Chăm sóc móng tay cho bé

seminoon seminoon @seminoon

Chăm sóc móng tay cho bé

19/04/2015 01:52 AM
417

Việc chăm sóc tốt cho trẻ ngay từ những năm đầu đời ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ khi trưởng thành.

Móng tay bé cần được chú ý từ khi nào?

Việc cắt chúng thường cần mấy tuần sau khi bé chào đời. Vấn đề không chỉ vì móng được cắt trông gọn gàng mà với móng nhọn, bé có thể tự làm xước mình. Để mọi chuyện an toàn cần có một chiếc kéo có đầu tròn và một cái giũa trẻ em nhỏ đặc biệt.

Tiến hành nên như thế nào?

Tốt nhất là cắt móng tay cho bé sau khi tắm, chúng mềm hơn và dễ cắt hơn. Nếu bạn còn chưa tự tin cắt móng tay cho bé thì hãy lôi bố vào việc này. Nếu trẻ không yên, hãy để việc này làm sau, khi nào bé có tâm trạng tốt hoặc ngủ.

Chăm sóc tóc và móng tay cho trẻ như chuyên gia - 2
Mẹ nên sử dụng bấm móng dành riêng cho bé. (Ảnh minh họa).

Lời khuyên của chuyên gia

Giữ thật chắc: Để theo dõi được cả năm ngón tay tinh nhanh, hãy cầm lấy tay của bé và lấy bàn tay mình tạo cho bé nắm lại thành nắm đấm. Thả một ngón ra rồi cẩn thận cắt móng, để cho ngón tay bé không trượt khỏi bàn tay bạn không đúng lúc, hãy dùng chiếc khăn giấy. Nếu như cạnh móng nhọn hoặc quá dài, hãy dùng giũa nhỏ để làm bằng lại. Bây giờ thì bạn hãy cho ngón tay vào lại chỗ cũ và thả ngón khác ra.

Cắt móng chân: Mặc dù các ngón chân không nhạy như các ngón tay nhưng cũng không cần cách riêng biệt. Dùng bàn tay nắm cả bàn chân bé, dùng ngón cái và ngón trỏ giữ ngón chân bé rồi cắt đều. Hãy tuân thủ một quy tắc đơn giản: Móng tay có thể tròn, còn ở chân thì luôn luôn cắt ngang! Như thế bạn bảo vệ bé trước những khó chịu gắn liền với việc “móng lớn lên”. Bấm móng đặc biệt cũng thay thế tốt cho kéo. Sử dụng chúng tiện, và quan trọng là không thể gây thương tích cho bé.

Cần cắt móng chân 2 – 3 tuần một lần.

Bắt đầu cắt tóc nào: Trước khi cắt tóc, bạn phải chắc rằng “người mẫu” no và không muốn ngủ. Hãy bắt đầu từ bên thái dương và mái – thường chính ở những chỗ này hay cần sự can thiệp của thợ cắt tóc. Lúc đầu, hãy làm ẩm tóc bé với khăn giấy hoặc một vài miếng bông gạc được thấm trong nước ấm, hướng về phía dưới. Dùng ngón giữa và ngón trỏ giữ mái của bé. Bàn tay bạn phải nằm trên đầu bé, như thế bạn có thể kiểm soát chắc chắn cả chuyển động của bé và cả của bạn.

Theo trình tự: Hãy chia tóc thành những nhúm vừa. Dùng ngón giữa và ngón trỏ giữ nhúm tóc. Từ từ đưa ngón tay tới mức bạn cần cắt tóc. Một động tác cắt ngay đuôi nhúm tóc. Hãy thật chú ý và cẩn thận – kéo trong tay bạn!

Bạn cần có:

1. Kéo cắt móng tay nhỏ dành cho trẻ em

2. Một chiếc giũa nhỏ

3. Lược

4. Kéo

5. Một khăn giấy

6. Một bát nước nhỏ để làm ẩm tóc (không nên dùng bình xịt vì những tia nước nhỏ có thể làm bé sợ).


Chăm sóc móng tay cho bé


Cho dù móng tay của bé khá mềm và dễ uốn nhưng các mẹ đừng để chúng quá dài. Lý do là do những móng tay đó rất mỏng, sắc trong khi bé chưa kiểm soát được chân tay của mình, bé có thể tự cào xước mình bởi chính những móng tay đó. Ngoài ra, móng tay bé mọc tương đối nhanh nên bạn cần cắt móng tay cho trẻ thường xuyên.

Cắt móng tay cho trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh không phải là điều dễ dàng. Tuy nhiên, bạn không cần phải lo lắng. Hãy tham khảo 3 bước đơn giản sau đây:

Cắt móng tay cho trẻ như thế nào?

Thời điểm tốt nhất để cắt móng tay cho trẻ là khi trẻ ngủ say. Tại thời điểm ngủ này, chân tay của trẻ thả lỏng hoàn toàn, bàn tay mở rộng. Một thời điểm khác tốt cho việc cắt móng tay là sau khi tắm cho trẻ; đó là lúc móng tay trẻ mềm nhất. Hãy chắc chắn bật đủ đèn để có đủ ánh sáng.

Chăm sóc móng tay cho bé - Mẹ và Bé - Cẩm nang gia đình - Chăm sóc bé

Các mẹ đừng để móng tay của trẻ mọc quá dài

1. Dùng 1 trong 2 tay bạn, giữ chắc tay và đầu ngón tay của trẻ khi bắt đầu cắt móng. Điều này giúp ngón tay trẻ tránh bị đứt trong quá trình cắt móng.

2. Cắt móng tay của trẻ theo hình dạng của móng tay. Móng chân nên được cắt thẳng từ bên này sang bên kia. (Mặc dù móng chân mọc vào bên trong hiếm khi ảnh hưởng tới trẻ nhưng cắt thẳng từ bên này sang bên kia vẫn là cách mà các chuyên gia khuyến cáo.)

3. Sử dụng một tấm bìa cứng phủ bột mài (dùng để giũa móng tay) để làm nhẵn những cạnh móng tay gồ ghề. Nếu móng tay của trẻ không quá dài thì bạn không cần dùng đến bấm móng tay. Chỉ cần sử dụng tấm bìa đó để giũa móng tay cho trẻ.

Tránh cắn móng tay của trẻ

Một số cha mẹ, đặc biệt là những bà mẹ sợ cắt móng tay cho trẻ, thường dùng phương pháp cắn móng tay. Mặc dù việc này dễ hơn việc sử dụng bấm móng tay nhưng các bác sĩ không khuyến cáo. Bất kỳ khi nào bạn đặt ngón tay của trẻ vào miệng mình thì bạn đang làm tăng nguy cơ truyền vi khuẩn từ miệng vào những vết đứt rất nhỏ trên tay trẻ mà có thể bạn không để ý. Điều này sẽ khiến trẻ bị ốm hoặc nhiễm trùng.

Phải làm gì nếu bạn vô tình cắt phải đầu ngón tay của trẻ?

Một số bà mẹ có thể vô tình cắt vào đầu ngón tay của trẻ. Đừng lo! Hãy hướng sự chú ý của trẻ đi chỗ khác và lấy một chiếc khăn sạch, quấn xung quanh ngón tay của trẻ. Giữ chặt. Đầu ngón tay sẽ ngừng chảy máu sau vài phút. Không được quấn băng sơ cứu vào ngón tay vì trẻ thường có thói quen đưa tay vào miệng.

Bạn cũng có thể dùng băng bằng chất lỏng được khuyến cáo dùng cho trẻ em; chúng thường không có chất độc và nhanh khô. Khi vết thương đã lành, chất lỏng đó sẽ tự bong cùng với những tế bào da chết.

Hãy nhớ rằng những tai nạn đó có thể xảy ra đối với tất cả những bà mẹ, vì thế đừng tự trách bản thân. Hãy rút kinh nghiệm và cẩn thận hơn những lần sau.


Cách bắt bệnh cho bé qua móng tay


.

Bạn đang băn khoăn về chế độ dinh dưỡng cho con đã hợp lý hay chưa. Hãy xem các dấu hiệu trên móng tay bé để đoán biết.

Móng không chỉ giúp bảo vệ tay mà nó còn trực tiếp phản ánh tình hình sức khỏe của bé.

Nếu móng tay có màu hồng phấn, bóng sáng, không sần sùi, nổi vân; khi ấn hoặc tạo một lực vừa phải lên đầu móng tay sẽ chuyển thành màu trắng còn lúc buông ra thì móng tay lại hồng trở lại. Những dấu hiệu này chứng tỏ sức khỏe của bé đang ở trạng thái cân bằng.

Tuy nhiên khi dinh dưỡng mất cân bằng hoặc cơ thể bị thiếu hụt vitamin, khoáng chất cần thiết thì móng tay sẽ xuất hiện những dấu hiệu giúp bạn đoán biết tình hình sức khỏe của bé.

Ảnh minh họa

Giáo sư Lý Nghĩa Dân ở trung tâm Chăm sóc bà mẹ và trẻ em ở Trung Quốc cho biết, nếu móng tay của bé thường xuyên nổi vân, sần sùi có khả năng là bé bị thiếu vitamin B. Các vitamin nhóm B chủ yếu có trong các loại thực phẩm như: các loại ngũ cốc, trứng, sữa, thịt nạc…

Nếumóng tay bé xuất hiện nhiều vân trắng kết hợp với tay bị khô mà không phải do yếu tố thời tiết tác động. Đồng thời hiện tượng này diễn ra trong một thời gian dài có nghĩa là rất nhiều khả năng con bạn bị thiếu các vitamin A, C, E hoặc thiếu kẽm. Việc bổ xung các loại thực phẩm giàu vitamin và kẽm là điều tối quan trọng để cân bằng dinh dưỡng cho bé. Lúc này việc tăng cường các bữa ăn với cá, tôm, trứng… là cách hiệu quả nhất giúp con bạn nạp đủ những vitamin đang bị thiếu hụt.

Nếu bé từ 4 tháng trở lên mà móng tay mỏng, dễ gẫy thì bạn nên chú ý cho bé ăn thêm sữa, đậu nành, thịt nạc…

Ngoài ra khi móng tay của bé chuyển thành màu tím, xanh… rất nhiều khả năng bé bị nhiễm khuẩn. Lúc này bạn cần đưa bé đến bác sĩ để chuẩn đoán bệnh kịp thời.

Chăm lo đến sức khỏe của con là vấn đề được đặt lên hàng đầu. Đôi khi chỉ một thay đổi nhỏ trên cơ thể bé cũng có thể giúp bạn rất nhiều trong việc sớm phát hiện bệnh của con để kịp thời có phương án điều trị thích hợp.


6 dấu hiệu ở móng tay cho biết bệnh của bé


Màu sắc trên móng tay của bé sẽ mách bạn về những bệnh bé có nguy cơ mắc phải. Hãy chú ý quan sát để phát hiện bệnh kịp thời cho bé yêu của bạn.Người khỏe mạnh bình thường có móng tay màu hồng, trong, mịn. Tuy nhiên, khi sức khỏe gặp 'sự cố' thì màu sắc của móng tay cũng sẽ biến đổi theo. Chính vì vậy bạn hãy dựa vào những biến đổi màu sắc của móng tay để kịp thời đoán bệnh cho bé.

1. Trên móng tay xuất hiện một vài vân trắng

Nguyên nhân: Có thể do tay bé bị kẹp ở đâu đó, khi móng tay dài ra thì những vân trắng đó cũng sẽ biến mất.

Lời khuyên cho các mẹ là nên chú ý khi bé chơi các trò sử dụng nhiều bằng tay để khi gặp 'sự cố' sẽ can thiệp kịp thời, tránh trường hợp gây tổn thương ở tay bé.

2. Bỗng dưng xuất hiện màu vàng, xanh hoặc tím che phủ lên màu hồng tự nhiên của móng tay bé

Nguyên nhân: Màu vàng xuất hiện trên móng tay có nhiều khả năng là do cơ thể bé đã hấp thụ một lượng carotene (có nhiều trong cà rốt) vượt quá so với mức quy định, hoặc cũng có thể do di truyền. Ngoài ra việc móng tay xuất hiện màu xanh, tím hoặc xám là do bé bị nhiễm trùng.

Lời khuyên: Nếu móng tay bé xuất hiện màu sắc kể trên kết hợp với việc tay thường xuyên ra mồ hôi thì bạn nên hạn chế không cho bé nghịch nước. Khi rửa tay cho bé xong dùng khăn bông lau khô.

3. Một nửa ngón tay có màu đỏ hồng

Nguyên nhân: Đó có thể là dấu hiệu cho biết bé thiếu máu hoặc có nguy cơ mắc bệnh tim.

Lời khuyên: Bạn hãy bổ sung sắt cho bé bằng cách cho ăn những món chế biến từ gan động vật, thịt bò, rau chân vịt, nho…

4. Móng tay thô ráp, xù xì

Nguyên nhân: Rất có thể bé bị thiếu vitamin B.

Lời khuyên: Hãy tăng cường các loại thực phẩm như đậu xanh, các loại rau có màu xanh đậm, lòng đỏ trứng gà… vào khẩu phần ăn hàng ngày cho bé.

5. Móng tay có những vết rạn nứt

Nguyên nhân: Nhiều khả năng là do bé bị bệnh suy tuyến giáp trạng (đây là loại bệnh có thể gây bướu cổ)

Lời khuyên: Bạn nên đưa bé đến bác sĩ để chuẩn đoán chính xác bệnh cho bé.

6. Tay xuất hiện nhiều xước măng rô

Nguyên nhân: Do dinh dưỡng của bé không cân bằng, thiếu hụt vitamin…

Lời khuyên: Hãy bổ xung vitamin bằng cách tăng cường hoa quả trong chế độ ăn hàng ngày của bé. Mùa khô bạn nên giữ ẩm tay cũng như da của bé bằng việc hòa thêm ít muối biển vào chậu nước tắm. Làn da bé yêu sẽ giữ được độ ẩm thích hợp và hiện tượng xước măng rô cũng sẽ giảm đi.


Thực đơn cho trẻ bị táo bón
Làm gì khi trẻ bị sặc sữa
Làm gì khi trẻ bị hóc dị vật

Chăm sóc bé khi bị sốt như thế nào đúng nhất
Bé bị viêm tiểu phế quản
Ngộ độc thức ăn ở trẻ em


(st)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Xin hỏi: Cháu nhà tôi năm nay 4 tuổi. Lúc còn nhỏ, móng tay cháu phát triển bình thường,khi chúng dài ra tối thường lấy bấm móng tay đẻ cắt cho cháu. Nhưng mấy tháng gần đây, tôi để ý thấy móng tay cháu không thể dài ra được. Cháu không có biểu hiện cắn móng hay dấu hiệu của bệnh. Xnn được giải đáp. Xin cảm ơn!
hơn 1 tháng trước - Thích (4) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý