Em bé ăn ngậm và những cách ứng phó hay

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Em bé ăn ngậm và những cách ứng phó hay

19/04/2015 04:17 AM
6,279

Các bà mẹ luôn muốn con mình lớn lên khỏe mạnh, ăn uống đầy đủ nhưng với những em bé ăn ngậm thì là những nỗi phiền lòng lớn của cha  mẹ, cùng xem những cách giúp bé không còn ngậm khi ăn nữa nhé


"Trị" chứng ăn ngậm ở trẻ

“Đánh vật với con cả tiếng đồng hồ… mà không hết cốc sữa, bát bột. Chế biến, thay đổi khẩu vị thường xuyên nhưng bé vẫn ngậm khi ăn. Tôi thực sự mệt mỏi, stress mỗi lần tới bữa cho con ăn”, Chị Vân ở khu đô thị Văn Quán, Hà Đông than thở.

Ngậm từ đêm tới sáng

Bé Nguyễn Hải Phong khi sinh ra được 3,3kg, đến giờ đã 14 tháng mà chỉ được 7,5kg tính cả quần lẫn áo. Chị Vân kể, không chỉ không chịu ăn thêm sữa ngoài mà ngay đến bột bé cũng lười ăn. Lựa mãi mới bón cho bé được miếng thì phải đi rong mất vài lượt dọc hành lang khu chung cư, quay lại nơi để bột bé vẫn… chưa nuốt.

“Lưng bát con bột mà phải hâm nóng vài lần mới hi vọng hết được non nửa”, chị nói.

Vì con ăn ít, chị cho ăn thêm một bữa bột lúc 9h tối. Nhiều lần, bé không chịu nuốt, rồi đi ngủ luôn. Nếu chị quên không dùng tay lựa lấy ra thì bé vẫn ngậm trong miệng đến tận… khi tỉnh dậy đòi bú mẹ.

Theo TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng Khoa Nhi BV Bạch Mai, hiện tượng trẻ ăn ngậm lâu không phải là hiếm. Đây là một thói quen rất xấu của trẻ. Khi ngậm thức ăn lâu trong miệng, men tiêu hoá thức ăn ở tuyến nước bọt đã chuyển hoá thức ăn thành đường tạo nên vị ngọt nên bé càng thích ngậm lâu hơn. Nhất là ở những bé mải chơi, vừa chơi vừa ăn. Chỉ một vài lần do mải chơi không nuốt, nhai thức ăn, dần dần sẽ hình thành thói quen khó bỏ.

Không chỉ khiến người cho ăn cáu giận, mệt mỏi mà thói quen ngậm thức ăn cũng tác động xấu tới trẻ. Vì ngậm thức ăn lâu trong miệng, lượng đường được men tiêu hoá tạo nên sẽ bám vào răng và gây sâu răng từ khi trẻ còn rất nhỏ.

Ở các vùng nông thôn hay có thói quen “nhai cơm” cho trẻ trước khi ăn. Lúc đó, do tuyến nước bọt của người lớn giúp chuyển hoá thức ăn thành đường, có vị ngọt nên trẻ hào hứng ăn. Nhưng ngược lại, nó rất mất vệ sinh. Vi khuẩn và các mầm bệnh từ người bón cơm sẽ lây sang cho trẻ và dễ dàng gây bệnh truyền nhiễm vì sức đề kháng của trẻ còn yếu.

Cách khắc phục

Có nhiều nguyên nhân khiến bé ăn ngậm, nhưng một phần có thể là do cách chế biến thức ăn. Nếu thức ăn được chế biến không phù hợp với độ tuổi, hàm răng, sở thích… thì bé lại càng trở nên lười nuốt hơn. Vì thế, cần rất chú ý nấu ăn theo đúng độ tuổi của bé. Không ít người con đã lớn 2 - 3 tuổi mà vẫn cho ăn cháo xay, cháo hạt nấu kỹ… vô tình càng làm trẻ trở nên lười nhai, lười nuốt.

Ăn thức ăn được xay nhuyễn kéo dài quá lâu vì sẽ hình thành thói quen lười nhai và trẻ sẽ ngậm thức ăn. Khi không chịu nhai, men tiêu hoá không được kích thích bài tiết đủ cũng là lý do khiến trẻ chán ăn, hay ngậm.

Nhưng cũng có người con mới được hơn một năm, đã cho bé ăn cơm nên bé khó nhai nát thức ăn, khiến bé cũng sẽ lười nuốt hơn.

Vì thế, khi trẻ mới bắt đầu ăn sam cần phải nấu thức ăn lỏng, mềm. Còn khi bắt đầu có răng, nên nấu thức ăn cứng hơn để bé tập nhai.

Cha mẹ cũng không nên “ép” trẻ ăn trong một bữa. Với những trẻ hay ăn ngậm, việc chia bữa nhỏ rất có ý nghĩa để trẻ cảm thấy thoải mái và lượng thức ăn cần trong một ngày vẫn được “nạp” đủ dù mất công sức, thời gian nhiều hơn. “Nhiều trẻ khi mới ăn vẫn chịu nuốt. Nhưng khi đã hơi lưng dạ mới bắt đầu lười nhai. Lúc này không nên cố ép trẻ vì dù bón được bé vẫn không chịu nuốt. Sau đó khoảng 1 - 2 tiếng hãy bón cho trẻ”, BS Dũng khuyên.

Khi bé ăn ngoan, hãy khen, khuyến khích và động viên trẻ. Đừng để giờ ăn trở thành một cực hình với trẻ mà cần là thú vui. Cho trẻ quanh quẩn trong bếp chế biến thức ăn cùng mẹ cũng là cách để tạo hứng thú cho trẻ được thưởng thức món ăn do mình tham gia chế biến.

Ngoài ra, kết hợp nhiều món trong một bữa cơm, lúc thì miếng cơm, khi thì miếng bún, rồi quả trứng luộc, ít thịt băm rang… cũng có thể khắc phục tình trạng ăn ngậm của trẻ, do mỗi món có một mùi vị khác nhau, sẽ kích thích trẻ ăn hơn.

Cha mẹ cũng nên đổi món thường xuyên cho trẻ, bữa mặn, bữa ngọt, bữa thịt, bữa cá và bổ sung nhiều rau xanh. Khi ăn, nên cho trẻ ăn kèm 1 muỗng nước canh hoặc nước trái cây với 1 muỗng cháo, cơm để trẻ nuốt nhanh hơn.

TS Dũng cũng đưa ra lời khuyên, không nên cho trẻ vừa ăn vừa chơi, lâu dần sẽ thành thói quen. Có thể thời gian đầu, dễ cho trẻ ăn hơn, trẻ ăn nhiều hơn nhưng lâu dần, rất dễ tạo thói quen mải chơi, mải xem mà ngậm thức ăn trong miệng, quên nhai nuốt.

 

Ứng phó khi bé ngậm thức ăn không nuốt

Nếu được ăn thức ăn xay nhuyễn quá lâu, bé sẽ hình thành thói quen lười nhai, men tiêu hóa không được kích thích bài tiết đủ khiến trẻ chán ăn, hay ngậm.

Hai tháng nay, cứ đến bữa ăn của cu Bim là chị Nga (quận 2, TP HCM) phải “đánh vật” khổ sở cùng con đến 2-3 tiếng đồng hồ. Trong 6 tháng đầu, bú sữa mẹ nên cu Bim lớn rất nhanh, bụ bẫm. Từ khi bắt đầu giai đoạn ăn dặm thì bé có dấu hiệu biếng ăn. Gần đây, kể từ khi mọc thêm hai chiếc răng hàm trên, bé tăng cân rất chậm do cứ đến bữa ăn là ngậm bột trong miệng không chịu nuốt. Thỉnh thoảng, khi ngậm chán bé còn phun nhè cả ra.  

“Đến bữa ăn là cả bà nội bé và tôi phải bày biện đủ cách, khi thì gõ trống, lúc bật nhạc rồi lắc lư làm trò mà vẫn không ăn thua. Nhiều lúc bực mình quá, tôi cho bé nghỉ ăn luôn, sau khi bị bỏ đói bé cũng ăn lại một chút nhưng làm vậy thấy xót con quá”, chị Nga tâm sự.

Việc trẻ ngậm thức ăn không chịu nuốt đã trở thành nỗi lo của không ít bà mẹ. Ảnh minh họa: lamsao.com

Việc trẻ ngậm thức ăn không chịu nuốt đã trở thành nỗi lo của không ít bà mẹ.

“Tôi đã thay đổi khẩu phần thức ăn, kết hợp đủ mọi biện pháp mà vẫn không cải thiện được tình hình", chị Trân, quận Bình Thạnh, TP HCM, thở dài ngao ngán sau 2 tiếng đồng hồ đuổi bắt lòng vòng mà vẫn chưa cho con ăn hết chén cháo cua. Khi cho bé Nhím ăn, nếu mẹ kết hợp cho con uống nước canh thì bé nuốt nhanh hơn. Cứ như thế này mãi, chị sợ nếu bé cứ không nhai mà nuốt về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến tiêu hóa.

“Cả 2 tháng nay bé không tăng cân, đã 19 tháng nhưng chỉ nặng 11 kg. Tôi nuôi bé gái đầu tiên rất khỏe nhưng với bé thứ hai này thấy vất vả quá”, chị Trân cho biết. Nhiều người giới thiệu các thảo dược kích thích ngon miệng, chị e ngại không dám cho bé sử dụng vì sợ sẽ để lại hậu quả về sau.

Bác sĩ CK II Nguyễn Thị Thu Hậu, Trưởng Khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận rất nhiều trường hợp trẻ biếng ăn, ngậm thức ăn không chịu nuốt. “Đây là thói quen không tốt, nguyên nhân gây chán ăn, dẫn đến bé bị suy dinh dưỡng, sức đề kháng yếu nên dễ bị bệnh, về lâu dài sẽ gây hư men răng”, bác sĩ Hậu chia sẻ.

Theo bác sĩ Hậu, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ ngậm thức ăn trong miệng. Bé cần được khám để xác định nguyên nhân và có hướng điều trị hợp lý, làm thêm xét nghiệm để định lượng các vi chất dinh dưỡng trong cơ thể.

Một số nguyên nhân khiến trẻ ngậm thức ăn:

-  Bé mắc một số bệnh gây khó chịu trong người, bé khó nuốt, nuốt đau..., mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa, dẫn đến việc hấp thụ dinh dưỡng bị hạn chế, trẻ mệt mỏi, không muốn ăn.

- Nếu thức ăn được chế biến không phù hợp với độ tuổi, sở thích, hàm răng… của bé thì bé sẽ lười nuốt.

- Bé được ăn thức ăn xay nhuyễn quá lâu cũng sẽ hình thành thói quen lười nhai. Khi không chịu nhai, men tiêu hóa không được kích thích bài tiết đủ sẽ khiến trẻ chán ăn, hay ngậm.

-   Trẻ không ăn một vài thức ăn đặc biệt mà bố mẹ không biết, vẫn thường xuyên cho ăn nên bé không muốn nuốt.

Một số lời khuyên:

- Cần xem lại cách chế biến thức ăn có phù hợp với hàm răng, độ tuổi của trẻ hay không. Đổi món thường xuyên để kích thích trẻ ăn ngon miệng

-  Không nên tùy tiện cho con uống quá nhiều thuốc bổ, thảo dược, vì nếu sử dụng với liều lượng không hợp lý đôi khi sẽ gây tác dụng ngược lại.

 - Lúc đầu cho trẻ ăn đồ xay nhuyễn, hơi lỏng, sau đó tập cho ăn thức ăn sệt và chuyển dần qua ăn cơm.

- Khen và khuyến khích và động viên khi trẻ ăn.  

- Nếu bé tập trung xem tivi mà quên nhai nuốt, phải tắt tivi để bé chú ý vào việc ăn uống hơn, không nên vừa cho ăn vừa dắt dạo chơi.

- Nên tập cho trẻ tự xúc ăn, khi đó các bé sẽ nhai nuốt dễ dàng hơn.

- Không nên ép trẻ ăn trong một bữa. Rất nhiều trẻ khi đã hơi lưng dạ là bắt đầu lười nhai. Do đó nên chia nhiều bữa để bé cảm thấy thoải mái hơn. 

- Nếu tình trạng ngậm thức ăn kéo dài, cần đưa trẻ đến để các bác sĩ dinh dưỡng để được khám và tư vấn một chế độ dinh dưỡng phù hợp với từng bé.


Làm gì khi trẻ hay ngậm thức ăn?

Nếu thấy bé hay ngậm, bạn cần xem lại cách chế biến thức ăn, xem có phù hợp với hàm răng, độ tuổi của bé, và có làm bé khó nuốt hay không. Ngoài ra, nếu trẻ ngậm do lười ăn, nên sử dụng một số mẹo vặt.

Dưới đây là một số biện pháp kích thích trẻ ăn ngon và nhiều hơn:

- Đổi món thường xuyên với bữa mặn bữa ngọt, bữa thịt bữa cá và bổ sung rau xanh, bí đỏ liên tục.

- Cho trẻ ăn kèm 1 muỗng nước canh, yaourt, chuối nạo hoặc nước trái cây với 1 muỗng cháo hoặc cơm để trẻ nuốt nhanh hơn.

- Vừa làm mẫu vừa hướng dẫn cho bé cách nhai và nuốt.

- Khen và khuyến khích bé ăn.

- Lúc đầu cho trẻ ăn đồ nhuyễn, mịn và hơi lỏng. Sau đó tập cho bé ăn dần thức ăn sệt, và đặc dần để các em thích nghi tốt.

- Nếu bé tập trung xem tivi hay quảng cáo mà quên nhai nuốt, phải tắt ti vi để bé chú ý vào việc ăn uống hơn.

- Nên tập cho trẻ tự xúc ăn, khi đó các em sẽ nhai nuốt dễ dàng hơn.

Mẹo giúp trẻ không còn ngậm thức ăn

Đổi món thường xuyên với bữa mặn bữa ngọt, bữa thịt bữa cá và bổ sung rau xanh, bí đỏ liên tục hoặc chơi trò thi xem ai ăn nhanh hơn...

Con trai em giờ đã được 25 tháng, bé được 12.5kg. Mỗi bữa cháu chỉ ăn 1 bát con cháo mà ngậm ăn phải cả tiếng đồng hồ mới xong, mỗi ngày em cho cháu ăn thêm 1 hộp sữa chua, 1 hộp váng sữa hoặc pho mai hoa quả. Cháu ăn 2 bữa cháo nữa và uống khoảng 400ml sữa 1 ngày. Bây giờ phải làm thế nào để trị được cách ăn ngậm của cháu? (Lê Thanh Tú)

Trả lời:

Có nhiều nguyên nhân khiến bé ăn ngậm, nhưng một phần có thể là do cách chế biến thức ăn. Nếu thức ăn được chế biến không phù hợp với độ tuổi, hàm răng, sở thích… thì bé lại càng trở nên lười nuốt hơn. Vì thế, cần rất chú ý nấu ăn theo đúng độ tuổi của bé. Không ít người con đã lớn 2 - 3 tuổi mà vẫn cho ăn cháo xay, cháo hạt nấu kỹ… vô tình càng làm trẻ trở nên lười nhai, lười nuốt.

Ăn thức ăn được xay nhuyễn kéo dài quá lâu vì sẽ hình thành thói quen lười nhai và trẻ sẽ ngậm thức ăn. Khi không chịu nhai, men tiêu hoá không được kích thích bài tiết đủ cũng là lý do khiến trẻ chán ăn, hay ngậm.

Cha mẹ cũng không nên “ép” trẻ ăn trong một bữa. Với những trẻ hay ăn ngậm, việc chia bữa nhỏ rất có ý nghĩa để trẻ cảm thấy thoải mái và lượng thức ăn cần trong một ngày vẫn được “nạp” đủ dù mất công sức, thời gian nhiều hơn. Nhiều trẻ khi mới ăn vẫn chịu nuốt. Nhưng khi đã hơi lưng dạ mới bắt đầu lười nhai. Lúc này không nên cố ép trẻ vì dù bón được bé vẫn không chịu nuốt. Sau đó khoảng 1 - 2 tiếng hãy bón cho trẻ.

Ngoài ra, kết hợp nhiều món trong một bữa cơm, lúc thì miếng cơm, khi thì miếng bún, rồi quả trứng luộc, ít thịt băm rang… cũng có thể khắc phục tình trạng ăn ngậm của trẻ, do mỗi món có một mùi vị khác nhau, sẽ kích thích trẻ ăn hơn.

Cha mẹ cũng nên đổi món thường xuyên cho trẻ, bữa mặn, bữa ngọt, bữa thịt, bữa cá và bổ sung nhiều rau xanh. Khi ăn, nên cho trẻ ăn kèm 1 muỗng nước canh hoặc nước trái cây với 1 muỗng cháo, cơm để trẻ nuốt nhanh hơn.

Một cách khác để các bé khoảng một tuổi chịu ăn nhanh là chơi trò thi xem ai ăn nhanh hơn. Để áp dụng cách này, phải có một người đút và một người thi ăn với bé. Mẹ múc ra một muỗng thức ăn còn bố của bé thì giả vờ há miệng “giành” ăn trước nhưng luôn bị “hụt” để bé hào hứng hơn. Bé cũng sẽ nuốt ngay để còn tiếp tục thi ăn muỗng kế tiếp. Tuy có hơi mệt một chút nhưng thấy con ăn được thì bao nhiêu công sức cũng chẳng tiếc, phải không bạn?


Bệnh biếng ăn ở trẻ em mẹo chữa dành cho các bé biếng ăn chậm ...
Khi bé ngậm thức ăn
Làm sao cho bé mau tăng cân
Giúp trẻ sơ sinh tăng cân bú mẹ hoàn toàn

(St)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
em đã thử hết cách:đổi món, làm trò, làm mẫu, khuyến khích bé ăn vậy mà vẫn ngậm. ăn mỗi 1 muỗng mà cả nửa tiếng vẫn ko chịu nuốt.chán ghê. em ức chế ko chịu nổi mỗi lần cho con ăn. lớn rồi ko lẽ cứ uống sữa hoài
hơn 1 tháng trước - Thích (8) - Trả lời
Nếu bé nhà b thích và uống đuọc nhiều sữa thì cứ cho bé uống sữa, không cần ép bé ăn. Bé sẽ ăn những thứ bé thích. Sữa đầy đủ dinh dưỡng và dễ hấp thu. Trên 1t bé có thể uống sữa tươi đc rồi k lích kích pha chế nữa. Mình có đứa b con cũng còi dí , làm đủ kiểu bé cũng k muốn ăn, đến kho qua Canada ở cln bé chỉ uống sữa tươi, ăn đồ ăn rất ít, chỉ ăn linh tinh chứ cũng k ăn cơm nhiều nhưng trộm vía giờ bé đc 4t, cũng to vao mũm mĩm có phần hơn các b nữa.
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý