Kế hoạch kinh doanh quán nhậu

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Kế hoạch kinh doanh quán nhậu

19/04/2015 02:41 AM
10,430

Không khí tại các quán nhậu vẫn đông đúc, sôi động mặc cho những khó khăn về kinh tế



Quán nhậu vẫn sống tốt

Khó lòng mà đếm hết các hàng quán có thể “lai rai” trong thành phố hiện nay. Các “tửu quán” đua nhau ra đời như nấm mọc sau mưa, từ cao cấp như nhà hàng cho đến quán cóc vỉa hè đều có. Nhà hàng, làng nướng, khu ẩm thực… thì phục vụ đủ món. Bình dân hơn là các quán chuyên lẩu hoặc nghêu sò ốc hến. Trong thành phố, hiện nay có một số quán chuyên bán lẩu tập trung trên các con đường như: Tùng Thiện Vương (quận 8), Dương Tử Giang (quận 5) v.v… hoặc “con đường nghêu sò” Luỹ Bán Bích (quận Tân Phú). Nhiều chủ quán nhậu cho biết tình hình kinh doanh lĩnh vực này hiện khá thuận lợi.

Chỉ trên một đoạn ngắn như đường Lữ Gia mà đã có khoảng tám quán nhậu, khách khứa chật ních. Các quán trên đường Bình Tiên (quận 6) thì tấp nập dân lao động, không khí sôi nổi chưa từng có.

Chị Hồng, chủ quán Hồng trên đường Bình Tiên cho biết: “Quán tui hơi lạ là ngày đầu tuần lại đông khách nhất. Trung bình mỗi ngày quán bán được hơn mười két bia các loại”.

Anh Tuấn, quản lý quán Phượng Hồng trên đường Lữ Gia cho biết: “Năm nay quán bán được hơn năm rồi, khách đến quán đủ thành phần lao động. Buổi sáng, khách chỉ vô lai rai, từ năm, sáu giờ chiều mới bắt đầu đông”.

Ngay cả quán nằm ở vùng ven thành phố như huyện Bình Chánh cũng tấp nập không kém. “Quán tui là quán bình dân nên toàn dân lao động không à! Năm nay không ế hơn năm rồi bao nhiêu. Mỗi ngày bình quân bán được cũng vài chục cái lẩu, hơn sáu két bia và khoảng năm lít rượu”. Chị Quang, chủ quán Hai Quang trên đường 5A cho biết.

Cái lý của dân nhậu

Có những đối tượng như nhân viên văn phòng, công chức… do thu nhập cố định nên nhiều người chưa nghĩ đến việc cắt giảm khoản chi tiêu này, Anh Phúc, nhân viên văn phòng (quận 3) cho biết: “Kinh tế khó khăn chỉ ảnh hưởng đến công nhân thôi chứ làm văn phòng như tụi tôi đâu ảnh hưởng bao nhiêu. Lúc nào xong việc, rảnh là đi nhậu chứ không nhân dịp gì hết. Mà dạo này công ty ít việc nên càng rảnh nhiều hơn”.

Có thật nhiều lý do để người ta vô quán nhậu, như anh Kiệt, nhân viên bảo vệ (quận Tân Phú): “Cuối tháng lãnh lương thì ra quán. Nếu ai “rửa” gì đó hoặc có sếp đi chung thì khỏi trả tiền, mình cứ vô tư nhậu”.

“Vui nhậu, buồn nhậu, không vui không buồn cũng nhậu” là câu nói dường như đã quá quen thuộc với dân nhậu. Nhiều “chuyên gia” ngồi quán lý lẽ, ai nói nhậu là tốn tiền? Chỉ xị rượu hay vài lít bia hơi, dăm ba trái cóc là nhậu được rồi. Sang hơn thì vô quán lẩu hay nhà hàng, đã có “kế hoạch” sẵn rồi. Cả đám hùn lại mỗi người chỉ tốn vài chục ngàn.

Người lao động thì tìm đến quán nhậu bình dân. Anh Hoàng, thợ hồ ở quận Bình Tân nói: “Ít việc, nghỉ sớm không biết làm gì thì kiếm cái nhậu lai rai. Anh em hùn lại nên cũng không tốn kém bao nhiêu”.

Kết quả là các quán nhậu vẫn tưng bừng.

Quán nhậu bình dân, nguyên liệu rẻ chưa hẳn đã lời khủng

Quán nhậu bình dân- lực lượng fan khủng

Lai rai với bạn bè đã, đang và có lẽ dần là một trở thành một nét văn hóa rất Sài thành. Không sang trọng, không du dương trong những âm hưởng nhẹ nhàng, không quá lịch thiệp trong cách phục vụ, không những món ăn thượng hạng như trong những nhà hàng cao cấp; quán nhậu bình dân với những nét dân dã đang hút một lượng thực khách khá lớn.

Cảnh sôi động tại một quán nhậu bình dân

Nói đến chuyện ăn nhậu của người Sài Gòn thì kể cả ngày không hết. Với nét phóng khoáng đậm chất Nam Bộ, người Sài Gòn có thói quen ngồi tán gẫu và lai rai nhậu cùng nhau. Chúng ta dễ dàng bắt gặp không khí sôi động, ồn ào, những cái cụng ly công cốp, những nụ cười sảng khoái  trong quán nhậu bình dân sau một ngày mệt mỏi hay trong những ngày cuối tuần. Không xa lạ khi bắt gặp hình ảnh các bạn trẻ vừa nhậu vừa lắc lư hát theo tiếng đàn. Anh Quân ngà ngà say nói: “cuộc đời thế này là nhất rồi”. Xa rời cái bộn về cuộc sống, nhìn các bạn trẻ say sưa hát, một cảm giác bình yên đến lạ.

Quán nhậu bình dân thu hút người ta không bởi chỉ các món ăn độc lạ, giá cả phải chăng; mà còn bởi các không khí sôi động rất riêng của nó

Quán nhậu bình dân thu hút người ta không bởi chỉ các món ăn độc lạ, giá cả phải chăng; mà còn bởi các không khí sôi động rất riêng của nó. Một không gian cởi mở khiến dường như con người ta gần nhau hơn, dễ chia sẻ, dễ đồng điệu hơn. Sự dân giã xóa dần khoảng cách, xóa dần cái những cái xa lạ để cùng nhau tận hưởng những phút giây thư giãn.

Không ít người ghiền cái phong cách của quán nhậu bình dân. “ Không hẳn vì không đủ tiền để đến các nhà hàng sang trọng mà đến với quán nhậu bình dân, tôi tới đây thể được hát hò, được bù khú, để tạm gạt qua cái bộn bề cuộc sống, cười sảng khoái với bạn bè. Cái không khí dân giã, gió mát hiu hiu ở đây không nhà hàng có được”, anh Nam- “mối ruột” của những quán nhậu bờ kè tâm đắc chia sẻ.

Nguyên liệu cực rẻ, chưa hẳn đã lời khủng

Nói sân chơi quán nhậu bình dân thì vô vàn. Bao nhiêu người muốn bước vào thị trường màu mỡ đầy tiềm năng này. Cứ nhìn cái văn hóa nhậu rai lai của người Sài Gòn thì biết, người người nhậu, sáng nhậu, chiều nhậu, đêm khuya cũng nhậu.

Nguyên liệu rẻ chưa hẳn đã lời khủng!

Rồi bao nhiêu chiêu trò, cách thức để có được nguồn cung cấp nguyên liệu rẻ nhất, ngon nhất và chế biến được các món ăn độc đáo, lạ nhất để hút khách. Quán càng có nhiều món “độc” thì càng hút khách. Chuyện mang chuột, rắn, dế, bọ cạp, thằn lằn núi, kiến mối không  có gì là lạ lẫm.

Với những nguồn lấy nguyên liệu vừa rẻ, vừa độc, không tốn kém quá cho tiền mặt bằng, quán nhậu bình dân tưởng chừng dễ kiếm lời. Nhưng thật sự, nếu không đông khách thì xin thưa chẳng thể nào bạn kiếm được lời khủng từ hình thức kinh doanh này.

Một số chủ quán nhậu trên bờ kè tiết lộ, số tiền lời có thể chiếm 25-40% doanh số bán được.

Đặc thù của quán nhậu bình dân là giá món ăn 50 nghìn đến 120 nghìn khiến nhiều người chấp nhận được. Đặc biệt, với các ốc kiếm được nguồn nghêu sò rẻ chỉ từ 12 nghìn đến 15 nghìn/ kg, ngao khoảng 20 đến 22 nghìn/kg. Sau khi gia vị chế biến chủ quán có thể bán được 2 đến 3 phần với giá 50 nghìn/ phần. Trừ đi các chi phí phát sinh thì nhẩm tính lợi nhuận không phải nhỏ. Chưa kể đến bia, rượu, và những thứ linh tinh khác. Một số chủ quán nhậu trên bờ kè tiết lộ, số tiền lời có thể chiếm 25-40% doanh số bán được.

Nhưng sự thật có phải luôn như vậy? Anh Hùng- mới dẹp tiệm một quán nhậu nghêu sò bình dân trên quận 12 thất thểu: “Nghĩ là lời chắc, sau khi tính toán kỹ lưỡng, trừ chi phí tối đa, tôi nghĩ với nguồn nguyên liệu quá rẻ, lời 30% trên doanh thu là quá ổn. Ai ngờ, quán vắng teo. Cả tối bán được có 1 triệu bạc, chả bỏ bèn gì”.

Chỉ chăm chăm nghỉ đến nguồn nguyên liệu rẻ, chi phí rẻ chắc hẳn sẽ lời nhiều khiến anh Hùng thất bại. Nhưng cái ngành kinh doanh siêu lợi nhuận này cũng đâu có dễ kiếm ăn đến thế. Món ngon, nguyên liệu rẻ, chi phí rẻ chưa hẳn đã lời nhiều.

Bí kíp lời khủng

Đến các quán nhậu ven sông khu Bình Lợi, với khách tấp tập ra vào thưởng thức cái không khí thoáng mát, dô hò cùng bạn bè thì có thể mường tượng ra cái ngành kinh doanh siêu lợi nhuận này. La cà từ 18 giờ tối tới gần 22 giờ tại quán X, ước tính có khoảng 200 lượt khách; chưa kể thứ bảy và chủ nhật. Với giá cả phải chăng, mỗi khách chỉ tốn trung  bình khoảng 100 nghìn tiền đồ ăn. Như vậy số tiền lời: 30% x (150 nghìn  x 200 lượt khách) = 6 triệu đồng. Chưa kể quán nhậu bình dân còn được hưởng phần trăm khá cao từ bia, rượu bán cho khách hàng. Chỉ với phép tính nhẩm đơn giản và sơ đẳng như thế thì đủ biết các quán nhậu bình dân ăn nên làm ra thế nào.

Quán nhậu bình dân tấp nập vào chiều tối

Lãi khủng như thế ai chẳng mê, ai chẳng muốn nhảy vào làm ăn. Nhưng để kinh doanh thành công thì cần phải có “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” chứ không chỉ nguyên liệu rẻ là chắc thắng.

Đầu tiên, phải nói đến địa bàn. Người xưa thường nói: đi buôn có bạn, đi bán có phường. Vì thế các quán nhậu bình dân thường có vị trí thuận lợi, có khi tạo thành một khu để cùng xây dựng thương hiệu. Khỏi phải nói nhiều, người dân Sài Gòn ít ai không biết các quán nhậu bình dân bờ kè kênh Nhiêu Lộc, bờ kè khu chung cư Miếu Nổi, Bình Quới, các quán lẩu cá kèo đường Bà Huyện Thanh Quan.

Nhưng cái tên kêu đôm đốp, gợi hình ảnh như: lưỡi vịt sapo, khổ qua xào kim sa, đậu hũ gót hồng, cá kèo sa mạc… hẳn khiến nhiều thực khách tò mò.

Tiếp đến, là quán phải có nhiều món độc lạ, ngon bổ rẻ. Không những độc lạ từ nguyên liệu mà còn từ cách chế biến, đặt tên. Nhưng cái tên kêu đôm đốp, gợi hình ảnh như: lưỡi vịt sapo, khổ qua xào kim sa, đậu hũ gót hồng, cá kèo sa mạc… hẳn khiến nhiều thực khách tò mò.

Không thể không nhắc đến là vệ sinh an toàn thực phẩm. Dân nhậu giờ cũng lo lắng cho sức khỏe phải biết. Thêm vào đó không gian quán sạch sẽ, thoáng mát, chén bát sạch sẽ thì khách mới ăn ngon miệng, mới thoải mái được.

Quan trọng hơn là thái độ phục vụ khách. Đừng nghĩ khách hàng bình dân thì thế nào cũng được. Không khí có suồng sã, ồn ào thật; nhưng không vì thế mà khách hàng không được phục vụ chu đáo. Sự nhanh nhẹn, chiều khách của người phục vụ, đầu bếp là hết sức quan trọng.

Và cuối cùng là phải tạo cho quán một nét riêng, không lẫn vào đâu được để khách hàng luôn muốn ghé đến, giới thiệu cho bạn bè, chiến hữu của mình.

Nắm bắt được tâm lý khách hàng, nguyên liệu rẻ, quản lý tốt sẽ làm nên một quán nhậu bình dân đậm phong cách và lời khủng.


10 điều quan trọng cho một kế hoạch kinh doanh

Một kế hoạch kinh doanh tốt không những quyết định sự thành công trong việc biến ý tưởng kinh doanh ban đầu trở thành hiện thực mà còn giúp cho bạn duy trì sự tập trung sau khi đã thành công Môi trường kinh doanh ngày càng khốc liệt đang đòi hỏi các doanh nghiệp cần hoạt động chuyên nghiệp và bài bản hơn.

Để thành công, việc đầu tiên trước khi bắt đầu khởi sự một doanh nghiệp là phải lập một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh, từ khâu phát triển một ý tưởng kinh doanh, nghiên cứu thị trường (market research) và tính khả thi của ý tưởng đó, đến việc quản lý các hoạt động kinh doanh hàng ngày (day-to-day operation management) khi bắt tay vào thực hiện các ý tưởng kinh doanh đó.

Trong thời kỳ chuyển đổi các mô hình tổ chức và thành lập mới, các doanh nghịêp Việt Nam nói chung, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã ý thức được tầm quan trọng của việc lập kế hoạch kinh doanh. Tuy nhiên các doanh nghiệp này còn chưa chú trọng đến việc lập một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh theo đúng nghĩa của nó để mang lại hiệu quả tối ưu, mà thường đưa ra các kế hoạch sơ sài do thiếu điều kiện về nguồn lực, nhân sự và thời gian.

Bài viết này xin đưa ra một vài ý kiến tham khảo về sự cần thiết và các yêu cầu của một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh.

Trước hết, nói về sự cần thiết về việc lập kế hoạch kinh doanh. Kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp cũng giống như bản đồ cho bạn đi du lịch một nước nào đó vậy. Một câu nói thường ngày của các nhà kinh tế và quản lý cũng như các chủ doanh nghiệp là: "If business fails to plan, it plans to fail" (Nếu doanh nghiệp thất bại trong việc lập kế hoạch, thì doanh nghiệp đã lập kế hoạch cho sự thất bại rồi đó). Câu nói này bao trùm tất cả mọi ý nghĩa của sự cần thiết phải lập kế hoạch kinh doanh.

Nếu như không có một kế hoạch kinh doanh tốt, cho dù bạn có những ý tưởng kinh doanh vĩ đại đến mức nào thì cũng rất khó thành công, thậm chí còn là thất bại nặng nề. Một kế hoạch kinh doanh tốt không những quyết định sự thành công trong việc biến ý tưởng kinh doanh ban đầu trở thành hiện thực mà còn giúp cho bạn duy trì sự tập trung sau khi đã thành công.

Một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh nên bao gồm mười nội dung cơ bản như sau:

1. Việc đầu tiên và quan trọng nhất là ý tưởng kinh doanh (bussiness ideas):
Bạn phải nung nấu trong đầu một ý tưởng kinh doanh và suy nghĩ kỹ về những ý tưởng đó. Lịch sử đã chứng minh, ý tưởng, dù cho điên rồ hay vĩ đại, thì cũng đều có những khả năng thành công. Ví dụ như Bill Gates từ bỏ trường đại học để thành lập công ty thì lúc đó, nhiều người coi đó là điên rồ nhưng cuối cùng, thế giới ai cũng biết đến sự thành công của ông.

2. Đặt ra mục tiêu kinh doanh và những thành quả cần đạt được (objectives and goals): Đây chính kết quả mà trong ý tưởng kinh doanh cần đạt được. Bạn sẽ phải trả lời những câu hỏi sau: Bạn sẽ đạt được cái gì từ việc kinh doanh của bạn về mặt thời gian, tiền bạc và kinh nghiệm? Làm thế nào để đo lường mức độ thành công của việc kinh doanh đó (ví dụ như tổng doanh thu, lợi nhuận ròng, bao nhiêu nhân công, bao nhiêu thị phần). Sau bao lâu thì có thể đo lường mức độ thành công đó (một năm, hai năm hay năm năm)?

Việc đặt ra mục tiêu và thành quả đạt được có thể gói gọn vào chữ SMART (thông minh) trong đó S là Specific (Cụ thể), M là Measurable (có thể đo lường được), A là Achievable (Có thể đạt được), R là Realistic (Thực tế) và T là Timely (thời hạn)

3. Nghiên cứu và phân tích thị trường: Để đảm bảo kinh doanh thành công, cần phải tổ chức nghiên cứu và phân tích thị trường. Phải xem xét xem trên thị trường đã có những công ty, tổ chức nào đã kinh doanh trong lĩnh vực đó, sự thành công của họ như thế nào, khách hàng của họ là ai, nhu cầu của thị trường trong tương lai như thế nào...

Nếu như bạn không có chuyên môn trong lĩnh vực nghiên cứu và phân tích thị trường, tốt nhất là bạn nên tìm đến một công ty tư vấn. Công ty tư vấn sẽ cung cấp cho bạn tất cả những thông tin nghiên cứu và phân tích thị trường với nội dung theo đơn đặt hàng của bạn.

4. Phân tích thế mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ (SWOT analysis):
một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh không thế thiếu mục này. Hơn ai hết, bạn phải biết thế mạnh và điểm yếu của bạn khi thực hiện mục tiêu kinh doanh đó.

Ví dụ như bạn là một chuyên gia máy tính và bạn muốn kinh doanh trong lĩnh vực máy tính thì đó là điểm mạnh trong lĩnh vực mà bạn đang kinh doanh nhưng điểm yếu có thể là bạn chưa có kinh nghiệm quản lý, kinh nghiệm marketing…Phân tích thị trường cũng gíúp cho bạn dự đoán những cơ hội và thách thức đe doạ tới sự thành công của ý tưởng kinh doanh đó khi bắt tay vào thực hiện.

5. Xác lập mô hình tổ chức kinh doanh: Theo Luật Doanh nghiệp năm 2005, bạn sẽ chọn một trong những loại hình kinh doanh như sau: doanh nghịêp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp doanh… Dựa vào phân tích hạn chế và lợi thế của từng hoại hình doanh nghiệp, bạn sẽ quyết định đăng ký kinh doanh theo mô hình doanh nghiệp nào.

6. Lên kế hoạch marketing: Những chiến lược mà bạn sẽ thực hiện để lôi kéo khách hàng và quan trọng hơn là để giữ khách hàng khi đã sử dụng sản phẩm và dịch vụ của bạn. Luôn đặt câu hỏi: làm thế nào để khách hàng biết sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp và chiến lược marketing nào là tốt nhất để làm điều đó. Dù cho sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp của bạn tốt đến mức nào đi nữa nhưng sẽ là vô nghĩa nếu như không ai biết đến doanh nghiệp của bạn.

Ba nguyên tắc cơ bản trước khi lập một kế hoạch marketing là segment (phân loại khách hàng) - target (lựa chọn đối tượng khách hàng công ty hướng tới)- position (xác định vị thế tương lai của công ty, công ty muốn khách hàng nhìn nhận về mình thế nào). Khách hàng phải là điểm xuất phát, đồng thời là điểm chốt cuối cùng của mọi hoạt động marketing.

7. Lập kế hoạch vận hành: Tập trung vào các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp, ví dụ như nhân sự, phương tiện máy móc và quy trình lưu hoàn công việc. Những văn bản pháp lý nào điều chỉnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp của bạn.

8. Có sẵn kế hoạch quản lý con người: Lên cơ chế kiểm soát sự vận hành công việc kinh doanh của bạn bao gồm đội ngũ quản lý, nhân viên và những kỷ năng và trình độ của họ. Có sự phân công công việc và phân quyền rõ ràng. Thường xuyên có các buổi họp đánh giá tình hình hoạt động của các phòng ban. Có kế hoạch đào tạo và phát triển nhân viên và các cấp quản lý.


9. Kế hoạch tài chính: Nguồn tài chính nào để tài trợ cho kế hoạch kinh doanh, ví dụ như nguồn vốn vay, vốn của chủ sở hữu và các nguồn tài chính đó sẽ được sử dụng như thế nào. Nhiều doanh nhân cho rằng, kế hoạch tài chính là quan trọng nhất quyết định sự sống còn của doanh nghiệp.

Dựa trên những số liệu từ nghiên cứu thị trường, bạn sẽ phải tiên đoán trong năm năm đầu các dòng tiền sẽ như thế nào, lúc nào sẽ cân bằng thu chi, lúc nào sẽ hoàn vốn, sự luân chuyển của đồng vốn như thế nào. Vốn luân chuyển là nguyên nhân mà nhiều doanh nghiệp mới thường thất bại nên lập kế hoạch chi tiết cho vấn đề này là một vấn đề sống còn.

Ví dụ như bạn cần phải đảm bảo rằng trong khi bạn đang trông chờ các nguồn thu vào thì đã có đủ một khỏan tiền để trang trải các chi phí cho nhà cung cấp. Nếu bạn không cân nhắc đến yếu tố này một cách nghiêm chỉnh, bạn có thể gặp thất bại mặc dù đó là một bản kế hoạch kinh doanh có thể thành công. Nếu như bạn không có chuyên môn về tài chính, tốt nhất nên tham gia các lớp học ngắn hạn đào tạo về tài chính cho nhà quản lý.

10. Kế hoạch thực hiện:
Liệt kê các hoạt động chi tiết để doanh nghiệp đạt được mục đích đề ra và càng chi tiết càng tốt. Đặt ra những ưu tiên và những hạn định về thời gian cho mỗi công việc để giúp bạn có thể theo dõi và đo lường mức độ hoàn thành công việc. Nên lưu ý dành thời gian cho những công việc phát sinh và những khó khăn khách quan trong quá trình thực hiện.

Sau khi bạn đã vạch ra một kế hoạch kinh doanh chi tiết, hãy thường xuyên rà soát lại và bổ sung thêm. Hơn nữa, luôn đặt mục tiêu cho mỗi công việc cụ thể và đánh giá mức độ thành công của mỗi mục tiêu đó.

Cuối cùng, khi khởi sự một doanh nghiệp, các doanh nhân thường dành hết thời gian cho công việc. Nhưng còn cuộc sống riêng của mình thì sao? Một kế hoạch kinh doanh dù hoàn hảo cũng sẽ khó thành công nếu như bạn không tính đến cuộc sống cá nhân. Khi bạn kết hợp tất cả các mục tiêu kinh doanh của bạn lại với nhau, bạn cũng nên nghĩ đến việc kết hợp cả cuộc sống cá nhân của bạn vào kế hoạch này, và đó chính là động lực lớn nhất để đạt mục tiêu hơn bất cứ thứ gì khác.




Kế hoạch kinh doanh bán lẻ cực hay

Lên kế hoạch cho năm mới thật hoàn hảo
Mở quán cafe cần những gì
Kinh nghiệm buôn bán trên mạng
Kinh nghiệm buôn bán trên mạng
Ý tưởng kinh doanh với số vốn nhỏ


(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
e co khoang 50trieu muon mo quan nhau binh dan co du ko ah
hơn 1 tháng trước - Thích (21) - Trả lời
CŨng có khả năng nhưng vẫn ít so với thời bưởi giá cả như hiện nay
a cho em tham khảo 1 kế hoạch làm qán nhậu vỉa hè dc k anh làm về ốc
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
cho mình xin kế hoạch mở quán nhậu bình dân với
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý