Phong tục cưới hỏi của người Kinh

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Phong tục cưới hỏi của người Kinh

19/04/2015 01:49 AM
3,406
Trong đời sống tinh thần của người Việt (Kinh) thì cưới là một chuyện hệ trọng trong cuộc đời của mỗi con người. Dân gian có câu: "Tậu trâu cưới vợ, làm nhà. Trong ba việc ấy thật là khó thay". Cưới là một phong tục, một nghi lễ đậm phong vị dân tộc nhưng lại nhiêu khê tốn kém.



Phần lớn các đám cưới cổ của người Việt thường được tổ chức theo một cuốn sách cổ gọi là Thọ mai gia lễ - cuốn sách dạy người ta những việc về quan, hôn, tang, tế. Về sau tuỳ từng vùng, từng thời, từng gia cảnh mà việc hỷ (cưới) được tổ chức khác nhau. Nhưng cho dù là ở đâu, thời nào thì một đám cưới truyền thống cũng gồm các thủ tục, các bước chính là: kén chọn, giạm ngõ (chạm mặt), hỏi, cưới, lại mặt và nộp cheo.

- Kén chọn: Lệ xưa việc lấy vợ, gả chồng là việc của cha mẹ, vậy con cái đến tuổi trưởng thành thì cha mẹ tiến hành kén rể, kén dâu. Kén rể, kén dâu là một công việc tiền hôn lễ nhưng rất quan trọng. Trước hết là việc xem xét gia đình dự định trở thành thông gia xem thuộc loại gia đình như thế nào, có môn đǎng hộ đối không? Ca dao cổ có câu "Mua thịt thì chọn miếng mông, lấy chồng thì chọn con tông nhà nòi" cho bên gái. Lại có câu "Lấy vợ kén tông lấy chồng kén giống" cho cả hai bên. Sự kén chọn của nhà trai bao giờ cũng chủ động nên kỹ càng hơn. Truyện Kiều có một câu:

 "Trǎm nǎm tính cuộc vuông tròn
Phải dò cho đến ngọn nguồn lạch sông".

Cô dâu tương lai phải "tam hợp" tránh "tứ xung" về tuổi. Không sành việc xem tuổi thì cứ "Gái hơn hai, trai hơn một" là tốt. Đó là về tuổi còn ngoại hình thì người phụ nữ cũng phải "Lưng chữ vụ, vú chữ tâm" phải "thắt đáy lưng ong'". Và nếu được cả con mắt lá dǎm, lông mày lá liễu nữa thì thật "đáng trǎm quan tiền".

- Giạm ngõ hay chạm mặt: Đó là lần đầu tiên đại diện nhà trai đến nhà gái, sau khi đã chọn được dâu đúng với "tiêu chuẩn". Lần "đặt vấn đề" này hoàn toàn có tính "đánh tiếng", "làm quen". Nếu sau lần giạm ngõ này không có vấn đề gì thì lễ ǎn hỏi chính thức được tiến hành. Điều đáng chú ý là trong lần chạm mặt này, cô dâu, chú rể tương lai sẽ được thấy mặt nhau, vì thế còn được gọi là lễ xem mặt.

- Ǎn hỏi: Có nơi gọi là lễ bỏ trầu cau, khi hai bên trai gái đã thống nhất được với nhau về mặt gia đình, đối tượng cụ thể, vào "ngày lành tháng tốt" sẽ tổ chức ǎn hỏi. Nhà trai mang lễ vật gồm trầu cau, chè thuốc, có khi là xôi gà đến nhà gái để chính thức bàn chuyện cưới xin. Trong xã hội cũ thì lễ này là lễ "ngã giá" người con gái. Nhà gái sẽ được đưa ra yêu cầu, tức là nơi thách cưới. Lệ cưới cũ, thách cưới tức là yêu sách do nhà gái đặt ra với nhà trai. Thường là thách một đôi bông tai (khuyên tai) vàng, một chiếc nhẫn, chǎn, chiếu, hòm, xiểng, quân áo cho cô dâu, ít ruộng vườn cho đôi vợ chồng mới và gạo thịt, rượu, trầu cau, trà thuốc cùng các thực phẩm khác để làm cỗ cưới. Thông thường nhà trai phải lo chuyện này trước lễ đón dâu. Vậy nên mới xảy ra sự "Giơ cao, dánh khẽ", "thương con ngon rể, và "cò kè bớt một thêm hai" trong lễ hỏi.
Sau lễ hỏi, nhà gái mang trầu cau đi chia khắp họ nội ngoại, xóm giềng, bè bạn. Miếng trầu cau thay cho lời thông báo việc gả chồng cho con, đó chính là thứ thay cho thiếp báo, thiếp mời.

- Lễ cưới: Sau khi các điều (yêu sách) đã được nhà trai thực hiện, người ta chọn ngày lành tháng tốt để tổ chức lễ cưới. Trước đó, cả hai nhà đã dựng rạp, sửa sang nhà cửa đón khách. Hôm cưới, nhà trai chọn một đoàn gồm một người có tuổi (45-50), "con cái đông đàn dài lũ" còn đủ vợ chồng (song toàn), kiêng người goá vợ, goá chồng, lại giỏi ǎn nói, đối đáp, làm trưởng đoàn cùng với nǎm đến mười thanh niên trẻ, đẹp, còn "tân" (chưa vợ) gọi là phù rể, đi đón dâu. Trên đường đến nhà gái, trước khi vào cổng, đoàn đi đón dâu bị trai làng, trẻ con chặn lại bằng một sợi dây thừng hay đóng cổng lại (gọi là tục chǎng dây, đóng cổng). ở đoạn này của lễ cưới thật vui. Nhiều khi bên họ gái ra vế "đối" bắt bên kia phải "đáp" lại thật chỉnh, thật nhanh mới cho đi. Lại phải tung tiền xu cho bọn trẻ con mới được vào cổng... Sau khi đã vào đến sân nhà gái đoàn đi đón dâu được mời vào nhà ngồi chơi trên chiếu cặp điều ǎn trầu, uống nước và sau đó dùng cơm chiều. Xong xuôi, đại diện nhà trai có "người" xin dâu với họ nhà gái. Nhà gái bao giờ cũng làm ra vẻ dùng dằng, lần khần và chỉ đồng ý cho dâu đi vào giờ cuối của buổi chiều.
Đoàn đưa dâu của nhà gái cũng gồm những thiếu nữ trẻ và xinh (gọi là các cô phù dâu), đứng đầu đoàn đưa dâu cũng là một bà có tuổi còn song toàn (còn chồng) và "mắn" con. Lúc này cả đoàn đón dâu và đưa dâu cùng đi, nên đông vui. Nào ô, nào khǎn, nào nón thúng quai thao, nào yếm thắm bao xanh, môi trầu "cắn chỉ". Trang phục cổ truyền dân tộc xuất hiện phong phú nhất là ở lúc này.
Đoàn về đến nhà trai, ở đầu cổng, pháo đã nổ giòn để đón dâu. Tối đó là lễ tế tơ hồng nguyệt lão, tiên thiên, là lễ mệnh tiếu (nghe lời cha mẹ dạy bảo). Sau cùng là lễ hợp cẩn. Cô dâu bước qua đống lửa bước vào buồng mình. Có nơi đặt một cái cối trước cửa buồng khi cô dâu bước qua, mẹ chồng cầm chày giã vào cối không ba cái. Giường của đôi vợ chồng mới cưới đã được một người đàn bà có tuổi, nhiều con cái trải chiếu cho, một chiếc sấp, một chiếc ngửa... Vào giường, cô dâu phải ngồi thật mạnh xuống, trong lúc bạn bè, chú rể đang làm náo động ầm ĩ cǎn buồng lên một lúc rồi mới đi ra. Sau đó là lễ hợp cẩn: cô dâu chú rể uống chung một chén rượu nhỏ, có nơi ǎn chung một đĩa cơm nếp, đĩa xôi... tất cả những phong tục đó nhằm mong mỏi có nàng dâu hiếu thảo, sớm có con, vợ chồng hoà thuận đến "bách niên giai lão".

- Lễ lại mặt: Sau đêm tân hôn, vợ chồng mới dắt nhau về nhà gái. Mọi việc suôn sẻ sẽ tổ chức tiệc mừng. Lễ lại mặt xưa là để cô dâu tỏ chữ hiếu với cha mẹ, mặt khác, còn có ý nghĩa cô ấy, chị ấy đã làm toại nguyện chàng trai. Trường hợp có trục trặc gì trong đêm tân hôn thì trong ngày lại mặt này bố mẹ cô dâu cũng sẽ được biết. Xưa kia, khi chú rể cùng cô dâu trở về mà đem theo một lễ có thủ lợn mà cắt mất tai thì sẽ mất vui (thủ lợn bị cắt mất tai tức là dấu hiệu cảnh báo nhà gái rằng: con gái ông bà trước khi lấy chồng đã không còn trinh trắng!). Trường hợp này nhà gái buộc phải bí mật trả lại nhà trai một số của nả, lễ vật, nhiều khi rất đáng kể mới yên chuyện.

- Lễ nộp cheo: là một nghi lễ phụ trong đám cưới, nhưng nhất thiết phải có. Không có bữa khao này thì đôi vợ chồng mới không được coi là thành viên của làng xóm. Trong bữa khao, chú rể đóng vai chính, anh ta ngoài việc phải lo bữa khao còn phải nộp một số vật liệu như gạch, ngói để tu bổ các công trình công cộng của làng xóm bên gái như đình, điếm, đường làng, chùa cổng... là một thủ tục nằm ngoài hôn thú nhưng không thể không có, vì vậy ca dao cổ có câu:

"Có cưới mà chẳng có cheo
Nhân duyên trắc trở như kèo không đinh"

Đó là tục lệ cưới xin cổ xưa. Ngày nay đám cưới của người Việt đã có những thay đổi lớn, vừa dân tộc vừa trang trọng nhưng cũng rất tiết kiệm. Các tục cũ như tảo hôn (lấy chồng từ thuở 13, đến nǎm 18 thiếp đà nǎm con), đa thê (trên trời có vảy tê tê có anh bảy vợ chẳng chê vợ nào), đòi của hồi môn (của cô dâu mang về nhà chồng) và nhiều tục lệ nhiêu khê, tốn kém khác đã mất dần, nhường chỗ cho những tập quán mới vừa dân tộc vừa vǎn minh.

Người việt ở Quảng Ngãi thường xây nhà tranh vách đất. Từ năm 1975 xuất hiện ngày càng nhiều nhà lợp ngói, tường xây. Dưới mái nhà ấy là khoảng không gian văn hoá bảo lưu các nếp sống, tâm lý cộng đồng được sàng lọc qua bao thế hệ. Các tập tục của cộng đồng và dân tộc lần lượt diễn ra trong gia đình theo một chu kỳ sống của mỗi cá nhân, thế ứng xử với gia đình, gia tộc, xóm làng và xã hội.


Bên cạnh việc duy trì một số tập tục của dân tộc Việt từ miền Bắc, người Việt ở Quảng Ngãi có một số tập quán riêng như cách xưng hô tên gọi, thứ bậc trong gia đình, cách nấu nướng các món ăn; đã có phần đơn giản hoá nhiều lễ thức tạo nên một nếp sống phù hợp với hoàn cảnh của vùng đất mới.


1. Cưới hỏi:

Ngày trước con trai con gái độ 15, 16 tuổi là dựng vợ gả chồng. Có khi 2 gia đình ước hẹn thông gia lúc con mới sinh, nhưng tệ nạn tảo hôn không thật nhiều.

Trong hôn nhân, ngày trước người ta thường tìm chổ “môn đăng hộ đối”. Hiện nay việc đó đã biến giảm, duy vẫn còn tục coi người hợp tuổi, coi ngày để làm lễ hỏi, cưới kiêng kỵ trong nhà có tang. Phía trai chọn người làm “mai dong”, ăn nói lịch thiệp, gia đình hoà thuận, đến thuyết phục gia đình nhà gái. Nếu được nhà gái đồng ý thì nhà trai đem trầu cau đến dạm hỏi, gọi là lễ sơ vấn. Tiếp đến là lễ ăn hỏi. Người cha đằng trai và người mai dong mang trầu cau, trà rượu và đôi bông tai vàng đến nhà gái làm sính lễ cho cô dâu. Sau đó, chàng rễ thường về giúp việc cho nhà vợ. Ngày tết, giỗ chạp, chàng rễ phải có mặt ở nhà vợ.

Hai bên gia đình trai gái cùng thoả thuận lễ vật, chọn ngày giờ tốt làm lễ cưới mong tránh khỏi trắc trở về sau. Trong lễ cưới, họ nhà trai gồm bà con thân thích, phù rễ và người gánh xiểng (đựng lễ vật) đưa chú rễ đến nhà gái. Số người luôn là chẵn. Đến ngõ nhà gái, họ nhà gái đốt pháo chào mừng, đón tiếp họ nhà trai vào nhà. Lễ vật được đặt lên bàn thờ tổ tiên trước sự chứng kiến của hai họ. Đôi tân hôn lạy trước bàn thờ, kính cáo tổ tiên ông bà bên vợ và trao nhẫn cưới. Đại diện hai họ nói những lời tốt đẹp cảm ơn nhau, họ nhà trai nhận dâu, họ nhà gái nhận rễ. Sau đó là tiệc mừng hai họ giữa hai họ với bà con bên nhà gái. Đúng giờ đã định, họ nhà trai rước dâu, họ nhà gái đưa dâu về nhà chồng. Số người nhà gái đi đưa dâu thường là bằng số người nhà trai. Phía nhà trai cũng đón tiếp tương tự. Đôi tân hôn lạy trước bàn thờ  kính cáo với tổ tiên ông bà bên phía chồng. Tiếp đó là lễ tơ hồng, tạ ơn nguyệt lão xe duyên cho vợ chồng trăm năm hạnh phúc. Xong lễ cưới, chiều hôm đó hoặc ba ngày sau vợ chồng đưa nhau về nhà bên vợ làm lễ “phản bái” để cảm ơn cha mẹ vợ có công sinh thành nuôi dạy người con gái và tổ chức lễ cưới.

Ngày trước có nhiều gia đình giàu thách cưới rất phiền phức, làm ảnh hưởng đến hạnh phúc của đôi trẻ.

Ngày nay nam, nữ thanh niên đến tuổi trưởng thành tự tìm hiểu nhau, song cha mẹ vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc dựng vợ gả chồng cho con. Khi hai bên đã thoả thuận thì làm thủ tục đăng ký kết hôn tại chính quyền cơ sở. Tục gánh xiểng được thay bằng đôi quả đựng lễ vật. Từ đầu năm 1995, theo quy định mới, tục đốt pháo trong lễ cưới được xoá bỏ để tránh mất trật tự và rủi ro có thể xãy ra.

Trong lễ cưới cũng có sự khác nhau giữa vùng này với vùng khác, tuy nhiên sự khác nhau không nhiều.

2. Sinh con:

Thông thường vợ chồng thích sinh con trai đầu lòng, con đầu lòng thường sinh ở nhà cha mẹ vợ (con so nhà mạ, con rạ nhà chồng). Trong mỗi làng thường có bà “mụ” chuyên giúp cho sản phụ mẹ tròn con vuông.

Theo tín ngưỡng, đứa bé sinh ra, rốn được cắt chôn hoặc giấu cẩn thận, tránh thấm nước mái hiên để đứa trẻ khỏi bị ghẻ ở đầu hoặc loét mắt. Sản phụ nằm ờ buồng kín, tránh gió, dưới giường luôn có nồi lửa than, ăn thức ăn khô và mặn. Đến hôm “đầy cử” (trai bảy ngày, gái chín ngày), sau khi xông muối, xoa nghệ, người mẹ mới được ra khỏi buồng và một tháng sau mới dần trở lại sinh hoạt bình thường. Đứa trẻ được tắm rửa sạch, quấn tả lót, thường hơ lửa, đánh dầu kỹ lưỡng. Đến lúc đầy tháng (gái tụt hai, trai tụt một ngày), cha mẹ cùng xin keo và đặt tên cho con. Tên con thường thể hiện ước mong của cha mẹ về tương lai con cái, tránh trùng tên tổ tiên, ông bà và những bà con gần gũi, bên cạnh tên chính, vì mê tín, có khi đứa bé được đặt tên phụ xấu hơn để quỷ thần quên đi đứa trẻ, cha mẹ dễ nuôi.

Con tròn một năm tuổi, cha mẹ tổ chức lễ cúng thôi nôi. Trong lễ người   ta đặt các loại bút giấy, gương lược, kim chỉ, bánh kẹo…để khi đứa trẻ cầm vật gì trước thì ngưòi ta dự đoán tương lai nghề nghiệp của nó.

Những đứa trẻ khó nuôi thường được cha mẹ đem lên chùa xin làm con của Phật, hoặc đem đến thầy cúng làm con tổ tiên (tục gọi là “khoán”, “bán khoán”), đến 10, 12 tuổi làm lễ chuộc về. Khi người khác ẳm đứa trẻ đi đâu thì bôi lọ nồi lên trán để tránh điều không hay. Con khóc đêm (dạ đề) thì lấy đồ sắt để ở đầu giường. Con nấc thì lấy lá trầu dán vào trán…

Ngày nay các phong tục tập quán trong sinh con chỉ còn rất hiếm ở vùng xa xôi hẻo lánh. Đa phần phụ nữ sinh con tại nhà hộ sinh địa phương hoặc khoa sản bệnh viện. Các lễ đặt tên con, “thôi nôi” đã giản ước và tiến bộ hơn trước.

3. Tang ma:

Người hấp hối được đưa ra chánh tẩm, con cái tụ lại xung quanh để nghe lời trăn trối. Người chết được tắm rữa bằng trầm hương, thay quần áo sạch, đắp tờ giấy trắng lên mặt. Gia đình lấy ít gạo hoặc lấy ít vàng bỏ vào miệng người chết gọi là “phạm hàm” (phong tục từ Trung quốc cổ đại). Phạm hàm xong, người chết được đặt trên chiếu trải dưới đất, sau một lát đưa lên giường. Người thân thuộc trong nhà đều im lặng, đều niệm Phật khi có tụng kinh (nếu gia chủ theo đạo Phật), đi chân không, không dùng đồ trang sức, không trang điểm son phấn.

Khâm liệm người chết thì tuỳ giàu nghèo mà dùng vóc nhiễu tơ lụa, hoặc vải trắng để may đồ đại liệm và tiểu liệm. Đồ tiểu liệm là tấm chăn nhỏ bọc thi thể. Đồ đại liệm là tấm chăn lớn bọc ngoài, có một đai buộc dọc và 5 đai buộc ngang. Ngoài ra, còn có bao bàn tay, bàn chân để giữ xương các đốt tay, chân không rơi vải khi cơ thể người chết tan rữa.

Khâm liệm  xong, người ta đặt thi hài vào quan tài, đem để giữa nhà (nếu trong nhà còn người lớn hơn thì để một bên), đầu quan tài luôn hướng ra ngoài sân. Trên quan tài đặt 7 ngọn đèn, lư hương, một chén cơm bông và hột gà luộc để thờ. Trước linh cửu có đặt linh toạ (bàn thờ vong) gồm bài vị, ảnh, đèn cầy, hồn bạch. Sau đó làm lễ phát tang (lễ thành phục). Thân quyến người chết dâng lễ lên linh toạ, bịt khăn tang, mặt tang phục, thứ tự xếp hàng lễ bái, luân phiên túc trực bên linh cửu để cúng và tạ ơn khách đến viếng. Khi quan tài quàng trong nhà, người ta thường mời phường bát âm xướng nhạc tang tỏ lòng thương tiếc và đưa hồn người chết về nơi siêu thoát. Ngày chôn cất làm lễ phát dẫn, thân quyến họ hàng đều đưa tang, gọi là tống tang. Cha mất thì con trai chống gậy trúc, mẹ mất thì chống gậy vông. Con trai truởng bưng linh toạ đi lui, mặt nhìn quan tài. Con dâu, con gái lăn ra khóc giữa đường, tỏ lòng hiếu thảo, vài người thân thích đi bên linh cửu để hộ tang.

Nghi trượng đưa tang gồm có: bức hoành vải trắng ghi 4 chữ “Hổ sơn vân ấm” (cha mất), “Dĩ lĩnh vân mê” (mẹ mất), nghĩa là “núi Hổ mây áng tối”, “đỉnh Dĩ mây che mờ”.

Ở Quảng Ngãi, nhiều nơi dùng nghi trượng đối với nam  là “công bố”, “trung tín”, đối với nữ là “công bố”, “trinh thuận”.

Trong đám tang còn có minh tinh ghi thuỵ hiệu người chết, treo vào cành tre như cây phướng: hương án bày giá hương, độc bình, đồ tam sự, mâm ngũ quả; linh xa rước hồn bạch hoặc hình ảnh, bài vị, cờ chữ A, cờ công bố bằng vải trắng, tốt, dài 3m dẫn đường cho linh cửu (quan tài) đặt trong nhà mả, có người rắc giấy vàng mả dọc đường.

Hiện nay tang lễ đã giản lược bớt. Khi đưa linh cửu người ta thường dùng xe (thành thị). Ở nông thôn nếu không đi xe, cũng chỉ có bài vị, cờ trống; không có tục con dâu, con gái lăn ra khóc giữa đường.  

Huyện Mộ Đức thầy địa lý xem trước (xưa kia kia có tục xem thế đất để con cháu phát đạt) và phân kim chọn giờ hạ nguyệt. Quan tài hạ xuống, con cháu, họ hàng thân thích, mỗi người ném một hòn đất đưa tiễn, nhà sư chờ lấp xong, tụng kinh xung quanh mộ. Mai táng xong, về nhà làm lễ ngu tế. Ngày thứ nhất sơ ngu, thứ hai là tái ngu, thứ ba là tam ngu (ngu nghĩa là yên). Chôn được ba ngày thì làm lễ mở cửa mả; 49 ngày làm tuần chung thất; 100 ngày tế thần tốt khốc (thôi khóc), thôi cúng 2 buổi, 1 năm làm lễ tiểu đường, bỏ đồ sô gai, gậy…ba năm làm lễ bỏ đồ tang phục. Sau đó hàng năm cúng giỗ vào ngày trước của ngày chết.

4. Thờ cúng tổ tiên:

Mỗi dòng họ có một nhà thờ, gọi là mễ tộc (Trần tộc, Nguyễn Tộc…). Nếu dòng họ đã định cư lâu đời, có nhiều chi phái thì ngoài nhà thơ chính ông thuỷ tổ cùng các đầu chi, các chi còn có nhà thờ riêng. Người cai quản nhà thờ và tế tự là chi trưởng nam (trưởng tộc). Mỗi gia đình thờ từ ông bà nội  đến cha mẹ…

Bàn thờ: đối với nhà giàu thì làm tủ thờ cẩn xà cừ, khảm rồng phượng, nhà bình thường thì làm bàn thờ đơn giản, nhưng luôn được đặt ở chổ trang trọng, tôn nghiêm nhất trong nhà. Đồ thờ gồm ảnh (hoặc bài vị), lư hương hoặc bộ đèn, bình hoa…nhà giàu còn treo hoành phi khắc đại từ kèm đối liễn hai bên ca ngợi công đức tổ tiên. Đồ thờ là của gia bảo thiêng liêng, con cháu luôn luôn thành kính giữ gìn, dẫu túng kiệt cũng không bán. Nhà thờ thường có gia phả, ghi chép danh tánh ngày sanh, tử (có ghi công đức, sự nghiệp của tổ tiên) theo thứ tự thế hệ.

Mỗi dòng họ, chi phái đều có ruộng hưởng hoả dành cho trưởng tộc canh tác lấy lợi tức cúng tế hàng năm. Dòng họ không có ruộng hương hoả thì mỗi lần cúng tế, con cháu phải đóng góp gạo, tiền. Nhà thờ hàng năm có tế xuân và tế thu, con cháu tụ họp để nhận biết ngôi thứ, bà con trong dòng họ. Việc cúng tế không thể thiếu đĩa muối, chén gạo, chén nước, liễn trầu, quả cau, chén rượu. Mỗi năm có một ngày “giỗ họ” hoặc “chạp mả”, con cháu coi đây là dịp kính cáo với tổ tiên , cầu mong được tổ tiên phù hộ. Đây cũng là dịp nhận mặt bà con cùng dòng họ, kết chặc tình huyết thống, tránh  những sai trái trong hôn nhân, tranh chấp giữa những người cùng họ.





Ngày nay, có rất nhiều kiến thức về kinh tế, chính trị, xã hội, khoa học kỹ thuật, … được truyền dạy trực tiếp hoặc qua các ấn phẩm mà mọi người dễ có được, còn về phong tục tập quán lại ít có tư liệu thành văn mà chỉ được truyền lại một cách chắp vá và mỗi vùng mỗi địa phương lại khác nhau.

Do vậy nếu trong gia đình có việc ngộ sự thì sẽ rất lúng túng không biết làm như thế nào cho phải. Ông bà, cha mẹ có hướng dẫn trực tiếp cho con cháu làm theo phong tục tập quán nhưng không phải ai cũng hiểu biết một cách đầy đủ, nên gây ra lúng túng trong khi thực hiện.

Trước hết, chúng ta nên hiểu thế nào là “Phong tục” ?

“Phong” là nề nếp đã lan truyền rộng rãi và “tục” là thói quen lâu đời. Do vậy, nói đến phong tục là bao hàm mọi mặt của xã hội và có những phong tục trở thành luật tục, ăn sâu bén rễ trong nhân dân rất bền chặt, có sức mạnh hơn cả những đạo luật. Trong truyền thống văn hoá của dân tộc ta có nhiều thuần phong mỹ tục rất cần thiết cho đạo lý làm người, kỷ cương xã hội.

Xây dựng nếp sống mới không chỉ đơn thuần bằng ý muốn chủ quan mà phải biết dựa vào thuần phong mỹ tục vào nếp sống mới. Tuy nhiên có những phong tục cổ xuất xứ từ thực tiễn trong cuộc sống thời xưa, đến nay không hợp thời nữa nên ta cần nghiên cứu để biết nguyên do, từ đó vận dụng cho thích hợp với hiện tại hoặc loại bỏ nó đi.

Trích: Chỉ Thị số 27 CT/TW ngày 12/1/1998 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam về thực hiện Nếp sống văn minh trong việc cưới…
“…Bảo tồn có chọn lọc, cải tiến, đổi mới những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc, loại bỏ dần trong cuộc sống những hình thức lỗi thời, lạc hậu, nghiên cứu xây dựng hình thành dần những hình thức văn minh, vừa giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc…

  • Lành mạnh tiết kiệm, tránh xa hoa lãng phí, phiền nhiễu

  • Chống kinh doanh vụ lợi

  • Xóa bỏ hủ tục, bài trừ mê tín dị đoan…”

Bạn còn thắc mắc, băn khoăn điều gì, ví dụ như:

  • Lễ dạm ngõ tiến hành thế nào?

  • Ăn hỏi ra sao?

  • Lễ cưới cần chuẩn bị những gì?

  • Khi đón dâu và khi rước dâu về cần phải làm gì?

  • Lễ lại mặt là gì?

Theo chúng tôi bạn hãy liên lạc với các chuyên gia trong lĩnh vực này để cùng tháo gỡ khó khăn cho bạn.

1. Chạm ngõ ( ngày xưa được gọi là Lễ vấn danh)

“Chạm ngõ” (hay lễ “Dạm”) là cái lễ đầu tiên nhà trai mang đến nhà gái nhằm tìm chỗ đi lại, hỏi rõ tên tuổi người con gái (vấn danh) . Người ta hỏi tuổi người con gái rồi đối chiếu với tuổi người con trai xem có “hoà hợp” hay “xung khắc”. Đây là một việc làm mà người xưa rất coi trọng cũng như việc xem xét gia đình hai bên có “Môn đăng hộ đối” hay không để quyết định có hay không việc thành thân cho đôi lứa sau này. Trong khi “Công, dung, ngôn, hạnh” lại là tiêu chuẩn hàng đầu, cái cần nhất khi nhìn nhận một người con gái thì các gia đình có nền nếp bao giờ cũng quan tâm. Ngày nay, lễ “Chạm ngõ” vẫn được xem như một thủ tục cần thiết, không thể thiếu trong phong tục cưới hỏi. Đây là dịp để hai gia đình “Chỗ người lớn” chính thức gặp nhau. Nhà trai ngỏ lời xin phép nhà gái cho “bọn trẻ” được công khai đi lại, tìm hiểu nhau. Người ta vẫn giữ nếp chọn ngày, giờ đẹp (thường là ngày hoàng đạo) cho công việc quan trọng này.

2. Thách cưới

Thách cưới là một lệ tục lạc hậu rơi rớt lại, trói buộc cả nhà trai lẫn nhà gái. Có khi làm cho chàng rể phải bỏ cuộc mà nỗi thiệt thòi nhất lại rơi vào thân phận người con gái, dẫu sao cũng mang tiếng một đời chồng, làm cho những chàng trai khác phải ngại, xui nên phận hẩm duyên hiu. Ngày nay, tục thách cưới gần như đã không còn nữa, mà đó chỉ còn là một thủ tục để nhà trai tỏ lòng tôn trọng nhà gái. Cho nên trước khi ăn hỏi, nhà trai đến nhà gái xin ý kiến về vấn đề này, thường thì nhà gái không nêu yêu cầu cụ thể mà nói “Tuỳ thuộc vào nhà trai“, âu cũng là nét đẹp văn hoá thể hiện tình cảm và mối giao hoà giữa nhà trai và nhà gái.

3. Ăn hỏi

Đồ lễ ăn hỏi có rất nhiều thứ tuy nhiên nó tuỳ thuộc vào mỗi gia cảnh. Ví dụ như bánh cốm, bánh su sê, chè, thuốc lá, rượu, hạt sen, trầu cau, … có gia đình còn có lợn sữa quay. Lễ vật nhiều, ít cũng như đã nói ở trên nhưng không thể thiếu bánh “Su sê”, nguyên xưa gọi là bánh “Phu thê”, một số địa phương nói chệch thành bánh “Su sê”. Sở dĩ gọi là bánh “Phu thê” (chồng vợ) vì đó là biểu tượng của đôi vợ chồng phận đẹp duyên ưa: Ngoài thì vuông tròn, trong lại mềm dẻo, ngọt ngào, thơm tho, xanh thắm. Bánh cũng là biểu tượng của đất trời (trời tròn, đất vuông) có âm dưng ngũ hành: ruột trắng, nhân vàng, hai vỏ xanh úp lại buộc bằng sợi dây hồng

4. Lễ xin dâu có ý nghĩa gì?

Lễ này rất đơn giản: Trước giờ đón dâu nhà trai cử một hoặc hai người thường là bà bác, bà cô, bà chị của chú rể đưa một cơi trầu, một be rượu đến xin dâu, báo trước giờ đoàn đón dâu sẽ đến, để nhà gái sẵn sàng đón tiếp. Trường hợp hai gia đình cách nhau quá xa hoặc quá gần, hai gia đình có thể thỏa thuận với nhau miễn bớt lễ này hoặc nhập lễ xin dâu và đón dâu làm một. Cách nhập lễ xin dâu và đón dâu tiến hành như sau: Khi đoàn đón dâu đến ngõ nhà gái, đoàn dừng lại chỉnh đốn trang y, sắp xếp lại thứ tự ai đi trước, ai đi sau, trong khi đó một cụ già đi đầu họ cùng một người đội lễ (một mâm quả trong đó đựng trầu, cau, rượu…) vào trước đặt lên bàn thờ, thắp hương vái rồi trở ra đưa đoàn vào làm lễ chính thức đón dâu. Lễ này tiến hành rất nhanh. Thông thường nhà gái vái chào đáp lễ xong, chủ động xin miễn lễ rồi một vị huynh trưởng cùng ra luôn để đón đoàn nhà trai vào.

5. Tổ chức lễ cưới (thường là cùng với tiệc cưới)

Ngày nay, các đám cưới đã bắt đầu tổ chức với phong cách mới với hình thức tiệc trà theo nếp sống mới, hay tiệc đứng, tiệc mặn. Tiệc cưới là buổi tiệc của gia đình tổ chức để mời họ hàng, bè bạn, người thân đến để chung vui đồng thời là lễ ra mắt của cô dâu, chú rể đối với họ hàng, bạn bè và người thân của họ. Bữa tiệc này thường được tổ chức rất trang trọng. Tiệc cưới được nhà trai và nhà gái tổ chức riêng hay chung tuỳ thuộc vào hoàn cảnh và sự lựa chọn của chính họ.

6. Lễ lại mặt có ý nghĩa gì?

Lễ thành hôn, tơ hồng, hợp cẩn xong xuôi, hai vợ chồng tân hôn trở về nhà gái mang theo lễ vật để tạ gia tiên, ông bà cha mẹ, đi chào họ hàng thân nhân bên nhà gái. Sau đó đón bố mẹ và thân nhân sang nhà con rể chơi. Kể từ buổi đó, bố mẹ cô dâu mới chính thức tới nhà chú rể và nhà thông gia, vì trong lễ cưới, mẹ cô dâu (có nơi cả bố) không đi đưa dâu. Lễ lại mặt thường tiến hành vào ngày thứ hai hoặc thứ tư sau ngày cưới (gọi là nhị hỷ hoặc tứ hỷ) tuỳ theo khoảng cách xa gần và hoàn cảnh cụ thể mà định ngày. Thành phần chủ khách rất hẹp, chỉ gói gọn trong phạm vi gia đình.

Trường hợp hai nhà xa xôi cách trở, ông già bà lão thì nên miễn cho nhau, cô dâu chú rể nếu bận công tác cũng nên được miễn thứ. Nếu điều kiện cho phép thì nên duy trì vì lễ này mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp:

  • Nhắc nhủ con đạo hiếu, biết tạ ơn sinh thành, coi bố mẹ vợ cũng như bố mẹ mình.

  • Thắt chặt và mở rộng mối quan hệ thông gia, họ hàng ngay từ buổi đầu, tình cảm được nhân đôi.

  • Hai gia đình cùng trao đổi rút kinh nghiệm về việc tổ chức hôn lễ và bàn bạc về trách nhiệm của hai bên bố mẹ trong việc tác thành cuộc sống cho đôi trẻ trong tương lai.


Phong Tục Cưới 3 Miền


Bạn là người thuộc vùng miền nào?

Mỗi vùng miền đều có một đặc trưng cưới hỏi riêng mà nếu tìm hiểu quá chắc chắn sẽ rất thú vị. Miền Bắc, miền Trung, miền Nam mỗi miền sẽ có cái hay riêng và nếu cô dâu chú rể nào thuộc hai miền khác nhau thì có thể sẽ có một nghi lễ cưới cực kỳ ấn tượng.

Lễ cưới miền Bắc

Nghi lễ cưới ở miền Bắc phải giữ 3 lễ:

Dạm ngõ: là lễ tiếp xúc đầu tiên, chính thức của hai gia đình nhà trai và nhà gái, được xem là thủ tục cần thiết để "chỗ người lớn" thưa chuyện với nhau. Sau lễ dạm ngõ, người con gái được xem như có nơi có chốn, bước đầu tiến tới chuyện hôn nhân.
 
Lễ ăn hỏi: Gia đình dù giàu hay nghèo cũng không thể thiếu cơi trầu. Một lễ ăn hỏi của người Hà Nội  phải có cốm và hồng. Nếu gia đình khá giả, ngoài cốm, hồng và trầu cau còn có thêm lợn sữa quay. Ðồ lễ ăn hỏi gắn liền với đặc sản của các vùng như: bánh cốm, bánh su sê, mứt sen, chè, rượu, trầu cau, thuốc lá... Thông thường ăn hỏi gồm có 3 lễ: đàng nội, đàng ngoại, tại gia.

Lễ cưới: Sau khi ăn hỏi khoảng 10 ngày, lễ cưới được tổ chức. Ngày xưa, lễ rước dâu có rất nhiều thủ tục, đi đầu đám rước là những người giàu có, địa vị trong làng xã. Khi đón dâu ra đến đầu làng còn có lễ chăng dây, muốn đi qua phải đưa một ít tiền. Ăn uống, tiệc tùng diễn ra trước khi cưới 1 ngày.Ðám cưới bắt đầu bằng thiệp báo hỷ, khi đưa thiệp mời cưới phải đưa kèm theo chè và hạt sen (lấy từ lễ ăn hỏi). Ðến nay tục này vẫn còn được giữ lại.

Trong lễ đón dâu, cô dâu chú rể phải làm lễ gia tiên như một sự tưởng nhớ đến cội nguồn, tổ tiên. Sau lễ thành hôn, hai vợ chồng trở về nhà gái mang theo lễ vật để tạ gia tiên gọi là lễ lại mặt. Sau đó, bố mẹ cô dâu mới chính thức tới nhà thông gia vì trong lễ cưới mẹ cô dâu không đi đưa dâu. Lễ lại mặt thường tiến hành vào ngày thứ hai hoặc thứ tư sau lễ cưới (gọi là nhị hỷ hoặc tứ hỷ).


phong tuc cuoi 3 mien, anh cuoi, nha hang tiec cuoi, tap chi cuoi hoi, cuoi hoi viet nam, chup hinh cuoi, ao cuoi,chuan bi cuoi, nghi le cuoi, tap tuc cuoi, viet nam, mien bac, mien trung, mien nam
Phong Tục Cưới 3 Miền

Lễ cuới miền Trung

Quy trình tổ chức lễ cưới ở miền Trung cũng có đủ các bước từ lễ chạm ngõ, hỏi cưới, đến vu quy. Đám cưới miền Trung thường diễn ra giản đơn, không phô trương nhưng ở mỗi phần cụ thể khá cầu kỳ với quan niệm "trọng lễ nghi khi (khinh) tài vật".
 
Trước khi chuẩn bị lễ hỏi, cưới, người ta thường xem ngày giờ tốt xấu, có khi lên chùa thỉnh ý các cao tăng. Sau khi chọn được ngày giờ đẹp, hai bên thông gia sẽ báo cho nhau bằng một cuộc thăm đơn giản. Việc này đôi khi do đôi bạn trẻ thực hiện nhưng phải là hai nhà có thân tình từ trước.

Ðối với đám hỏi, người miền Trung chỉ xem là buổi gặp mặt giữa hai gia đình và họ hàng thân thích để giới thiệu đôi bạn trẻ, không tổ chức rầm rộ. Ðám cưới có các lễ: xin giờ, bái tơ hồng, rước dâu diễn ra ở nhà gái, đón dâu, trình báo gia tiên ở nhà trai. Người miền Trung không có tục thách cưới. Lễ vật tối thiểu chỉ gồm: mâm trầu cau, rượu trà, nến tơ hồng, bánh phu thê. Nếu khá giả, nhà trai có thể thêm bánh kem, bánh dẻo, không có "lợn quay đi lộng" như nhiều nơi. Ngoài ra, đám cưới ở miền Trung thường có phù dâu, phù rể và hai đứa trẻ thường là một trai, một gái tuổi tương đương cầm đèn hay cầm hoa đi trước
 
Khi đưa dâu, thông thường bố mẹ cô gái không đi cùng mà hôm sau mới sang nhà trai với ý nghĩa xem con gái ngày đầu về làm dâu có gì phật lòng nhà chồng không. Buổi gặp này, hai bên thông gia đối đáp những câu khách sáo, nhắn gửi con cái cho nhau, căn dặn con mình phải thuận thảo với gia đình.

Trong phòng tân hôn phải có: một khay lễ với 12 miếng trầu, đĩa muối, gừng và rượu giao bôi. Ðôi bạn trẻ phải nhai hết 12 miếng trầu, tượng trưng cho 12 tháng hòa hợp trong một năm, 12 năm hòa hợp tuần hoàn trong một giáp âm lịch. Việc ăn muối, gừng mang màu sắc dân gian, biểu tượng nghĩa tình nồng thắm. Rượu giao bôi theo đúng với lễ giáo phong kiến của Trung Hoa cũ.

Hiện nay, lễ này đã được nhiều gia đình miền Trung giảm bớt. Khi rước dâu, bố cô gái theo về nhà trai bằng một chiếc xe khác, tại tiệc đãi sẽ trao đổi với nhà trai. Ba ngày sau lễ cưới, cô dâu mới được trở về nhà bố mẹ đẻ để thu dọn tư trang, bắt đầu cuộc sống mới tại nhà chồng.


phong tuc cuoi 3 mien, anh cuoi, nha hang tiec cuoi, tap chi cuoi hoi, cuoi hoi viet nam, chup hinh cuoi, ao cuoi,chuan bi cuoi, nghi le cuoi, tap tuc cuoi, viet nam, mien bac, mien trung, mien nam

 

Tính cầu kỳ của người miền Trung tại lễ cưới chủ yếu trong cách hành xử. Không ầm ĩ, ồn ào, thái quá trong các lễ và tiệc cưới. Việc thưa gửi, trình bày của chủ hôn, bố mẹ hai bên rất cầu kỳ và không bỏ sót.Vị chủ hôn thường là cao niên trong dòng tộc hai bên, thân thuộc với gia đình, vợ con đầy đủ, không tật bệnh, tuổi không khắc kỵ đôi tân hôn. Các phù dâu, phù rể là người chưa có chồng, vợ, tính tình vui vẻ nhanh nhẹn.

Việc bài trí phòng tân hôn phải do một người phụ nữ lớn tuổi, phúc hậu sửa soạn. Lễ vật rước dâu, nhà trai nhờ một người cao tuổi, đủ vợ chồng con cái, gia đình hòa thuận kiểm tra. Sau khi lễ xong, cặp nến hồng được người này thổi tắt. Số người nhà trai đi rước dâu luôn ở số chẵn. Khi đón dâu, nhà trai thường cử vài người đàn ông trẻ tuổi hoạt bát, đã có vợ con ra đứng đón sẵn để "lấy hên" cho đôi tân hôn.

Lễ Cưới Miền Nam

Lễ cưới tại miền Nam vẫn được thực hiện với đầy đủ các nghi thức là dạm ngõ, ăn hỏi, đón dâu. Tuy nhiên, khác với phong tục miền Bắc, trong miền Nam, nếu hai gia đình ở cách xa nhau thì có thể bỏ qua lễ dạm ngõ, tiến hành chung lễ ăn hỏi và đón dâu trong cùng một ngày. Khi đó, lễ vật ăn hỏi và lễ vật cúng tổ tiên khi đón dâu cũng sẽ được gộp chung lại.

Hôn lễ được cử hành ngay tại gia đình, trong một không gian nghiêm trang và sạch sẽ. Thông thường các nghi lễ sẽ được thực hiện tại bàn thờ tổ tiên. Họ hàng nhà trai đến, có người làm mai đi đầu, có một vị trưởng tộc, chú rể bưng khay trầu có đôi đèn, chú rể phụ bưng khay rượu, đi cùng là ông ba cha mẹ họ nhà trai đi chẵn đôi, nam nữ bưng lễ vật là bốn hoặc sáu người. Quả vật mang đến nhà gái ngoài trái cây, bánh kẹo, phải có trầu cau, có cặp đèn (nến) thật to, trùng với kích thước của đôi chân đèn trên bàn thờ nhà gái.

Trưởng tộc nhà trai sẽ xin phép nhà gái cho nhập gia trình lễ cưới, khi được nhà gái đồng ý thì họ nhà trai lần lượt đi vào và chính thức thực hiện các nghi lễ và trình lễ vật cưới. Họ nhà trai sẽ kính cẩn mời nhà gái uống trà, uống rượu, mời ăn trầu, hai bên bàn bạc và thống nhất với nhau về hôn nhân của cô dâu, chú rể và thực hiện nghi thức tặng nữ trang cho cô dâu.


phong tuc cuoi 3 mien, anh cuoi, nha hang tiec cuoi, tap chi cuoi hoi, cuoi hoi viet nam, chup hinh cuoi, ao cuoi,chuan bi cuoi, nghi le cuoi, tap tuc cuoi, viet nam, mien bac, mien trung, mien nam



Nghi lễ quan trọng và thiêng liêng nhất trong đám cưới miền Nam đó là lễ lên đèn. Đây là một nghi lễ không thể thiếu trong lễ cưới, đó là một lời tuyên bố chính thức, một sự gắn kết bền chặt giữa cô dâu và chú rể trong suốt cuộc đời. Hai ngọn nến to do họ nhà trai mang tới sẽ được đặt trang nghiêm trên bàn thờ tổ tiên nhà gái. Trưởng tộc họ nhà gái tuyên bố: “Xin làm lễ lên đèn”, cô dâu chú rể tự tay đốt nến từ ngọn lửa của đèn trứng vịt nhỏ trên bàn thờ (hiểu là lửa hương hỏa). Trưởng tộc khui một chai rượu trong số lễ vật mà nhà trai đem đến và đứng phía trước chính giữa bàn thờ, cô dâu chú rể đứng hai bên, im lặng. Sau đó cô dâu chú rể cắm đèn vào chân đèn. Hai ngọn đèn cháy từ từ, đặt sát nhau vì người làm lễ đang áp vào hai tay, như khấn vái. Sau đó người trưởng tộc sẽ đưa đèn cho hai người trợ lý cắm vào chân đèn. Hai ngọn đèn phải cháy từ từ và đều nhau, nếu cháy lệch nhau thì người ta cho rằng, sau này cô dâu sẽ “ăn hiếp” chồng.

Sau đó là lễ rước dâu về nhà trai. Khi hai họ đã có mặt đầy đủ ở tư gia họ nhà trai thì chú rể phụ sẽ rót rượu cho trưởng tộc họ nhà trai tuyên bố và làm lễ thành hôn. Cô dâu chú rể lần lượt thực hiện các lễ nghi, đầu tiên là lễ “ông bà quá vãng” – cùng làm lễ trước bàn thờ, tiếp theo là lễ bái họ tộc, rót rượu mời họ tộc, ông bà nội ngoại hai bên, lễ bái song thân - cô dâu chú rể cùng dâng rượu cho cha mẹ, cuối cùng là lễ anh em, bạn bè quan khách đến tặng quà và chúc mừng cô dâu chú rể. Sau đó trưởng tộc tuyên bố kết thúc buổi lễ thành hôn.


Phong tục cưới hỏi của người Chăm
Phong tục cưới hỏi của người Hoa
Phong tục cưới hỏi của người Thái
Phong tục cưới hỏi của người Thái trắng Điện Biên
Phong tục cưới cổ truyền của người Việt
Phong tục tập quán ba miền Bắc Trung Nam trong cưới xin


(st)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý