Củ cải có tác dụng gì?

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Củ cải có tác dụng gì?

19/04/2015 02:15 AM
2,699

Củ cải dùng làm rau ăn, có thể chế biến thành nhiều món ăn như luộc, kho với thịt, với cá, xào mỡ, làm dưa... rất ngon miệng. Ngoài ra, với vị cay, tính lạnh, củ cải còn là một vị thuốc.



Củ cải trắng chứa 92% nước; 1,5% protit; 3,7% gluxit; 1,8 celluloz. Lá và ngọn chứa tinh dầu và một lượng đáng kể vitamin A và C.

Với vị cay, tính lạnh, củ cải còn là một vị thuốc. (Ảnh: Pda)

Một số bài thuốc từ củ cải như sau:

Trị chứng khản tiếng, không nói được: Củ cải sống 300g rửa sạch vắt lấy nước, gừng sống 20g giã vắt lấy nước, trộn hai thứ vào nhau rồi uống ngày 3 lần, uống 2 ngày là khỏi.

Trị chứng chảy máu cam: Củ cải sống 300g rửa sạch giã vắt lấy 1/2 bát nước hòa thêm một ít rượu rồi đun nóng, lấy nước này nhỏ vào mũi ngày 3 - 4 lần.

Trị chứng lở loét miệng do nhiệt: Giã củ cải sống 300g rồi vắt lấy nước hòa thêm một ít nước lọc, súc miệng ngày 3 lần, dùng 2 ngày khỏi.

Trị đại tiện ra máu: Củ cải sống 200g giã nát, lọc lấy một chén nước nhỏ cho 4 thìa nhỏ nước mật ong, đun chín và uống nước này vào buổi sáng hằng ngày.

Trị đau sỏi mật: Củ cải sống 300g thái to thành từng miếng như ngón tay, tẩm với mật ong màu vàng nhạt, không dùng mật ong màu nâu sẫm. Đặt củ cải đã tẩm mật ong lên chảo rồi sấy khô trên than hoặc lửa. Khi khô lại tẩm mật ong và sấy khô không để chảy nước, ăn củ cải sấy khô và uống một ít nước muối loãng ngày 2 lần, dùng trong một tháng.

Trị chứng nước tiểu đục: Người bị nước tiểu đục do lo nghĩ nhiều, hoặc tửu sắc quá độ, lấy 200g củ cải trắng khoét rỗng bỏ hết ruột bên trong rồi nhét đầy ngô thù du (có bán tại hiệu thuốc Bắc), đậy kín lại.

Hấp chín củ cải bằng chõ rồi lấy ra bỏ hết ngô thù du, củ cải sấy khô, tán bột cho thêm chút bột quấy đặc vào và viên lại thành viên nhỏ như hạt đậu xanh. Ngày uống 3 lần, mỗi lần uống khoảng 30 - 40 viên với nước, rất hiệu nghiệm.


Củ cải - Nhâm sâm mùa đông

Củ cải là thực phẩm tốt trong các loại rau.

Ăn củ cải sống bổ sung nước cho cơ thể và có ích cho sức khỏe.

Củ cải trắng là món ăn không thể thiếu của rất nhiều gia đình trong mùa đông, ngoài nấu canh, xào với thịt, kho thịt…củ cải còn có rất nhiều cách ăn mới và có hiệu quả chữa bệnh rất tốt.

Củ cải càng “cay”, phòng ung thư càng tốt

Củ cải là thực phẩm tốt nhất trong các loại rau, thành phần dinh dưỡng phong phú, hàm chứa phong phú vitamin B và nhiều loại khoáng chất, trong đó hàm lượng vitamin C nhiều gấp 10 lần so với quả Lê. Củ cải còn có tác dụng chống vi rút, chống ung thư.

1. Trong củ cải hàm chứa nhiều chất xơ có thể kích thích dạ dày, đường ruột nhu động, giảm bớt thời gian lưu lại của “chất thải” ở trong đường ruột, phòng chống ung thư kết tràng và ung thư trực tràng.

2. Acid ribose kép trong củ cải có tính chịu đựng khá cao đối với chất xúc tác ở trong khoang miệng. Khi nuốt vào không dễ bị thoái biến, không có tác dụng phụ.

3. Trong củ cài hàm chứa dầu cải và glycosid, có thể phát huy tác dụng đối với nhiều loại chất xúc tác, hình thành nên thành phần chống ung thư có vị cay cay. Vì vậy, củ cải càng cay, thành phần này càng nhiều, khả năng chống ung thư cũng càng tốt.

Cách sử dụng củ cải để phòng chống bệnh tật

1. Củ cải luộc - tốt hơn cả thuốc dạ dày

Vitamin C ở trong củ cải có thể giúp bài trừ chất thải ở trong cơ thể, thúc đẩy cơ thể trao đổi chất cũ mới, đặc biệt là củ cải trắng hoặc củ cải nước giàu chất xúc tác có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa. Thông thường, chất xúc tác có khả năng hấp thụ tinh bột trong thực phẩm, càng có thể hóa giải thức ăn tích trữ trong dạ dày, có tác dụng tiêu hóa rất tốt, phòng chống được đau dạ dày và loét dạ dày. Canh củ cải nấu với cải bắp kèm đậu phụ không những đem lại mùi vị rất ngon mà còn có thể gia tăng tiêu hóa, dưỡng dạ dày và giữ ấm cho cơ thể.

2. Kẹo củ cải - giảm nhẹ đau họng

Trong củ cải hàm chứa một lượng chất cay nhất định. Điều này làm cho củ cải có một vị cay tự nhiên. Ngoài ra, bản thân củ cải còn có chức năng trợ giúp tiêu hóa, đối với những người mùa đông hay bị tắc mũi, đau họng do cảm mang đến, có thể dùng củ cải để giải quyết những vấn đề nhức đầu này.

Băm nhỏ củ cải trắng ép thành nước, chuẩn bị một miếng vải mỏng hoặc lấy một miếng bông tăm nhúng vào nước củ cải. Sau đó cắm vào trong lỗ mũi. Làm từ 2-3 lần, mỗi lần khoảng 5 phút, triệu chứng tắc mũi sẽ tự nhiên mất đi.

Người bị đau họng có thể tự chế cho mình một ít “kẹo củ cải”. Lấy củ cải chia thành những miếng nhỏ, trộn vào một lượng mật thích hợp và muối, chờ cho củ cải nổi lên trên mật thì vớt ra, mỗi lần bị đau họng ăn một chút, bệnh tình sẽ dần dần giảm nhẹ.

3. Uống trà lá củ cải trắng - đẹp da

Ăn lá củ cải đẹp da, có thể bạn chưa được biết đến điều này hoặc cảm thấy ăn nhiều củ cái như thế mới có tác dụng làm đẹp? Thực ra chúng ta không cần ăn nhiều củ cải, tự mình làm một ít trà lá củ cải, như thế không những có thể hưởng thụ các giá trị dinh dưỡng của củ cải mà cũng không cần phải ăn nhiều củ cải.

Trong lá củ cải giàu vitamin A, vitamin C, đặc biệt là hàm lượng vitamin C nhiều hơn 4 lần so với củ. Vitamin C có thể phòng chống da lão hóa, ngăn chặn hình thành các vết thâm nám, giữ cho da được trắng mềm. Ngoài ra, vitamin A và C đều có tác dụng chống ôxy hóa, khống chế các bệnh ung thư, cũng có thể phòng chống lão hóa và xơ cứng động mạch vv.

Ngoài vitamin, hàm lượng chất xơ trong củ cải cũng khá nhiều, đặc biệt là chất xơ thực vật trong lá càng phòng phú. Các chất xơ thực vật này có thể xúc tiến dạ dày nhu động, tiêu trừ táo bón, có tác dụng bài trừ độc tố, từ đó cải thiện làn da thô ráp, mụn bọc vv.

4. Ăn củ cải sống - nhuận phổi

Củ cải tính mát có công dụng nhất định trong việc trị ho, nhuận phổi, đặc biệt là vào mùa đông, một số người thường xuất hiện nhiều đờm khô, phổi cũng không được thoải mái, lúc này ăn một ít củ cải sẽ có tác dụng hỗ trợ trị liệu.

Ăn củ cải sống vừa bổ sung nước cho cơ thể, có thể lợi tiểu, có ích cho sức khỏe.

Hiệu quả giảm đau của củ cải rất tốt. Điều này là do củ cải có chức năng lợi tiểu, có thể dùng để tẩy trừ sưng viêm, chất cay kháng khuẩn còn có thể hoạt lạc gân cốt, có hiệu quả giảm đau. Mùa đông nếu đau mỏi cơ bắp hoặc đau khớp, có thể trực tiếp lấy củ cải gọt vỏ, lấy vỏ đắp lên chỗ đau, cũng có thể bỏ vỏ củ cải vào trong một cái túi vải để chườm nóng. Khi bị đau răng, có thể đặt túi chườm nóng lên bề mặt da trên má, cũng có thể dùng bông tăm nhúng vào nước củ cải và đắp vào chỗ răng đau.

Củ cải làm món ăn không bị nóng, mùa đông lạnh chúng ta thường ăn nhiều thịt, ăn thịt sẽ sinh đờm, dễ bị nóng. Khi ăn thịt chúng ta nên kết hợp với một ít củ cải hoặc làm một số món ăn củ cải, như thế không dễ bị nóng và càng có tác dụng bổi bổ dinh dưỡng rất tốt.


Ăn củ cải giúp tiêu đờm, trừ ho


Tuy đờm tiết nhiều không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống.

Đờm là biểu hiện của nhiều chứng bệnh khác nhau nhưng chủ yếu là do viêm nhiễm đường hô hấp (viêm mũi, viêm họng, viêm xoang, viêm amidal, viêm - hen phế quản…).

Bạn có thể thoát khỏi chứng tiêu đờm nhờ bài thuốc trị liệu đơn giản như sau: Lấy 200 g xương heo rửa sạch, đập dập, chế nước đủ dùng và đun sôi rồi chuyển sang chế độ nhỏ lửa từ 15 – 20 phút để chiết lấy dịch tủy; sau đó vớt bỏ xương, lấy nước. Cho tiếp vào nước dịch tủy củ cải trắng tươi (cũng có thể dùng khô) đã rửa sạch, cạo sạch vỏ, thái miếng vừa ăn, đun nhỏ lửa tới chín, bắc ra nêm hành và gia vị, ăn nóng hoặc ăn cùng cơm hằng ngày, ăn liên tục tới khi khỏi bệnh.

Bài thuốc này có tác dụng nâng cao sức đề kháng cơ thể, hóa đờm, trừ ho, lợi đại tiểu tiện; thích hợp cho người bệnh có đờm nhiều do viêm nhiễm đường hô hấp. Đặc biệt, đây là bài thuốc tốt ở người bệnh viêm-hen phế quản thể nhiệt (có các triệu chứng như khí nghịch, họng khô, đờm dãi khò khè, ngực sườn đầy tức, đại tiểu tiện không thông…).

Sở dĩ bài thuốc nói trên có những công dụng như vậy là vì theo đông y, củ cải tươi có vị cay, tính mát vào kinh tì, phế, vị, giúp tăng cường tuần hoàn khí trong cơ thể, làm loãng và tiêu đờm, khai thông đường thở, giảm đầy trướng ở ngực và bụng, thúc đẩy tiêu hóa, tiêu ứ huyết, trừ lỵ, tán phong tà, giảm phù thũng, hạ áp, giúp đại tiểu tiện dễ dàng hơn… Tủy heo có vị ngọt quy kinh tì, tính bổ tủy, dưỡng âm, nâng cao thể trạng, kích thích tiêu hóa, hóa đờm, khai thông đường thở, nhuận tràng, thông tiện…

Tuy là dược thiện nhưng cũng cần lưu ý là người mắc bệnh khí hư bạch đới không nên dùng bài thuốc này, bởi củ cải sẽ làm bệnh khí hư nặng thêm. Cũng nên thận trọng với người có thể trạng quá suy nhược vì khi nấu chín, củ cải có tính chất đưa khí đi xuống; không được ăn củ cải sống bởi sẽ gây tác dụng ngược lại.


Mẹ bầu trị thâm nám nhờ củ cải


Các bà bầu đừng bỏ qua loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và rất có lợi cho này nhé!


Củ cải giàu dinh dưỡng, là thực phẩm vô cùng tốt dành cho phụ nữ có thai. Có hai loại: củ cải trắng và củ cải đỏ. Thông thường, củ cải được chế biến thành các món ăn khá hấp dẫn trong các bữa cơm gia đình. Ngoài ra, nó còn có tác dụng chữa một số bệnh như hen suyễn, đầy hơi, nhiệt miệng, sỏi mật... Các bác sĩ tin rằng nước ép củ cải đỏ có tác dụng rất tốt trong việc điều trị và ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.

Củ cải tốt cho mẹ và bé

Củ cải dồi dào vitamin C, đóng vai trò quan trọng như là một chất chống oxy hóa, bảo vệ các mô tế bào khỏi hư hỏng và giúp cơ thể hấp thu sắt. Đồng thời, vitamin C còn có tác dụng xây dựng hệ miễn dịch khỏe mạnh khi mang thai. Ngoài ra, trong củ cải còn chứa:

- Axit folic: giúp tránh cho bào thai khỏi các khuyết tật ống thần kinh.

- Kẽm: đóng vai trò xây dựng chức năng hệ thần kinh và bộ não của bé.

Mẹ bầu trị thâm nám nhờ củ cải - 1

Vitamin C trong củ cải có tác dụng xây dựng hệ miễn dịch
khỏe mạnh khi mang thai. (ảnh minh họa)

- Canxi và photpho: giúp xương và răng bào thai định hình tốt.

- Các vitamin B: đóng vai trò quan trọng giúp bào thai phát triển.

Giúp mẹ bầu chống cảm lạnh

Mùa đông với tiết trời lạnh giá sẽ rất dễ làm bà bầu bị cảm lạnh. Điều này thật không tốt chút nào. Hãy ăn các món chế biến từ củ cải, bởi nó có tác dụng giữ ấm cơ thể rất tốt.

Không chỉ vậy, củ cải chứa rất ít kalo và chất béo nên mẹ có thể yên tâm ăn mà không sợ béo phì. Hàm lượng nước cao trong củ cải tạo điều kiện tốt cho hệ tiêu hóa và giúp cơ thể giải độc. Đây là yếu tố rất có lợi cho thai kỳ. Chúng còn giàu isothiocyanates và indole, chất phytochemical giúp ngăn ngừa ung thư.

Làm đẹp da an toàn

Lúc bầu bí, rất nhiều chị em bị nám và tàn nhang khiến da mặt trở nên xấu đi. Lúc này, hãy sử dụng nước ép củ cải trắng như một công cụ làm đẹp da hữu hiệu mà không gây hại cho bà bầu. Khi thoa nước ép củ cải trắng trên mặt, chúng sẽ tạo thành một chất làm se da và tẩy trắng, giúp loại bỏ mụn đầu đen, tàn nhang và nám da hiệu quả.

Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng cả lá củ cải để thay thế. Một điều thú vị là lá củ cải cũng giàu dinh dưỡng không kém. Ngoài vitamin A, hàm lượng vitamin C trong lá nhiều hơn 4 lần so với củ. Vitamin C có thể phòng chống da lão hóa, ngăn chặn hình thành các vết thâm nám – nỗi ám ảnh của các bà bầu, và giữ cho da được trắng mềm.

Đặc biệt, chất xơ thực vật trong lá củ cải phòng phú. Các chất xơ thực vật này có thể xúc tiến dạ dày nhu động, tiêu trừ táo bón, có tác dụng bài trừ độc tố, từ đó cải thiện làn da thô ráp, mụn bọc...

Món ngon từ củ cải

Với tác dụng tuyệt vời từ cây củ cải, mẹ bầu hãy nhanh nhanh chế biến những món ngon để thưởng thức nhé. Đơn giản nhất là đem luộc, hoặc thời tiết se lạnh thế này, nên làm củ cải trắng kho thịt ăn với cơm thì sẽ rất hợp đấy.

- Canh hầm củ cải

Bạn cũng có thể nấu canh củ cải trắng với thịt nạc xay hoặc thịt gà. Cách làm như sau: Thái củ cải vừa ăn; thịt xay ướp hành tỏi, gia vị rồi cho lên bếp xào chín, thêm nước vào đun sôi. Cuối cùng, bỏ củ cải vào nấu chín, nêm gia vị vừa ăn sau đó thêm chút rau thơm rồi bắc xuống. Món này tuy đơn giản nhưng hết sức ngon miệng.

Mẹ bầu trị thâm nám nhờ củ cải - 2

Rất nhiều món ngon được chế biến từ củ cải. (ảnh minh họa)

Với củ cải đỏ, bạn hầm cùng sườn non cũng khá ngon. Ngoài ra, còn rất nhiều món ngon với củ cải, hãy thay đổi để có thực đơn vừa ngon miệng, vừa bổ dưỡng bạn nhé!

- Trà lá củ cải

Mẹ bầu cũng nên thảo khảo thêm cách làm trà lá củ cải cũng rất có ích đấy: Lá củ cải rửa thật sạch sau đó phơi khô 3 – 4 nắng. Cứ 30g lá khô bạn sắc với một lít nước. Khi sôi để lửa nhỏ trong vòng vài phút rồi lọc lấy nước uống. Vậy là bạn đã có thêm một loại đồ uống không chỉ tốt mà còn có tác dụng làm đẹp da nữa. Nếu thích, bạn có thể thêm chút đường cho dễ uống.

Lưu ý

- Bà bầu tuyệt đối không được ăn củ cải sống vì nó làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm trong thai kỳ.

- Không ăn quá nhiều bởi củ cải có tính lợi tiểu nên khi ăn nhiều sẽ làm tăng tiểu rắt, gây khó chịu cho bà bầu. Bên cạnh đó, ăn nhiều củ cải cũng có thể làm rối loạn tiêu hóa, gây đau bụng...

Theo các chuyên gia, bà bầu chỉ nên ăn 1-2 bữa củ cải được nấu chín mỗi tuần như củ cải hầm thịt, củ cải luộc, canh củ cải... Tránh ăn những món như củ cải sống làm nộm hay củ cải muối dưa chua vì chúng không an toàn cho phụ nữ mang thai.

Một điều khá quan trọng nữa là không nên dùng củ cải chung với cà rốt. Vì trong cà rốt chứa nhiều enzim phân giải vitamin C. Do đó dùng chung 2 thứ này sẽ phá hủy các thành phần dinh dưỡng. Bạn cũng lưu ý không nên dùng chung củ cải với nấm mèo đen. Nẩm mèo đen chứa nhiều hoạt chất sinh học, dùng chung với củ cải có thể phát sinh phản ứng hóa học phức tạp dẫn đến viêm da.

Giảm mỡ bụng bằng củ cải




Bình thường, hàm lượng mỡ trong gan chỉ chiếm khoảng 3,5 – 5%. Khi lượng mỡ tích lũy trong gan trở nên quá nhiều, lên tới 40 – 50%, thậm chí một số trường hợp lên đến 70%, đó là trạng thái bệnh lý gọi là “gan nhiễm mỡ”.


alt

Sự tích lũy mỡ trong mô gan, có liên quan mật thiết với sự phân bố mỡ ở trên cơ thể. Số liệu thống kê cho thấy, có tới gần ½ số người béo phì bị gan nhiễm mỡ. Do đó, độ dầy của lớp mỡ bụng, cũng là một “chỉ tiêu” khá chính xác, để chẩn đoán bệnh gan nhiễm mỡ.

Theo đông y, củ cải có tình bình, hơi mát, vị cay ngọt, vào 3 kinh tỳ, vị và phế, có tác dụng chỉ khái, hóa đàm, kiện tỳ thẩm thấp, thuận khí lợi niệu… Do có tác dụng “kiện tỳ”, “hóa đàm” và thẩm thấp”, nên củ cải có thể sử dụng để giảm béo (Đông y cho rằng, béo phì là tình trạng “đàm” và “thấp” ứ đọng quá nhiều trong cơ thể). Kinh nghiệm thực tế lâm sàng cho thấy: củ cải có tác dụng thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất béo, giảm béo và phòng ngừa béo phì rất tốt.

Vì vậy những người béo phì nên thường xuyên ăn các món chế biến từ củ cải. Cụ thể, để phòng ngừa béo phì, xúc tiến quá trình chuyển hóa mỡ trong cơ thể và hỗ trợ chữa trị béo phì, trong điều kiện gia đình, có thể chế biến món ăn từ củ cải theo 3 cách sau:

1. Củ cải xào trứng gà:

Thành phần: Dùng củ cải trắng 400g, trứng gà 1 quả, mộc nhĩ (ngâm nước cho nở) 10-15g, gừng (thái lát) 5g, hành (cắt thành từng đoạn ngắn) 5g, muối 4g, mì chính 1g, đường kính 3g, dầu thực vật 30ml.

Chế biến:

- Củ cải luộc chín, thái lát mỏng. Đập trứng gà vào bát, trộn đều, sau đó trộn đều với củ cải, chần qua với nước sôi.

- Đặt chảo lên bếp lửa, cho dầu thực vật vào, khi dầu nóng  thì cho củ cải, gừng, mộc nhĩ, hành, muối, đường, xào chín, cuối cùng cho mì chính vào trộn đều là được.

Tác dụng: Tiêu mỡ, giảm béo.

2. Củ cải trộn tương ớt:

Thành phần: Củ cải trắng 500g, rau mùi 25g, muối 5g, mì chính 3g, tương ớt 25g, dầu vừng 15ml.

Chế biến:

- Củ cải rửa sạch, thái sợi dài khoảng 4-5cm, thêm chút muối vào trộn đều, ướp chừng 5 phút, gạn bỏ nước, cho vào đĩa. Rau mùi rửa sạch, thái vụn, rắn lên củ cải vài sợi…

- Thêm tương ớt, dầu vừng, muối, mì chính vào, trộn đều là được.

Tác dụng: Kiện vị tiêu thực, hỗ trợ giảm béo.

3. Canh củ cải trứng gà:

Thành phần: Củ cải trắng 200g, trứng gà 3 quả, tỏi 5g, muối 3g, mì chính 1g, bột mì, dầu thực vật 10ml.

Chế biến:

- Củ cải rửa sạch thái chỉ: Tỏi đập giập, băm nhỏ. Trứng gà đập vào bát, đánh đều.

- Đặt chảo lên bếp lửa, đổ dầu thực vật vào, dầu gần chín thì cho tỏi vào xào cho thơm; cho của cải vào xào qua; thêm nước, nấu sôi trong khoảng 5 phút. Cho trứng gà, muối, gia vị vào trộn đều, nấu sôi lại rồi bắc ra. Cho mì chính vào trộn đều. Cuối cùng, rắc hành lên trên là được.




Bật mí từ củ cải cho đôi má phúng phính hồng


Có những điều dẫu đã thành muôn thuở nhưng không phải vì thế mà ai cũng biết. Bởi dù đã nghe nói nhiều lần rằng “đông ăn củ cải, hạ ăn gừng”, nhưng không vì thế mà ai cũng biết được ngay rằng, củ cải trắng không chỉ là một loại thức ăn bổ dưỡng mà còn là một loại “thần dược” làm đẹp da cho phái đẹp...


Những bất ngờ từ củ cải

Có lẽ với nhiều bà nội trợ, việc dùng củ cải trắng làm thức ăn mỗi ngày cũng thật bình thường như dùng bao loại rau khác. Củ cải được ưa thích trong chế biến các món ăn, thường xuyên xuất hiện trong bữa ăn.

Ăn củ cải trắng rất tốt cho sức khỏe, nhưng bên cạnh việc là một loại thức ăn bình dị và gần gũi thì củ cải còn có tác dụng rất lớn trong việc góp phần nuôi dưỡng, duy trì một làn da tươi sáng và đặc biệt là luôn hồng hào không chỉ trong ngày đông mà tất cả mọi ngày trong năm.

Trong những ngày đông, ăn củ cải thường xuyên cũng là một cách để chống lại những hanh khô cho làn da.

Có nhiều loại củ cải như củ cải đường, củ cải trắng, song gần gũi và phổ biến hơn cả vẫn là củ cải trắng. Đây là loại củ được trồng nhiều ở nước ta và được dùng để chế biến làm nhiều thức ăn khác nhau.

Trong 100g củ cải có 1.4g protid, 3.7g glucid, 1.5g xenluloza, 40mg canxi, 41mg photpho, 1.1mg sắt, 0.06mg vitamin B1, 0.06mg vitamin B2, 0.5mg vitamin PP, 30mg vitamin C... Lá và ngọn củ cải chứa tinh dầu và một hàm lượng đáng kể vitaminA, C. Củ cải là một loại rau củ có nhiều chất bổ.

Ngay từ xa xưa, Hải Thượng Lãn Ông trong sách “Lĩnh Nam bản thảo” đã chú ý đến củ cải. Ông gọi củ cải tên thuốc là “la bặc căn”, vị ngọt, hơi đắng, không độc, có tác dụng long đờm, tiêu thũng, trừ phong tà, phá ứ, thông tê, trừ lỵ.

Trong muôn vàn cách làm đẹp, củ cải chính là một trong những phương cách đem lại tự tin cho chị em chạm tới ước mơ về làn da trắng hồng không tì vết của mình.

Trong muôn vàn cách làm đẹp, củ cải chính là một trong những phương cách đem lại tự tin cho chị em chạm tới ước mơ về làn da trắng hồng không tì vết của mình.

Hạt củ cải được gọi là “la bặc tử” có vị cay ngọt, tính bình, có tác dụng trừ đờm, chữa ho, chữa lỵ, ung sang, đại tiểu tiện không thông. Trong dân gian, củ cải được dùng làm thuốc chữa nhiều loại bệnh.

Để chữa khản tiếng, mất giọng, không nói được có thể dùng 300g củ cải sống vắt lấy nước, 20g gừng sống vắt lấy nước rồi đem trộn 2 thứ vào nhau, mỗi ngày uống 2 lần. Uống như thế trong vòng 2 ngày, lập tức chứng bệnh sẽ tiêu tan.

Bị đau họng, trộn nước ép củ cải với một ít mật ong và muối rồi đảo đều, chờ đến khi củ cải nổi lên thì vớt lên, ăn mỗi ngày một ít. Nếu chẳng may bị chảy máu cam, vắt lấy một nửa bát nước từ 300g củ cải sống rồi cho thêm một ít rượu vào, sau đó đun nóng lên rồi lấy nước này nhỏ mũi từ 3-4 lần.

Không may bị lở loét do nhiệt miệng? Nước ép từ 300g củ cải sống hòa với nước lọc làm nước súc miệng chính là loại nước lý tưởng để xoa dịu những cơn đau nhức và khiến chúng dần biến mất.

Ngày nay, những nghiên cứu khoa học ở nước ngoài còn phát hiện thấy hạt củ cải có tác dụng hạ huyết áp, không những thế, nước ép củ cải còn có tác dụng giảm huyết áp nhẹ.

Vì thế, với những người bị tăng huyết áp, xơ cứng động mạch, nên uống nước ép củ cải pha với mật ong để hỗ trợ tốt hơn cho quá trình điều trị các loại bệnh này. Vitamin C trong củ cải còn giúp bài trừ các chất thải trong cơ thể, thúc đẩy cơ thể trao đổi chất.

Ăn củ cải thường xuyên hoặc uống nước ép củ cải sẽ thúc đẩy tiêu hóa. Thứ nước này còn có tác dụng hấp thu tinh bột trong thực phẩm và giúp hóa giải thức ăn tích trữ trong dạ dày nên giúp phòng chống được đau dạ dày và loét dạ dày.

Vào những ngày mùa đông, nếu ho hoặc xuất hiện nhiều đờm khô thì việc ăn củ cải sẽ giúp tiêu tan thứ bệnh khó chịu này. Trong những ngày đông lạnh giá, nếu căn bệnh mỏi cơ bắp hoặc đau khớp ghé thăm, thì có thể lấy vỏ củ cải đắp trực tiếp lên chỗ đau hoặc bỏ vào một cái túi vải để chườm nóng. Khi này, củ cải có tác dụng rất tốt trong việc giảm đau.

Sở hữu làn da như mơ ước nhờ củ cải

Với phái đẹp thì việc sở hữu một làn da trắng hồng luôn là mơ ước của nhiều người. Xu thế hiện nay, bên cạnh những người tìm đến làm đẹp bằng dao kéo và những mỹ phẩm đắt tiền thì nhiều người lại thích chăm sóc làn da của mình bằng các liệu pháp tự nhiên nhất.

Lúc này, các loại rau, củ, quả trở thành một nguyên liệu làm đẹp đảm bảo tuyệt vời và đặc biệt là không có tác dụng phụ. Phụ nữ Nhật Bản từ trước tới nay vẫn nổi tiếng là những người phụ nữ tinh tế, khéo léo và đặc biệt là không những tuổi thọ cao, cơ thể khỏe mạnh, vóc dáng thon thả mà làn da của họ luôn trắng mịn.

Người ta dần quen thuộc với hình ảnh các mỹ nữ Nhật với làn da trắng mịn màng, đôi môi đỏ tươi vô cùng tươi tắn thu hút ánh nhìn và sự ngưỡng mộ không chỉ với người khác giới. Phụ nữ Nhật Bản không giống các mỹ nữ của xứ sở Kim Chi là thường tìm đến vẻ đẹp bằng dao kéo.

Bí quyết gì đã giúp cho họ có được những điều đáng mơ ước như vậy? Thực sự là bí quyết của họ rất đơn giản. Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, những phương pháp làm đẹp truyền thống của họ chủ yếu là sử dụng nguyên liệu từ thiên nhiên, những thứ hết sức an toàn và không có tác dụng phụ, lại vừa tiết kiệm mà lại cực kỳ hiệu quả.

Một trong những cách được yêu thích và khá phổ biến của họ chính là dùng củ cải. Củ cải trắng ngoài việc cung cấp vitamin C có tác dụng chống ô xy hóa cho da còn ức chế sự tổng hợp hắc tố melamin, ngăn sự lắng đọng lipofuscin, giúp cải thiện làn da đen, nám, sạm.

Loại củ được mệnh danh là “nhân sâm bình dân” này được cắt thành những lát mỏng và đem phơi khô để làm nguyên liệu cho nước tắm. Trước khi tắm, cho củ cải khô vào một túi vải và ngâm vào nước tắm nóng 15-20 phút rồi mới tắm.

Các vitamin có trong củ cải sẽ thấm sâu vào làn da, khiến cho làn da mịn màng và luôn tươi sáng. Trong những ngày mùa đông, loại nước tắm này không chỉ giúp dưỡng ẩm cho làn da mà còn có tác dụng giữ ấm cho cơ thể.

Uống nước ép củ cải trước bữa ăn cũng được phụ nữ Nhật Bản thường xuyên sử dụng để mang lại vóc dáng thon gọn. Loại nước ép này có tác dụng giảm béo hiệu quả mà không cần phải ăn kiêng hoặc hạn chế lượng thức ăn.

Đắp mặt nạ có nguyên liệu từ củ cải cũng là một trong những cách tiến gần đến giấc mơ sở hữu làn da đẹp. Mặt nạ củ cải, rau diếp cá sẽ giúp da mặt trắng hồng, rạng rỡ và đặc biệt là hết khô nẻ trong những ngày đông.

Cách làm rất đơn giản: xay hoặc dùng nước ép rau diếp cá và nước ép củ cải trộn với nhau, đắp lên mặt trong vòng 15 phút rồi rửa lại bằng nước sạch. Mỗi tuần thực hiện từ 2 đến 3 lần sẽ đem lại làn da bất ngờ đáng mơ ước đấy. Nếu có bị cháy nắng thì nước ép củ cải và mật ong sẽ là phương pháp tuyệt vời để xoa dịu đi những vết rám nắng trên da.

Một chậu nước rửa mặt mỗi ngày có pha nước ép củ cải cũng là cách để đem lại một làn da khỏe mạnh và một cảm giác thật dễ chịu, nhẹ nhàng không chỉ cho làn da mà cho cả tinh thần.

Song song với việc dùng mặt nạ thì việc cung cấp các chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng cho làn da từ bên trong là rất quan trọng. Ngoài việc ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng thì uống trà bằng lá củ cải là một phương cách rất tốt cho việc nuôi dưỡng, và tiến tới sở hữu một làn da trắng hồng.

Trong lá củ cải, hàm lượng Vitamin C nhiều hơn 4 lần so với củ. Vitamin C có tác dụng phòng chống da lão hóa, ngăn chặn hình thành các vết thâm nám, giữ cho da được trắng mềm. Ngoài ra, vitamin A và C đều có tác dụng chống ô xy hóa, khống chế các bệnh ung thư và đề phòng chống lão hóa, cũng như xơ cứng động mạch.

Vì thế, việc uống trà bằng lá củ cải rất có tác dụng trong việc làm đẹp da. Cách làm rất đơn giản, chỉ cần rửa sạch lá củ cải, phơi khô 3-4 ngày. Lấy 30g lá cho vào nấu cùng với 1 lít nước, sau khi sôi chỉnh lửa nhỏ vừa, nấu thêm vài phút nữa, sau đó lọc nước ra uống, có thể thêm vào một ít đường để dễ uống hơn.

Làm đẹp luôn là nhu cầu của các chị em, vì thế, mỗi người một làn da, thì mỗi người lại có một phương cách sao cho phù hợp với làn da của mình. Trong muôn vàn cách làm đẹp, củ cải chính là một trong những phương cách đem lại tự tin cho chị em chạm tới ước mơ về làn da trắng hồng không tì vết của mình.


Nước ép củ mã thầy và củ cải
Canh củ cải nấu thịt gà chinh phục bé yêu
Tỉa hoa bằng cà rốt, củ cải
Bông củ cải
Món cá lóc kho củ cải đậm đà ngon cơm


(st)



Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
xông củ cải trắng và muối có tác dụng gì
hơn 1 tháng trước - Thích (5) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý