Mẹo chữa uống rượu say trong ngày Tết Nguyên Đán

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Mẹo chữa uống rượu say trong ngày Tết Nguyên Đán

18/04/2015 11:51 PM
837


Uống rượu là một nét văn hoá ẩm thực của nhiều dân tộc trên thế giới. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách uống rượu. Làm thế nào để không say và khi say, giã rượu bằng cách nào?


SAY RƯỢU VÀ NHỮNG HỆ LỤY

Say rượu có nhiều cấp độ. Độ 1: Đỏ mặt, nói nhiều, có thể nôn mửa. Độ 2: Suy nghĩ kém chính xác, thiếu tự chủ trong hành vi, lời nói. Độ 3: Nói lè nhè, nhầm lẫn, cảm xúc thất thường, hay gây gổ (chỉ cần có người kích động là có thể xông vào đánh nhau, chửi nhau, thậm chí đâm chém nhau). Độ 4: Ngừng thở, nếu không cấp cứu kịp thời sẽ chết.

Không tính đến những hệ luỵ về mặt xã hội, uống rượu nhiều có ảnh hưởng rất xấu đến sức khoẻ của người uống. Đó là gây hại cho gan và gây ra các bệnh về gan như suy gan, xơ gan, cổ trướng, ung thư gan. Ngoài ra, uống rượu nhiều còn có thể dẫn đến viêm tuỵ cấp, giãn cơ tim, hại tinh trùng của nam giới. Phụ nữ uống rượu nhiều có nguy cơ cao bị ung thư vú, sinh con èo uột hoặc con bị tật bẩm sinh. Bên cạnh đó, rượu còn làm tăng độc tính của nhiều loại thuốc chữa bệnh.

Bí quyết uống rượu không say


Trước khi uống rượu, uống 1 cốc sữa 200ml hoặc nhai 1 nắm lạc luộc, lạc rang rồi uống 1 cốc nước to, hoặc ăn vã rau luộc và uống 1 bát to nước rau.

Trong khi uống rượu

- Chỉ nâng lên đặt xuống nhiều lần cùng với bạn, mỗi lần chỉ nhấp 1 chút, sao cho lượng rượu vào dạ dày từ từ, ít một.
- Vắt 1 cái khăn bông to trên vai, thỉnh thoảng giả vờ lau miệng để nhả rượu ra khăn.
- Không uống rượu với nước ngọt.
- Không quan tâm đến câu khích bác của bạn: Nam vô tửu như kỳ vô phong.

Bí quyết giã rượu

Say rượu độ 1: cho nạn nhân uống một cốc to nước quýt hoặc cam.
Say rượu độ 2: gây nôn cho nạn nhân cho nằm nơi kín gió, cho nhai 1 lát gừng tươi (3-4g) ngày 2 lần. Sau đó cho uống 2 - 3 viên vitamin 3B (B1, B2, B6) với 1 cốc to nước quýt hoặc cam (cứ 6 giờ uống 1 lần) đến khi tỉnh thì thôi.

Say rượu độ 3: bước đầu thực hiện như độ 2, sau đó cho uống 1 trong những loại thuốc sau: Polynu 3 gói hoà trong 100ml nước sôi còn ấm, hoặc 100ml nước vắt lá dong gói bánh chưng (giã nát 200g lá hoặc cuộng, vắt lấy nước, rồi thêm 50ml nước sôi để nguội vào bã tiếp tục vắt cho đủ lượng thuốc).

Những điều cấm kỵ

Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ không nên uống rượu để tránh sảy thai hoặc sinh con èo uột. Chỉ uống rượu khi thực hiện tốt các biện pháp tránh thai.

Nam giới sau khi uống rượu nên kiêng giao hợp với vợ hoặc bạn tình vì dễ bị đột tử. Nếu thụ thai xảy ra, thì vợ dễ sinh con èo uột. Nếu đã trót rồi phải cho vợ uống thuốc tránh thai khẩn cấp.

Khi uống rượu, không hút thuốc lá (tăng nguy cơ ung thư miệng, tăng độ độc của nicotin và ethanol). Không dùng đồ uống có cafein, coca-cola, cà phê, nước trà đặc. Không ăn bưởi hoặc uống nước bưởi.

Nhiều loại tân dược kỵ với rượu. Khi dùng thuốc (kể cả thuốc Bắc), nếu muốn uống rượu nên hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ để tránh ngộ độc thuốc.

Sau khi uống rượu không được lái xe, vận hành máy vì dễ gây tai nạn. Nếu có nhức đầu, không được dùng paracetamol hoặc aspirin.
 
ong các buổi tiệc, gặp mặt... thật khó tránh khỏi việc uống rượu, đôi lúc quá vui nên không kềm chế dễ dẫn đến say rượu. Say rượu ngoài việc gây mất tự chủ còn làm cho đau đầu, nôn mửa, khó chịu... và phải mất một thời gian khá lâu cơ thể mới trở lại trạng thái bình thường.

MẸO HAY CHỮA SAY RƯỢU

Có nhiều cách để nhanh chóng làm dứt cơn say và một trong những cách đó là dùng các loại trái cây, củ, quả... làm đồ uống giúp giã rượu. Sau đây là một số cách:


Nước cà chua

Lấy 4-5 trái, cắt đôi, ép lấy nước không cần cho thêm gì cả, uống ngay sau khi đi nhậu về, bạn sẽ cảm thấy tỉnh người ra ngay. Hoặc buổi sáng hôm sau thức dậy, bạn đừng vội ăn sáng vì dạ dày chưa thể phục hồi ngay, hãy uống một ly nước cà chua to và nghỉ ngơi một lúc, đến khi thấy người đỡ mệt và đói bụng thật sự, lúc này ăn mới ngon miệng và dễ tiêu hóa.


Nước khổ qua ép


Rửa sạch hai trái khổ qua (mướp đắng) lớn, cắt đôi theo chiều dọc, bỏ hạt. Ép lấy nước, hòa với một chút muối. Nếu không có máy ép, cắt nhỏ khổ qua cho vào máy xay sinh tố xay, xong lược bỏ xác. Uống lạnh sẽ ít đắng hơn, khổ qua tính mát, có tác dụng giải độc gan, vì thế ngoài tác dụng giã rượu, bác sĩ khuyên thường xuyên ăn khổ qua để giải nhiệt và giúp gan hoạt động tốt, ngăn ngừa được nhiều bệnh, đặc biệt là tiểu đường.


Nước đậu xanh nấu

Nếu biết trước sẽ phải tham gia một cuộc nhậu ác liệt, trước khi đi bạn nên bỏ một nắm đậu xanh nguyên hạt vào nồi cùng với một tô nước to, nấu đến khi đậu xanh chín thì tắt lửa để đấy. Lúc nhậu về mà thấy say thật, nên cố gắng uống hết nước và ăn hết "cái" luôn (nếu vẫn còn ăn được) trước khi đi ngủ. Sáng mai, bạn sẽ thấy đỡ mệt nhiều.


Nước cóc ép

Cóc là loại trái cây chứa nhiều vitamin C nhất, do đó nước cóc ép giã rượu rất tốt. Bạn gọt vỏ, dùng dao cắt chung quanh trái cóc rồi bỏ vào máy ép lấy nước, cho vào một ít muối cho đỡ chua. Chỉ nên uống nước cóc ép ngay sau bữa nhậu, không nên uống vào sáng hôm sau, sẽ không tốt cho dạ dày, nhất là những người bị chứng thừa axít.


Nước chanh nóng


Nước chanh nóng không đường và có vài lát gừng sẽ rất tốt cho những lần đi uống rượu về bị mắc mưa. Nó giúp giải được rượu và chống cảm lạnh. Bạn rót nước nóng ra tách, pha thêm chút nước nguội cho vừa uống, vắt chanh vừa uống, cắt vài lát gừng thả vào, cho thêm một tí muối nữa cho đỡ chua. Chỉ cần nhắm mắt uống một hơi hết ly, ngậm luôn lát gừng vào miệng là cảm thấy đỡ mệt và đỡ lạnh ngay.

Nước chè xanh


Nước chè xanh nóng chỉ dành cho những lần say nhẹ. Sau cuộc nhậu lai rai, câu chuyện vẫn chưa muốn dứt thì một bình chè xanh nóng, có thả vài bông cúc là lý tưởng nhất. Vừa uống chè xanh vừa chuyện trò sẽ rất thú vị. Sau vài chén chè xanh, mọi người sẽ thấy tỉnh táo hẳn, có thể ra về bằng xe máy như lúc đến.

Những thực phẩm giúp giã rượu

Khi bạn say rượu, những loại thực phẩm sau có thể giúp bạn giã rượu.

- Rau cải trắng: Rửa sạch búp rau cải trắng, thái thành sợi và trộn chung với đường và giấm để ăn, cơn say sẽ giảm.

- Mía: Sau khi rửa sạch mía, bỏ vỏ để nghiền hoặc ép để lọc lấy nước vài lần sẽ tỉnh cơn say.

- Trứng: Ăn 2 lòng trắng trừng gà còn tươi hoặc ăn một trứng vịt muối chung với giấm, giúp giảm bớt lượng rượu đã uống. Cách này còn giúp đề phòng hiện tượng bỏng niêm mạc dạ dày có nguy cơ xảy ra, rất hiệu nghiệm.

- Củ gừng: Giã nhuyễn vài lát gừng tươi, trộn chung với đường cát và giấm để lọc lấy nước uống hạ cơn say.

- Trái cây có vị chua: Dâu tươi, cam, quýt, táo tây... xay thành sinh tố để uống.+
- Trái cây khô: Nấu trái cây khô với nước và đường để uống sẽ giúp "cất" được cơn say.

- Trà: Uống từng hớp trà nhỏ trong nhiều lần làm tỉnh cơn say. Đó là nhờ thành phần Tanin của trà đã khử chất độc của cồn cấp tính.

- Củ cải: Lấy củ cải còn sống giã nhuyễn, vắt lấy nước để uống chung với chút đường đỏ sẽ bớt say, nếu uống trong nhiều lần.

- Cà phê: Rất công hiệu khi cà phê được pha đặc để uống thành từng ngụm nhỏ trong nhiều lần, nếu bạn bị thiếp đi vì cơn say.

- Đu đủ: Nhai lá đu đủ non để nuốt lấy nước và bỏ phần bã, rất công hiệu khi say rượu.

- Cháo: Một chén cháo nấu loãng hoặc chỉ uống lấy phần nước cơm từ cháo cũng là cách hay để giảm cơn say.

- Đậu xanh: Rửa sạch đậu xanh bằng nước sôi, giã nhuyễn để hòa chung với nước sôi và lọc lấy nước uống. Hoặc nấu nhừ đậu xanh và cam thảo để ăn cả nước lẫn cái.

- Lựu: Nước từ lựu giã nhuyễn hoặc ăn sống, đều có tác dụng giảm say tương tự.

- Ngó sen: Có thể giã nhuyễn ngó sen tươi, lọc lấy nước để uống. Hoặc cắt nhỏ ngó sen tươi, trộn chung với đường và giấm để ăn cũng rất tốt.

- Khoai lang: Trộn đường chung với khoai lang tươi giã nhuyễn để ăn khi bị say.

- Nước: Đặc biệt uống nước nóng sẽ giúp tống rượu ra ngoài.

- Rau cần: Giã nhuyễn rau cần tươi để lọc lấy nước uống.

- Hồng: Ăn mứt trái hồng hoặc giã nhuyễn trái hồng tươi để uống chung với nước nóng.

Điều cần tránh:
Cá loại rượu có chất hơi như bia, champagne, rượu mạnh pha chung với soda hoặc các loại nước ngọt có hơi khác, vì chúng thường làm cho bạn dễ say hơn so với những loại rượu không có hơi. Những bọt hơi trong rượu có tác dụng thúc đẩy sự thẩm thấu của rượu vào máu làm bạn dễ "xỉn" hơn.
Không nên uống đồng thời rượu và bia cùng lúc cũng như không hút thuốc lá khi uống rượu.

Cách chữa đau đầu sau khi uống rượu

Vì sao uống rượu gây đau đầu?

Rượu là một chất lợi tiểu. Một chất lợi tiểu là một chất hóa học thúc ép hệ thống nước tiểu làm việc nhiều và do đó làm tăng quá trình mất nước của cơ thể. Mỗi lần bạn đi vệ sinh trong lúc uống rượu, tình trạng mất nước này sẽ tăng lên, khiến bạn bị đau đầu, choáng váng...

Ngăn ngừa cơn đau đầu do say rượu

Trước khi uống rượu

Bạn có thể ngăn ngừa cơn đau đầu do say rượu trước khi nó xảy ra. Điều đầu tiên bạn cần làm trước khi tụ tập uống rượu với bạn bè hay ai đó là uống một cốc nước đầy. Sau đó, hãy mang theo một chai nước và để ở xe. Một điều quan trọng khác cần nhớ là ăn một chút gì đó trước khi đi.

Trong lúc uống rượu

Gọi thêm một cốc nước lọc và uống kèm với rượu. Lượng nước lọc có thể ngang bằng hoặc lớn hơn lượng rượu. Như thế, tình trạng mất nước do đi vệ sinh trong lúc chè chén sẽ giảm đồng thời cơn say cũng được hạn chế. Bên cạnh đó, nếu có thể, bạn nên vắt chanh vào cốc nước để có thêm vitamin C. Vitamin này có thể phần nào chống đỡ được các tác hại của rượu. Trong chanh còn chứa thêm kali, đường tự nhiên giúp tăng lượng đường cần thiết mà cơ thể bị thiếu hụt khi say rượu.
Ngoài ra, trong lúc uống rượu, bạn nên hớp từ từ để cơ thể có thời gian đốt hết lượng cồn vừa được hấp thụ. Và hớ ăn thức ăn trong lúc uống rượu để đẩy lùi cơn say và giảm bớt tác hại của rượu với sức khỏe cơ thể.

Lựa chọn đồ uống

Việc lựa chọn đồ uống có ảnh hưởng đến cơn đau đầu của bạn. Rượu vang đỏ và hầu hết các loại rượu vang sẫm màu, bia đều có thể khiến cho tình trạng đau đầu của bạn vào sáng hôm sau trở nên tồi tệ hơn.

Tránh uống rượu cùng với các thức uống có gas vì phản ứng tạo bọt khí sẽ làm cồn ngấm vào máu nhanh hơn.

Sau khi uống

Đây cũng là thời điểm quan trọng để chữa trị cơn đau đầu. Hãy lấy chai nước bạn để trong xe ra uống. Sau đó, khi trở về nhà, nếu nhận thấy dấu hiệu đau đầu xuất hiện, bạn nên ăn nhẹ và uống thêm chút nước nữa trước khi đi ngủ để sáng ra người không cảm thấy mệt.

Sáng hôm sau

Nếu sáng hôm sau bạn tỉnh dậy và thấy đau đầu... thì vẫn còn hy vọng. Đừng nằm trên giường vì nó chỉ khiến tình trạng của bạn thêm tồi tệ. Thay vào đó, hãy uống nhiều nước bằng cách nhấp từng ngụm nước một. Không nên tu thật nhiều nước một lúc vì như vậy sẽ không có tác dụng hồi phục cơ thể.

Ngoài ra, bạn có thể uống thêm viên giảm đau. Nếu bụng của bạn không có vấn đề gì thì cà phê hoặc một loại cafein khác. Chất caffein giúp bạn giảm đau đầu và cảm thấy tỉnh táo hơn vào sáng hôm sau. Nhớ tắm nước ấm và ăn bữa sáng.


Các bài thuốc giải rượu – Thuốc đông y giải rượu

Nếu trong gia đình bạn có người uống rượu và thỉnh thoảng trở về nhà trong trạng thái quá say, hãy để dành vỏ cam, sấy khô và tán bột. Mỗi khi cần, hãy lấy 6 g bột này cho uống với nước ấm; nếu chưa công hiệu thì có thể cho uống thêm một vài lần.

Khi có người say rượu, người tỉnh thường tìm mọi phương cách để nhanh chóng đưa họ trở về trạng thái bình thường và dự phòng các biến chứng không mong muốn. Lúc này, kinh nghiệm dân gian và các biện pháp đơn giản của y học cổ truyền sẽ rất có ý nghĩa.

Trước hết, cần cho người say rượu uống một lượng nước vừa đủ, ít nhất cũng bằng với lượng rượu uống vào, nhằm pha loãng nồng độ rượu trong cơ thể và giúp cho quá trình đào thải rượu được nhanh chóng và thuận lợi. Sau đó, tùy theo hoàn cảnh có thể dùng một trong các bài thuốc sau:

Chanh tươi 1 quả, vắt nước cho uống hoặc thái mỏng ăn cả quả càng tốt.

Lá dong (dùng để gói bánh chưng) 100-200 g, rửa thật sạch, giã nát vắt lấy nước cốt cho uống.

Vỏ quýt phơi khô (để lâu năm càng tốt) 30 g, sao thơm tán vụn; mơ chua 2 quả bỏ hột thái vụn. Hai vị sắc nhỏ lửa với 360 ml nước, sau 30 phút lọc bỏ bã, cho uống. Nếu có thêm một chút nước gừng hoặc trà gừng thì càng tốt.

Trà diệp một nắm, đậu xanh 60 g đập vụn, lá long não 10 g. Tất cả hãm với nước sôi trong bình kín, sau 10-15 phút thì dùng được, chia uống vài lần.

Trà búp 5 g, quất khô (có thể dùng mứt quất hoặc quất tươi cũng được) 16 g, thái vụn. Hai thứ hãm với nước sôi uống đặc.

Trà búp 9 g, cà rốt tươi 60 g, vỏ bí xanh 15 g. Ba vị sắc uống.

Quả cau tươi (bỏ vỏ xanh, bỏ hạt). 50 g, cam thảo 12 g (nửa để sống, nửa sao muối). Tất cả hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15-20 phút thì dùng được, chia uống vài lần.

Hoa sắn dây (nếu không có dùng củ sắn dây thay thế) 10 g sắc uống. Cũng có thể hãm cùng trà búp 5 g, đậu xanh 10 g với nước sôi, chia uống vài lần.

Vỏ quả chanh 50 g, vỏ quả quýt 50 g, hoa sắn dây 25 g, hoa đậu xanh 25 g, nhân sâm 10 g, đậu khấu 10 g, muối ăn 30 g. Các vị sấy khô nghiền bột, đựng trong bình kín dùng dần. Khi say rượu, lấy 5-7 g pha nước uống, mỗi ngày 3 lần.


CÁCH TRỊ CÁC KIỂU "SAY" THƯỜNG GẶP


Không có cơn say nào dễ chịu hơn cơn say nào. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể phòng tránh và tạm biệt cảm giác ấy.


“Từ nhỏ đến giờ, mỗi lần đi tàu xe, máy bay, tôi đều bị say. Không chỉ thế, tôi còn rất hay bị say nắng, thậm chí còn có lần say sắn khi ăn sắn mua ở xe đẩy ngoài đường. Mong chuyên mục Sức khỏe tư vấn giúp tôi thoát khỏi những cơn say này?” (Trích thư bạn đọc Trần Thị Ngọc Bích, TP.HCM)

Thực tế, rất nhiều người bối rối như chị Bích, khi mình hoặc người thân rơi vào tình trạng say tàu xe, rượu bia, say sắn hay say nắng. Mỗi trường hợp đó đều có cách dã say riêng.

Say tàu xe

-Triệu chứng: Khi ngồi trên tàu, xe, bạn khó chịu ở dạ dày, chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn và mệt mỏi. Khuôn mặt xanh xao, vã mồi hôi lạnh và nôn mửa.

-Trị say tàu xe: Phòng bệnh hơn chữa bệnh, bạn không nên hút thuốc và uống thức uống có cồn trước và trong khi lên xe. Chỉ ăn một lượng nhỏ thực phẩm ít béo, ít tinh bột. Không ăn thực phẩm nặng mùi, khó tiêu.

Bạn nhớ đừng đọc sách khi đi xe nhé. Đồng thời, bạn mua vé ngồi ở ghế phía trước. Khi đi xe riêng và trời mát, bạn mở cửa sổ cho thông gió.

Bạn có thể mang theo một ít vỏ cam, quýt hoặc gừng để ngửi. Tốt nhất là dùng sản phẩm làm từ gừng như trà gừng, viên nang bột gừng hoặc ngậm gừng tươi. Bạn cũng có thể uống sô đa để giảm say.

Trường hợp quá dễ say xe, bạn dùng thêm thuốc chống say tàu xe. Để phát huy tác dụng, hãy uống thuốc trước khi khởi hành xe ít nhất 30 phút.

Những thuốc này bao gồm cyclizine, dimenhydrinate, diphenhydramine, meclizine, promethazine và miếng dán chống say xe (chứa scopolamine). Chúng sẽ giúp bạn buồn ngủ và quên đi cảm giác say xe.

Tuy nhiên, bạn không cho trẻ em, người có bệnh tăng nhãn áp hoặc có vấn đề về tuyến tiền liệt dùng thuốc.

Say rượu bia

-Triệu chứng: Buồn nôn, nôn, mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt và đau nhức cơ bắp. Bạn còn dễ trầm cảm, lo âu hoặc kích thích và giảm khả năng tập trung.

-Cách chữa: Uống thuốc giảm đau aspirin và ibuprofen (Advil hay Motrin) để giảm đau đầu, khó chịu và đau cơ bắp. Không nên sử dụng thuốc nếu đang đau bụng, buồn nôn, khát.

Cách trị các kiểu "say" thường gặp - 1
Khi bị say rượu, bạn có thể ăn chuối, súp hoặc nước thịt hầm để bổ sung
muối và kali bị mất trong quá trình uống rượu. (Ảnh minh họa)

Thay vì dùng thuốc, bạn có thể ăn chuối, súp hoặc nước thịt hầm để bổ sung muối và kali bị mất trong quá trình uống rượu.

Dùng trái cây hoặc nước ép trái cây có thể gia tăng năng lượng, thay thế các vitamin và chất dinh dưỡng đã mất, đồng thời giúp quá trình loại bỏ độc tố diễn ra nhanh hơn.

Pha bột sắn dây với nước để uống. Bột này có thể giải độc rượu. Trước khi đi ngủ, uống càng nhiều nước càng tốt.

Ngoài ra,trứng cũng là một bài thuốc. Trong trứng chứa cysteine, giúp phá vỡ độc tố acetaldehyde trong cơ thể. Nên ăn trứng vào buổi sáng sau khi uống rượu để loại bỏ độc tố do rượu chuyển hóa thành ra khỏi cơ thể.

Say nắng

-Triệu chứng: Người lạnh toát, đổ mồ hôi đầm đìa, nhức đầu, mệt mỏi, có thể bị chuột rút hoặc đau cơ bắp. Ngoài ra, bạn còn bị đỏ mặt, nóng và khô da. Nhiều người có thể bất tỉnh hoặc chóng mặt, khát nước, buồn nôn, nôn, lú lẫn, ảo giác và hôn mê.
Say nắng thường xảy ra ở trẻ sơ sinh, trẻ em, người cao tuổi, người thừa cân và người nằm liệt giường.

- Cách chữa: Trong trường hợp say nắng nhẹ, bạn nới nỏng quần áo và nghỉ ở nơi mát, thông gió. Uống nước có điện giải để bù lại phần nước và muối bị mất. Tránh uống rượu, cà phê vì có thể làm tăng mức độ mất nước.

Khi đỡ mệt mỏi, bạn có thể tắm với nước ấm để làm mát da.

Bệnh nhân say nắng nặng hoặc có biến chứng mất nước, đột quỵ nên được đưa ngay đến bệnh viện.

Say sắn (khoai mì)

-Triệu chứng: Khi vào cơ thể, sắn sẽ giải phóng độc tố là a xít cyanhydric. Nếu ăn nhiều sắn khi đói bụng hoặc cơ thể đang yếu, bạn dễ đau bụng lâm râm, đầu váng vất, chân tay rã rời, mặt nóng bừng. Nếu nặng hơn, bạn có thể bị tiêu chảy, run, co giật, có khi sốt, thậm chí tử vong.

-Cách chữa: Trước hết, bạn cần gây nôn nao cho người say để giảm chất độc trong cơ thể.

Cho họ uống nước đường, nước mía và chuyển đến bệnh viện để giải độc sắn.
Để phòng tránh, bạn chỉ mua sắn vừa mới nhổ khỏi đất. Bóc sạch vỏ, ngâm vào nước vo gạo ít nhất một giờ và mở vung khi luộc để chất độc bay hơi bớt.

Bạn nên ăn sắn luộc với đường, mật để trung hòa a xít cyanhydric. Không ăn sắn luộc vào buổi tối vì nếu bị say sẽ rất khó để xử lý.


Làm gì khi chồng say xỉn
Cách uống bia không say
Mang thai uống rượu
Tác dụng của bột sắn dây đối với bà bầu
Làm gì khi chống hay nhậu nhẹt
Làm gì khi chồng nghiện rượu

(st)

http://www.buaxua.vn | Xem thêm tại: http://www.buaxua.vn/Suc-khoe-Cuoc-song/Cach-gia-ruou-bang-thuc-uong.html
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý