Bệnh suy thận nên ăn gì?

(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý