Trẻ bị biếng ăn sau khi bị sốt nên làm thế nào?

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Trẻ bị biếng ăn sau khi bị sốt nên làm thế nào?

19/04/2015 02:46 AM
3,459

Gần như tất cả các bé đều trải qua những cơn sốt. Sốt nghĩa là nhiệt độ cơ thể cao hơn bình thường. Nó là dấu hiệu chỉ ra rằng hệ miễn dịch của cơ thể đang hoạt động để chống lại những căn bệnh trong cơ thể. Sốt cũng có thể là những phản ứng của cơ thể sau khi tiêm vắc-xin phòng bệnh.


Bé bị sốt không chịu ăn bột và uống sữa?



Yêu cầu tư vấn :
bác sĩ ơi cho tôi hỏi, con nhà tôi 12 tháng tuổi nặng 9,6kg, cao 76cm. Cháu mọi khi ăn ngày 3bữa sữa, mỗi bữa 200ml, 2 bữa bột và 1 cốc sữa chua dầm hoa quả xoài, dưa hấu hoặc chuối.tuần vừa qua cháu bị sốt, 4 ngày liền, đi khám, bác sĩ bảo bị sốt nhiễm khuẩn, phải cho uốngkháng sinh 5 ngày. từ hôm ốm, cháu rất lười ăn, mỗi ngày chỉ ăn 1 bình sữa 100ml, 2/3 hộp sữa chua hoa quả xoài, dưa hấu và 1 hộp váng sữa. cháu không chịu ăn bột và uống sữa. cháu rất thích ăn sữa chua, váng sữa và hoa quả nhưng tôi sợ cho cháu ăn nhiều sẽ bị đi ngoài. vậy xinbác sĩ tư vấn giúp xem chế độ ăn cho cháu thế nào là hợp lí, ăn nhiều hoa quả có sợ bị đi ngoài hay không. cháu không ăn bột và sữa thì có sợ không đủ chất và kalo không. có biện pháp nào khắc phục tình trạng trên xin bác sĩ tư vấn giúp, chỉ mấy ngày mà cháu gầy hơn nửa cân, nhưng cháu vẫn ngủ bình thường.
rất mong sớm nhận được ý kiến của bác sĩ để giúp cháu khắc phục việc lười ăn để phát triển tốt.Xin chân thành cảm ơn bác sĩ.

Người hỏi: Họ và Tên : Đặng Phương Lan Số Điện thoại : 0912105880


Bác sĩ tư vấn:

BS. TS Phạm Thị Thu Hương …..

Chức danh: Trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàng và tiết chế

Phụ trách khoa khám tư vấn dinh dưỡng số 2, Viện Dinh Dưỡng , 48B Tăng Bạt Hổ - Q. Hai Bà Trưng - Hà  Nội.

Câu trả lời : 

Bạn Phương Lan thân mến!
Sau ốm trẻ thường có chán ăn. Nên chia nhỏ bữa ăn để đảm bảo đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng cho nhu cầu của trẻ. Con của bạn thích ăn sữa chua, hoa quả như vậy thì rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt sau nhiễm khuẩn. Nên cho trẻ ăn những thức ăn này sau các bữa bột, sữa.Trẻ đang bị sốt và nhiễm khuẩn vì vậy cần cho trẻ uống nhiều nước, đặc biệt là nước quả chín.Khi cho trẻ ăn quả chín nên chú ý chọn các loại quả đảm bảo an toàn thực phẩm. Các loại quả khi đã bổ (mở vỏ) không ăn hết để ở nhiệt độ môi trường quá 2 giờ không nên ăn sẽ dễ bị nhiễm khuẩn và có thể gây tiêu chảy cho trẻ. Váng sữa là một chế phẩm của sữa có chứa rất nhiều chất béo và ít chất đạm vì vậy nó cung cấp nhiều calo cho trẻ. Váng sữa rất thích hợp cho những trẻcần tăng cân. Bạn có thể cho trẻ ăn váng, mỗi ngày chỉ nên ăn tối đa 02hộp váng sữa. Không nêncho trẻ ăn quá nhiều váng sữa sẽ gây khó tiêu hóa cho trẻ. Bạn cũng không nên quá lo lắng, trẻ có thể ăn ít hơn bình thường một vài ngày. Tình trạng chán ăn sau ốm sẽ được cải thiện dần và trẻ sẽ ăn nhiều hơn, thậm chí trẻ ăn nhiều hơn bình thường, dân gian thường gọi là ăn trả bữa.Ở giai đoạn này trẻ sẽ tăng cân trở lại. Trong trường hợp trẻ biếng ăn kéo dài, bạn nên cho trẻ đến các trung tâm tư vấn dinh dưỡng để có những tư vấn chi tiết phù hợp với tình trạng của con bạn
Chúc con của bạn hay ăn chóng lớn!


MỘT SỐ ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI CHĂM SÓC TRẺ BỊ SỐT


Sai lầm tai hại khi chăm trẻ sốt

Nhiều phụ huynh hẳn sẽ giật mình khi phát hiện mình đã mắc lỗi lớn khi chăm trẻ sốt.

Nửa đêm, cô em họ mới sinh con đầu lòng được 9 tháng cuống quýt gọi điện cho vợ chồng tôi ‘cầu cứu’. Chuyện là nhóc Bin (con trai em tôi) bị sốt mà bố mẹ thì không biết xử trí sao cho hợp lý. Chồng thì bảo lấy một chút rượu trắng chườm cho con sẽ nhanh hạ sốt, vợ thì hồ nghi không dám làm theo… thế là 2 vợ chồng rối như canh hẹ...

Tôi tin, không riêng gì em họ tôi mà có rất nhiều cha mẹ trẻ cũng thiếu – kỹ - năng chăm sóc con. Khi con trẻ sốt, ốm… không biết nên, không nên làm gì. Là mẹ của 2 cậu con trai (9 tuổi và 5 tuổi) tôi cũng có chút kinh nghiệm (cả thực tế và sưu tầm qua sách báo) chăm sóc trẻ bị sốt, xin chia sẻ với các bậc cha mẹ, đặc biệt là cha mẹ trẻ.

Sai lầm tai hại khi chăm trẻ sốt - 1
Rất nhiều bậc cha mẹ không biết nên, không nên làm gì khi con bị sốt (Ảnh minh họa).

1.    Biểu hiện phổ biến khi trẻ bị sốt

-    Thân nhiệt trẻ nóng hơn rất nhiều

-    Trẻ hay quấy khóc, dễ nổi cáu

-    Mệt mỏi và thở gấp

-    Ngủ lơ mơ

2.    Cách xử trí khi trẻ em bị sốt

- Khi trẻ sốt nhẹ nhiệt độ từ 37,5 độ C - 38,5 độ C chưa cần dùng thuốc hạ nhiệt mà chỉ cần cởi bớt quần áo cho trẻ uống nhiều nước, nếu trẻ đang bú mẹ cho bú nhiều hơn. Tránh để trẻ ở nơi có gió lùa, tiếp tục theo dõi, 3-4 giờ đo nhiệt độ lại.

- Khi trẻ sốt trên 38,5 độ C cần cởi bớt quần áo, cho mặc quần áo lót mỏng, mềm, thoáng, rộng, tránh gió lùa, cho uống thuốc hạ nhiệt hoặc đặt thuốc ở hậu môn.

Song song với thuốc, pha nước ấm, tương tự như pha nước tắm cho trẻ (để cùi chỏ tay của người lớn vào chậu nước, nếu thấy nước âm ấm là được). Sau đó, dùng năm cái khăn, 2 khăn đắp vào nách và 2 khăn đắp vào bẹn, khăn còn lại nhúng nước lau khắp cơ thể trẻ. Đối với các khăn đắp cố định ở nách và bẹn, sau 5 - 10 phút lấy ra nhúng lại vào nước ấm, vắt ráo và đắp liên tục vào bẹn và nách.

Việc đổ mồ hôi trong quá trình bị sốt giúp làm giảm nhiệt độ cơ thể. Tuy nhiên, nó cũng sẽ dẫn tới việc mất nước của cơ thể trẻ. Cố gắng cho trẻ uống thêm nhiều nước để bổ sung lượng đã mất đi.

3. Khi nào cần đưa trẻ đến cơ sở y tế?

- Tất cả trẻ em dưới 5 tuổi bị sốt sau khi đã xử trí trên 1 ngày vẫn còn sốt nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.

- Những trường hợp sốt cao dùng thuốc hạ nhiệt và các biện pháp không giảm.

- Trẻ sốt kèm theo các dấu hiệu như mệt mỏi, li bì, co giật, bỏ ăn không uống hoặc nôn, đau bụng, xuất huyết, rét run, khó thở…

4. Sai lầm tai hại khi chăm sóc trẻ bị sốt

Nhiều phụ huynh hẳn sẽ giật mình khi phát hiện ra mình đã ngộ nhận khi chăm sóc trẻ bị sốt bằng nhiều mẹo rỉ tai không đúng, hậu quả là, gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Dưới đây là một số sai lầm cần tránh:

- Không được tự ý mua thuốc Aspirin hay các thuốc kháng viêm nonsteroids. Các loại thuốc này có thể khiến trẻ bị xuất huyết tiêu hóa.

- Khi trẻ sốt cao và đang làm kinh, người nhà tuyệt đối không được nặn bất cứ một thứ gì, ví dụ như vài giọt chanh, vào trong miệng trẻ. Điều đó có thể khiến trẻ bị sặc và gây tử vong.

- Có một 'bài thuốc' người già hay sử dụng làm mát cho trẻ là đổ vào nước ấm một chút rượu hay cồn (alchol). Thực tế, việc kết hợp này có thể làm mát rất nhanh, thậm chí mát lạnh do sự bốc hơi. Tuy nhiên, cách hạ sốt này vô cùng nguy hại. Rượu hay cồn khi bốc hơi có thể khiến trẻ bị ngộ độc. Chưa kể, hiện nay ở một số nơi, rượu chưa chắc đã an toàn. Người ta bỏ thêm một số các chất như thuốc diệt sâu rầy, khiến cho rượu trong vắt. Do đó tuyệt đối không được đổ rượu, cồn vào nước khi lau cho trẻ.

- Kinh nghiệm cho thấy lấy chanh xoa cho trẻ sẽ khiến trẻ hạ sốt. Đây là một điều không nên làm. Chanh có chứa một độ axít loãng làm bỏng hay hư da trẻ. Ngoài ra, tuyệt đối không lấy nước đá hay đá lạnh chườm cho trẻ.

- Nhiều người còn cho rằng, khi trẻ làm kinh phải cắt lể để nặn hết máu độc ra. Khi chuyển trẻ đến bệnh viện, trong trường hợp sốt xuất huyết, do rối loạn đông máu, việc cầm máu rất khó khăn. Toàn bộ cơ thể bị rỉ máu. Cấm cạo gió cắt lể khi trẻ sốt, bác sĩ không thể theo dõi được chỗ nào xuất huyết do bệnh, chỗ nào do cạo gió.



Sơ cứu trẻ sốt cao co giật theo cổ phương



Sốt cao co giật ở trẻ em có nhiều nguyên nhân khác nhau, phần lớn do biểu hiện phản ứng nhiễm khuẩn của cơ thể mà gây ra như: viêm họng, viêm não, viêm màng não, viêm phổi… Nếu không xử lý kịp thời dễ để lại di chứng cho trẻ do thiếu ôxy nuôi dưỡng não bộ.

Theo Đông y, chứng sốt cao co giật là do nhiệt cực sinh phong, can phong nội động. Phép chữa dùng pháp bình can, tiềm dương, tức phong, chỉ kinh. Đây là một chứng cấp cứu trong y khoa cần can thiệp kịp thời. Bài viết sau xin giới thiệu với bạn đọc phương pháp cấp cứu của cổ nhân để bạn đọc tham khảo và áp dụng:

Khi phát hiện trẻ sốt cao co giật, nếu trẻ ngủ, cần đánh thức trẻ dậy ngay để tránh trẻ hôn mê sâu. Nhanh chóng tạo không khí thoáng mát, đặt trẻ nằm xuống giường hay một mặt phẳng, nếu không có thể nắm giữ vào tay trẻ một vật bằng sắt không sắc nhọn có độ bóng càng cao càng tốt, nới lỏng quần áo, nhất là vùng cổ; nếu trẻ có nôn thì đặt trẻ nằm nghiêng để tránh sặc chất nôn mà gây viêm phổi.

Nếu cần thì cho trẻ ngậm khăn phòng trường hợp cắn vào lưỡi. Lựa theo chiều co giật mà giữ trẻ ổn định, tránh để va đập gây tổn thương cho trẻ. Trước tiên, bấm ngay nhân trung  trong vòng 1 - 2 phút (tại điểm nối 1/3 trên và 2/3 dưới của rãnh nhân trung, giữa đáy rãnh) với lực tương đối mạnh để khai khiếu tinh thần, kích thích trung khu hô hấp, tăng cường ôxy nuôi dưỡng tế bào não. Sau đó dùng 2 ngón tay cái và 2 ngón tay trỏ kẹp lấy hai dái tai trẻ, vừa vê, vừa day, vừa  kéo xuống với lực vừa phải đến khi trẻ trở lại bình thường.

Chườm hoặc đắp khăn mát vào nách, bẹn để hạ thân nhiệt cho trẻ.

Kinh nghiệm cho thấy, cấp cứu bằng phương pháp này thường sau 5 - 7 phút là trẻ có thể giảm sốt, hết co giật. Cần chú ý khi làm động tác này hãy nhìn vào mắt trẻ mà điều khiển đôi tay. Nếu mắt trẻ ngước lên, hai tay vừa vê, vừa kéo dái tai xuống. Mắt trẻ mở to mà con ngươi chúc xuống, hai tay vừa vê, vừa kéo dái tai ngược lên. Mắt trẻ nhìn chéo về bên trái, hai  tay vừa vê, vừa kéo dái tai phảivề bên phải và ngược lại.

Khi trẻ ổn định thì dùng khăn mềm nhúng vào nước hơi ấm, lau khắp người cho trẻ, nhất là vùng nách, bẹn, trán, sau đó cho trẻ đi khám để điều trị nguyên nhân.

Ấn huyệt nhân trung để khai khiếu tinh thần cho trẻ sốt cao.
Chú ý: Chứng sốt cao co giật ở trẻ nhỏ là chứng bệnh cấp tính. Tuy phương pháp này của cổ nhân hiệu nghiệm nhưng cấp cứu trong vòng 5 - 7 phút mà các triệu chứng không giảm, không hết thì cần cho trẻ đi bệnh viện cấp cứu ngay để tránh điều đáng tiếc xảy ra với trẻ.
Khi trẻ co giật, không nên tìm cách chống lại cơn co giật của trẻ bằng cách ghì chặt trẻ vì có thể gây tổn thương ở một số bộ phận cơ thể hoặc có thể làm gãy xương trẻ. Không được cho trẻ ăn, uống bất cứ thứ gì vì có thể gây sặc, đồng thời tuyệt đối không ủ ấm và không uống đồ lạnh.

Cách chăm sóc bé khi bị sốt


Không phải cha mẹ nào cũng biết cách chăm sóc khi con bị sốt. Những chỉ dẫn dưới đây sẽ giúp bạn chăm sóc bé tốt nhất.

Gần như tất cả các bé đều trải qua những cơn sốt. Sốt nghĩa là nhiệt độ cơ thể cao hơn bình thường. Nó là dấu hiệu chỉ ra rằng hệ miễn dịch của cơ thể đang hoạt động để chống lại những căn bệnh trong cơ thể. Sốt cũng có thể là những phản ứng của cơ thể sau khi tiêm vắc-xin phòng bệnh.

Khi nào cần đưa trẻ đến bác sỹ

- Nếu trẻ bị sốt sau khi tiêm vắc-xin, sau 2-3 ngày trẻ sẽ trở lại bình thường. Bạn chỉ cần quan tâm theo giõi nhiệt độ cơ thể và bình tĩnh kiểm soát cơn sốt của trẻ ở nhà.

- Khi trẻ bị sốt không phải sau khi tiêm vắc-xin, bạn nên đưa trẻ đến bác sỹ để tìm ra nguyên nhân. Những căn bệnh nguy hiểm ở trẻ thường không phổ biến. Tuy nhiên, nếu trẻ từ 2 tháng tuổi trở xuống, có vấn đề với hệ miễn dịch, hoặc những vấn đề đặc biệt khác về sức khoẻ, bạn nên đưa trẻ đến bác sỹ ngay lập tức vì có thể bệnh sẽ nguy kịch hơn rất nhanh.

- Cho dù với lý do gì, nếu bất kỳ một dấu hiệu nào dưới đây xuất hiện, bạn nên đưa trẻ đến bác sỹ ngay. Những dấu hiệu gồm: Sốt triền miên, nhiệt độ cơ thể từ 40 độ trở lên, ăn không tốt, hoặc lên cơn co giật.

Chăm sóc trẻ sốt tại nhà

Ngoài việc tuân theo những phương pháp và quy định điều trị của bác sỹ, biết cách kiểm soát cơn sốt ở trẻ cũng là một điều rất quan trọng.

A. Theo dõi nhiệt độ cơ thể trẻ

Nhiệt độ cơ thể bình thường của trẻ thay đổi theo độ tuổi, hoạt động, điều kiện sức khoẻ, thời gian trong ngày và tuỳ thuộc vào việc đo nhiệt độ ở từng bộ phận trên cơ thể.
* Đo nhiệt độ ở trực tràng

  - Đây là phương pháp được xem là chính xác hơn cả để đo nhiệt độ của trẻ.
  - Có thể dùng nhiệt kế thuỷ ngân hoặc nhiệt kế điện tử.
  - Nếu nhiệt kế chỉ 37,5 độ thì được xem là bình thường.
* Phương pháp đo tai giữa

 - Phương pháp này đo nhiệt độ từ màng tai. Độ nóng được đo bằng thiết bị cảm ứng hồng ngoại của nhiệt kế đo tai được đặt cách ống tai một khoảng cách nhỏ.

 - Phương pháp này dễ và nhanh, có thể sử dụng cho trẻ hay om sòm hoặc đang khó chịu. Tuy nhiên cảm biến phải được đặt đúng vị trí trong ống tai để lấy được nhiệt độ chính xác. Cách này cũng không thích hợp nếu ống tai của bé có nhiều rỉ tai và các chất lưu.

B. Giảm thân nhiệt cho trẻ

1. Sử dụng thuốc được kê đơn

Khi nhiệt độ trực tràng chỉ trên 38 độ và trẻ cảm thấy khó chịu, bạn có thể cân nhắc đến việc sử dụng thuốc hạ sốt đã được kê đơn cho trẻ. Chỉ sử dụng thuốc khi trẻ bị sốt trong khoảng 4-6 tiếng giữa mỗi lần uống thuốc. Hãy kiểm tra nhãn thuốc cẩn thận, chú ý các chỉ dẫn, và đảm bảo rằng liều thuốc và thời gian không quá độ bởi quá liều thuốc có thể rất nguy hiểm cho trẻ.

2. Mặc đồ thoải mái cho trẻ

Hãy mặc cho bé các đồ nhẹ nhàng để tránh làm bé quá nóng. Các đồ cotton là tốt nhất vì chúng có thể thấm mồ hôi. Hãy thay những đồ ẩm ướt hoặc những bộ đồ khô ráp sẽ làm bé cảm thấy dễ chịu hơn.

3. Giữ phòng ốc thông thoáng

Giữ phòng ốc thông thoáng và mát mẻ giúp làm giảm nhiệt độ cơ thể. Bạn có thể mở cửa sổ, mở điều hoà nhiệt độ, hoặc mở quạt.

4. Lau chùi cho bé bằng nước ấm

Khi trẻ có nhiệt độ trực tràng trên 40 độ, đã từng bị sốt co giật hoặc không thể uống thuốc, lau chùi cho trẻ bằng nước ấm có thể giúp làm giảm sốt. Đặt trẻ ngồi trong một bồn tắm nước ấm và dùng khăn mềm dấp nước lên người bé trong khoảng 5-10 phút. Đừng dùng nước lạnh vì điều này chỉ làm tăng thêm nhiệt độ cơ thể của trẻ. Nếu nước bị lạnh đi hoặc trẻ bắt đầu run rẩy, hãy nhấc trẻ ra khỏi nước ngay.

C. Bổ sung nước cho cơ thể bé

Việc đổ mồ hôi trong quá trình bị sốt giúp làm giảm nhiệt độ cơ thể. Tuy nhiên, nó cũng sẽ dẫn tới việc mất nước của cơ thể trẻ. Cố gắng cho trẻ uống thêm nhiều nước để bổ sung lượng đã mất đi. Đối với những trẻ nuôi bằng sữa mẹ, đơn giản chỉ cần tăng thời lượng cho trẻ bú vì sữa mẹ có chứa rất nhiều nước.

D. Cho bé nghỉ ngơi đầy đủ

Khi bị sốt, trẻ sẽ cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ, hãy để trẻ nghỉ ngơi. Bị sốt cũng sẽ làm giảm các hoạt động tiêu hoá của dạ dày, vì thế hãy cố gắng tránh cho bé ăn những đồ ăn khó tiêu hoá, không có lý do nào để giảm bữa ăn thường ngày khi bé không từ chối ăn.

Chăm sóc bé bị sốt có thể là công việc mệt mỏi và khắt khe. Vì thế, hãy chuẩn bị tinh thần và chia sẻ việc chăm sóc trẻ với mọi thành viên khác trong gia đình. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc nào liên quan đến trẻ sốt, hãy thử nói chuyện với ai đó có kinh nghiệm hoặc những người tư vấn chăm sóc sức khoẻ cá nhân.

Món ăn, đồ uống tăng lực cho trẻ bị sốt


Không phải cha mẹ nào cũng biết cách chăm sóc cho trẻ bị sốt.

Bất kỳ cha mẹ nào cũng lo lắng khi con bị sốt. Tuy nhiên không phải ai cũng biết chăm sóc trẻ đúng cách. Ngoài việc điều trị và cho bé uống thuốc mẹ còn có thể chế biến một số thức ăn, nước uống dưới đây để ‘tăng lực’ cho trẻ.

Cháo đậu xanh

Đây là món ăn có tác dụng thanh nhiệt giải độc, bồi bổ sức khỏe, rất tốt cho trẻ bị sốt.

Nguyên liệu: đậu xanh 30g, dưa hấu 100g, đường trắng 20g.

Cách làm: Dưa hấu gọt bỏ vỏ xanh cứng, ép lấy 200ml nước. Đậu xanh xay thành bột, cho vào nước dưa hấu, quấy đều, đun trên lửa nhỏ, khi chín cho đường, đun sôi lại là được.

Cho trẻ ăn ngày 2 lần, ăn liền 3-4 ngày.

Món ăn, đồ uống tăng lực cho trẻ bị sốt - 1
Món cháo đậu xanh thanh nhiệt, bồi bổ sức khỏe, rất tốt cho trẻ bị sốt. (Ảnh minh họa).

Canh mướp nấu thịt

Món canh mướp vừa ngon, vừa mát rất hợp cho những ngày hè nóng bức và ‘hạ nhiệt’ cho trẻ. Bạn nên mua loại mướp non và giữ nguyên phần vỏ khi chế biến để món ăn cung cấp được nhiều chất dinh dưỡng hơn

Nguyên Liệu: 2 quả mướp (khoảng 350g); 100g thịt nạc lợn; 1 quả trứng muối; vài nhánh hành lá và rau mùi; gia vị: hạt nêm, đường, muối.

Cách làm:

- Mướp rửa bằng nước muối rồi rửa lại nước lạnh, để nguyên vỏ, thái khoanh dày 0,7cm. Thịt lợn rửa sạch, băm nhuyễn. Trứng muối luộc chín, để riêng lòng trắng và lòng đỏ, thái nhuyễn. Hành lá, rau mùi nhặt, rửa sạch, thái nhuyễn.

- Đun sôi 850ml nước, cho thịt lợn vào nấu, nêm 1/2 thìa cà-phê muối, 1 thìa cà-phê hạt nêm, 1 thìa cà-phê đường, 1 thìa cà-phê dầu ăn. Thêm mướp vào nấu thêm 2 phút nữa, tắt bếp. Múc canh ra tô, cho ít hành lá và rau mùi thái nhuyễn.

Cho trẻ ăn với cơm 1 lần/ngày.

Món ăn, đồ uống tăng lực cho trẻ bị sốt - 2
Món canh mướp vừa ngon, vừa mát. (Ảnh minh họa).

Nước bí xanh

Nước bí xanh chứa nhiều vitamin, đồng thời cũng giúp bé hạ nhiệt nhanh chóng.

Nguyên liệu: Bí xanh 150g, lá sen to 1/4 lá.

Cách làm: Bí xanh để cả vỏ, rửa sạch, bỏ ruột, thái miếng. Lá sen rửa sạch, thái nhỏ, cho bí và lá sen vào nồi, thêm 300ml nước, đun sôi kỹ, chắt lấy nước, bỏ bã.

Cho trẻ uống 2 – 3 lần/ngày

Nước cải trắng

Cải trắng ngoài tác dụng phòng chống các bệnh về mắt, còn giúp tăng cường sức sống cho các tế bào.

Nguyên liệu: Cải trắng 1 cây 50g, giá đậu xanh 30g.

Cách làm: Rửa sạch cải trắng, cắt miếng; giá đậu xanh rửa sạch. Tất cả cho vào nồi, thêm 300ml nước đun sôi kỹ, rồi chắt lấy nước cho trẻ uống.

Cho trẻ uống 2 - 3 lần/ngày.




Chăm sóc bé khi bị sốt như thế nào đúng nhất
Bé tiêm phòng bị sốt phải làm sao
Mẹo giúp bé mọc răng không bị sốt
Trẻ bị sốt phát ban phải làm gì?
Bệnh Sốt xuất huyết ở trẻ em
Thức ăn cho người bị bệnh sốt xuất huyết
Sốt trong 3 tháng đầu mang thai





(st)



Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Xin hỏi bác sỹ con tôi năm nay 10 tuổi cháu bị đau xương đùi bác sỹ cho chụp cộng hưởng từ kết luận ép xe và sương xương tủi điều trị thuốc mỗi ngày ba ống chuyền bằng tĩnh mạch ,chuyền hơn một tháng thì cho ra viện khi về cháu sốt ngày hai lần sốt từ 38độ đên 39 độ khi sốt cháu lên cơn nhức rất đau đớn xin hỏi có nên đi chữa và vào viện nữa không
hơn 1 tháng trước - Thích (9) - Trả lời
cho cháu đi khám ngay lập tức, kiểm tra kỹ vào.tôi sợ cháu bị viêm nhiễm đấy.
Bạn nên cho bé tái khám kịp thời để được chuẩn đoán và điều trị tiếp nhé. Chúc bé mau khỏi!
thua bac sy .con e nay da duoc 1 tuoi .chau bi sot hay khoc nhe.chau lai bieng an .thua bac si co cach nao de giup be nhanh khoe khong bac sy
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý