Kinh nghiệm học Anh văn giao tiếp cực kì hiệu quả

seminoon seminoon @seminoon

Kinh nghiệm học Anh văn giao tiếp cực kì hiệu quả

19/04/2015 04:49 AM
436

Kinh nghiệm học anh văn giao tiếp cực kì hiệu quả cho bạn chỉ trong thời gian ngắn đã có khả năng giao tiếp cực đỉnh rồi. Cùng tham khảo những kinh nghiệm dưới đây để nâng trình tiếng anh lên nhanh chóng nhé

Theo ông Tim Hood, Phó giám đốc Hội đồng Anh, học tiếng Anh không nhất thiết chỉ tập trung vào học ngữ pháp và làm bài tập. Cái chính là phải chọn cách học hợp lý, đôi khi những công việc đơn giản hàng ngày cũng giúp ta luyện tập tiếng Anh. Dưới đây là kinh nghiệm sau nhiều năm giảng dạy Anh văn của ông.

1. Thích nói tiếng Anh và thoải mái khi nói

Khi sử dụng tiếng Anh, bạn đừng sợ mắc lỗi. Nếu bạn không mắc lỗi, có nghĩa là bạn không học được gì. Thường thì khi bạn sẽ mắc những lỗi nho nhỏ khi nói tiếng Anh với người nước ngoài. Nhưng điều quan trọng là những gì bạn rút ra sau khi mắc lỗi. Cũng giống như các em bé sẽ không thể tự bước đi được nếu như sợ vấp ngã.

2. Xác định xem bạn thích hợp với cách học nào

Nghiên cứu gần đây cho thấy rất nhiều người có cách học riêng mà mình yêu thích. Nếu bạn là người yêu thích hình ảnh, bạn có thể tạo ra một mối liên hệ giữa tiếng Anh và hình ảnh ví dụ bạn có thể xem phim có phụ đề tiếng Anh, cố gắng hình dung mình đang ở trong ngữ cảnh cần sử dụng tiếng Anh, liên tưởng các từ cần học với các hình ảnh. Nếu bạn là người có sở thích nghe, thì bạn hãy nghe càng nhiều bài hát tiếng Anh càng tốt và xem các phim tiếng Anh. Còn nếu bạn là người có đầu óc phân tích, hãy dành nhiều thời gian để học ngữ pháp và so sánh tiếng Việt với tiếng Anh.

Dĩ nhiên, một người học tiếng Anh tốt sẽ dành thời gian cho tất cả những việc này. Đáng tiếc là trên thế giới, rất nhiều người vẫn bị dạy theo cách truyền thống là chỉ chú trọng vào ngữ pháp và nghe.

3. Học cách ghi nhớ

Bạn có thể luyện trí nhớ của mình qua rất nhiều sách hướng dẫn. Hầu hết tất cả các học sinh giỏi tiếng Anh đều rất coi trọng việc này.

4. Tạo ra cho mình một môi trường tiếng Anh

Một doanh nhân thành đạt người Tây Ban Nha đã học tiếng Anh bằng cách dán những mẩu giấy vàng khắp nơi trong nhà mình để đi tới đâu dù là xuống bếp pha một tách cà phê, vào nhà tắm cạo râu hay dùng điều khiển ti-vi để đổi kênh, anh đều nhìn thấy những từ ghi trên đó. Khi anh đã thuộc những từ này rồi, anh thay bằng những từ mới. Bằng cách này, ngày nào anh cũng học được khoảng 10 từ, cả 7 ngày trong tuần. Bạn hãy tranh thủ đọc, nghe và nói tiếng Anh ở mọi nơi, mọi lúc.

5. Hãy nối mạng

Một cô gái người ngoại thành Hà Nội. Cứ 3 lần một tuần, cô đi xe máy đến một nơi mà cô có thể nói tiếng Anh với những người bạn của mình tại Anh, Úc và Mỹ. Đó là một quán cà phê Internet có dịch vụ voice chat.

Internet đã mang đến nhiều lợi ích cho người học ngoại ngữ. Bạn có thể tìm thấy rất nhiều website hữu dụng để học ngữ pháp, từ vựng, phát âm và bây giờ, quan trọng hơn cả là: giao tiếp.

6. Học từ vựng một cách có hệ thống

Xin bạn lưu ý rằng học tiếng Anh không chỉ đơn thuần là học ngữ pháp. Khi giao tiếp, bạn lựa chọn từ vựng, kết hợp chúng và tạo thành câu để biểu đạt ý kiến của mình. Khi học từ vựng, bạn hãy bố trí sổ ghi chép của mình sao cho hợp lý. Đừng liệt kê một dãy dài các từ, ngữ mới mà hãy chia sổ của bạn ra thành từng mục chẳng hạn:

Chủ đề: shopping, holidays, money vv…

Động từ và danh từ đi liền kề: do your homework, make a cake vv…

Động từ kép: to grow up, to fell off, to look after vv...

Ngữ cố định: on the other hand, in my opinion, by the way vv...

Thành ngữ: once in a blue moon, to be over the moon, out of the blue vv…

Ngữ có giới từ: at night, at the weekend, in March, in 2003 vv…..

7. Bạn hãy phấn khích lên

Bạn hãy khởi động và làm ngay những việc bạn có thể làm ngày hôm nay, đừng để đến ngày mai. Hồi còn ở London, tôi có một cô bạn người Thái Lan theo học nghành thiết kế thời trang. Cô ấy nói tiếng Anh rất siêu. Từ khi cô 15 tuổi, cô đã tự xác định mục đích và ước mơ của mình là học ngành thời trang ở London. Cô đã tìm hiểu mức điểm IELTS cần thiết để có thể vào trường mà cô mơ ước rồi bắt tay vào học tiếng Anh ngay lập tức. Đến năm 19 tuổi, nghĩa là đã đủ tuổi để được nhận vào học, thì cô đã sẵn sàng mọi thứ. Sự khởi đầu sớm của cô quả là khôn ngoan vì một năm sau, khi khoá học kết thúc, cô trở về Thái Lan thì lúc đó bạn bè cô vẫn đang cần mẫn học tiếng Anh chờ thời điểm đi nước ngoài. Bây giờ thì cô ấy đã là một người nói tiếng Anh thành thạo, có trình độ và thành đạt.


Tự tin trong giao tiếp tiêng Anh

Đã bao giờ bạn tự hỏi rằng: Bạn nắm vững ngữ pháp tiếng Anh và vốn từ vựng của bạn cũng rất khá nhưng sao vẫn không thể tự tin khi giao tiếp bằng tiếng Anh? Luyện tập bất cứ ở đâu và bất cứ khi nào bạn có thể:
Bất cứ một hình thức luyện tập nào đều tốt cả- dù bạn nói với 1 ngưới bản ngữ hay là không phải đi chăng nữa, bạn càng tập luyện bao nhiêu thì việc nói tiếng Anh của bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn bấy nhiêu.
Bạn nên tạo môi trường nói tiếng Anh xung quanh bạn và tập luyện thường xuyên. Hãy nghĩ đến việc đi đến một câu lạc bộ hoặc một lớp giao tiếp để tăng sự tự tin của bạn.

 

Không được lo lắng khi mắc lỗi:


Những người học tốt là những người biết học, không phải chạy trốn, từ những lỗi sai trong quá trình học tập của họ. Hãy nhớ rằng, lỗi sai là một điều rất bình thường khi chúng ta học những điều mới lạ, và chẳng có cách học nào hiệu quả hơn là học từ những lỗi lầm của chính bạn để không bao giờ mắc phải lỗi sai đó nữa.


Hãy cố gắng trả lời những gì mọi người nói với bạn:


Cố gắng đừng dịch từ tiếng mẹ đẻ của bạn sang tiếng Anh:

Điều này sẽ khiến bạn mất nhiều thời gian và làm bạn trở nên lưỡng lự hơn khi không tìm được từ thích hợp. Và khi bạn nói tiếng Anh không nên chú ý quá nhiều đến ngữ pháp vì như vậy sẽ làm cho cuộc nói chuyện mất tự nhiên và không thú vị. Hãy tập suy nghĩ bằng tiếng Anh để có thể tự tin khi giao tiếp bằng tiếng Anh.


Hãy thoải mái khi nói chuyện bằng tiếng Anh


Bạn sẽ nhận thấy rằng khi bạn nói tiếng Anh ở một mức độ nhất định, rất nhiều kĩ năng phát âm như là nối từ sẽ xảy ra một cách tự nhiên và khi bạn cảm thấy thoải mái khi nói tiếng Anh bạn sẽ nghĩ ra được rất nhiều ý tưởng để duy trì cuộc nói chuyện của mình.
Và một điều rất quan trọng là xây dựng sự tự tin của riêng bạn:
Thông thường bạn ngại giao tiếp vì bạn sợ sai và luôn lo lắng vì những lỗi sai của mình đặc biệt là khi giao tiếp bằng một ngoại ngữ. Để thay đổi điều đó bạn hãy luyện tập thật nhiều để tăng khả năng giao tiếp của mình. Ngay từ bây giờ hãy xây dựng sự tự tin của riêng bạn trong việc học tiếng Anh để có thể đạt hiệu quả tốt nhất.
Và bạn hãy nhớ rằng ngôn ngữ là lời nói chứ không phải chữ viết, hãy luyện tập thật nhiều để có thể tự tin giao tiếp bằng tiếng Anh và khi giao tiếp hãy coi đó như bạn đang nói chuyện với những người thân của mình và thật thoải mái để thể hiện quan điểm cũng như suy nghĩ của bạn bằng tiếng Anh nhé./.

:
Bạn thường có được gợi ý về việc mọi người đang nghĩ gì bằng việc quan sát ngôn ngữ hình thể của họ ví dụ như: tay, chân hay ngữ điệu... để có một câu trả lời hợp lý nhất. Nếu bạn quên một từ nào đó, hãy làm như những người bản xứ hay những người nói.
tiếng Anh thành thạo thường làm bằng cách sử dụng những cử chỉ điệu bộ để diễn đạt ý của mình và cố gắng hoàn thiện đoạn hội thoại thay vì giữ im lặng. Hãy thử sử dụng um, hoặc er, nếu bạn quên từ hoặc chưa tìm ra ý cho cuộc nói chuyện.  



4 bí quyết để nghe nói tiếng Anh như người bản ngữ

tieng anh giao tiep: kinh nghiem noi tieng anh voi nguoi nuoc ngoaiNghe nói tiếng Anh với nhiều bạn quả thực còn khó hơn đọc, viết tiếng Anh. Bạn có thể nắm chắc ngữ pháp, từ vựng, văn phong tiếng Anh giao tiếp nhưng khi nói chuyện với một người bản ngữ, bạn vẫn bị ù tai vì không nghe kịp, thật khó hiểu và đương nhiên sẽ khó mà tiếp tục câu chuyện. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn khám phá 7 bí mật giúp bạn thấy rằng để nghe nói được như một công dân Anh hoàn toàn không khó chút nào!

Bí mật số 1: Trọng âm của từ
Trọng âm từ là chìa khoá vàng đầu tiên để bạn nghe hiểu và nói được tiếng Anh như một người bản ngữ. Nắm được trọng âm từ là cách tốt nhất để bạn hiểu được tiếng Anh nói, nhất là khi nói nhanh như hai người bản ngữ trò chuyện với nhau. Vậy trọng âm từ là gì?
Hãy lấy ví dụ với 3 từ: photograph, photographer và photographic. Liệu nó có giống nhau khi bạn phát âm? Hoàn toàn không bởi mỗi âm tiết trong mỗi từ có độ nhấn âm khác hẳn nhau (được nhấn mạnh hơn những âm tiết còn lại).

PHOtograph
phoTOgrapher
photoGRAPHic

Trọng âm có ở mọi từ có từ hai âm tiết trở lên: TEACHer, JaPAN, CHINa, aBOVE, converSAtion, INteresting, imPORtant, deMAND, etCETera, etCETera, etCETera.

Những âm tiết không được nhấn mạnh là những âm “yếu”, âm “nhỏ” hoặc âm “câm”. Người bản ngữ thường chỉ nghe trọng âm và bỏ qua những âm “yếu”. Nếu bạn học cách sử dụng trọng âm trong khi nói tiếng Anh, bạn sẽ nhanh chóng cải thiện được phát âm tiếng Anh của mình và tự động hiểu những điều nghe được. Hãy tập trung tìm trọng âm bất cứ lúc nào bạn nghe tiếng Anh: trên đài, trong phim, nghe nhạc… Bước đầu hãy nghe trọng âm và phân biệt trọng âm, sau đó bạn sẽ sử dụng được nó.

Bí mật số 2: Trọng âm của câu
Trọng âm câu là chiếc chìa khoá thứ hai giúp bạn giao tiếp tiếng Anh như một người bản ngữ. Với trọng âm câu, nhiều từ trong một câu sẽ được nhấn âm hơn những từ khác. Hãy xem xét câu sau:

We want to go.

Bạn có phát âm mọi từ của câu với âm lượng như nhau không? Tất nhiên là không. Chúng ta sẽ phát âm những từ quan trọng với âm lượng lớn hơn những từ còn lại. Vậy những từ quan trọng trong câu trên là từ nào? Chính là WANT và GO.

We WANT to GO.
We WANT to GO to WORK.
We DON’T WANT to GO to WORK.
We DON’T WANT to GO to WORK at NIGHT.

Với mỗi câu, bạn sẽ phải học cách nhấn trọng âm ở các từ quan trọng. Người bạn ngữ thường chỉ nghe những từ quan trọng mà hiểu được cả câu. Và bạn cần hiểu về trọng âm cầu và học cách sử dụng chính xác để có thể nghe hiểu được ngay cả khi người đối diện đang nói với tốc độ nhanh đến chóng mặt. Trọng âm câu cực kỳ quan trọng.

Bí mật số 3: Nghe! Nghe! Và nghe
Nhiều bạn nói rằng: “Tôi không nghe đài BBC vì nó nói nhanh quá, không nghe được mấy nên chả hiểu gì”. Nếu thế thì thật đáng tiếc! Chính vì nó quá nhanh với bạn, bạn không hiểu được nội dung nên bạn cần phải nghe. Bạn sẽ không thể tiến bộ được nếu bạn không chịu tập luyện nghe.
Khi bạn còn là một đứa trẻ, bạn có hiểu được ngôn ngữ của mình không? Khi bạn 3 tuần tuổi, 4 tháng tuổi hay 1 năm tuổi, bạn có hiểu được mọi thứ xung quanh không? Chắc chắn là không. Nhưng bạn đã bắt đầu học để hiểu bằng cách nghe. Bạn đã học ngôn ngữ của chính mình bằng cách nghe 24h mỗi ngày. Sau đó bạn bắt đầu học nói, rồi học đọc, và học viết. Nhưng đầu tiên là phải học nghe.

Muốn sử dụng tiếng Anh như một người bản ngữ, bạn hãy học như một đứa trẻ bắt đầu học ngôn ngữ mẹ đẻ.

Bí mật số 4: Đừng nghe!
Bí mật số 3 thì phải nghe thật nhiều, bí mật số 4 lại nói đừng
nghe. Thế là sao nhỉ?Bạn có biết sự khác biệt giữa động từ to Listen và to Hear? To Listen là chủ động. To Hear là bị động. Nhiều khi bạn đã Listen quá chăm chú. Bạn quá cố gắng để nghe. Nhưng nhiều lúc chỉ cần Hear thôi lại tốt hơn. Hãy bật đài, TV, nhưng bạn đừng cố Listen, bạn hãy Hear một cách thư giãn. Khi đó tiềm thức của bạn sẽ nghe hộ bạn. Bạn vẫn đang học một cách vô thức. Còn nếu bạn cố nghe, cố để hiểu, bạn có thể vấp phải nhiều từ mới, nhiều từ không nghe được và trở nên nản lòng. Cách tốt hơn là hãy bật các chương trình tiếng Anh trên đài, TV và bạn không cần làm gì cả. Bộ não sẽ Hear giúp bạn. Tiềm thức sẽ Listen giúp bạn. Và bạn sẽ học được rất nhiều.

Những điều bí mật tưởng rất đơn giản nhưng có lẽ bây giờ bạn mới biết. Hãy lưu ý học theo 4 bí quyết này, chắc chắn khả năng nghe nói tiếng Anh của bạn sẽ tiến bộ một cách nhanh chóng.


Bí quyết giao tiếp tiếng Anh hiệu quả


Để giao tiếp tiếng Anh hiệu quả, bạn cần đặt ra cho mình các nguyên tắc và tuân thủ đúng theo những nguyên tắc đó.

Việc đầu tiên của bạn là phải vứt hết các quyển sách ngữ pháp đi, vì như thực tế đã chứng minh, trường học dạy bạn hàng trăm( thậm chí nhiều hơn thế) các quy tắc ngữ pháp, và bạn đã ko thể nói chuyện với người bản ngữ nhờ chúng . Trên thực tế, chúng đã ngốn hết 1 lượng thời gian quý báu của bạn chẳng để làm gì cả( có chăng là để đạt điểm cao trong các kì thi vô nghĩa của trường học- cái điểm số đó sẽ ko giúp bạn thực hiện được ước mơ thực sự của mình).


Xác định cho mình một mục đích cụ thể cho việc học tiếng Anh, nếu bạn ko có mục đích rõ ràng : hoặc mục đích của bạn ở dưới dạng: " tôi muốn nói tốt tiếng Anh" thì sẽ ko có thông số nào đo đếm được thành công của bạn, cho bạn biết là mình đang ở đâu và đi như thế nào cho đến đích. Bạn phải lập ra 1 kế hoạch rõ ràng, xác định 1 mục đích rõ ràng và phải nhận thấy lợi ích thực tế của việc học tiếng Anh đưa lại .

tieng anh giao tiep


Tăng cường học ngữ âm, vì nếu bạn nói không đúng âm, các bạn sẽ không thể tự tin nói ở khắp nơi, cũng ko thể nghe đươc. Hoặc, nếu bạn cố nghe và cố chỉnh sửa, lấy kinh nghiệm qua từng lần nghe nhỏ lẻ thì bạn sẽ mất cực kì nhiều thời gian cho việc này. Có rất nhiều người sau khi có khả năng nói lưu loát rồi, lại phải quay lại từ đầu đế học ngữ âm, và việc này làm mất nhiều thời gian và khó khăn hơn nhiều so với việc bạn học nó từ đầu. Việc này cũng giống như bạn học cộng trừ các số có 1 chữ số trước khi học làm toán vây.


Bạn phải tắm ngôn ngữ ở 1 thời gian đầu, để não bạn có thời gian làm quen với các âm của tiếng Anh đã, y như là đứa trẻ mới sinh ra cần được nghe nhiều từ những người xung quanh, để sau đó nó có thể học nói rất nhanh. Một thầy giáo người Mỹ đã nói rằng: " Các bạn luôn giỏi tiếng Việt hơn tôi, vì các bạn đã nghe tiếng Việt từ khi còn là đứa bé cho đến tận bây giờ. Bạn nghe rất nhiều lần, rồi bắt chước, rồi phản xạ, cuối cùng bạn nói tiếng Việt rất tốt.Với tiếng Anh cũng vậy, nếu mỗi tuần bạn dành ra 1 giờ đồng hồ để nghe tiếng Anh, thì bạn sẽ cần nhiều, nhiều, nhiều năm để có thể nói được tiếng Anh, thậm chí là ko nói đươc. Nhưng, nếu bạn nghe tiếng Anh 5 giờ mỗi ngày thì mọi chuyện lại hoàn toàn khác, bạn sẽ có thể nói được tiếng Anh rất tốt trong 1 khoảng thời gian tương đối. "Practice make perfect"


Những quy tắc vàng khi học tiếng Anh giao tiếp



Với kinh nghiệm của một người đã sử dụng Tiếng Anh như Tiếng Việt, tôi có vài điều chia sẻ về việc học tiếng Anh như  sau

1/ Bạn nên học NGHE trước, Nghe bằng lỗ tai chứ không nghe bằng mắt.

Có nghĩa là bạn phải nghe dù không hiểu, luyện cho lỗ tai mình phải nghe cho ra từ, câu. Không xem đáp an trước. Nhằm giúp chúng ta có thể luyện NGHE như thế, bạn có thể nghe khi bạn đang làm việc khác. Hoặc đang thư giản, thay vì nghe nhạc tiếng Việt hay tiếng Hàn, bạn nên nghe nhạc Tiếng Anh.

Tuy nhiên, để chúng ta không bị mất nhiêù thời gian luyện nghe, chúng ta có những bài tập luyện nghe như ” NGHE đánh trắc nghiệm” ” NGHE điền từ” ” NGHE trả lơì câu hỏi”” NGHE viết ra” ” NGHE lồng phụ đề”

2/ Bạn nên nghe những tài liêụ Tiếng Anh thật, không phải trong sách giáo khoa.

Có nghĩa là muốn học giao tiếp thì nên nghe những mẫu đàm thoại trong các đoạn phim, chỉ cần load về 1 bộ phim mình thích, rồi nghe và xem hoài.

3/ Phải học thật sâu, phải nghe 1 bài hàng triêu lần.

Thậm chí người bản xứ, học cũng phải học như vậy. Họ đã nghe số lượng câu để giao tiếp hàng ngày từ trong bụng mẹ, khi họ chưa hiêủ gì hết, đến khi sinh ra họ cũng phải nghe như thế đến khoảng 4,5 tháng mới hiểu rôì làm theo, 8 tháng đến hơn 1 năm mới bập bẹ nói từng chữ.

Các bạn có nhận thấy quá trình học tiếng Việt của chúng ta cũng như thế không ?

Vậy số lần chúng ta nghe những từ, những câu đó, chắc chúng ta không thể đếm được, đúng không các bạn.

4/ Phải học cụm từ hoặc học cả câu, không bao giờ học từng từ riêng lẻ

Cách học này giúp bạn nhớ lâu hơn khi sử dụng được cụm từ hay câu đã học được.

Ngoài ra khi dùng ta không cần suy nghĩ lâu để ráp lại thành câu. Đó là yêu cầu trong giao tiếp vì không có nhiêù thời gian cho bạn suy nghĩ khi giao tiếp.

5/ Không học quy luật ngữ pháp Tiếng Anh.

Vì sao ? vì khi ta học quy luật ngữ pháp có nghĩa là ta đang phân tích Tiếng Anh. Ta chỉ cần biết nó như thế và chấp nhận một cách tự nhiên không cần biết tại sao .

Ví dụ : He goes to school everyday but I go to school everyday.

Yesterday, he went to the zoo and Yesterday, I went to the zoo.

Hãy chấp nhận thế, đừng thắc mắc tại sao, hãy học rôì áp dụng thế thôi.

Vậy các bạn sẽ hỏi làm sao có thể biết các quy luật ngữ pháp đó. Hãy xem xét phần số 6

6/ Hãy học các qui luật ngữ pháp Tiếng Anh từ những câu chuyện.

Bạn nên đọc chuyện tiếng Anh, loại truyện bạn thích.

7/ NGHE và đáp lại, đây là phương pháp luyện phản xạ khi giao tiếp

Học giao tiếp không nên nghe và lặp lại, vì khi giao tiếp là Nghe và Đáp, chứ có bao giờ ta cần phải lặp lại nguyên văn lời người khác nói đâu. Học bằng cách nghe và đáp lại sẽ dễ dàng cho chúng ta rất nhiều.

Đó là 7 quy tắc giúp bạn nói tiếng Anh lưu loát trong thời gian bạn muốn.

Bạn có thể tải về bất kể tài liệu nào bạn muốn nghe để trao dồi từ vựng và ngữ pháp. Internet là nguồn cấp vô tận. Ngành nào cũng có tài liệu.


Kinh nghiệm học tiếng anh giao tiếp với mục tiêu rõ ràng nè....Ko lãng phí thời gian


Bài này mình sưu tâm trên mạng thấy có ích cho các bạn đó:

Tiếng Anh là một công cụ không thể thiếu trên con đường hội nhập và phát triển. Tuy nhiên, có một thực tế đáng buồn đang xảy ra ở nước ta đó là, nhiều người đã bỏ ra khá nhiều thời gian học tiếng Anh mà vẫn không thể giao tiếp, trao đổi bằng tiếng Anh được.
Chúng ta có thể nêu lên vô vàn nguyên nhân nhưng ít ai để ý đến một điểm rất quan trọng, gần như là then chốt của vấn đề: Quan điểm dạy và học tiếng Anh đúng đắn, phù hợp. Mời bạn tìm hiểu các quan điểm sau đây:

1. Xác định mục đích

Trước tiên chúng ta hãy xác định mục đích của việc học tiếng Anh. Dù với bất kỳ mục đích trước mắt nào đi nữa chúng ta cũng nên nhớ đến mục đích dài lâu, đó chính là yêu cầu thực tế trong đời sống, việc làm. Trong việc học tiếng Anh, cũng như trong bất cứ việc gì, việc xác định mục đích rất quan trọng và phải được thực hiện trước tiên.

2. Giao tiếp và văn phạm

Trong giao tiếp chúng ta có thể xem khả năng truyền thông là mục đích chính và văn phạm chỉ đóng vai trò hỗ trợ cho mục đích này. Quá chú ý đến văn phạm sẽ cản trở phản xạ ngôn ngữ, khiến chúng ta ngại nói tiếng Anh, sợ sai khi nói.
Chúng ta hãy chú tâm vào việc giao tiếp; các cấu trúc văn phạm sẽ được dễ dàng ghi nhớ khi học qua một loạt các ngữ cảnh, hơn là chỉ chú tâm học theo các quy tắc. Dần dần, chúng ta sẽ thấy các lỗi văn phạm càng lúc càng ít đi.

3. Sự lưu loát và độ chính xác
Khi thực tập nói tiếng Anh, chúng ta cần phải kết hợp và ý thức được hai loại bài tập: các bài tập rèn luyện khả năng diễn đạt lưu loát (phân vai, đối thoại, trao đổi nhóm...) và các bài tập rèn luyện sự chính xác.
Các bài tập rèn luyện sự lưu loát khuyến khích học viên diễn đạt tự nhiên và không phải để ý đến những tiểu tiết không cần thiết. Các bài tập rèn luyện sự chính xác sẽ đồng thời làm cho học viên quan sát được cách diễn đạt và văn phong của tiếng Anh.

4. Suy nghĩ bằng tiếng Anh
Một trong những sai lầm nghiêm trọng thường gặp là chúng ta có khuynh hướng "dịch" (từ tiếng mẹ đẻ sang tiếng Anh) trước khi nói. Việc này ngay lập tức tạo ra một rào cản ngôn ngữ.
Ví dụ, khi chúng ta muốn bỏ một cuộc hẹn, chúng ta sẽ nghĩ trong đầu câu: ''Tôi muốn hủy cuộc hẹn đó". Sau đó chúng ta dịch câu đó sang tiếng Anh. Chúng ta sẽ gặp vấn đề vì chúng ta có thể không nhớ, hoặc không biết các từ "cancel'' và “appointment” để hình thành câu ''I would like to cancel the appointment".
Nếu chúng ta nghĩ bằng tiếng Anh, chứ không phải là dịch trước khi nói, chúng ta sẽ không gặp phải vấn đề này, vì có nhiều cách diễn đạt tình huống này bằng tiếng Anh, ví dụ: "I'm sorry. I'm not free tomorrow" hay "I’m afraid I can't come tomorrow", v.v...


5. Nghe và hiểu

Chúng ta cần phải nghe một khoảng thời gian (nhanh hay chậm tùy theo mỗi người). Và vì thế, việc luyện nghe rất quan trọng: Hãy nghe bất cứ khi nào, bất cứ ở đâu. Chúng ta có thể nhớ hàng trăm câu trong đầu, nhưng nếu chúng ta không nghe được thì tất cả đều vô nghĩa, giống như một khách du lịch cầm quyển sách học tiếng, hỏi đường và không thể đến nơi được vì không thể hiểu người chỉ đường nói gì.
Khi khả năng hiểu tiếng Anh của chúng ta tiến bộ thì cách tự nhiên, chúng ta cũng sẽ thấy tự tin và tiến bộ trong khả năng nói.

6. Chủ động: Trách nhiệm thuộc về chính chúng ta
Học giao tiếp tiếng Anh không phải là việc tiếp thu một kiến thức, mà là việc thực hành và thể hiện (performance). Chúng ta phải thực sự nhận lấy "trách nhiệm học'' này, không thể ngả lưng ra ghế, nghe giảng viên nói và hy vọng sẽ giao tiếp tốt được. Chúng ta phải chủ động, thành quả của chúng ta sẽ là những gì chúng ta đã bỏ ra. Kỹ năng tốt là sản phẩm của thực hành và sự nỗ lực.

7. Giảng viên
Để giao tiếp tốt, chúng ta sẽ phải chịu trách nhiệm cho các kiến thức sơ đẳng. Giảng viên, vì vậy, không phải mất thời giờ cho các công việc nhàm chán như viết lên bảng các từ vựng hay dạng chia của một động từ bất quy tắc, mà thay vào đó là tập trung sáng tạo làm cho lớp học sinh động, tạo điều kiện và cơ hội cho chúng ta thực hành giao tiếp nhiều nhất


Những lầm tưởng khi học giao tiếp Anh văn


Thú thật trước đây khi còn học phổ thông, tôi rất tệ môn tiếng Anh. Văn phạm thì sơ sài, giao tiếp thì ú ớ. Chỉ tới khi có ý định đi du học thông qua chương trình trao đổi văn hóa CCI của trung tâm ILA khi ấy, tôi mới bắt đầu thực sự lao vào học. Nhưng phải nói, học ngoại ngữ là cả một quá trình rèn luyện, không chỉ một thời gian ngắn mà có thể tiến bộ nhanh được. Bằng tất cả những nỗ lực của bản thân, tôi chỉ có thể học theo kiểu đối phó để đủ điểm TOEFL và học thuộc vài câu phỏng vấn để đủ điều kiện tham gia vào chương trình. Thi TOEFL theo tôi thật ra cũng chỉ là một dạng thi theo kiểu kiểm tra testing skill, tức là kiểm tra khả năng làm test!. Bạn hoàn toàn có thể “luyện” được. Điểm TOEFL cao với chuyện giao tiếp lưu loát bằng tiếng Anh là hai chuyện khác nhau! May là lúc đó thi TOEFL không có phần nói, nếu có chắc tôi sẽ chẳng bao giờ có cơ hội đi du học.

Khi sang tới Mỹ, sống trong môi trường của người bản địa với những cách sử dụng tiếng Anh hoàn toàn khác với những gì học ở Viêt Nam, tôi mới thật sự “thấm thía”. Thời gian đó mới thực sự là quãng thời gian học nhiều và hiệu quả nhất.

Đến ngay hôm nay, tôi tự tin khi cho rằng mình đã chiến thắng chính mình,cảm thấy thoải mái hơn trong vấn đề giao tiếp mặc dù còn rất rất nhiều điều còn phải hoàn thiện. Đúc kết từ những kinh nghiệm xương máu của chính bản thân, tôi thấy rằng khi học giao tiếp Anh văn, chúng ta thường mắc phải những lầm tưởng sau đây:

1. Nói tiếng Anh giỏi là nói giống người bản xứ

Mục tiêu của việc học giao tiếp tiếng Anh không phải là nói như người bản xứ, mà chính là nói lưu loát bằng chính accent (giọng điệu) của riêng mình. Việc nói giống người bản xứ còn tùy thuộc vào những yếu tố bẩm sinh như chất giọng và năng khiếu của người học. Bạn không nên đặt nặng vấn đề nói giọng chuẩn hay giọng bản xứ, mà hãy chú tâm hơn vào việc diễn đạt ý của mình một cách lưu loát, bằng chất giọng của riêng mình, có thể là nghe chưa hay nhưng vẫn đủ để người khác hiểu. Những chính trị gia, nhà ngoại giao của những nước không nói tiếng Anh cũng vậy. Họ vẫn nói tiếng Anh theo giọng địa phương nhưng cực kỳ lưu loát. Đôi khi chính các accent đó lại tạo cho họ một phong cách riêng biệt thu hút người nghe. (ông Kofi Anan, nguyên tổng thư ký LHQ là một ví dụ.)

Đừng quá bận tâm vào việc nói thế nào cho giống người bản xứ, hãy tập trung vào việc nói sao cho lưu loát trước. Nếu bạn nói bằng giọng bản xứ mà không lưu loát trong diễn đạt thì cũng chẳng có ích gì. So sánh một cách dễ hiểu, mình là người Việt, tiếng Việt là tiếng mẹ để nhưng đâu phải ai cũng nói chuyện lưu loát! Một số ông Tây học tiếng Việt vẫn có khả năng diễn đạt cực tốt, như Mr Dâu Tây nổi tiếng ở Hà Nội.

Do đó, hãy chú trọng học nói lưu loát tiếng Anh hơn là luyện nói giọng chuẩn, nói giọng bản xứ.

2. Khi giao tiếp, cần chú trọng nói đúng ngữ pháp

Thật ra điều này đúng, nhưng đừng quá cứng nhắc. Nếu đã là văn nói thì không nhất thiết phải đúng chính xác ngữ pháp như văn viết, đặc biệt trong ngữ cảnh giao tiếp hằng ngày. Quan trọng nhất trong giao tiếp là áp dụng nhiều ngữ pháp liên quan đến động từ ghép (phrasal verb). Tôi sẽ liệt kê một danh sách động từ ghép phổ biến thường dùng trong giao tiếp ở một bài blog khác.

3. Khả năng Anh ngữ là điều quan trọng nhất giúp bạn xin được việc làm tốt.

Không hẳn! Anh ngữ chỉ là công cụ giúp bạn xin việc tốt. Bạn hoàn toàn vẫn có thể thành công mà không cần ngoại ngữ. Hãy xác định rõ mục đích học Anh ngữ của mình. Nếu bạn học mà không dùng nhiều trong công việc, không sử dụng nhiều hằng ngày thì sẽ rất khó tiến bộ. Kỹ năng giao tiếp là một kỹ năng cực kỳ quan trọng giúp bạn thành công ở tất cả mọi ngành nghề. Chúng ta đang sống ở Việt Nam, làm ra sản phẩm hay dịch vụ hướng đến khách hàng là người Việt thì kỹ năng giao tiếp tiếng mẹ đẻ là quan trọng nhất giúp bạn xin việc tốt. Kế đến mới đến kỹ năng giao tiếp tiếng Anh. Nếu bạn cực kỳ lưu loát ngoại ngữ mà lúng túng khi phải thuyết trình bằng tiếng Việt thì nhà tuyển dụng cũng sẽ không bao giờ lựa chọn bạn.

Nói điều này ra để chúng ta luôn nhớ rằng, bên cạnh kỹ năng Ngoại ngữ, đừng bao giờ quên rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng bản ngữ!

4. Luyện nói bằng đàm thoại với bạn bè người Việt Nam trong lớp học

Theo tôi, tập nói chuyện bằng tiếng Anh với bạn bè đồng trang lứa, những người cũng đang học giống mình sẽ rất khó nâng cao kỹ năng giao tiếp. Vậy mà đây là việc thường thấy trong các trung tâm anh ngữ. Thầy cô thường chia nhóm và cho các bạn thực tập nói chuyện với nhau. Thật sự mà nói, sau này tôi mới thấy điều đó hoàn toàn không có lợi vì đối với một số người (trong đó có tôi), việc nói chuyện bằng ngoại ngữ với người Việt Nam luôn gây một cảm giác không được thoải mái cho lắm. Một cảm giác rất khó lý giải. Bạn nào có cùng cảm giác này xin hãy chia sẻ nhé. Tôi thì thấy thực tập với người bản xứ vẫn luôn đạt hiệu quả cao nhất. Bạn đừng mất quá nhiều thời gian đàm thoại với bạn bè bằng tiếng Anh, thay vào đó hãy cùng nhau ngồi xem một bộ phim Mỹ và đúc kết những kinh nghiệm học được.

5. Muốn nâng cao từ vựng, quan trọng nhất là phải đọc thật nhiều

Theo tôi đọc nhiều là tốt nhưng chưa đủ. Quan trọng nhất là phải nghe thật nhiều. Nghe thường đi đôi với nói, đọc với viết. cho nên để nâng cao từ vựng cho việc nói, hãy nghe thật nhiều. Nghe để làm quen với từ rồi chúng ta tự tìm và tra ra ý nghĩa, nghe để học cách người bản xứ phát âm. Mặc dù đọc sẽ giúp bạn biết ngay từ mới được đánh vần ra sao, nhưng nghe rồi mất thời gian tìm kiếm để biết cách đánh vần sẽ giúp bạn nhớ lâu hơn.

Kinh nghiệm cá nhân của tôi là nghe thật nhiều phim Mỹ, tin tức nước ngoài như CNN, Chanel News Asia, hay CNBC (nếu bạn quan tâm nhiều đến kinh tế). CNN là chuẩn nhất bởi nó bao trùm tất cả các lĩnh vực văn hóa kinh tế chính trị, xã hội…Mưa lâu thấm dần. Nghe thật nhiều rồi bạn sẽ quen. Không có cách nào khác, phải nghe thật nhiều vào.

Trên đây chỉ là một số điều đúc kết từ kinh nghiệm cá nhân. Mỗi người chúng ta sẽ tự lựa chọn một cách học Anh văn mà mình cảm thấy phù hợp nhất. Tuy nhiên, nếu trước giờ bạn cảm thấy mình có những “lầm tưởng trên”, đồng thời việc học anh văn vẫn chưa như mong đợi, hãy thử nghe tôi và gạt bỏ những điều lầm tưởng đó đi xem thế nào nhé!:)



Kinh nghiệm học tiếng anh cho người đi làm


học tiếng anh cho người đi làm kỹ năng tiếng anh hoàn hảo cho khả năng thăng tiến xa hơn của bạn trên trường quốc tế

Người đi làm chật vật học tiếng Anh

Trong cuộc sống hiện đại, tiếng Anh gần như là yêu cầu bắt buộc trong công việc. Song không phải ai cũng đạt được trình độ nghe, nói, đọc, viết lưu loát, nhiều người đi làm đã gặp không ít khó khăn khi học ngoại ngữ.

Trong giai đoạn khủng hoảng, nhiều người càng chú trọng học hỏi thêm kiến thức, kỹ năng cần thiết để hỗ trợ công việc, trong đó, kỹ năng giao tiếp tiếng Anh là một yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, không phải ai cũng đạt được kết quả mong muốn.

Trong hội thảo "Tiếng Anh cho người đi làm" do AROMA tổ chức lần đầu tiên vào tháng 12 vừa qua, nhiều người đi làm đã chia sẻ những khó khăn họ gặp phải trong quá trình học ngoại ngữ để được tư vấn hướng giải quyết. Chị Nguyễn Thị Huyền, nhân viên công ty chuyển phát nhanh EMS tâm sự: "Đối với người đi làm như mình, đọc thì hiểu nhưng nghe rất khó, trong giao tiếp thực tế không tự tin, phát âm rất chậm".

Còn với anh Nguyễn Văn Quang, do công việc bận rộn nên việc luyện tập, sử dụng tiếng Anh không được liên tục. "Giờ nói tiếng Anh, tôi cứng lưỡi hết rồi", anh Quang nói.

Không chỉ vậy, chị Phạm Tuyết Ngà, công ty Kiểm toán Immanuel chia sẻ, khó khăn đầu tiên của chị là vốn từ vựng khá ít. Điều đó cộng thêm với việc phát âm tiếng Anh chưa chuẩn khi chị không tự tin khi giao tiếp.

Người đi làm cần một chương trình tiếng Anh dành riêng cho mình.

Những khó khăn trên đều xoay quanh vấn đề về nghe, phát âm, từ vựng, phản xạ. Theo các chuyên gia, để giải quyết điều đó, người đi làm cần có chương trình học riêng với lộ trình cụ thể, mang tính ứng dụng cao.

Thấu hiểu được những khó khăn của người đi làm trong quá trình học tiếng Anh, AROMA đã thiết kế và liên tục hoàn thiện chương trình học dành riêng cho đối tượng này.

Khoanh vùng được lượng kiến thức cần thiết trong môi trường công việc, các bài học trong chương trình "Tiếng anh cho người đi làm" trực tiếp đi vào những tình huống giao tiếp điển hình hàng ngày. Điều này giúp học viên thu hẹp được lượng từ vựng cần nhớ và dễ dàng ứng dụng kiến thức vào thực tế. Để khắc phục được tình trạng nghe kém và nói tiếng Anh "cứng lưỡi", thiếu tự tin, mỗi học viên được luyện ngữ âm và có cơ hội thực hành nói nhiều trong lớp học.

Lớp học tiếng Anh cho người đi làm.

Hơn nữa, khi được học cùng lớp với những người đi làm như mình, các học viên có được tiếng nói chung, dễ dàng chia sẻ và cùng nhau khắc phục khó khăn. Giáo viên tiếng Anh cũng là những người đi làm, hiểu được nhu cầu sử dụng tiếng Anh và những vướng mắc của học viên, từ đó dễ dàng tháo gỡ, định hướng và tạo động lực học tập cho mọi người.



Kinh nghiệm phỏng vấn học bổng VEF
Kinh nghiệm phỏng vấn đi du học Mỹ
Kinh nghiệm học anh văn hiệu quả bạn không ngờ .
Kinh nghiệm phỏng vấn học bổng Úc
Kinh nghiệm phỏng vấn du học Nhật Bản
Kinh nghiệm phỏng vấn học bổng cực hữu ích


(st)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý