Scandal của Armstrong làm chao đảo cả làng đua xe thế giới

seminoon seminoon @seminoon

Scandal của Armstrong làm chao đảo cả làng đua xe thế giới

19/04/2015 04:29 AM
182

Lance Armstrong đã trở thành tâm điểm của báo chí nước ngoài sau khi dính Scandal doping. Danh tiếng, tiền tài và sự nghiệp phút chốc tiêu tan như mây khói. Chúng ta cùng nhìn lại Scandal của Armstrong nhé!



TOÀN CẢNH "SCANDAL DOPING" THẾ KỶ CỦA LANCE ARMSTRONG
 

Nhiều người thắc mắc làm thế nào Lance Armstrong có thể vượt qua được những cuộc kiểm tra doping gắt gao tại các giải đấu anh tham dự?

Hình ảnh cua-rơ người Mỹ - Lance Armstrong vượt qua căn bệnh ung thư quái ác, vô địch 7 lần liên tiếp cuộc đua xe đạp danh giá Tour de France, gây quỹ từ thiện Livestrong giúp đỡ các bệnh nhân ung thư… từ lâu đã trở thành huyền thoại, một tấm gương cao cả cho biết bao fan hâm mộ.

Mổ xẻ 'scandal doping thế kỷ' của Lance Armstrong

Nhưng sau vụ phanh phui nghi án doping của Lance Armstrong, hình tượng ấy đã làm cả thế giới rung chuyển...

Doping là gì?

Mổ xẻ 'scandal doping thế kỷ' của Lance Armstrong

Đó là tên gọi chung của các chất kích thích bị cấm trong thi đấu thể thao. Chất này có tác dụng đẩy nhanh tốc độ tuần hoàn máu, tăng cường khối lượng máu chảy về tim, làm tăng thể lực cùng sự tập trung cho các vận động viên.

Mổ xẻ 'scandal doping thế kỷ' của Lance Armstrong

Điều này làm mất đi tính công bằng trong thi đấu thể thao, nhưng quan trọng hơn nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, thậm chí tính mạng của vận động viên bởi các tác dụng phụ. Thông thường, doping gồm 3 dạng: doping máu, doping cơ và doping thần kinh.

Từ các phương thức thử Doping

Tại Thế vận hội 1964, các hình thức kiểm tra Doping bắt đầu được Ủy ban Olympic tiến hành. Có hai cách thức chủ yếu để kiểm tra, đó là thử nước tiểu và thử máu.

Mổ xẻ 'scandal doping thế kỷ' của Lance Armstrong

Thông thường, cơ quan chức năng sẽ tiến hành kiểm tra các vận động viên theo tiêu chí: thành tích cao, nổi tiếng, lọt vào chung kết hay là có người tố giác hoặc biểu hiện bất thường. Việc này diễn ra rất ngẫu nhiên để đảm bảo được tính công bằng trong thể thao.

Quy định kiểm tra rất nghiêm ngặt, có hẳn bộ luật và quy chế riêng cho vấn đề này. Những cuộc xét nghiệm mang tính bất ngờ cao, được tiến hành tỉ mỉ để những kẻ gian lận không thể lẩn trốn.

Mổ xẻ 'scandal doping thế kỷ' của Lance Armstrong

Thường thì người ta xét nghiệm mẫu nước tiểu, dựa vào các phản ứng sinh hóa để kết luận. Nhưng nếu nghi ngờ đối tượng sử dụng những loại thuốc khác, tinh vi hơn thì sẽ tiến hành xét nghiệm cả máu để đảm bảo tính chính xác.

... đến scandal doping thế kỷ

Mặc dù công tác kiểm tra vô cùng chặt chẽ nhưng vụ scandal của Lance Armstrong làm dấy lên nhiều nghi ngại trong lòng người hâm mộ.

Tổ chức USADA (Ủy ban Chống Doping Mỹ) cáo buộc "huyền thoại Tour de France" đã sử dụng doping và "trốn thoát" những cuộc kiểm tra nhờ một hệ thống gian lận tinh vi có tổ chức mà chính Lance Armstrong đứng đầu.

Mổ xẻ 'scandal doping thế kỷ' của Lance Armstrong

Theo USADA, họ đã công bố một bản báo cáo hoàn chỉnh hơn 200 trang nói về những thủ đoạn, mánh khóe của Lance Armstrong cùng nhiều bằng chứng khoa học và 26 nhân chứng.

Theo lời khai các nhân chứng, Lance Armstrong đã nhiều lần sử dụng doping, chủ yếu là chất EPO qua đường truyền máu.

Mổ xẻ 'scandal doping thế kỷ' của Lance Armstrong

Các thủ thuật lách luật mà Lance Armstrong đã sử dụng để trốn nhân viên kiểm tra, sử dụng lời khai giả đánh lạc hướng, dùng các loại doping mới, thậm chí đe dọa các nhân chứng, móc nối với những người có vai vế… Lance còn xây dựng được cả "1 ekip gian lận chuyên nghiệp".

Mổ xẻ 'scandal doping thế kỷ' của Lance Armstrong

Hệ thống của Lance Armstrong được tổ chức tinh vi, tất cả các thành viên đều rất “đoàn kết”. Họ nhắn tin để cảnh báo trước những vụ kiểm tra doping đột xuất của cơ quan chức năng.

Nhờ đó mà huyền thoại người Mỹ đã trốn được vô số cuộc kiểm tra. Lance từng tuyên bố, anh đã trải qua 500 - 600 cuộc xét nghiệm doping nhưng theo số liệu USADA có được, con số ấy chỉ khoảng 60 lần.

Mổ xẻ 'scandal doping thế kỷ' của Lance Armstrong

Khi không trốn tránh được đoàn xét nghiệm, có lần Lance đã bí mật uống một lọ nước biển giấu trong áo mưa trước khi cung cấp mẫu thử. Chính lượng nước biển ấy giúp cho chỉ số trong máu của anh trở lại bình thường như chưa dùng doping.

Năm 1999, trong lần đầu vô địch Tour de France, Lance Armstrong đã sử dụng chất kích thích EPO (Erythropoietin - một loại hormone kích thích quá trình tạo hồng cầu để đáp ứng với tình trạng thiếu ôxy). Và vào thời điểm đó, đây là loại doping tinh vi và chưa có thí nghiệm nào phát hiện ra được.

Khi có thí nghiệm đáp ứng thì Lance và đồng đội lại đi trước một bước: sử dụng cách rút máu ra, hòa EPO rồi truyền thẳng ngược lại vào cơ thể, khiến cơ quan chức năng "bó tay".

Mổ xẻ 'scandal doping thế kỷ' của Lance Armstrong

Tạm kết: Bản báo cáo của USADA đã phanh phui scandal động trời của một tượng đài sống trong giới thể thao. Sẽ có rất nhiều ý kiến trái chiều xung quanh vấn đề này: người thất vọng, người chỉ trích, nhưng có rất nhiều người tiếc nuối…

Tuy nhiên, xét một cách khách quan, nếu những lời USADA nói là thật thì hành vi của Lance Armstrong là không thể dung thứ. Nhưng có ai biết rằng, rất nhiều người đã noi theo tấm gương của Lance Armstrong để vượt qua bệnh tật, chiến thắng chính bản thân mình.



THẾ GIỚI SHOCK VÌ SCANDAL DOPING


Lance Armstrong đã trở thành tâm điểm của báo chí nước ngoài sau khi dính scandal doping.

Sau khi bị USADA vạch mặt về nghi án sử dụng doping của mình, cua-rơ Lance Armstrong đã bị tước 7 danh hiệu Tour De France và bị cấm thi đấu vĩnh viễn. Sự kiện này ngay lập tức trở thành đề tài nóng trên các mặt báo, cũng như mạng xã hội trên khắp thế giới.

Thế giới "sốc" vì scandal doping của Lance Armstrong 1
Tờ CNN buồn bã đưa tin về anh hùng của Mỹ

Thế giới "sốc" vì scandal doping của Lance Armstrong 2
Trên Cyclingnews - trang tin chuyên về đua xe đạp, trực thuộc Liên đoàn xe đạp quốc tế UCI dẫn lời của vị chủ tịch McQuaid: "Lance Armstrong không có chỗ trong làng đua xe đạp"

Thế giới "sốc" vì scandal doping của Lance Armstrong 3
Trang tin của cuộc đua xe đạp Tour De France - letour đưa tin khá ngắn gọn về phán quyết của UCI: Tour De France 1999-2005: Armstrong bị tước hết danh hiệu

Tờ Mirror của Anh giật tít "Lance Armstrong - kẻ phản bội của thể thao". Trong khi đó, trang CNN buồn bã đưa tin "Lance Armstrong từ anh hùng tới kẻ tội đồ". Nhẹ nhàng hơn, BBC thì chỉ đưa ra một báo cáo "Lance Armstrong bị tước 7 danh hiệu Tour De France".

Thế giới "sốc" vì scandal doping của Lance Armstrong 4
USA Today giân dữ trước sự lừa dối của Lance Armstrong

Tờ USA Today thì giận dữ đưa tin "Sau nhiều năm trốn tránh, Lance Armstrong đã phải trả giá". Không kém phần bực tức tờ Daily Mail đăng "Nỗi nhục nhã của thể thao, Lance Armstrong sẽ không bao giờ được tham gia đua xe đạp". Trong khi đó tờ Marca mỉa mai "7 danh hiệu Tour De France của Armstrong chỉ là trò hề".

Thế giới "sốc" vì scandal doping của Lance Armstrong 5
Tờ Guardian gọi Lance Armstrong là "đồ khốn"

"Bị tước 7 danh hiệu, UCI khai tử tên khốn Lance Armstrong khỏi thể thao" - tờ Guardian thỏa mãn trước án phạt của UCI. Tờ MSNBC đã chế khẩu hiện cửa miệng của Armstrong trước đây "livestrong" (sống khỏe) thành "livewrong, liestrong" (sống sai, lừa dối). Trong bài MSNBC đã viết "Các CĐV có thể tha thứ. Họ không tức giận vì anh sử dụng doping. Họ tức giận vì anh đã lừa dối cả thế giới".

Thế giới "sốc" vì scandal doping của Lance Armstrong 6
CĐV cắt bỏ vòng vàng Livestrong của Armstrong

Thế giới "sốc" vì scandal doping của Lance Armstrong 7
Slogan: Live Strong nổi tiếng của Lance đã được "chế biến" lại thành Live Wrong

Trên mạng xã hội Twitter đã xuất hiện rất nhiều bức ảnh CĐV cắt bỏ chiếc vòng vàng Livestrong của Lance Armstrong. 

Thế giới "sốc" vì scandal doping của Lance Armstrong 8
Những chiếc vòng Livewrong được bán trên ebay

Ngay sau đó, hàng loạt những chiếc vòng tay có in chữ "livewrong" và "liestrong" xuất hiện và được chào bán trên Ebay, như một lời chế giễu tới người hùng nước Mỹ.


SCANDAL TỒI TỆ NHẤT LÀNG ĐUA XE ĐẠP ĐỐI VỚI ARMSTRONG



Sau hàng thập kỷ điều tra và công kích nhau tại các phiên tòa, Ủy ban phòng chống doping Hoa Kỳ (USADA) dường như đã giành thắng lợi khi buộc Tòa án liên bang đồng ý phán quyết tước 7 danh hiệu Tour de France của Lance Armstrong.

"Giậu đổ bìm leo", giữa lúc mọi chuyện trở nên tồi tệ nhất, huyền thoại của làng đua xe đạp thế giới lại tiếp tục phải đối mặt với hàng loạt hệ lụy, khi USADA thậm chí muốn đưa anh vào tù và tỷ phú truyền thông Rupert Murdoch thì đang tính lợi dụng cơ hội buộc Armstrong trả lại hàng triệu USD bồi thường cho một vụ kiện tụng trong quá khứ.

USADA "thừa thắng xông lên"

Hơn 200 trang hồ sơ đã được giám đốc điều hành (GĐĐH) USADA Travis Tygard cho công bố làm dư luận Mỹ và quốc tế chấn động. Trong những trang hồ sơ trước đây được USADA đánh dấu "tuyệt mật" và khẳng định đã mất hàng chục năm điều tra công phu này, Armstrong bị tố cáo là ông trùm doping. Không chỉ sử dụng chất kích thích ngay từ năm đầu tiên tham dự Tour de France, cua-rơ này còn là người trực tiếp đứng ra thực hiện hành vi môi giới doping cho các đồng đội.

Theo mô tả của USADA, Armstrong đã sử dụng trái phép doping bằng cách truyền trực tiếp máu có chứa EPO và testosterone để tăng cường sức chịu đựng của bản thân. Anh cũng đồng thời mua chuộc các bác sĩ và dùng nhiều thủ đoạn tinh vi khác để lẩn tránh các cuộc kiểm tra, hoặc "vô hiệu hóa" chúng để luôn đảm bảo kết quả trong sạch.

Lance Armstrong chưa bao giờ gặp phải áp lực lớn đến vậy

Thực tế thì theo giới phân tích, khi công bố hơn 200 trang hồ sơ gây chấn động này, USADA chủ yếu nhằm mục đích gây áp lực lên Liên đoàn xe đạp quốc tế và Ủy ban Olympic quốc tế, nhằm hợp thức hóa việc tước 7 danh hiệu Tour de France cũng như tấm huy chương Đồng Olympic Sidney 2000 trên bình diện quốc tế. Tuy nhiên khi thực hiện điều này, thì nhiều tình tiết mới lại phát sinh, gợi mở cho USADA thêm những ý tưởng để cáo buộc Armstrong vào tội danh nặng hơn, thậm chí có thể khiến cua-rơ này phải ngồi tù.

Để làm rõ hơn tình tiết mới này, USADA đã được tư vấn liên hệ lại với trường hợp Marion Jones. Huyền thoại điền kinh người Mỹ cũng từng bị tước bỏ toàn bộ số HCV Olympic cô giành được khi thừa nhận sử dụng doping trái phép. Nhưng không chỉ thế, do bị phát hiện nói dối trước tòa, Jones đã phải ngồi tù 6 tháng.

Trường hợp Armstrong nặng nề hơn nhiều. Nếu anh không thể tìm ra được chứng cứ thuyết phục phản pháo lại hơn 200 trang hồ sơ của USADA, đồng thời giữ nguyên thái độ cam chịu phán quyết từ Tòa án liên bang, thì cua-rơ 36 tuổi sẽ phải đối mặt với tội danh tương tự Jones: Tội nói dối tòa án.

Nếu USADA đào sâu vụ việc theo hướng này, Armstrong có thể bị ngồi tù từ 3 đến 5 năm, tùy theo mức độ đánh giá, bởi số lần bị quy kết nói dối của anh tại các phiên tòa nhiều và nặng nề hơn Marion Jones rất nhiều.

Tỷ phú truyền thông Rupert Murdoch quyết đòi lại 1 triệu USD từ Lance Armstrong

Danh mất tiền mất

Khi USADA đẩy cuộc chiến chống Lance Armstrong vượt ra ngoài biên giới nước Mỹ, tập đoàn kinh doanh sản phẩm thể thao Nike vẫn tuyên bố sẵn sàng đứng bên cạnh ủng hộ cua-rơ 36 tuổi. Bản hợp đồng tài trợ có giá trị hàng triệu USD và những khoản đóng góp của Nike cho quỹ từ thiện do Armstrong lập ra vẫn sẽ được giữ nguyên, bất chấp việc anh có thể bị tước bỏ toàn bộ danh hiệu thể thao giành được trong quá khứ. Nhưng trong hoàn cảnh khó khăn hiện tại của Armstrong, không phải mọi đối tác đều có được sự chia sẻ như của Nike. Tờ Sunday Times của tỷ phú truyền thông Rupert Murdoch là một ví dụ.

Năm 2004, khi Armstrong đang ngự trên đỉnh cao danh vọng, Sunday Times chính là tờ báo đầu tiên "khơi" lên những nghi ngờ về việc cua-rơ này sử dụng do-ping bằng loạt bài gồm nhiều chi tiết chứng minh tương tự USADA. Tuy nhiên vào thời điểm đó, Sunday Times không thể thu thập được nhiều nhân chứng cũng như các tình tiết sống động như USADA đạt được. Kết quả là khi bị Armstrong kiện ngược ra tòa, Sunday Times đuối lý, phải xin lỗi và bồi thường danh dự cho Armstrong khoảng 1 triệu USD. Số tiền này khi đó đã được tay đua 36 tuổi tuyên bố chuyển vào quỹ từ thiện giúp đỡ bệnh nhân bị ung thư của mình.

8 năm sau vụ kiện cáo bị mất "cả chì lẫn chài", tỷ phú Rupert Murdoch tin rằng đây là thời cơ tuyệt vời để Sunday Times đòi lại món nợ trong quá khứ. Chẳng cần biết Armstrong đã dùng 1 triệu USD đền bù năm xưa cho mục đích gì, Sunday Times tuyên bố họ đang tiến hành thu thập lại các chứng cứ để sẵn sàng lôi cua-rơ 36 tuổi vào một vụ kiện tụng nhằm đòi anh bồi thường toàn bộ số tiền nói trên. Sunday Times tin họ sẽ thắng Armstrong khi lật lại vụ kiện cáo này, nhất là trong bối cảnh Tòa án liên bang vừa ra phán quyết đồng ý với những chứng cứ mà USADA công bố trong scandal doping tồi tệ nhất lịch sử làng đua xe đạp thế giới.

Lance Armstrong vẫn đang im lặng trước cơn bão lớn sắp ập xuống đầu anh, một lần nữa, sau cú sốc từ phán quyết của Tòa án. Lần trước, anh cùng các cộng sự đã thảo đến hơn 86 trang tài liệu để phản bác USADA nhưng không thành. Hãy chờ xem, đối mặt với án tù tối đa đến 5 năm và khoản bồi thường 1 triệu USD, huyền thoại được USADA gọi là "ông trùm doping" sẽ đối phó ra sao?

Công khai danh tính đồng đội cũ tố giác Armstrong

11 đồng đội cũ đã "hợp tác" và cung cấp chứng cứ cho USADA buộc tội Lance Armstrong trước đây vẫn được giấu kín tên tuổi. Tuy nhiên, trong một động thái mới, USADA đã lần đầu công bố danh tính của 11 người gồm Landis, Hamilton, Hincapie, Andreu, Barry, Danielson, Leipheimer, Swart, Velde, Vaughters, Zabriskie. Trong số này, dư luận không lạ gì Tyler Hamilton, người mâu thuẫn gay gắt nhất với Lance Armstrong và từng được bêu riếu là kẻ luôn ghen tỵ với thành công của huyền thoại. Tyler Hamilton thậm chí còn "ăn theo" phiên tòa thắng lợi của USADA trước Armstrong bằng cách xuất bản cuốn tự truyện kể xấu đồng đội cũ.


LÀNG XE ĐẠP THẾ GIỚI TIẾP TỤC CHAO ĐẢO VÌ SCANDAL LANCE ARMSTRONG



Tiếp sau "scandal doping" của Lance Armstrong, ngày 20.10, hàng loạt ngôi sao khác của môn xe đạp đang bị điều tra về việc sử dụng doping để giành chức vô địch ở một số giải đua lớn nhất trong một mùa giải.




Theo AFP, có ít nhất 15 cua rơ nổi tiếng bị điều tra do liên quan đến bác sĩ của Armstrong là Michele Ferrari. Cuộc điều tra được tiến hành sau khi vị tiến sĩ nói trên bị cáo buộc tội rửa tiền, trốn thuế và buôn bán doping trái phép.

Tờ Gazzetta dello Sport trích dẫn tài liệu điều tra của công tố viên Benedetto Roberti - người dẫn đầu trong cuộc điều tra Armstrong - cho hay, Ferrari là chủ mưu trong việc giúp hàng loạt cua rơ trốn thuế trong tổng số tiền 40 triệu USD bằng cách chuyển vào các tài khoản ở Gibraltar, Monte Carlo, Thụy Sỹ và Nam Mỹ, đồng thời hỗ trợ cho nhiều cua rơ nổi tiếng sử dụng doping.

Trong số 15 tay đua bị điều tra về việc liên quan đến hoạt động sử dụng doping dưới sự giám sát của ông Ferrari, đáng chú ý nhất có cua rơ từng vô địch giải đua danh tiếng Giro d'Italia (giải Xe đạp vòng quanh nước Ý), gồm: Michele Scarponi, Denis Menchov (2 lần vô địch Spanish Vuelta năm 2005 và 2007) và Alexandre Vinokourov (người vừa đoạt huy chương vàng Olympic 2012).

 
Vị bác sĩ nổi tiếng Michele Ferrari (giữa) đang bị điều tra - Ảnh: Reuters

“Chúng tôi cần tìm ra sự thật của tất cả các hoạt động sử dụng doping trong làng xe đạp thế giới. Một khi cuộc điều tra kết thúc, bạn sẽ thấy tất cả về bộ mặt thật của Ferrari, bởi doping không phải là vấn đề nhức nhối riêng đối với xe đạp và với các môn thể thao khác.

Ông ta không những làm việc với các cua rơ xe đạp mà còn hợp tác với nhiều vận động viên của các môn thể thao khác. Chúng tôi không muốn môn xe đạp bị sụp đổ bởi nỗi ám ảnh của doping”, ông Gianni Bugno - chủ tich công đoàn các cua rơ chuyên nghiệp thế giới (CPA) - nhấn mạnh với AFP.

Ở một diễn biến khác, trước nhiều áp lực từ dư luận, Liên đoàn xe đạp thế giới (UCI) hôm 20.10 đã tuyên bố sẽ đưa ra kết quả thẩm định các bằng chứng của Ủy ban phòng chống doping Mỹ (USADA), buộc tội Armstrong sử dụng doping trong suốt sự nghiệp của mình để giành 7 chức vô địch Tour de France.


Nhà tài trợ chạy trốn, xóa tên Armstrong khắp nơi

Hôm 20.10, ngân hàng Rabobank của Hà Lan tuyên bố rút khỏi việc tài trợ cho các đội đua và UCI do không còn niềm tin với môn thể thao này, sau khi bê bối của Armstrong bị phanh phui.

 
Nike cắt hợp đồng tài trợ cho Lance Armstrong - Ảnh: Reuters

Trong khi đó, sau Nike lần lượt các nhà tài trợ như Trek, Giro, FRS, Anheuser-Busch, Honey Stinger và RadioShack cũng cắt hợp đồng với Armstrong.

Theo thống kê, các nhà tài trợ trên đều phải mất đến 30 - 150 triệu USD cho Armstrong trong một thập kỷ thành công “gian lận” của cua rơ người Mỹ.

Ngoài ra, hàng loạt CLB thể thao, xe đạp, khu vực công cộng khắp nơi trên thế giới cũng lên kế hoạch xóa tên của Armstrong ở các khẩu hiệu để tránh những hình ảnh phản cảm. Còn ở Mỹ, giải đua mang tên Lance Armstrong Junior Race Series đã được đổi thành SA Cycling Road Development Race Series...




Những scandal của Bảo Thy
Những scandal của Thủy Top
Những scandal của Phạm Băng Băng
Những scandal của Ngọc Sơn
Những scandal của Angela Phương Trinh
Những scandal của Britney spears

Những scandal của Minh Hằng




(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý