Triệu chứng sau khi hiến máu nhân đạo - một số điều cần lưu ý

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Triệu chứng sau khi hiến máu nhân đạo - một số điều cần lưu ý

19/04/2015 02:42 AM
7,495

Máu là món quà vô giá mà cuộc sống đã ban tặng cho mỗi chúng ta. Hàng ngàn người không may mắn đang khao khát chờ có máu để được cứu sống. ''Thương người như thể thương thân'' xin đừng ngại ngần, máu của bạn là vô giá với người bệnh.

 

BIỂU HIỆN SAU KHI HIẾN MÁU

Vừa qua, bạn em sau khi hiến máu về rất buồn ngủ và xuất hiện vết bầm nơi lấy máu  mãi mà không khỏi. Em cũng muốn đi hiến máu nhưng rất lo lắng . Xin quý báo giải thích.

Nguyễn Thị Na (Cao Bằng)

Bạn không nên quá lo lắng về vấn đề trên. Trong một vài trường hợp, có trạng thái buồn ngủ trong ngày đầu, đây cũng là trạng thái tạm thời do sự lập lại cân bằng của cơ thể. Bạn nên nghỉ ngơi hôm sau sẽ khỏi ngay.

Ngoài ra, sau khi hiến máu nếu có cảm giác mệt, chóng mặt nên lên giường nằm nghỉ chú ý, gối đầu thấp, kê 2 chân lên cao như vậy trong những triệu chứng này sẽ khỏi, không phải lo lắng nhiều.

 Ảnh minh họa (nguồn Internet)

Xuất hiện vết bầm xung quanh nơi tiêm hoặc gần đó, không dùng các loại dầu xoa lên vì vết bầm tím sẽ loang ra. Nếu muốn nhanh tan vết bầm cần chườm lạnh bằng khăn lạnh hoặc  nước đá, một tuần sau vết bầm sẽ phai dần rồi sẽ tan mất. Để tránh vết bầm nơi lấy máu ngay sau khi nhân viên y tế rút kim ra, bạn cần giữ chặt miếng bông dán lên trên vết tiêm bằng cách dùng ngón tay cái của bàn tay phía không tiêm ấn giữ miếng bông, còn các ngón khác đặt bên dưới cùi chỏ, như thế miếng bông không bị lỏng, máu không chảy ra ngoài, ấn chặt miếng bông khoảng 5 phút sẽ cầm máu tốt.

Sau khi hiến máu bạn cần lưu ý: Không nên làm việc nặng, nhất là khuân vác, vận động mạnh với cánh tay bị tiêm, không lái xe tải, không uống rượu. Nên làm việc nhẹ hoặc nghỉ ngơi. Uống thuốc bổ máu theo chỉ dẫn của bác sĩ.


SAU KHI HIẾN MÁU, CHỖ LẤY MÁU BỊ BẦM TÍM

Thưa bác sĩ,

Cháu hiến máu nhân đạo và giờ chỗ lấy máu tím rất ghê. Vậy cho cháu hỏi liệu có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không ạ và liệu sau bao lâu thì khỏi? (Hương Cảnh, 18 tuổi - Đà Nẵng)

BS-CK1 Nguyễn Thị Thu Thảo:

Chào cháu Hương Cảnh,

Sau hiến máu, xung quanh chỗ lấy máu thường có vết bầm tím, nếu bầm nhiều “nhìn thấy rất ghê” như cháu mô tả, nhưng đây không phải là bệnh lý gì ghê gớm cả cháu à.

Vết bầm này có thể là do lúc lấy máu tĩnh mạch bị bể hoặc do sau khi lấy máu xong cháu không đè chặt miếng bông vào để cầm máu, nên máu tĩnh mạch đã tràn ra ngoài.

Sau 7 – 10 ngày vết bầm này sẽ nhanh chóng biến mất mà không cần điều trị, nhưng cháu nhớ tuyệt đối không xoa bóp dầu hoặc chườm nóng vào chỗ lấy máu, sẽ làm vết bầm lan rộng hơn.

Nếu muốn nhanh tan vết bầm, cháu nên chườm lạnh ngay tại vết bầm. Ngoài ra, sau hiến máu cháu có thể có cảm giác mệt mỏi, chóng mặt, buồn ngủ…nữa đó, nhưng những triệu chứng này sẽ nhanh khỏi sau vài ngày khi cháu được nghỉ ngơi.

Thân mến chào cháu!

MỘT SỐ LƯU Ý KHI HIẾN MÁU NHÂN ĐẠO

Tổng quát

- Mỗi người có một nhóm máu riêng, suốt đời không thay đổi.

- Ở người có hai hệ nhóm máu liên quan đến truyền máu là hệ ABO và hệ Rhesus(RH)

Kết quả hình ảnh cho hiến máu

TỶ LỆ CÁC NHÓM MÁU Ở NGƯỜI VIỆT NAM

Hệ ABO: + Nhóm O :43-45%

+ Nhóm A :25-30%

+ Nhóm B :20%

+ Nhóm AB :7% (ít nhất)

Hệ Rh + Nhóm Rh+ :99,6%

+ Nhóm Rh- :0,4%( ít nhất)

NHÓM MÁU HIẾM: Nhóm AB và nhóm Rh-

Thường thì các bạn sẽ thắc mắc không biết hiến máu có hại cho sức khỏe không?

Hiến máu không hại cho sức khỏe vì:

- Lượng máu hiến 250ml mỗi lần so với lượng máu toàn cơ thể chỉ chiếm một phần nhỏ. Ví dụ : một người nặng 50kg, có 3,5lít máu( mỗi kg trọng lượng cơ thể có, trung bình có 70ml máu). Như vậy, lượng máu hiến chỉ bằng 6% lượng máu của cơ thể, nên không ảnh hưởng đến sức khỏe.

- Lượng máu hiến sẽ được phục hồi nhanh sảu đến 5 ngày. Cơ thể sẽ sản sinh ra một lượng máu mới để bù đắp, do đó các thành phần trong máu được trẻ hóa, có sức đề kháng chống bệnh tật và tạo ra sư phấn chấn trong cơ thể, như vậy hiến máu làm cho cơ thể khỏe mạnh hơn.

- Khoảng cách tôí thiểu giữa hai lần là 3 tháng đối với nam và 4 tháng đối với nữ. Như vậy, chất lương máu được phục hồi đầy đủ như khi chưa hiến máu. Điều kiện hiến máu như thế nào?

- Điều kiện quan trọng nhất là người hiến máu thực sự khỏe mạnh, trước đây không mắc bệnh nguy hiểm nào.

- Tuổi từ 18 đến 60 với Nam, 18 đến 55 đối với nữ. Cân nặng từ 45kg trở lên.

- Mạch: 60 lần đến 90 lần/1 phút.

- Huyết áp: Tối đa 100 -140mmHg. Tối thiểu 60-90 mmhg

Tôi có thể nhiễm bệnh khi hiến máu không?

Khi hiến máu bạn không thể nhiễm bệnh vì:

- Kim lấy máu vô trùng , chỉ sử dụng 1ần

- Quy trình kỹ thuật đảm bảo đúng tiêu chuẩn quy định của ngành y tế

- Nếu mai bạn hiến máu, tối nay bạn không nên thức khuya, không uống rượu bia.nên ăn nhẹ và không uống sữa trước khi hiến máu , mang chứng minh nhân dân khi tham gia hiến máu.

- Máu của bạn sẽ được xét nghiệm: xác định nhóm máu và các xét nghiệm sàng lọc 5 loại bệnh là: Giang mai, sốt rét, viêm gan siêu vi B, viêm gan siêu vi C, HIV. Kết quả xét nghiệm sẽ được thông báo riêng cho bạn.

NHỮNG NGƯỜI KHÔNG NÊN CHO MÁU

- Là những người có nguy cơ cao như:

+ Người có xét nghiệm HIV dương tính hoặc người bị AIDS.

+ Người có nhiều bạn tình.

+ Người có quan hệ tình dục không an toàn.

+ Đồng tình luyến ái nam.

+ Người tiêm chích ma túy.

+ Gái mại dâm.

- Là người đã mắc các bệnh:

+ Viêm gan B hoặc C.

+ Giang mai hoặc bất kỳ bệnh lây qua đường tình dục.

+ Bệnh lao.

+ Các bệnh nội tiết như bướu cổ, đái tháo đường...

+ Các bệnh về máu hoặc bệnh cơ quan tạo máu.

+ Các bệnh làm rối loạn hấp thu như cắt đoạn ruột, cắt đoạn dạ dầy.

+ Tất cả các bệnh ác tính.

NHỮNG NGƯỜI TẠM HOÃN HIẾN MÁU

- Phụ nữ đang có kinh nguyệt, đang có thai, đang cho con bú, hoặc mới điều hòa kinh nguyệt

- Đang bị cảm cúm hoặc đang uống thuốc trị bệnh.

- Mới chích ngừa chưa được 3 tháng.

- Mới bị vết thương, vết cắt, nhổ răng dưới 1 tháng.

- Đang bị bệnh ngoài da.

Những trường hợp nghi ngờ khác bác sĩ có thể quyết định tạm hoãn hiến máu để bảo đảm an toàn cho bạn và cho người nhận máu của bạn sau này.

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT SAU KHI HIẾN MÁU

1. Ngay sau khi y tá lấy máu xong. Bạn cần giữ chặt miếng bông gòn trên miếng băng keo đươc dán lên trên vết chích băng cách dùng bàn tay bên phía không tiêm chích với ngón tay cái ấn giữ miếng bông, còn các ngón khác đặt bên dưới cùi trỏ, như thế miếng bông không bị lỏng, máu không rơi vãi ra ngoài, ấn chặt miếng bông khoảng 5 phút, vết kim sẽ được cầm máu tốt.

Kết quả hình ảnh cho hiến máu

2. Trong hôm hiến máu nếu ban thấy:

- Mệt, chóng mặt, buồn nôn. Bạn lập tức đến giường nằm nghỉ, đầu thấp, kê hai chân cao, hít vào sâu, thở ra chậm, nằm như vậy trong 5- 10 phút, những triệu chứng này sẽ khỏi, không phải lo lắng nhiều.

- Xuất hiện vết máu bầm xung quanh nơi kim chích hoặc gần đó, bạn không dùng các loại dầu xoa lên, vì vết bầm sẽ loang ra. Bạn nên chườm lạnh băng khăn với nước đá , một tuần sau vết bầm phai ần rồi sẽ tan mất. Có thể dùng loại thuốc kem làm tan máu bầm xoa lên nơi da có vết bầm.

- Nơi vết thương bị đau, sưng. Bạn có thể uống 1 viên paracetamol 500mg x 2 lần/ngày.

3. Sau khi hiến máu xong trong ngày, bạn không nên làm việc nặng. Nhất là khuân vác, vận động mạnh với cánh tay bị tiêm chích, không được lái xe tải, không được uống rượu, beer, tốt hơn hết bạn làm việc nhẹ hoặc nghỉ ngơi. Uống thuốc bổ máu theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

4. Sau khi nhận biết xét nghiệm của mình có kết quả tốt. Bạn nên đi tiêm ngưà bệnh Viêm gan siêu vi B để phòng tránh nguy hiểm sau này.

5. Nếu máu của bạn có kết quả xét nghiệm tốt. Sau 3 tháng(nam) và 4 tháng( nữ), bạn trở lại hiến máu và vận động thêm người khác khỏe mạnh cùng đi hiến máu.

6. Trong một vài trường hợp sau khi hiến máu. Bạn có trạng thái buồn ngủ trong ngày đầu, đây cũng là trạng thái tạm thời do sự lập lại cân bằng của cơ thể. Bạn nên nghỉ ngơi hôm sau sẽ khỏi ngay.

7. Trong một số ít trường hợp nhất là phái nữ, sau khi hiến máu bạn có khuynh hướng lên cân, vì sau khi hiến máu sự tái tạo máu làm cho cơ thể phấn chấn, ăn ngon, ngủ ngon, ít vận động.

NHỮNG QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI HIẾN MÁU LÀ GÌ?

1. Phục vụ ăn uống nhẹ tại chỗ trước và sau khi hiến máu.

2. Máu hiến trước khi được sử dụng trong bệnh viện, phải thông qua nhiều xét nghiệm đắt tiền, người hiến máu không phải trả tiền.

3. Bản thân người hiến máu nhân đạo trong trường hợp phải truyền máu tại các cơ sở y tế công lập, được miễn trả tiền máu tối đa bằng số lượng máu đã hiến theo thẻ Chứng Nhận Hiến Máu.

4. Được nhận phần quà bồi dưỡng sức khỏe bằng hiện vật nhằm động viên khuyến khích HMNĐ và được hổ trợ chi phí đi lại hiến máu.

5. Được khám sức khỏe tổng quát và tư vấn sức khỏe miễn phí.

6. Người tham gia hiến máu nhân đạo được tôn vinh, khen thưởng theo thành tích hiến máu.

7. Không có chế độ miễn giảm viện phí đối với người hiến máu, nhưng các ban Chỉ đạo vận động HMNĐ từ thành phố, quận , huyện đến phường xã cùng ác ban nghành đoàn thể có liên quan, có trách nhiệm hổ trợ một phần viện phí cho người hiến máu nhiều lần có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khi họ yêu cầu.

HIẾN MÁU KHÔNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE

Hiến máu là một hành động nhân ái và cao cả, mỗi giọt máu mà các bạn hiến tặng biểu hiện sự tiếp sức cho cuộc sống. Tuy nhiên, vẫn có không ít người chưa hiểu về những nguyên tắc hiến máu, e ngại sức khỏe bị giảm sút…

Bác sĩ Nguyễn Phước Bích Hạnh -Trưởng khoa Tiếp nhận hiến máu của bệnh viện Truyền Máu Huyết Học TP.HCM, cho biết: Trong cơ thể chúng ta có trung bình khoảng 77 ml máu/kg cân nặng đối với nam và 66 ml máu/kg đối với nữ. Như vậy, một người Việt Nam trưởng thành trung bình có khoảng 3,5 – 5 lít máu (tương đương 1/13 trọng lượng cơ thể). Người khỏe mạnh mỗi lần chỉ hiến khoảng 250 ml, 350 ml, 450 ml tùy theo trọng lượng cơ thể. Độ tuổi tham gia hiến máu là từ 18-55 đối với nữ, 18-60 đối với nam và cân nặng từ 45 kg trở lên.

Trước khi hiến máu, các bạn nên ăn nhẹ (không ăn thức ăn nhiều đường, nhiều mỡ) và uống nhiều nước (300-500ml). Đêm trước ngày hiến máu, không thức khuya, ngủ đủ giấc, không uống chất kích thích, không lái xe đi xa, khuân vác làm việc nặng hoặc tập thể thao gắng sức.

Ngay tại thời điểm sau khi hiến máu xong, bạn nên đè chặt miếng bông gòn nơi kim chích khoảng 10 phút và để miếng băng dính cá nhân khoảng 4-6 giờ mới bỏ đi. Nếu phát hiện chảy máu tại nơi vết chích, bạn giơ cao tay, lấy tay kia ấn nhẹ vào miếng bông hoặc băng dính, còn nếu vết chích bị sưng hoặc bầm tím thì bạn dùng đá chườm lạnh.

Nếu cơ thể cảm thấy mệt, chóng mặt, buồn nôn bạn nên nằm nghỉ ngay tại chỗ, đầu nằm thấp chân kê cao khoảng 10 – 15 phút, và chỉ rời khỏi nơi lấy máu khi thấy thật sự thoải mái. Bạn cần bổ sung chất dinh dưỡng (uống sữa, ăn thêm bún, phở, bánh mì, thịt cá…) trong 24 giờ đầu sau khi hiến máu, còn những ngày sau đó thì vẫn giữ chế độ ăn, uống, sinh hoạt bình thường.

Máu có nhiều thành phần, mỗi thành phần chỉ có đời sống nhất định và luôn luôn được đổi mới hàng ngày. Do đó, sau khi hiến máu một thời gian, các cơ quan sinh máu sẽ kích thích tủy xương làm tăng hồng cầu mới và quá trình tái tạo máu hoạt động với tốc độ gấp 8 -10 lần so với bình thường.

Hoạt động này nhanh chóng lấy lại sự cân bằng cho cơ thể, giúp cơ thể hồi phục sức khỏe. Những ngày đầu hiến máu, các chỉ số máu có thể thay đổi chút ít nhưng vẫn nằm trong giới hạn sinh lý bình thường, không ảnh hưởng đến chức năng sống của cơ thể.

Sau khi hiến máu khoảng 2 tuần, sức khỏe người hiến máu sẽ được hồi phục gần như hoàn toàn. Như vậy, việc hiến máu không hề ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân như lầm tưởng của nhiều người. Đây cũng là lý do mà ở hầu hết các nước trên thế giới, số người tình nguyện hiến máu ngày càng nhiều, không chỉ là học sinh – sinh viên mà còn có rất nhiều người trung niên và lớn tuổi cũng tham gia.

Điều kiện để bạn tham gia hiến máu là sức khỏe tốt, không mắc bệnh HIV, bệnh lây nhiễm qua đường máu, các bệnh mãn tính tim mạch, huyết áp, tâm thần… huyết áp tim mạch ổn định với huyết áp tối đa 100 -140 mmHg, huyết áp tối thiểu 60-90 mmHg.

Đặc biệt, nếu bạn từng tham gia hiến máu thì trong suốt cuộc đời nếu không may bạn cần đến máu, Nhà nước sẽ đảm bảo bồi hoàn miễn phí cho bạn đúng số máu mà bạn đã hiến. Tất nhiên, khi đến bạn nhớ mang theo giấy chứng nhận đã tham gia hiến máu tình nguyện.

Như vậy, hiến máu tình nguyện cũng có nghĩa là ta gửi máu vào ngân hàng máu khi khỏe và sẽ được bồi hoàn lại lượng máu đó khi ta cần. Hiến máu là hoạt động có giá trị nhân văn, thể hiện trách nhiệm đối với cộng đồng, đó thực sự là nghĩa cử cao đẹp đáng trân trọng.
 

LỜI DẶN CỦA BÁC SỸ ĐỐI VỚI NGƯỜI THAM GIA HIẾN MÁU

Hiến máu theo hướng dẫn của bác sỹ có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, một số trường hợp ở người hiến máu có thể có những biểu hiện không mong muốn xảy ra. Đó là những phản ứng bình thường của cơ thể, có thể xử lý đơn giản sẽ nhanh chóng qua đi.

Trước khi và hiến máu phải làm gì? 

- Đêm hôm trước ngày hiến máu không thức quá khuya, không uống rượu bia, nên ăn nhẹ trước khi hiến máu, không ăn chất có nhiều đường, mỡ trước khi hiến máu.

- Mang giấy CMND, hoặc giấy tờ tùy thân khi đi hiến máu.

Nếu phát hiện chảy máu tại chỗ: 

- Giơ cao tay.

- Lấy tay kia ấn nhẹ vào miếng bông hoặc băng dính.

- Thay miếng bông và băng dính khác . 

Nếu xuất hiện bầm tím tại chỗ: 

- 02 ngày đầu sau hiến máu: Chườm lạnh tại chỗ.

- Những ngày sau: Chườm nóng 2 - 4 lần/ ngày.

Ngay sau khi hiến máu nên: 

- Chỉ dời điểm hiến máu khi thực sự thoải mái và được sự đồng ý của nhân viên y tế.

- Nếu cảm thấy chóng mặt, mệt, buồn nôn: nên nằm nghỉ 10 – 15 phút.

- Uống nhiều nước sau khi hiến máu.

- Để miếng băng dính sau ít nhất 4-6 giờ mới lấy đi. 

- Trong 2-3 ngày đầu sau hiến máu nên sinh hoạt nhẹ nhàng, nghỉ ngơi nhiều hơn bình thường.

Tránh: 

- Uống rượu, bia trong ngày đầu sau khi hiến máu.

- Làm việc gắng sức (leo núi, tập tạ …) trong hai ngày đầu.

- Các hoạt động gắng sức, các trò chơi mang tính đối kháng đòi hỏi tốn nhiều thể lực: đá bóng, tập tạ, không leo trèo cao… không thức quá khuya, không uống rượu bia. 

Chế độ ăn, sinh hoạt sau khi hiến máu nên: 

- Giữ chế độ ăn uống, sinh hoạt bình thường.

- Tăng cường sử dụng các chất dinh dưỡng bổ máu: thịt, gan, trứng, sữa …

- Dùng thêm các thuốc bổ máu nếu có thể.

QUY TRÌNH THAM GIA HIẾN MÁU

Bước 1: Đăng ký tham gia hiến máu (có mẫu kèm theo)

- Người hiến máu dành thời gian tìm hiểu thêm thông tin về hiến máu qua tài liệu tại điểm hiến máu hoặc trao đổi với các tuyên truyền viên, nhân viên y tế; xuất trình giấy tờ tùy thân và nhận Phiếu đăng ký hiến máu, sau đó hoàn tất phiếu theo hướng dẫn.

Bước 2: Khám và tư vấn sức khoẻ

- Các Bác sỹ sẽ tư vấn để khai thác các tiền sử bệnh lý liên quan tới sức khỏe của quý vị, giải đáp những băn khoăn, lo lắng của quý vị về việc hiến máu nhằm khẳng định rằng quý vị đã có hiểu biết đầy đủ về việc hiến máu và hoàn toàn thoải mái, tự nguyện tham gia hiến máu.

- Tiếp theo, bác sỹ sẽ khai thác các yếu tố hành vi nguy cơ lây nhiễm các bệnh qua đường truyền máu  như HIV, viêm gan B, viêm gan C, giang mai, sốt rét cũng như các bệnh có thể lây nhiễm qua đường truyền máu.

- Tiếp, các bác sỹ sẽ tiến hành khám sức khỏe cho quý vị để đảm bảo rằng, quý vị hoàn toàn khỏe mạnh, tình nguyện hiến máu và không có nguy cơ lây nhiễm bệnh cho người nhận máu.

Bước 3: Xét nghiệm máu

- Quý vị sẽ được làm các xét nghiệm kiểm tra trước hiến máu, bao gồm:

- Huyết sắc tố: là thành phần quan trọng của hồng cầu, xét nghiệm này nhằm đảm bảo máu của quý vị đủ chất lượng theo quy định để truyền cho người bệnh. Đạt tiêu chuẩn hiến máu khi lượng huyết sắc tố đạt trên 120gam/lít.

- Xét nghiệm virus viêm gan B: bằng kít xét nghiệm nhanh, để đảm bảo những người có vi rút viêm gan B không tham gia hiến máu.

Bước 4: Hiến máu

- Mỗi người sẽ dành trung bình 5 phút cho việc hiến máu với lượng máu hiến mỗi lần là 250, 350 hoặc 450ml.

Bước 5: Nghỉ và nhận giấy chứng nhận sau hiến máu

- Sau hiến máu, Quý vị sẽ phải nghỉ tại chỗ ít nhất 10 phút, quý vị sẽ được phục vụ ăn nhẹ và được khuyến cáo uống nhiều nước sau khi hiến máu. Quý vị chỉ nên dời điểm hiến máu khi cảm thấy hoàn toản thoải mái.

Các hình thức tổ chức hiến máu

1.    Tổ chức hiến máu tại cơ quan đơn vị.

2.    Tổ chức hiến máu tại các xe lấy máu chuyên dụng.

3.    Tổ chức hiến máu tại các điểm hiến máu cố định.


CÁCH CÂN BẰNG ĐƯỜNG HUYẾT SAU KHI HIẾN MÁU

Trong những năm gần đây nhu cầu về máu đã tăng cao. Các tổ chức như Hội chữ thập đỏ được thành lập với mục tiêu trữ máu cho những ai thật sự cần nó. Một khi bạn đã quyết định hiến máu, bạn cũng nên biết một số bước để đảm bảo sức khỏe và an toàn cho mình. Hôm nay, chúng tôi xin được giới thiệu đến các bạn một số cách để cân bằng lượng đường huyết sau khi cho máu.

Luôn sẵn sàng

Trong bất kì một tình huống hay sự kiện nào, việc chuẩn bị tinh thần luôn rất cần thiết, đặc biệt là trong trường hợp bạn có thể gặp nguy hiểm cho sức khỏe. Trước khi hiến máu, phải đảm bảo các bữa ăn thông thường để tăng cường lượng dưỡng chất và khoáng chất trong máu vì khi hiến máu, những chất này có thể bị mất đi. Nếu bạn theo một chế độ ăn cụ thể, phải chắc chắn nó chứa đủ vitamin và khoáng chất cần thiết. Ngoài ra, điều này cũng dựa vào những gì mà bác sĩ tư vấn cho chế độ ăn kiêng trước khi hiến máu.

Đừng quá kiêng khem

Việc ăn thêm bữa hay món phụ sau khi hiến máu là bình thường. Điều này không những chứng tỏ sự thèm ăn mà còn đảm bảo chúng ta có thể khỏe mạnh trở lại sau khi mất một lượng máu khá lớn. Mất nước sẽ trở thành vấn đề nếu bạn không kịp bù nước, không chỉ sau khi hiến máu mà phải trong cả một ngày. Mất nước khiến bạn có thể bị vọp bẻ hay đau đầu. Nước tăng lực rất cần thiết cho cơ thể lâu dài. Đối với ăn nhẹ, bạn có thể chọn những thanh Granola giàu năng lượng, nó có thể giúp bạn vượt qua những cơn chóng mặt hay buồn nôn- những triệu chứng không thể tránh khỏi sau khi hiến máu.

Sau vài giờ, bạn bắt buộc phải ăn một bữa thật thịnh soạn để tái tạo các tế bào máu và duy trì mức sắt trong cơ thể. Ngoài ra, còn một cách để cân bằng lượng đường trong máu là ăn những thức ăn có nhiều sắt như các loại rau xanh, thịt, trái cây khô, và ngũ cốc.

Không nên vội vã hoạt động

Sau khi hiến máu, trước hết kiểm tra xem bạn có bị nhức đầu, buồn nôn, vọp bẻ, hoa mắt, xây xẩm hay thậm chí bất tỉnh hay không? Nếu bạn mắc phải một trong bất kì các triệu chứng trên, trước hết nên ngồi xuống cho đến khi bạn có thể tự đi lại được. Cũng như đã đề cập ở trên, lúc này bạn cần bổ sung những thức ăn giàu năng lượng và nước. Phải chắc chắn mình không còn những triệu chứng này trước khi lái xe về nhà đấy nhé! Sau khi đã trở lại bình thường, không có nghĩa là bạn được phép tập thể dục hay nâng tạ nặng. Bạn cần nghỉ ngơi hai ngày để cơ thể phục hồi trở lại như cũ.

Lời khuyên & Cảnh báo

Việc tuân thủ theo đúng những gì đã nêu có thể sẽ giúp bạn mau chóng bình phục sau khi mất một lượng máu khá lớn. Việc ổn định đường huyết cần phải được ưu tiên dựa vào việc hấp thụ các chất khoáng và dung dịch mất đi khi hiến máu. Vì máu chứa các thành phần giúp ta duy trì sự sống, bạn phải bổ sung đầy đủ thực phẩm giàu sắt và nhiều nước. Ngủ cũng là một cách giúp hồi phục sức khỏe nhanh chóng. Hiến máu là một nghĩa cử đẹp nhưng trước hết bạn phải chuẩn bị cho mình những kiến thức bổ ích vì sức khỏe là điều rất quan trọng.

 

(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
sau khi hien mau thi da em bi kho va bat dau lan len co. vay cho em hoi do la trieu chung binh thuong hay la benh ak
hơn 1 tháng trước - Thích (18) - Trả lời
sau khi hiến máu 1 thòi gian em cảm thấy rất đau bên tay hiến máu như vậy có sao ko ạ?
hơn 1 tháng trước - Thích (16) - Trả lời
1 thời gian là bao lâu, thường trong vòng 1 tuần nên nghỉ ngơi và không làm việc nặng, vận động mạnh nhất là tay lấy máu đấy. Mọi chuyện sẽ ổn cả thôi em ạ. Bồi dưỡng thêm nhé!
Sáng nay tôi đi hiến máu giờ 1 1 giờ tự nhien bị đau dưới chấn thủy ở dưới chân ngực vậy có sao k
hơn 1 tháng trước - Thích (4) - Trả lời
Sau khi hiến máu về cháu có triệu chứng sốt cao đây là lần 3 cháu hiến máu 2 lần trước cũng có bị mà không sốt cao như bây giời liệu cháu có bị sao không bác sĩ
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý