Sau khi sinh có được ăn dứa không?

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Sau khi sinh có được ăn dứa không?

19/04/2015 02:46 AM
11,590

Mặc dù các bà mẹ đang cho con bú rất cần ăn nhiều rau quả hàng ngày nhưng một số loại rau quả có thể ảnh hưởng tới trẻ. Trái cây có chứa nhiều vitamin C như dứa, chanh, cam, và bưởi dễ làm trẻ nổi mụn, phát ban.

 

Những loại quả không tốt cho sản phụ

Đối với các bà mẹ đang trong thời kỳ cho con bú, việc lựa chọn các loại thực phẩm là rất quan trọng bởi chúng có ảnh hưởng đến mùi vị của sữa mẹ.

Thậm chí, một số loại thực phẩm còn ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Thực phẩm cay nóng

Các loại thực phẩm cay nóng như ớt, hạt tiêu, cà-ri, hành tây và quế có ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa của trẻ. Loại thực phẩm này có thể khiến trẻ bị tiêu chảy, đau dạ dày, thậm chí là nôn mửa hoặc đau bụng dữ dội.

Sô-cô-la

Hầu hết phụ nữ đều thích ăn sô-cô-la, tuy nhiên loại thực phẩm này lại dễ làm trẻ bị đầy hơi. Nếu yêu thích món sô-cô-la, hãy chọn loại sô cô la trắng bởi chúng sẽ không gây khó tiêu như sô-cô-la nâu. Ngoài ra, bạn có thể ăn các loại đồ ngọt khác, nhưng hãy lưu ý, chỉ nên ăn vừa phải để đảm bảo sức khỏe cho chính bạn.

 Ca-fe-in

Ca-fe-in là nguyên nhân gây nên tình trạng mất ngủ ở người lớn. Đối với các bà mẹ đang cho con bú, uống các loại thực phẩm có chứa ca-fe-in như cà phê hoặc sô-đa sẽ khiến trẻ ngủ không ngon giấc.

Các loại quả họ cam quýt và một vài loại rau

Kết quả hình ảnh cho trái cây cam quýt

Trái cây có chứa nhiều vitamin C như dứa, chanh, cam, và bưởi dễ làm trẻ nổi mụn, phát ban.

Mặc dù các bà mẹ đang cho con bú rất cần ăn nhiều rau quả hàng ngày nhưng một số loại rau quả có thể ảnh hưởng tới trẻ. Trái cây có chứa nhiều vitamin C như dứa, chanh, cam, và bưởi dễ làm trẻ nổi mụn, phát ban. Bên cạnh đó, các loại rau như cải xanh, bắp cải, đậu, súp lơ, dưa chuột cũng có thể khiến bé khó tiêu. Vì thế khi ăn, nên theo dõi phản ứng của bé.

Mặc dù các bà mẹ đang cho con bú rất cần ăn nhiều rau quả hàng ngày nhưng một số loại rau quả có thể ảnh hưởng tới trẻ. Trái cây có chứa nhiều vitamin C như dứa, chanh, cam, và bưởi dễ làm trẻ nổi mụn, phát ban. Bên cạnh đó, các loại rau như cải xanh, bắp cải, đậu, súp lơ, dưa chuột cũng có thể khiến bé khó tiêu. Vì thế khi ăn, nên theo dõi phản ứng của bé.

Các loại thực phẩm từ sữa

Các thực phẩmtừ sữa là nguồn canxi và dinh dưỡng dồi dào nhưng lại có thể gây nên những cơn đau bụng ở một số trẻ nhỏ. Vì thế, khi ăn cần theo dõi thái độ của trẻ chứ không nhất thiết cực đoan loại bỏ hẳn chúng khỏi thực đơn hằng ngày vì đây là thực phẩm cần thiết cho các bà mẹ đang cho con bú.

Đậu phộng

Mặc dù chưa có bằng chứng tin cậy nào cho thấy các bà mẹ ăn đậu phộng trong thời kỳ cho con bú có thể gây ra hiện tượng dị ứng với đậu phộng ở trẻ nhỏ nhưng tốt nhất nên cẩn thận với loại thực phẩm này.

Đồ uống chứa cồn

Hãy lưu ý, trong thời kỳ cho con bú, nếu bạn nghiện một chất nào đó như rượu, cafein, nicotin v..v, cũng rất dễ khiến trẻ bị nghiện theo. Do đó, không nên cho bé bú khi cơ thể người mẹ vẫn chứa các chất cồn vì chúng sẽ tác động xấu đến gan của bé.

Phụ nữ mang bầu có nên ăn dứa

Ăn quá nhiều dứa trong những tháng đầu thai kỳ có thể gây sảy thai.

Hỏi: Hiện tại em đang mang bầu tháng thứ 3. Em nghe nói phụ nữ mang thai không nên ăn dứa nhưng mới đây em lại đọc được thông tin dứa giúp mẹ bầu chuyển dạ nhanh hơn. Vậy cho em hỏi bà bầu ăn dứa có sao không?

Trả lời:

Trước tiên, cảm ơn em đã gửi câu hỏi về thamvantamly.net

Về thắc mắc của bạn chúng tôi xin trả lời như sau: Nhiều bằng chứng khoa học đã khẳng định rằng phụ nữ mang thai ăn quá nhiều dứa hoặc nước ép dứa trong thời gian đầu của thai kỳ sẽ làm gia tăng nguy cơ sảy thai bởi trong loại trái cây này có chứa chất bromelian làm mềm cổ tử cung, gây ra những cơn co thắt. Bên cạnh đó, ăn nhiều dứa còn gây ra bệnh tiêu chảy – nguy hiểm với mẹ bầu.

phụ nữ mang bầu có nên ăn dứa
Phụ nữ mới mang thai không nên ăn dứa. (ảnh minh họa)

Tuy nhiên, nhiều chị em cho rằng họ đã ăn dứa trong những tháng đầu thai kỳ nhưng không hề gây sảy thai hay sinh non. Điều này được lý giải là do chất bromelian chỉ được tìm thấy trong dứa tươi. Nếu bạn ăn dứa đóng hộp hoặc đã được nấu chín thì chất bromelian đã bị tiêu diệt hết. Dứa đặc biệt là dứa xanh và chưa được nấu chín có thể gây ra những cơn co thắt cho cổ tử cung, gây tổn hại cho một thai kỳ ổn định. Vì vậy mẹ bầu không nên ăn dứa đặc biệt trong những tháng đầu thai kỳ.

Ngoài ra, trái cây nhiệt đới này còn có tính axit mạnh, vì vậy khi ăn nhiều bà bầu sẽ phải đối mặt với chứng tiêu chảy và ợ nóng. Vốn dĩ phụ nữ mang thai đã rất hay bị ợ nóng nên ăn dứa sẽ làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn.

Dù vậy, với những chị em đang ở tháng cuối thai kỳ, sắp đến hạn sinh nở, bạn hoàn toàn có thể ăn dứa ở mức độ vừa phải để kích thích cơ co bóp tử cung, giúp dễ dàng sinh nở.
Trong trường hợp của bạn đang mang thai tháng thứ 3 thì không nên ăn dứa đặc biệt là dứa xanh (nếu có chỉ nên ăn ở mức độ vừa phải) để phòng ngừa nguy cơ sinh non.

Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh!


ĂN DỨA DỄ CHUYỂN DẠ TRONG KHI SINH

Có một điều em thấy rất buồn cười và phản khoa học là trên một số diễn đàn làm mẹ, nhiều mẹ cứ lên hỏi, kiểu như có an toàn không khi uống nước dứa ép lúc mang thai hoặc ăn dứa trong thai kỳ? Bởi theo em, dứa là một loại quả rất giàu dinh dưỡng và có thể ăn bình thường nhưng không nên quá nhiều trong tất cả các thai kỳ luôn.

Đặc biệt là trong thai kỳ cuối cùng vì việc ăn dứa ở thai kỳ này có thể giúp bà bầu chuyển dạ nhanh hơn một cách tự nhiên. Từ đó giúp chị em bớt đau đớn lúc chuyển dạ khi sinh đẻ.

Theo như mẹ em nói, ăn dứa tươi hoặc nước ép dứa tươi có nhiều dưỡng chất lắm. Điển hình nhất phải kể tới chất bromelain trong dứa tươi có tác dụng làm mềm tử cung.

Chính vì điều này mà việc các bà bầu ăn dứa hoặc uống nước ép dứa tươi được biết đến như là một liều thuốc tự nhiên để giúp thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dạ. Liều thuốc này đặc biệt cần thiết với những bà bầu đã quá ngày sinh nở.

Trước đây khi sinh Ben, chẳng hiểu sao em cũng bị sinh quá tận 10 ngày lận. Điều này làm cho em cực kỳ lo lắng. Vì sợ cạn ối, suốt ngày em phải đi siêu âm và đến bác sĩ thăm khám. Nhưng rồi, vị bác sĩ ở phòng khám này cũng đã bảo em uống thật nhiều nước dứa để có thể gây co thắt tử cung.

Và quả thật về nhà em tích cực ăn dứa, uống nước dứa ép. Em ăn tận 5 quả dứa/ ngày và đã thấy có dấu hiệu của sự chuyển dạ. Sau đó em vào viện và được sinh thường. Con khỏe, mẹ khỏe rất okie các mẹ à.

Khi ở phòng chờ sinh, em cũng đã truyền lời mách nước của bác sĩ nọ cho một vài bà bầu cùng phòng thì cũng thấy có chuyển biến. Đáng kể nhất phải kể tới bà bầu đã vào viện nằm chờ sinh trước em 2 tuần, vậy mà vẫn chưa có dấu hiệu sinh nở.

Em cũng mách nước uống nhiều nước dứa để làm co thắt và mềm tử cung. Kết quả là những cơn co của chị ấy cũng xuất hiện và chị ấy bước vào bàn sinh cùng thời điểm với em luôn.

Cho mãi tận tới bây giờ, khi con đã được hơn 1 tuổi, thi thoảng em vẫn chia sẻ bí quyết dễ đẻ hơn chỉ bằng việc uống nước dứa cho những bà bầu cuối thai kỳ.

Vì thế, nếu bà bầu nào đọc được bài viết này, tháng cuối thai kỳ nếu muốn dễ sinh tự nhiên thì hãy thử áp dụng thêm biện pháp này xem sao nhé.

Còn hình như trong thời kỳ đầu thai kỳ, các bà bầu không nên uống nhiều nước dứa đâu. Nghe nói chất bromelain có tác dụng làm mềm tử cung ấy lại có thể dẫn tới tiêu chảy rất khó chịu cho các bà bầu đấy. Có mẹ nào đã chuyển dạ dễ dàng hơn bằng nước dứa chưa ạ?

 

CHĂM SÓC BÀ MẸ SAU KHI SINH

Cách chăm sóc phụ nữ sau khi sinh

6 giờ đầu sau đẻ thời gian dễ có biến chứng chảy máu nên sản phụ cần được cán bộ y tế chăm sóc, theo dõi. Thời gian này, sản phụ nghỉ tuyệt đối tại giường, ăn thức ăn dễ tiêu hóa, giàu chất dinh dưỡng, uống nước hoa quả để bổ sung vitamin, chất khoáng.

Thời gian cần thiết để cơ quan sinh sản hồi phục về cấu trúc và chức năng là 45 ngày. Sau đẻ 4-6 tháng, sức khỏe người mẹ mới coi là ổn định để có thể làm việc như trước. Muốn được như vậy, còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vệ sinh sau đẻ, nghỉ ngơi, vận động và ăn uống. Khi đã hết nguy cơ chảy máu, sản phụ có thể vận động nhẹ nhàng giúp cho sự lưu thông sản dịch được dễ dàng, tránh ứ đọng, gây nhiễm khuẩn cơ quan sinh sản, tránh biến chứng viêm tắc tĩnh mạch sâu.

Nhu cầu về ăn uống: Tổng số calo cần bảo đảm khi cho con bú là 2.300-2.500 calo cho các bà mẹ sinh một con; 2.600-3.000 calo nếu sinh đôi. Vẫn nên tiếp tục ăn uống có chất lượng như khi đang có thai, đa dạng và cân đối. Chế độ ăn cân đối để phục hồi sức khỏe và giúp cho quá trình tạo sữa được tốt. Ăn bao nhiêu là đủ phụ thuộc vào sự ngon miệng, do đó nên ăn theo khẩu vị. Những loại thực phẩm sau đây có giá trị dinh dưỡng: thịt, hạt (đậu đỗ), các loại rau xanh, hoa quả (hoặc nước vắt chứ không phải nước hoa quả đóng chai), cơm, bánh mỳ, sữa, trứng, pho mai.

Chế độ ăn cũng cần đảm bảo đủ vi chất như sắt, kẽm, magiê, vitamin D, vitamin E và folic acid. Kẽm có trong thịt, trứng và ngũ cốc. Magiê có trong ngũ cốc, đậu đỗ, quả hạch. Vitamin E có trong mầm lúa mỳ, quả hạch, ngũ cốc và nhiều loại dầu. Thịt, trứng, bánh mỳ, ngũ cốc và mầm lúa mạch đều chứa nhiều chất sắt. Nhu cầu canxi khi cho con bú là 1,250mg (tương đương với khoảng một lít sữa tách bơ hay sữa đậu nành).

Cung cấp đủ lượng dịch: gồm nước và các loại dịch khác (nước vắt hoa quả, cháo loãng, sữa không kem…). Lượng dịch tổng thể từ 2-2,5 lít/ngày. Nếu các bà mẹ thấy nước tiểu của mình sẫm màu, cần tăng thêm lượng dịch uống.

Vận động: Tránh vận động nhiều, ít nhất là 6 tuần lễ sau đẻ. Trước khi vận động, nên làm cho hai bầu vú hết sữa vì vận động mạnh hai cánh tay có thể làm dòng sữa tiết ra. Tránh vận động thể thao nặng trong 2 tháng đầu sau đẻ vì dễ có nguy cơ gây chấn thương cho khớp. Bơi có lợi vì khớp, vú và sàn chậu được nước nâng đỡ.

Vệ sinh: Sau 3 ngày kể từ khi đẻ, sản dịch chỉ còn màu hồng, sau 10 ngày chỉ còn dịch vàng. Chỉ cần rửa ngoài bằng nước và xà phòng, không rửa sâu vào âm đạo. Ngày rửa 2 lần là đủ, kể cả khi có vết khâu tầng sinh môn. Tắm ở nơi ấm áp, kín gió không chống chỉ định sau đẻ.

Nên kiêng những gì?

- Không có căn cứ khoa học nào để kiêng tôm, cua, cá – những thứ có nhiều vi chất (kẽm, iod, canxi…), chỉ tránh khi gây dị ứng hay rối loạn tiêu hóa cho người ăn.

- Tránh hay hạn chế cà phê: vì nhiều quá làm cho trẻ quấy nhiễu.

- Rượu và đồ uống có độ cồn: nếu dùng đồ uống có độ cồn thì nên cho bú trước đã, sau khi uống rượu cũng cần phải đợi 1-2 giờ mới cho bú lại.

- Tránh hút thuốc lá: chất nicotin và các sản phẩm giáng hóa của nó có thể đi vào sữa và có thể làm cho trẻ tăng nhịp tim, quấy khóc, nôn và tiêu chảy, còn ảnh hưởng đến sự thèm ăn và ngon miệng của mẹ. Hút thuốc lá chủ động hay bị động (ngửi khói thuốc lá) có thể tăng nguy cơ trẻ bị hội chứng đột tử và tăng nhiễm khuẩn đường hô hấp và tai, dù trẻ được nuôi dưỡng bằng cách nào. Thuốc lá còn có thể ảnh hưởng đến sự xuống sữa (phản xạ tiết sữa) và có thể giảm lượng sữa.

- Tránh một số gia vị gây kích thích và tiết qua sữa: hành, tỏi, ớt, hồ tiêu.

- Kiêng quan hệ tình dục trong vòng 45 ngày sau đẻ. Sau thời gian đó, có thể sinh hoạt khi cả hai vợ chồng đều cảm thấy cần thiết.

Những dấu hiệu cần thông báo ngay cho bác sĩ?

Có nhiều vấn đề cần thông báo cho thầy thuốc, kể từ nhẹ đến nghiêm trọng:

- Đau vùng tầng sinh môn: có thể kéo dài 1-2 tháng.

- Bí đái hay không kìm giữ được nước tiểu: thường được chữa trị bằng châm cứu.

- Đau vùng thắt lưng, đau các cơ bụng kéo dài: gây hạn chế vận động.

- Rối nhiễu xúc cảm và tâm trí sau đẻ: thể hiện bằng trạng thái buồn tủi sau đẻ. Hay gặp ở phụ nữ sinh con đầu lòng, thường hồi phục sau 3 tuần. Trầm cảm sau đẻ kéo dài hơn.

- Sốt kéo dài sau đẻ: có thể do nhiễm khuẩn tầng sinh môn và nhất là viêm tử cung, có thể tiến triển thành viêm phần phụ và viêm tiểu khung.

- Nhiễm khuẩn sinh dục sau đẻ: sốt kéo dài sau đẻ, do nhiễm khuẩn tầng sinh môn và nhất là viêm tử cung, có thể tiến triển thành viêm phần phụ và viêm tiểu khung.

- Sản giật sau đẻ: có thể xảy ra vài giờ sau đẻ nhưng cũng có khi muộn, nhiều ngày sau đẻ. Những dấu hiệu cần cảnh giác cũng vẫn là mỏi mệt, nhức đầu, phù hai chi dưới kéo dài, huyết áp cao trên 140/90, đái ít dưới 500ml/24 giờ, protein trong nước tiểu vẫn cao trên 0,5/l, vì thế sau đẻ vẫn cần theo dõi chặt chẽ. Cũng có khi sản giật sau đẻ xảy ra mà không có dấu hiệu báo trước. Biến chứng đáng lo ngại nhất là xuất huyết não, tổn thương thận gây bệnh thận mạn tính.

- Sưng nề chi dưới, đau, da lạnh, tím tái. Thường do huyết khối tĩnh mạch sâu ở cẳng chân: vận động sớm là biện pháp phòng ngừa tốt nhất.

- Khó thở, đau ngực, tím tái: cần khẩn cấp đưa đến bệnh viện.

Chăm sóc bà mẹ sau khi sinh

Chăm sóc vú: Khi mang thai ở 3 tháng cuối, thai phụ đã bắt đầu có sữa non. Tuy nhiên trước tuần thứ 37, thai phụ không nên nặn hay tác động nhiều vào bầu ngực vì có thể gây co bóp dạ con, dẫn đến nguy cơ sinh sớm.

Sau 37 tuần, thai phụ có thể lấy hai ngón tay vê kéo đầu vú, mát-xa vuốt theo chiều từ trên xuống, từ ngoài vào trong rồi từ trong ra ngoài để tuyến vú co bóp và giúp cho việc tiết sữa sau này tốt hơn.

Sinh xong khoảng 2-3 ngày, thai phụ sẽ có sữa trưởng thành. Có nhiều người sẽ thấy vú cương cứng và nhầm là bị tắc tia sữa. Thực ra, hiện tượng này sẽ hết sau vài lần bé bú. Đừng vì thấy sữa mẹ chưa về mà cho bé bú chai ngay, dẫn đến sau này bé không quen bú mẹ, khiến mẹ tức sữa, con không bú và sẽ gây tắc thật. Ngoài ra, để giảm đau tức, các bà mẹ nên đứng tắm dưới vòi hoa sen, mát-xa nhẹ nhàng và bóp nhẹ ở quầng nâu của vú. Nếu đau quá, bạn có thể dùng đèn hồng ngoại chiếu mỗi bên nửa tiếng kết hợp với xoa bóp nhẹ nhàng. Nếu đau núm vú do bé bú, rứt, chị em có thể dùng núm vú giả để hỗ trợ.

Chăm sóc bộ phận sinh dục: Khi mang bầu ở thời điểm sắp sinh, dạ con to như chiếc thùng 5-10 lít. Khi sinh xong, chị em có thể sờ thấy một khối cứng ở dưới rốn (thường to bằng quả bưởi), đó chính là dạ con chưa thể co hồi lại như ban đầu. Thường khoảng sau 21 ngày hoặc muộn nhất là 1 tháng. Dạ con sẽ co lại như bình thường (nếu mổ đẻ thì sẽ mất nhiều thời gian hơn). Nếu dạ con không co chặt lại thì có thể gây băng huyết, rong máu. Để tránh điều này, người mẹ nên đi lại nhẹ nhàng và cho con bú ngay sau khi sinh.

Sau sinh, sản phụ sẽ thấy có nhiều sản dịch. Đây chính là máu ra sau sổ rau. Thường trong giờ đầu sau đẻ, lượng máu có thể lên đến 100ml nên sản phụ cần được đóng bỉm to, những ngày sau đó có thể dùng băng vệ sinh bình thường và nên thường xuyên thay rửa. Nếu thấy lượng máu ra quá nhiều, quá nhanh, sản phụ cần báo ngay cho bác sĩ để tránh nguy cơ bị băng huyết. Nếu sinh xong, sản phụ thấy rất ít hoặc không có sản dịch thì cũng nên lưu ý bởi nếu dịch không thoát ra được, tử cung khó co lại dễ gây nhiễm trùng hậu sản, dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng huyết. Để tránh điều này, các bà mẹ sau khi sinh cần nằm bất động trên giường trong khoảng 8-10 giờ (đối với người sinh mổ, cần nằm bất động 24 giờ), sau đó nên đi lại nhẹ nhàng. Tiếp sau đó dần dần sản phụ cần ngồi dậy từ từ, hít thở sâu, nhắm mắt rồi chậm rãi đưa chân xuống đất trước khi đứng thẳng dậy. Nếu thấy chóng mặt, sản phụ cần nằm xuống để máu lưu thông lên não đề phòng bị choáng ngất, bị ngã.

Đặc biệt, sản phụ nên tránh bị táo bón bằng cách ăn nhiều rau, trái cây, uống nhiều nước. Trong trường hợp bị trĩ, sản phụ có thể dùng thuốc bôi để đỡ đau. Ngoài ra, ngay sau khi sinh người mẹ có thể tập khít cơ niệu đạo, cơ âm đạo để tránh bị són tiểu sau này bằng cách: Khi thở hít vào thì co khít cơ âm đạo, lúc từ từ thở ra thì đồng thời giãn cơ âm đạo hoặc luyện tập giống như khi đang đi tiểu thì nhịn lại 1-2 giây rồi thả ra, lặp lại vài lần như vậy. Trong trường hợp bị bí tiểu, sản phụ có thể chườm nóng, tắm nước nóng, day ở vùng xương mu, xoa nắn bụng…

Sau 3 tuần hết sản dịch, có người đã có máu trở lại (gọi là kinh non) lúc này cần sử dụng ngay các biện pháp tránh thai. Việc có thai lại sớm rất nguy hiểm với người mổ đẻ, có thể gây nứt sẹo mổ, vỡ dạ con, mất em bé, hại cho mẹ.

Sau sinh, các bà mẹ cũng cần chú ý đến vết khâu tầng sinh môn bằng cách rửa sạch, giữ khô, nếu dùng dung dịch vệ sinh, nên dùng loại có bọt, có thể dùng máy sấy làm khô. Nếu sau 4 ngày sản phụ không thấy giảm đau, nhức thì có thể đã bị dị ứng chỉ khâu, nên đến bác sĩ để được cắt chỉ sớm hoặc xử lý nếu bị nhiễm trùng. Thường sau một tuần, vết khâu tầng sinh môn sẽ liền hẳn.

Tùy cơ thể từng người, chị em có thể tắm gội vài ngày sau sinh nhưng không nên tắm bồn. Nếu mệt, không nên tắm và gội liền một lúc và chớ cúi lom khom sẽ dễ gây chóng mặt, ngã qụy… Chị em cần được ngủ đủ, nghỉ ngơi hợp lý và sống trong không khí yêu thương chăm sóc của gia đình.

Về dinh dưỡng: Sau khi sinh, các bà mẹ thường bị mất máu nhiều nên cần được bồi dưỡng, ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng. Sản phụ không cần phải kiêng khem bất cứ thứ gì, nhưng nên ăn thức ăn dễ tiêu, tránh ăn nhiều các gia vị như ớt, hạt tiêu…, không uống bia, rượu vì sẽ ảnh hưởng đến tiết sữa, hạn chế đồ lạnh, hải sản lạnh trong 6 tuần đầu sau sinh. Để có đủ sữa, ngoài việc tích cực cho con bú, các bà mẹ nên uống đủ 3 lít nước mỗi ngày (bên cạnh nước lọc có thể uống nước nhân trần, sữa đậu nành, nước hoa quả, sữa…).

Các vấn đề sức khoẻ cần lưu ý sau khi sinh cho mẹ và cho bé

Do sức ép của tử cung lúc rặn đẻ, đầu bé có thể hơi biến dạng nhưng sẽ trở lại bình thường sau 2 tuần

Vậy là mẹ và bé đã gặp nhau sau bao tháng ngày mong đợi. Tình thương của mẹ dành cho bé giờ lại càng đầy ắp và được cụ thể hoá hơn qua việc chăm bẵm cho bé từng miếng ăn, giấc ngủ.

Thể trạng của bé khi mới chào đời: Do sức ép của tử cung lúc rặn đẻ, đầu bé có thể hơi biến dạng nhưng sẽ trở lại bình thường sau 2 tuần. Tay và chân có sắc xanh do hệ tuần hoàn chưa hoạt động thích nghi. Những đốm đỏ hay những vết sần sùi xuất hiện trên da là bình thường và sẽ biến mất sớm. Lúc mới sinh, ruột bé chứa một chất màu sậm, dính gọi là phân su. Sau khi bú, phân sẽ đổi màu. Mẹ nên cho bé bú theo nhu cầu, không nên canh theo giờ, cũng không nên để bé ngủ quá lâu trên 4 giờ mà chưa đậy bú.

Dinh dưỡng cho mẹ: Qua hành trình vượt cạn, mẹ mất nhiều máu, mệt mỏi do co hồi dạ con nên ăn uống không ngon miệng ngay được. Cung cấp năng lượng cho mẹ bằng thức ăn loãng, hấp thu nhanh và dễ tiêu hoá. Một ngày sau sanh, mẹ có thể ăn uống trở lại bình thường.

- Sữa mẹ chứa 80 –90% là nước nên mẹ phải uống nhiều nước, tốt nhất là sữa tổng hợp dưỡng chất thiết yếu cho bé và thức ăn loãng.

- Ăn thức ăn có đầy đủ chất đạm, vitamin, muối khoáng… Ăn quá nhiều gia vị làm ảnh hưởng mùi vị sữa mẹ, bé sẽ chê sữa mẹ. Ăn quá mặn sẽ gây phù, cao huyết áp, nguy hiểm cho sức khoẻ của mẹ.

- Không nên kiêng khem nếu mẹ thấy ngon miệng, cần ăn nhiều rau, trái cây để chống táo bón.

Lưu ý: Nếu mẹ bị lở đầu vú, đầu vú nhỏ, bị tụt vào trong, có thể vắt sữa ra cốc và cho bé uống bằng thìa nhỏ. Trường hợp mẹ bị bệnh lý chống chỉ định cho con bú bằng sữa mẹ như: viêm gan, suy tim… có thể nuôi bé bằng sữa công thức. Điều chỉnh lượng sữa, số lần bé bú một ngày dựa vào sự tăng cân và chất lượng phân của bé. Nếu bé bị táo bón có thể do pha ít sữa nhiều nước. Phân loãng và có hột, bé đi tiêu trên 10 lần một ngày có thể do pha quá nhiều sữa, bé không tiêu hoá được hết. Nên chọn loại sữa phù hợp với cho từng tháng tuổi của bé.

Món cháo chống táo bón sau sinh

Khi bị táo bón sau sinh, cần ăn các thức ăn mềm, những loại thực phẩm dễ tiêu.

Đông y cho rằng, sau sinh do mất máu nhiều khiến khí huyết mất thăng bằng, nước và tân dịch bị suy hao làm ảnh hưởng tới chức năng nhu động của ruột, phân chậm tống ra ngoài nên quá trình lưu lại ở ruột bị đại tràng hút kiệt nước, phân rắn lại mà sinh táo bón. Lúc này sản phụ thường biểu hiện tình trạng âm hư hỏa vượng khiến sắc mặt không tươi nhuận, mà hanh vàng, da khô, miệng nhạt, rêu lưỡi mỏng, mạch lý…

Các thức ăn cần thiết lúc này là thức ăn mềm, loại thực phẩm dễ tiêu, nhiều chất cellulose như các loại rau, quả tươi (đậu bắp, khoai lang…). Lưu ý không ăn các loại thực phẩm có tính nóng kích thích như tiêu, ớt, uống cà phê, trà, rượu, hút thuốc lá… Tốt nhất là cần kết hợp chọn dùng một số món ăn bài thuốc để vừa an toàn, hiệu quả cho cả mẹ lẫn con mà chứng táo bón cũng hết.

Tùy chọn một món ăn trong số các món ăn dưới đây, dùng cho đủ số ngày từng đợt, sau đó muốn ăn tiếp thì có thể thay đổi món khác thích hợp.

Cháo khoai lang: Khoai lang 200g, nghệ vàng 10g, đường đỏ 50g. Nghệ rửa sạch giã nhỏ, khoai lang rửa thái miếng, cho cả vào nồi đổ nước vừa đủ đun cho khoai nhừ, khuấy đều thành cháo, cho đường đỏ vào để sôi lại chốc lát là được. Ngày ăn 2 lần vào lúc đói. Khi thấy đại tiện ngày 1 lần (hết táo bón) thì ngừng ăn.

Cháo mè (vừng) đen: Mè đen 30g, gạo tẻ 100g, gạo nếp 50g, thịt heo nạc 100g, dầu, gia vị vừa đủ. Xay nhỏ gạo và mè đen, thịt heo xay hoặc băm nhỏ, ướp đủ mắm muối rồi cho dầu vào xào chín. Cho gạo, mè đen đổ đủ nước vào nấu nhỏ lửa đến lúc cháo nhừ cho thịt băm đã xào vào khuấy, để cháo sôi lại là được. Ngày ăn 2-3 lần vào lúc bụng đói, cần ăn 3-5 ngày liền.

Cháo cà rốt: Cà rốt 200g, rau bắp cải 100g, gạo tẻ 100g, thịt heo nạc 100g, dầu, mắm muối vừa đủ. Cà rốt cạo sạch vỏ ngoài rồi nạo hay mài nhỏ. Bắp cải làm sạch thái nhỏ, gạo xay bột. Thịt heo nạc rửa sạch băm nhỏ ướp muối, rồi cho dầu xào chín. Cho bột gạo vào nồi đổ đủ nước, dùng lửa nhỏ đun sôi nhừ, cho cà rốt và bắp cải vào để sôi tiếp thì cho nốt thịt heo băm đã xào vào, sôi nhào là được. Ngày ăn 1 lần, cần ăn liền 3-5 ngày.

Cháo cật heo: Cật heo 1 đôi chừng 250g, gạo tẻ 100g, nghệ vàng 10g, mắm muối vừa đủ. Giã nhỏ nghệ sau khi rửa sạch, cật heo làm sạch, thái miếng ướp mắm muối, nghệ, để 10 phút thì cho vào kẹp nướng chả để trên than hồng cho chín. Cho gạo đã xay bột, đổ vừa nước, nổi lửa nhỏ đun nhừ thành cháo thì cho cật heo vào, vẫn để nhỏ lửa cho sôi chừng 10 phút nữa là được. Ngày ăn 1 lần, cần ăn 2-3 ngày.

Ăn gì để tốt sữa sau sinh?
 

(Ba bau) – Ăn gì để có nhiều sữa sau sinh luôn là nỗi trăn trở của rất nhiều sản phụ. Mời các bạn cùng tham khảo những loại thực phẩm dưới đây.

Chúng ta vẫn thường nghe nói, sau khi sinh nở phải kiêng kị rất nhiều đồ ăn trong suốt 3 tháng 10 ngày. Vậy có những gì chị em có thể ăn được để vừa tốt cho sức khỏe lại nhiều sữa cho con?

Móng giò hầm đu đủ

Đu đủ chứa nhiều prtein, chất béo, các loại vitamin A, B, C, D, E… Nấu cháo cùng móng giò và đu đủ xanh là một trong những cách giúp lợi sữa, thông sữa rất hiệu quả cho các bà mẹ đã được lưu truyền và sử dụng rộng rãi. Mặt khác, món ăn này cũng giúp trị chứng ít sữa hoặc sữa quá loãng.

Nếu không nấu đu đủ cùng chân giò thì có thể thay thế chân giò bằng cá chép hoặc cá quả cũng có hiệu quả tăng cường sữa.

Hoa chuối

Hoa chuối lá hoặc chuối tiêu thái nhỏ, luộc chín ăn hoặc trộn nộm với lạc, vừng rang, ăn 2- 3 bữa liền cũng giúp thông sữa rất tốt.

Hạt bí

Làm tăng sữa cho sản phụ sau sinh: mỗi lần uống 15 – 20g hạt bí ngô sống, ngày uống 2 lần vào buổi sáng và tối. Cách làm: bỏ vỏ hạt lấy nhân giã nát hòa với nước uống khi đói bụng. Cần uống liền 3 – 5 ngày sẽ hiệu quả.

Rau đay

Tuần đầu tiên sau khi sinh, sản phụ có thể ăn hằng ngày 150-200g rau đay vào bữa ăn chính, các tuần sau mỗi tuần ăn hai lần với từ 200-250g thì lượng sữa tăng, trong sữa lượng chất béo cũng tăng lên.

Rau khoai lang

Rau khoai lang luộc hoặc xào ăn hàng ngày vừa giúp nhuận tràng, vừa lợi sữa.

Nấu cháo rau mùi

Hạt mùi 12g, gạo nếp lức 30g, nấu cháo ăn, hoặc hạt mùi 6 g cho vào ấm cùng 100 ml nước, đun sôi khoảng 15 phút, lấy nước thuốc chia làm 2 phần uống hết trong ngày sẽ giúp lợi sữa.

Quả sung

Trong 100g quả sung có chứa các chất sau: protein 1g, chất béo 0.4g, đường 12.6g, Ca 49mg, P 23mg, Fe 0.4mg, caroten 0.05mg, dẫn xuất không protein 12.3g, khoáng toàn phần 3.1g.

Ăn rau ngót, tránh rau cải

Sau sinh, sản phụ cũng nên nên uống canh hoặc nước rau ngót. Nó có tác dụng làm co tử cung sau sinh, sạch máu. Rau phải được rửa thật sạch để tránh bị rối loạn tiêu hóa. Tuyệt đối không nên sử dụng rau cải xanh vì sẽ gây tiểu tiện nhiều và dễ làm rối loạn tiêu hóa.

(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý