Phong tục cưới hỏi của nước Anh

seminoon seminoon @seminoon

Phong tục cưới hỏi của nước Anh

19/04/2015 01:39 AM
4,606

Ít có nơi nào mà hôn lễ có nhiều nghi thức thú vị và mê tín như ở Anh. Các tập tục này được duy trì với niềm tin rằng chúng sẽ mang lại may mắn, hạnh phúc cho những đôi uyên ương tại thời điểm sẽ thay đổi cuộc đời của họ. 


Lời cầu hôn
 
Trong quá khứ, hỏi cưới là một nghi lễ chính thức (tương tự như lễ dạm ngõ ở Việt Nam chúng ta). Nếu trên đường đi, người nhà chú rể thấy một người đàn ông mù, một thầy tu, hoặc một người đàn bà mang bầu thì người ta cho rằng đám cưới sẽ có kết cục bi đát. Tuy nhiên, nếu họ nhìn thấy con dê cái, chim bồ câu hay chó sói thì đám cưới sẽ rất hạnh phúc, suôn sẻ.

Thời Trung Cổ, một người đàn ông cầu hôn bằng cách đặt một cành táo gai trước cửa nhà người yêu của mình vào ngày mồng Một tháng Năm. Nếu cô gái vẫn để nguyên cành táo trước cửa thì có nghĩa là cô chấp nhận lời cầu hôn của chàng trai. Còn nếu cô từ chối, cô sẽ thay cành táo bằng một cành súp lơ.

Tên họ

Người Anh quan niệm nếu một người phụ nữ cưới một người đàn ông có họ bắt đầu với cùng một chữ cái thì sẽ rất xui xẻo. Quan điểm này được thể hiện trong câu  hát:

Đổi tên mà không đổi họ
Thì cũng chỉ chuốc họa vào thân mà thôi
(To change the name and not the letter
Is to change for the worst and not the better)

Chọn ngày


Mặc dù ngày nay, hầu hết các đám cưới đều diễn ra vào ngày Thứ Bảy, nhưng trong quá khứ điều này bị xem là kiêng kị. Ngày thứ Sáu cũng là ngày không may mắn, đặc biệt là Thứ Sáu ngày 13. Một bài vè cổ nổi  tiếng khuyên người ta chỉ nên làm đám cưới vào nửa đầu của tuần:

Thứ Hai là ngày của Của cải   (Monday for wealth
Thứ ba là ngày của Sức khỏe   Tuesday for health
Thứ Tư là ngày tốt nhất   Wednesday the best day of all
Thứ Năm là ngày mất mát   Thursday for losses
Thứ Sáu là ngày đau khổ   Friday for crosses
Thứ Bảy là ngày tận số   Saturday for no luck at all)

Tháng Năm vẫn luôn được xem là tháng kém may mắn cho việc cưới xin vì rất nhiều nguyên nhân. Vào thời kỳ Pagan, mùa hè bắt đầu với lễ hội Beltan (lễ hội vào ngày Mồng Một tháng Năm) được tổ chức rất vui vẻ và tưng bừng. Vì thế đây không phải là thời điểm thích hợp để bắt đầu cuộc sống lứa đôi. Vào thời Roman ngày hội của người chết và lễ hội của những vị thần trinh trắng đều diễn ra vào tháng Năm. Người ta cũng tránh cưới vào mùa ăn chay Lent, diễn ra vào tháng Ba.

Tháng Sáu là một tháng rất may mắn cho việc cưới xin, vì tháng này được đặt tên theo vị thần Juno,  vị thần Tình yêu và hôn nhân của La Mã. Nói chung cả mùa hè được xem là thời điểm tốt để tổ chức hôn lễ bởi người ta tin rằng ánh nắng mặt trời rất tốt cho khả năng sinh sản. Ở Scotland, người ta có một phong tục rất thú vị là cô dâu phải “bước đi cùng ánh nắng mặt trời” để có được may mắn. Cô dâu phải bước đi từ phía Đông cho tới phía Tây của nhà thờ và sau đó tiếp tục đi vòng quanh nhà thờ ba lần trước khi đám cưới được cử hành.

Một chút gì cũ, một chút gì mới

 
Một chút gì cũ , một chút gì mới
Một chút gì đi mượn
Một chút gì màu xanh
Và trong giày một đồng bạc trong giày cô dâu

(something old, something new, something borrowed, something blue)

“Một chút gì cũ” có nghĩa là đôi uyên ương sau khi cưới vẫn tiếp tục là bạn tốt của nhau. Thông thường, “một chút gì cũ” sẽ là một chiếc bít tất cũ của một người phụ nữ có cuộc hôn nhân hạnh phúc tặng lại cho cô dâu, để truyền hạnh phúc của mình sang cô dâu mới.
“Một chút gì mới” thể hiện tương lai hạnh phúc và thịnh vượng của cặp vợ chồng mới.
“Một chút gì đi mượn” thường là những đồ quý giá của của gia đình cô dâu cho mượn. Để gặp may mắn, cô dâu phải mang trả lại những đồ này sau khi cưới.

Phong tục cô dâu phải mặc “một chút gì màu xanh” bắt nguồn từ đất nước Israel cổ khi cô dâu thường cài một dải ruybăng màu xanh da trời trên tóc để thể hiện sự chân thành của mình.
 
Ngày nay, các cô dâu thường để một đồng 1 xu vào trong giày trong suốt buổi lễ để đảm bảo sự giàu có cho cuộc sống của vợ chồng trẻ.

Váy cưới


Hầu hết các cô dâu ngày nay đều vận đồ màu trắng, thể hiện sự trinh bạch. Truyền thống mặc váy cưới màu trắng này bắt nguồn từ những người giàu ở vào thế kỷ thứ 16. Nữ hoàng Victoria đã ủng hộ cho phong tục này bằng cách mặc chiếc váy màu trắng trong đám cưới. Nhưng trước khi truyền thống này bắt đầu thì cô dâu thường chỉ diện bộ váy đẹp nhất của mình.

Cô dâu không được tự may váy cưới cho mình, và chú rể không được nhìn cô dâu trong trang phục cưới trước khi đám cưới diễn ra. 

Mạng che mặt
 
Mạng che mặt bảo vệ cô dâu khỏi những linh hồn xấu
 
Theo những mê tín cũ, cô dâu vào ngày cưới rất dễ bị tấn công bởi những linh hồn xấu vì thế mạng che mặt nhằm mục đích bảo vệ cô dâu.

Mạng che mặt trở nên phổ biến ở Anh vào những năm 1800 thể hiện sự khiêm nhường và trinh trắng. Trong lễ cưới ở các nước châu Âu khác, cô dâu mang mạng che mặt. Chú rể không được phép nhìn mặt cô dâu cho tới sau lễ cưới. Ngược lại, đám cưới người Do Thái chú rể sẽ phải kiểm tra xem cô dâu có đúng là cô gái anh lựa chọn hay không trước khi cài mạng che mặt cho cô.

Hoa cưới

Hoa luôn là vật trang trí không thể thiếu trong tất cả các đám cưới. Nhiều người lựa chọn hoa cưới theo ý nghĩa biểu tượng của loài hoa đó.

Tuy nhiên, ngưòi ta kiêng kết hợp màu hoa trắng và hoa đỏ vì chúng tượng trưng cho máu và bông băng.

 

 
Hoa cài trên ngực áo chú rể thường cũng là loại hoa cầm tay của cô dâu. Phong tục này là dấu tích của thời kỳ các Hiệp sĩ thường mặc cùng màu áo với người phụ nữ anh ta yêu để thể hiện tình yêu của mình.

Trên đường đến lễ cưới

Khi cô dâu đã sẵn sàng rời nhà để đến lễ cưới, nhìn lại một lần cuối vào gương sẽ mang lại may mắn. Tuy nhiên, khi cô đã bắt đầu khởi hành mà lại quay trở lại để soi gương thì sẽ rất xui xẻo.
Trên đường đi, nếu thấy một người thợ cạo ống khói đang cạo bồ hóng thì sẽ rất may mắn, vì thế người ta còn thuê hẳn một người thợ cạo dự tiệc cưới của mình. Những dấu hiệu may mắn khác như là: cừu non, mèo đen, cóc, nhện và cầu vồng. Ngược lại, những dấu hiệu xui xẻo là: lỗ huyệt, lợn, thằn lằn, hay nghe tiếng gà trống gáy sau bình minh. Cả thầy tu và các bà xơ cũng là những dấu hiệu xấu vì họ là những người nghèo khó.

Phù dâu

Phù dâu thường mặc giống cô dâu cũng để đánh lạc hướng các linh hồn xấu.

Vật mua sắm đầu tiên

Người nào mua vật đầu tiên sau lễ cưới sẽ là người có vai trò làm chủ trong gia đình. Vì thế các chú rể thường mua ngay trâm cài đầu của các cô phù dâu ngay sau lễ cưới để đảm bảo vị trí của mình.

Bánh cưới

 
Ngày nay, cắt bánh cưới là một động tác quen thuộc trong các lễ cưới. Cả 2 vợ chồng cùng cắt bánh cưới để thể hiện họ sẽ cùng chia sẻ tương lai với nhau.

Ngày xưa người ta thường ném thật nhiều bánh ngọt vào người cô dâu như cách chúng ta tung hoa giấy ngày nay. Ngưòi Anh thường đặt một chiếc nhẫn ở trong bánh cưới. Vị khách nào ăn được khoanh bánh có nhẫn thì sẽ gặp hạnh phúc trong cả năm. Vị khách độc thân nào đặt một mẩu bánh dưới gối khi đi ngủ thì sẽ sớm tìm được người yêu, còn các cô phù dâu làm như thế thì sẽ mơ về chồng tương lai của mình.
Ở Yorkshire, khi cô dâu trên đường trở về nhà bố mẹ sau đám cưới, người ta sẽ ném đĩa bánh ra ngoài cửa sổ. Nếu đĩa vỡ, cô sẽ có tương lai hạnh phúc bên người chồng yêu quý của mình, còn nếu không, tưong lai cô sẽ rất mù mịt.

Hoa giấy Confetti

 

Confetti trong tiếng  Ý có nghĩa là loại kẹo mà người Ý dùng để tung lên đôi vợ chồng mới cưới khi họ ra khỏi nhà thờ, như cách chúng ta sử dụng hoa giấy ngày nay. Nhiều nơi người ta dùng cả nho khô và cúc áo, cánh hoa, các loại ngũ cốc.

Giầy cưới

Phong tục nổi tiếng nhất liên quan đến giầy cưới của người Anh là buộc giầy ra sau chiếc xe cưới. Một phong tục khác là ngưòi bố vợ sẽ trao cho con rể tương lai một đôi giầy của cô dâu để chuyển giao trách nhiệm, và chú rể sẽ gõ giầy lên trán cô dâu để khẳng định quyền “làm chủ” của mình.

Tung hoa cưới

 

Sau buổi lễ, cô dâu sẽ tung bó hoa cưới qua vai ra đằng sau chỗ các cô gái chưa chồng. Cô gái nào bắt được bó hoa thì sẽ là cô dâu tiếp theo. Chú rể thì sẽ tung nịt bít tất của cô dâu vào đám thanh niên chưa vợ. Ai bắt được cũng sẽ là chú rể tiếp theo.

Bước qua ngưỡng cửa

Sau đám cưới, cô dâu sẽ đi vào nhà mới cưới qua cổng chính. Theo truyền thống, chú rể phải bế cô dâu qua cửa lần đầu tiên. Có nhiều lý giải khác nhau. Người thì nói rằng cô dâu sẽ xui xẻo nếu bị ngã khi bước vào nhà. Người thì cho rằng nếu cô dâu bước vào bằng chân trái đầu tiên thì cũng không may. Cách tốt nhất để tránh cả 2 điều này là chú rể bế cô dâu qua cửa.

Tuần trăng mật
 
 Cụm từ “Tuần trăng mật” bắt nguồn từ thời kỳ mà người đàn ông thường bắt cóc vợ chưa cưới của mình, và cả 2 sẽ trốn trong nhà trước khi cưới. Đôi trẻ sẽ tiếp tục trốn ở trong  nhà thêm một chu kỳ quay của mặt trăng nữa, và trong thời gian này họ sẽ uống rượu mật ong.

Ở Scotland, người ta thuê một phụ nữ đang có sữa để dọn giường cưới, cầu chúc đôi vợ chồng con đàn cháu đống. Ở Ireland, người ta trói một con gà mái đẻ vào chân giường đêm tân hôn cũng với mục đích tương tự. Ngoài ra, ăn quả trứng có 2 lòng đỏ cũng sẽ giúp đôi vợ chồng con cái đuề huề.



Những phong tục cưới hỏi chỉ có ở Hoàng gia Anh



Nhẫn cưới phải làm bằng vàng của xứ Wales, hôn lễ phải được Nữ hoàng đồng ý, tên cô dâu có thể bị đổi.... khi một hoàng tử Anh lấy vợ.

Sau nhiều lời đồn đại về thời gian tổ chức đám cưới, cặp đôi số một ở Anh là hoàng tử William và người yêu Kate Middleton chính thức thông báo đính hôn. Tuyên bố trên gây chấn động toàn bộ báo giới và người dân Anh.

Thông tin về đám cưới sắp tới của William và Kate đem lại ánh sáng mới cho đất nước nhiều sương mù, dù một số người ái ngại trước chi phí bỏ ra cho đám cưới trong thời kỳ kinh tế khó khăn hiện nay. Tuy nhiên, không ai có thể phủ nhận độ “hot” cũng như sự háo hức của người dân về một đám cưới hoàng gia hoành tráng.

Những phong tục cưới hỏi chỉ có ở Hoàng gia Anh - 1

Hoàng tử William cùng vợ chưa cưới (trái) và cha mẹ của Hoàng tử khi mới đính hôn năm 1981.

Chưa rõ đám cưới sẽ diễn ra như thế nào nhưng theo thông lệ ở Anh, nhiều khả năng cô dâu và chú rể sẽ phải trải qua một số thủ tục.

Nhẫn cưới

Nếu Kate Middleton và hoàng tử William làm theo truyền thống hoàng gia thì nhẫn cưới của hai người sẽ không thể thiếu vàng của xứ Wales. Tục lệ này bắt đầu từ năm 1923, thời của mẫu thân Nữ hoàng Elizabeth II hiện tại.

Những phong tục cưới hỏi chỉ có ở Hoàng gia Anh - 2

Chiếc nhẫn cầu hôn của Hoàng tử William, cũng chính là chiếc nhẫn kỷ vật của Công nương Diana.

Nhẫn cưới của mẫu thân Nữ hoàng, Nữ hoàng Elizabeth, công chúa Margaret, công nương Diana, công chúa xứ Wales, đều được làm bằng loại vàng lấy từ cùng một mỏ ở xứ Wales. Tuy mỏ vàng đó giờ không còn nhiều nhưng Nữ hoàng đã chỉ định một mỏ khác, lớn hơn từ nhiều năm trước cấp vàng để làm nhẫn cưới cho các đám cưới hoàng gia trong tương lai. Trước đó, nhẫn cưới của Nữ công tước York cũng được làm từ mỏ vàng mới này.

Những phong tục cưới hỏi chỉ có ở Hoàng gia Anh - 3

Hoàng tử William cần có sự đồng ý của Nữ hoàng (giữa) trước khi kết hôn.

Xin phép Nữ hoàng

Trước khi cầu hôn Kate, hoàng tử William cần được sự cho phép của Nữ hoàng, đó là luật lệ của nước Anh đã được ban hành từ thế kỷ 18. Đạo luật Hôn nhân Hoàng gia năm 1772 quy định tất cả hậu duệ của Vua George II phải được sự đồng ý của người trị vì thì kết hôn mới hợp lệ.

Luật không bắt buộc người hoàng tộc không được cưới dân thường nhưng một đạo luật khác lại cấm người hoàng gia cưới những người theo Cơ đốc giáo chính thống. Nếu Kate Middleton là người theo Cơ đốc giáo chính thống và hoàng tử William nhất quyết muốn lấy cô thì hoàng tử phải từ bỏ quyền kế vị ngai vàng.

Nếu Nữ hoàng không đồng ý thì hoàng tử có thể cầu viện đến Quốc hội. Nếu người hoàng tử từ 25 tuổi trở lên, anh ấy có thể kết hôn nếu được sự ủng hộ của cả hai nghị viện trong vòng 12 tháng sau quyết định lấy vợ.

Những phong tục cưới hỏi chỉ có ở Hoàng gia Anh - 4

Chiếc váy cưới cầu kỳ và ấn tượng của Công nương Diana.

Danh hiệu mới

Những người thuộc hoàng gia Anh thường nhận được danh hiệu mới cùng với việc họ kết hôn. Nếu cha của Hoàng tử William, Hoàng tử Charles, không qua đời trước khi nối vị Nữ hoàng Elizabeth, thì William sẽ trở thành Hoàng tử xứ Wales, danh hiệu kế vị ngai vàng theo truyền thống. Khi đó, cô Middleton, vợ của hoàng tử, sẽ trở thành Công nương xứ Wales.

Tuy nhiên, Kate có thể từ chối danh hiệu này như trường hợp từng xảy ra trước đó. Vợ hai của Hoàng tử Charles, Camila, đã nhận danh hiệu Nữ công tước Cornwall hay Công tước Rothesay thay vì Công nương xứ Wales, bởi danh hiệu này trước đó thuộc về Công nương Diana.

Những phong tục cưới hỏi chỉ có ở Hoàng gia Anh - 5

Hoàng tử Charles và Công nương Diana bước vào nhà thờ ST. Paul làm lễ năm 1981.

Địa điểm tổ chức lễ cưới

Hiện địa điểm tổ chức lễ cưới của Hoàng tử William và bạn gái chưa được tiết lộ nhưng theo truyền thống là nhà thờ Westminster Abbey. Tuy nhiên Hoàng tử cũng có thể chọn một địa điểm khác nếu muốn.

Một địa điểm khác cũng nằm trong khả năng là nhà thờ St. Paul ở London, nơi Hoàng tử Charles kết hôn với Công nương Diana. Ngoài ra, còn có sự lựa chọn khác là nhà thờ St. George Chapel ở Windsor, nơi tổ chức đám cưới cho Hoàng tử Edward, một người con trai khác của Nữ hoàng.

Những phong tục cưới hỏi chỉ có ở Hoàng gia Anh - 6

Đám cưới hoành tráng của Nữ hoàng Elizabeth và Hoàng tử Phillip năm 1947.

Nơi sinh sống

Hoàng tử William và Kate sẽ không chuyển tới sống ở căn hộ trong khuôn viên hoàng gia như lệ thường sau đám cưới. Thay vào đó, họ sẽ quay trở lại nhà ở xứ Wales, gần trụ sở Không quân Hoàng gia nơi William làm việc.

Khi Hoàng tử William kết thúc nghĩa vụ tại Không quân Hoàng gia, cặp đôi này có thể sẽ chuyển tới sống tại ngôi nhà của Hoàng tử Charles tại Hereforshire.



Phong tục cưới hỏi của các nước trên thế giới


Có thể bạn vẫn chưa biết được nhiều những phong tục cưới hỏi của các nước trên thế giới.Nếu vậy hãy cùng DL DUY tìm hiểu, tham khảo những thông tin này nhé.

Bao nhiêu nước, bao nhiêu dân tộc là có bấy nhiêu phong tục cưới hỏi, mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp. Mời bạn cùng Marry.vn tìm hiểu một số phong tục cưới độc đáo của các nước.

Pháp

Trong lễ cưới, cô dâu và chú rể sẽ dùng một chiếc ly có hai quai để cùng uống rượu. Chiếc ly này được gọi là “ly tình yêu”, thường là chiếc ly được lưu truyền từ thế hệ trước và còn tiếp tục được lưu truyền tới các thế hệ sau. Phong tục này là sự khởi nguồn của tục cụng ly chúc mừng ngày nay. Gần đây, rất khó có thể tìm được những chiếc ly như thế nên họ thay bằng những cặp ly đôi và vẫn với ý nghĩa thể hiện sự gắn kết của tình yêu đôi lứa.

Phong tục cưới hỏi của các nước trên thế giới

Trong lễ cưới, cô dâu và chú rể sẽ dùng một chiếc ly có hai quai để cùng uống rượu. Chiếc ly này được gọi là “ly tình yêu”, thường là chiếc ly được lưu truyền từ thế hệ trước và còn tiếp tục được lưu truyền tới các thế hệ sau

Bỉ

Tại Bỉ, trong suốt lễ cưới, các cô dâu thường mang một chiếc khăn tay có thêu tên mình. Sau lễ cưới, cô dâu lồng chiếc kh��n tay vào khung và treo lên tường cho đến đám cưới của người tiếp theo trong gia đình. Khi đó, chiếc khăn sẽ lại được lấy xuống và tiếp tục thêu tên của cô dâu mới. Chiếc khăn tay sẽ được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Phần Lan

Tại Phần Lan, cô dâu được đội một chiếc vương miện bằng vàng. Trong suốt lễ cưới, bản nhạc truyền thống “Vũ điệu của những chiếc vương miện” sẽ được cử hành. Cô dâu sẽ bị bịt mắt trong khi những thiếu nữ chưa chồng nhảy múa thành vòng tròn xung quanh cô. Cô dâu sẽ tháo chiếc vương miện và đội nó lên đầu một thiếu nữ và cô gái được đội chiếc vương miện đó sẽ trở thành cô dâu tiếp theo. Ngày nay, các cô dâu chỉ đội một vòng hoa là có thể tham gia nhảy trong “Vũ điệu của những chiếc vương miện”.

Ấn Độ

Hoa tươi không thể thiếu được trong lễ cưới của người Ấn Độ. Khi cô dâu chú rể làm lễ tuyên thệ xong, vào cuối lễ cưới, anh trai của cô dâu sẽ rắc những cánh hoa tươi lên đầu đôi uyên ương.

Phong tục cưới hỏi của các nước trên thế giới

Trong đám cưới của người Ấn Độ không thể thiếu hoa tươi 

Ba Lan

Người Ba Lan có tục lệ rải tiền mừng lên váy của cô dâu. Số tiền này sẽ giúp cho đôi trẻ bắt đầu một cuộc sống mới. Ngày nay, tục lệ đó được phổ biến dưới hình thức “tiền nhảy”. Tức là tiền đó sẽ được gài vào người cô dâu hoặc chú rể để trả cho việc nhảy cùng khách mời.

Thụy Sĩ

Trong lễ cưới, một phù dâu sẽ dẫn đầu đám rước dâu và sẽ chuyển những chiếc khăn tay đủ màu sắc đến tay những khách mời. Sau đó, mỗi người khách mời sẽ đưa lại một đồng xu cho phù dâu với mong ước đặt nền móng cho một ngôi nhà mới của đôi uyên ương.

Nhật

Trong lễ cưới, cô dâu chú rể sẽ uống chín ngụm rượu sa kê, và chính thức được coi là vợ chồng ngay sau ngụm rượu đầu tiên. Họ sẽ đứng cách nhau qua một chiếc bàn, nhìn thẳng vào mắt nhau, mỗi người sẽ uống một ngụm rượu trong cùng một lúc và đặt ly rượu xuống bàn cùng một lúc. Phong tục này có ý nghĩa chúc phúc cho cô dâu chú rể sống bên nhau hạnh phúc đến trọn đời.

Phong tục cưới hỏi của các nước trên thế giới

Trong lễ cưới, cô dâu chú rể sẽ uống chín ngụm rượu sa kê, và chính thức được coi là vợ chồng ngay sau ngụm rượu đầu tiên



Phong tục cưới hỏi của người Hoa
Phong tục cưới hỏi ở Việt Nam

Phong tục cưới hỏi của dân tộc Khomer Nam Bộ
Phong tục cưới hỏi của người Chăm
Phong tục cưới hỏi của người Thái trắng Điện Biên
Phong tục cưới hỏi của người Thái đen
Tục lệ cưới hỏi ở miền Nam


(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý