Cách chăm sóc rốn cho em bé khỏe mạnh không bị nhiễm trùng

seminoon seminoon @seminoon

Cách chăm sóc rốn cho em bé khỏe mạnh không bị nhiễm trùng

19/04/2015 04:50 AM
644



Cách chăm sóc rốn cho em bé không bị nhiễm trùng.Khi còn là bào thai trong bụng mẹ, sợi dây nối kết duy nhất giưã mẹ và con đồng thời cũng là con đường vận chuyển dưỡng khí và chất bổ dưỡng để nuôi sống thai nhi chính là dây rốn.



TẠI SAO BÉ LẠI CÓ DÂY RỐN





Tuy dây rốn được coi như một phần "thừa" trên cơ thể bé yêu khi đã chào đời, tuy nhiên, việc chăm sóc dây rốn lại rất quan trọng bởi nếu không cẩn thận có trẻ sẽ rất dễ bị nhiễm trùng dây rốn và như vậy sẽ rất nguy hiểm. Cách chăm sóc dây rốn tại nhà không khó chút nào, các bậc cha mẹ chỉ cần thực hiện cẩn thận theo các bước dưới đây.

Trong suốt quá trình mang thai, dây rốn làm nhiệm vụ vận chuyển các dưỡng chất và oxy từ cơ thể mẹ sang thai nhi, để đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của bé.

Dây rốn dài trung bình từ 50 đến 60cm, đường kính khoảng 1,5cm, màu trắng, mềm mại. Một đầu dây rốn gắn vào da bụng thai nhi ở vị trí sau này gọi là rốn, một đầu gắn với bánh nhau.

Sau khi chào đơì dây rốn này vẫn còn tồn tại ở phần rốn của trẻ, và thông thường nó sẽ rụng đi sau khoảng 1 tuần hoặc hơn 1 tuần.

Tuy dây rốn được coi như một phần "thừa" trên cơ thể bé yêu khi đã chào đời, tuy nhiên, việc chăm sóc dây rốn lại rất quan trọng bởi nếu không cẩn thận có trẻ sẽ rất dễ bị nhiễm trùng dây rốn và như vậy sẽ rất nguy hiểm.

Dây rốn của trẻ từ khi được sinh ra cho đến khi nó rụng đi, nó sẽ chuyển từ màu vàng xanh sang màu nâu rồi màu đen, nó cũng sẽ khô đi và sẽ tự rụng sau từ 12 - 15 ngày.

Chăm sóc rốn phải được thực hiện ngay sau khi trẻ sơ sinh rời khỏi mẹ cho đến lúc rụng rốn và lên sẹo khô. Phải bảo đảm vô khuẩn khi cắt rốn và làm rốn để phòng tránh uốn ván rốn cho trẻ sơ sinh, là một bệnh rất nặng thường dẫn đến tử vong. Dụng cụ kẹp và cắt rốn phải được tiệt trùng, không được dùng mảnh sành, mảnh chai, dao, kéo sắt bẩn để cắt rốn.

Cách chăm sóc dây rốn

Cách chăm sóc dây rốn tại nhà không khó chút nào, các bậc cha mẹ chỉ cần thực hiện cẩn thận theo các bước dưới đây.

- Giữ vệ sinh thật tốt. Việc giữ vệ sinh cho dây rốn sẽ giúp bé loại trừ được nguy cơ bị nhiễm trùng rốn. Để vệ sinh núm rốn cho trẻ, các bậc cha mẹ thường dùng một miếng gạc mềm có thấm cồn chà xát nhẹ nhàng lên núm rốn mỗi khi thay tã. Tuy nhiên, các nhà khoa học mới đây, lại bác bỏ quan niệm sai lầm này  và cho rằng, không nên lau rốn mà hãy tự để cho nó tự khô và rụng đi, điều này sẽ làm núm rốn rụng nhanh hơn bình thường.

- Nếu núm rốn bị bẩn và rỉ nước, hãy rửa nó với xà bông diệt khuẩn không gây kích ứng và nước ấm sau đó lau khô. Dùng tã sạch và khô cuốn xung quanh vùng rốn.

- Luôn giữ cho núm rốn được khô. Việc dùng băng gạc mỏng thay vì những chiếc tã dày cuốn quanh rốn sẽ giúp rốn nhanh khô hơn.

- Bạn nên tắm cho bé bằng bọt biển trong thời gian bé chưa rụng rốn. Sau khi rốn đã rụng bạn có thể tắm cho bé ở trong chậu

- Tránh cấu hay giật núm rốn ra, mà nên để tự nó rụng ra.

Lưu ý:

Nếu quá trình chăm sóc núm rốn không cẩn thận, sẽ rất dễ bị nhiễm trùng. Khi bị nhiễm trùng, núm rốn sẽ có những biểu hiện như:

- Sưng phồng xung quanh rốn.

- Rỉ máu.

- Chảy mủ vàng

- Xuất hiện mùi hôi

Cần phải đưa trẻ tới gặp bác sĩ ngay nếu có những biểu hiện trên, để tránh những hậu quả đáng tiếc.

Thêm vào đó bạn cũng cần biết:

- Băng rốn quá chặt và kín vì có thể làm rốn bị nhiễm trùng.

- Bôi hoặc đắp bất kỳ chất gì lên rốn vì vừa có thể gây nhiễm trùng rốn, hoặc trẻ bị ngộ độc thủy ngân do bôi thuốc đỏ.


Chăm sóc rốn bé: Tưởng dễ mà khó!

Rốn là phần cơ thể nhạy cảm của trẻ sơ sinh cần được bảo vệ đặc biệt. Tuy nhiên, không phải bậc cha mẹ nào cũng biết cách chăm sóc đúng bộ phận nhạy cảm này của trẻ.Cha mẹ, đặc biệt là các cha mẹ trẻ, thường rất lo lắng về cách chăm sóc rốn cho trẻ mới sinh. Lời khuyên quan trọng nhất là giữ cuống rốn khô và sạch cho đến khi rốn rụng.

 CÁCH VỆ SINH RỐN CHO BÉ TRÁNH NHIỄM TRÙNG


Trong vòng 10 - 21 ngày, gốc rốn sẽ khô lại và rụng đi, để lại một vết nhỏ và lành sau một vài ngày.
Rốn trẻ sơ sinh có cần chăm sóc đặc biệt? Phải giữ sạch và khô cuống rốn. Gấp tã trẻ em đặt dưới cuống rốn (hoặc mua loại tã đặc biệt có khoảng trống cho cuống rốn) để thông thoáng và không tiếp xúc với nước tiểu. Khi cuống rốn rụng, mẹ có thể  thấy một chút máu dính trên tã, điều này hoàn toàn bình thường.

chống thấm, màng chống thấm, chống thấm sika, chống thấm tường, chống thấm ngược, chống thấm sân thượng, chong tham tang ham, chong tham thang may, beautiful slim bodybeautiful slim bodybeautiful slim body



1. Cho bé nằm ngửa trên một mặt phẳng vững chãi.

2. Ngâm đầu tăm bông vào cồn.

3. Nhẹ nhàng dùng tăm bông lau xung quanh cuống rốn, lau cả những nếp gấp da trên cuống rốn.

4. Nhúng đầu còn lại của tăm bông vào cồn và lặp lại bước 3.

5. Dùng cây tăm bông thứ hai có tẩm cồn để tiếp tục lau phần trên và hai bên của chính cuống rốn.

6. Khi cuống rốn này dần lành lại, nó sẽ đậm màu hơn và cuối cùng rụng hẳn đi. Quá trình này thường mất từ 2 tuần cho tới 1 tháng, nhưng thời gian có thể khác nhau đáng kể. Hãy báo cho bác sĩ nhi khoa của bạn biết nếu thấy cuống rốn của con bị mưng mủ hay có mùi hôi.

Khi còn là bào thai trong bụng mẹ, sợi dây nối kết duy nhất giưã mẹ và con đồng thời cũng là con đường vận chuyển dưỡng khí và chất bổ dưỡng để nuôi sống thai nhi chính là dây rốn. Ở thai đủ tháng, dây rốn dài trung bình từ 50 đến 60 cm, đường kính khoảng 1,5 cm, màu tráng, mềm mại. Một đầu dây rốn gắn vào da bụng thai nhi ở vị trí sau này gọi là RỐN, một đầu gắn với bánh nhau. Khi có bất thường xảy ra với dây rốn như dây rốn bị chèn ép , bị thắt nút thì mạng sống cuả thai nhi bị đe dọa. Đặc biệt là trong lúc sanh và sau khi sanh, việc chăm sóc rốn cho trẻ cũng không kém phần quan trọng.
Chăm sóc rốn phải được thực hiện ngay sau khi trẻ sơ sinh rời khỏi mẹ cho đến lúc rụng rốn và lên sẹo khô. Phải bảo đảm vô khuẩn khi cắt rốn và làm rốn để phòng tránh uốn ván rốn cho trẻ sơ sinh là một bệnh rất nặng thường dẫn đến tử vong . Dụng cụ kẹp và cắt rốn phải được tiệt trùng , không được dùng mảnh sành, mảnh chai, dao kéo sắc bẩn để cắt rốn .Tay người đỡ đẻ không rưả sạch hoặc dùng găng tay, băng gạc làm rốn không không tiệt trùng cũng là nguyên nhân dẫn đến uốn ván rốn. Điều này thường xảy ra ở nông thôn, vùng sâu vùng xa do các bà mụ vườn thiếu kiến thức về sự vô trùng thực hiện. Vì thế tình trạng nhiễm trùng rốn là mối nguy cơ cao cho trẻ sơ sinh.
Cách chăm sóc rốn theo các qui tắc như sau :
  + Sau khi cắt rốn, người hộ sinh chấm cồn Iode 5% tại đầu cuống rốn , kế đó sẽ lau đoạn dây rốn còn lại và 3cm da bụng quanh rốn với dung dịch Povidin 10% .
  + Cột rốn bằng chỉ tiệt trùng hay kẹp đã sát trùng .
  + Gói cuống rốn bằng gạc vô trùng , đắp lên rốn một lớp gạc mỏng rồi băng ngoài với băng rốn bằng vải sạch . Khi xuất viện về nhà, bà mẹ làm rốn cho bé phải sử dụng các loại gạc làm rốn đã tiệt trùng cùng với các dung dịch sát trùng để chung trong một gói, có bán sẵn tại các hiệu thuốc.
  + Trong khi tắm bé, tránh làm ướt rốn. Thay băng rốn hằng ngày hoặc khibất cứ khi nào băng bị ướt . Thông thường, cuống rốn sẽ rụng tự nhiên sau 6-10 ngày. Nếu rốn bình thường thì lau cuống rốn bằng dung dịch Povidin 10% . Nếu rốn có mùi hôi, chậm rụng, ẩm ướt thì chỉ dùng cồn Iod, không rắc bột kháng sinh vào rốn. Nếu thấy có dấu hiệu loét quanh rốn thì rưả bằng nước muối sinh lý ngày 2 lần . Tốt nhất là đưa bé đến Bệnh viện hoặc Bác sĩ Nhi khoa để khám và điều trị.
  + Rốn mới rụng phải giữ khô sạch tới khi lên sẹo.
  + Nếu rốn đã rụng nhưng còn tổ chức u hạt màu đỏ, tiết dịch vàng thì phải đưa bé đế cơ sở Y tế để được chấm Nitrate bạc 5-10% vào u hạt hoặc đốt điện nếu u hạt lớn .
  + Trường hợp trẻ đẻ rơi, đẻ ở nhà thì phải chăm sóc rốn càng sớm càng tốt. Tại bệnh viện, nên tiêm bắp huyết thanh chống uốn ván (SAT 1500 đơn vị) cho trẻ. Đề phòng uốn ván rốn hữu hiệu nhất là tiêm phòng uốn ván cho bàmẹ trong thời gian mang thai . Mũi thứ 1 cách mũi thứ 2 một tháng và mũi cuối phải cách ngày sanh ít nhất 2 tuần lễ thì mới đủ thời gian tạo kháng thể chống uốn ván trong cơ thể mẹ. Kháng thể này sẽ được truyền sang cho thai nhi.

Tóm lại, khi thấy bất kỳ một dấu hiệu viêm nhiễm ở rốn hay quanh vùng rốn sau đây thì các bà mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở Y tế để được khám và điều trị :
   + Rốn hôi, chảy nước vàng.
   + Rốn sưng đỏ, có mủ.
   + Rốn có u hạt to, rỉ máu, ướt.
   +  Rốn không sạch và trẻ sốt, bỏ bú.

Sản phụ và gia đình phải được hướng dẫn cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh vì không phải chỉ vô trùng trong khi đỡ đẻ và cắt rốn với dụng cụ tiệt trùng là đủ mà sự chăm sóc rốn không đúng cách cũng là nguyên nhân làm nhiễm trùng rốn vàdẫn đến uốn ván sơ sinh.

Rốn trẻ sơ sinh là cửa ngõ để vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, gây nhiễm khuẩn, nhất là trong thời kỳ chưa rụng rốn.

Tình trạng nhiễm khuẩn rốn ở trẻ sơ sinh thường nặng và nguy hiểm. Vì vậy, trong tháng đầu sau sinh, việc chăm sóc rốn cho trẻ là rất quan trọng.
Đồ dùng để chăm sóc rốn trẻ gồm gạc mỏng vô khuẩn, cồn 70 độ, băng rốn sạch, mỏng và bông thấm nước vô khuẩn.

Cách làm:

- Rửa sạch tay bằng xà phòng rồi sát khuẩn lại bằng cồn 90 độ.

- Gỡ miếng gạc cũ ra thật nhẹ nhàng. Dùng 2 miếng bông vô khuẩn thấm cồn 70 độ lau sạch rốn, một miếng lau từ chân rốn lên cuống rốn, một miếng lau vùng chân rốn và vùng da xung quanh.

- Thay miếng gạc mỏng vô khuẩn mới rồi dùng băng rốn thật mỏng, sạch quấn lại, chú ý quấn nhẹ nhàng, không lỏng quá cũng không chặt quá.

Trong vòng 7-12 ngày, rốn sẽ khô và rụng một cách tự nhiên, chỗ rốn mới rụng sẽ mọc tổ chức hạt, lên da và thành sẹo.

Nếu thấy rốn trẻ có những triệu chứng bất thường như có mùi hôi, quanh chân rốn tấy đỏ hoặc loét thì phải đưa trẻ đến bệnh viện hoặc nhà hộ sinh để khám và chữa sớm. Đối với các trường hợp nhẹ, cách chữa rất đơn giản, nhiều khi chỉ cần rửa rốn thật sạch ngày vài lần bằng nước ôxy già hoặc cồn, sau đó dùng băng thật mỏng đã vô khuẩn quấn lại. Ít hôm sau, trẻ sẽ khỏi mà không cần dùng kháng sinh.

Trường hợp cần dùng thuốc thì phải theo chỉ định của bác sĩ. Các bà mẹ không nên tự động dùng một số thuốc rắc hoặc bôi vào rốn trẻ gây nhiễm nặng thêm.

Vài dạng viêm rốn thường gặp

- Viêm rốn có mủ: Đây là dạng thường gặp nhất. Nguyên nhân chính là thiếu vệ sinh (tã lót và áo của trẻ không sạch; tay người phục vụ và bông băng, gạc không đảm bảo vô khuẩn; rốn trẻ bị ẩm do nước tiểu). Viêm rốn có mủ thường kèm theo viêm da và tổ chức dưới da chung quanh rốn. Những tổ chức này bị tấy đỏ, phù nề, đau... Trong trường hợp này, rốn sẽ rụng muộn hơn. Sau khi rụng, rốn ẩm ướt và tiết ra dịch vàng như mủ. Trẻ thường sốt nhẹ, biếng ăn, thể trạng suy yếu.

- Viêm rốn tiết dịch: Do bị nhiễm khuẩn, chân rốn không thành sẹo mà xuất hiện một tổ chức hạt màu đỏ, có nhiều mạch máu nhỏ. Tổ chức này nhô lên khỏi mặt rốn, tiết dịch làm cho rốn luôn ẩm ướt. Nó cũng có thể kích thích làm cho da xung quanh rốn tấy đỏ hoặc lở loét.

Cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh



Nhiều bà mẹ khi sinh con lần đầu thường bối rối không biết phải chăm sóc rốn cho bé như thế nào và thường làm theo những lời mách bảo của những người lớn tuổi trong gia đình hoặc xung quanh.

Nhiều trường hợp đã vô tình làm bé bị nhiễm trùng hoặc ngộ độc như băng rốn quá kín, bôi thuốc đỏ, rắc kháng sinh, thậm chí là rắc tiêu, đắp chất bẩn, sái á phiện lên rốn càng làm cho bé thêm nguy kịch. Xin giới thiệu bài viết sau đây để giúp các bà mẹ và gia đình biết cách chăm sóc rốn cho bé tại nhà.

Vai trò của dây rốn

Khi còn nằm trong bụng mẹ, bé nhận  chất dinh dưỡng và oxy thông qua nhau thai ( nhau thai liền với thành tử cung bên trong của người mẹ). Nhau thai kết nối với cơ thể bé thông qua dây rốn. Sau khi bé được sinh ra, các bác sĩ sẽ cắt dây rốn của bé đi, tạo thành một gốc cuống rốn trên bụng bé.

Khi nào gốc cuống rốn sẽ rụng đi?

Trong khoảng 10-21 ngày gốc rốn sẽ khô lại và rụng đi, để lại một vết thương nhỏ và mất khoảng vài ngày để lành lại

Cuống rốn có cần phải chăm sóc đặc biệt?

Mẹ phải luôn giữ cho cuống rốn được sạch sẽ và khô ráo. Khi mặc bỉm cho bé không nên để bỉm che lấp cuống rốn, để cuống rốn được tiếp xúc với không khí và không được dính nước tiểu. Khi cuống rốn bị rụng đi, có thể bạn sẽ thấy một chút máu bị nhỏ ra, tuy nhiên đây là một hiện tượng bình thường. Không nên cho bé tắm bồn cho đến khi cuống rốn bị rụng đi.

Trong thời tiết ấm áp, chỉ cho bé mặc một chiếc tã, không cần mặc áo cho bé để cuống rốn được tiếp xúc với không khí và nhanh khô. Tránh cho bé mặc những chiếc áo liền quần cho tới khi cuống rốn rụng. Và tuyệt đối không nên kéo dây rốn ngay cả khi nó gần rụng.

 Đôi khi sau khi cuống rốn bị rụng thì vẫn còn một chút phần thịt còn sót  lại tuy nhiên phần thịt này sẽ tự biến mất.

Để tránh bị nhiễm trùng rốn, bạn nên vệ sinh rốn cho bé bằng một miếng gạc cotton nhúng vào cồn và vệ sinh rốn cho bé 1-2 lần/ngày.

Hiện nay nhiều bác sĩ vẫn khuyên các mẹ vệ sinh rốn cho bé theo cách đó. Tuy nhiên, những chuyên gia khác thì lại cho rằng cách hiệu quả nhất là để rốn khô tự nhiên. Một nghiên cứu được thực hiện năm 1998 bởi Tổng công ty khoa học Y Tế Hamilton ở Ontario, Canada đã phát hiện ra rằng nếu cuống rốn không bị tác động gì sẽ lành trong 8 ngày trong khi đó nếu vệ sinh rốn cho bé bằng cồn thì phải mất 10 ngày rốn mới lành lại được.

Bác sĩ nhi khoa A.Miler, một giáo sư  lâm sàng Nhi khoa tại Đại học California ở San Francisco cho hay bà vẫn khuyến khích các mẹ vệ sinh rốn cho bé bằng cồn bởi vì mùi của cuống rốn rất khó chịu và phải vệ sinh bằng cồn mới có thể đẩy lùi mùi đó.

Lưu ý: Tránh cho bé ngâm bồn tắm khi cuống rốn chưa rụng.

Chăm sóc rốn bé: Tưởng dễ mà khó! - 1


Tiết trời ấm, mẹ có thể chỉ mặc tã và áo phông rộng cho bé, để không khí được lưu thông và giúp tăng tốc quá trình khô cuống rốn. Tránh mặc áo bó sát cho bé trước khi cuống rốn rụng. Đặc biệt, mẹ đừng bao giờ cố gắng kéo đứt dây rốn, ngay cả khi trông nó có vẻ như sắp rụng. Có một vài trường hợp sau khi cuống rốn rụng, những u thịt nhỏ vẫn còn lưu lại - chúng có thể tự biến mất sau này hoặc cần đến sự can thiệp của bác sĩ. Những u này không quá nguy hiểm và không chứa dây thần kinh nào, vì vậy, nếu việc can thiệp là cần thiết, bé sẽ không bị đau.Trước khi kẹp và cắt dây rốn, bác sĩ sẽ dùng thuốc khử trùng lau trước. Khi chăm sóc rốn cho trẻ ở nhà, mẹ cần làm sạch đáy rốn bằng miếng bông hoặc gạc thấm một ít cồn sát khuẩn 1 hoặc 2 lần/ ngày.Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu:- Trẻ bị sốt hoặc có những biểu hiện không khỏe- Nhiễm trùng rốn: nếu bạn thấy dấu hiệu đỏ, nóng, sưng hoặc ấn đau vùng da quanh rốn, hoặc có nhiều dịch tiết quanh chân rốn, đặc biệt có mùi hôi, cần mang trẻ đi bệnh viện khám ngay. Đây là trường hợp trẻ bị nhiễm trùng rốn và vùng da quanh rốn, có thể nguy hiểm, cần được điều trị tại bệnh viện.- U hạt rốn: nếu bạn thấy chân rốn rỉ dịch vàng kéo dài, không kèm dấu hiệu sưng, nóng, đỏ, hoặc ấn đau vùng da quanh rốn, trẻ không nóng sốt, có thể trẻ bị u hạt rốn. Tại bệnh viện, u hạt rốn được điều trị với nitrate bạc.- Rỉ máu rốn kéo dài: nếu bạn thấy chân rốn rỉ máu nhiều và kéo dài, có thể là dấu hiệu của bệnh lý đông máu, cần đi khám bác sĩ.


CÁCH TẮM CHO BÉ KHI CHUA RỤNG RỐN

60

Các bà mẹ luôn cảm thấy khó khăn khi tắm cho các bé sơ sinh, nhất là lần đầu làm mẹ. Vì  bé quá nhỏ, nên các bà mẹ luôn có cảm giác sợ rớt bé khi ẵm bồng, càng khó hơn khi tắm, sợ nước hay xà phòng làm cay mắt bé, sợ làm ướt rốn

Nếu bạn dành khoảng nửa giờ chuẩn bị mọi thứ cần thiết và giữ cho tâm trạng thoải mái, bạn sẽ thích thú với công việc này và rất vui khi tự mình tắm cho đứa con thân yêu. Sau 2,3 lần bạn sẽ quen dần với việc tắm cho bé.









Cách tắm gội:

Trước khi tắm bé, cần chuẩn bị

·Thau tắm: 2 thau \

·Khăn tắm: 2 khăn lớn và 2 khăn nhỏ

·Dầu tắm hay xà phòng tắm (có độ kiềm thấp)

·Gòn viên, que gòn vô trùng

·Tả, áo sạch

·Túi đựng đồ dơ

·Nước sạch ấm 37-38oC

·Cồn 70o

·Rửa tay sạch

·Tắt quạt, đóng cửa tránh gió lùa

·Chuẩn bị nước ấm bằng cách: cho nước lạnh vào khoảng 1/3 thau, sau đó cho nước nóng vào, kiểm tra nhiệt độ của nước bằng khuỷu tay hay mặt trong cổ tay, nếu không chắc chắn có thể sử dụng nhiệt kế

Các bước tắm

- Rốn chưa rụng hay mới rụng chân rốn còn ướt:

·Cởi áo, chừa tả

·Quấn khăn vùng chưa tắm

·Dùng gòn lau mắt, mũi, tai, mặt. Dùng 1 que gòn lau từ khóe mắt ra đuôi mắt, chỉ lau 1 lượt, không lau qua lau lại,  xong bỏ que gòn này, sử dụng tiếp các que gòn khác nếu cần. Tương tự như vậy khi vệ sinh mũi, tai

·Tiến hành gội đầu, rửa sach, lau khô đầu

·Tắm theo thứ tự:

Cổ, nách, cánh tay, ngực, bụng

Lưng mông, chân.

Bộ phận sinh dục: khi lau bộ phận sinh dục bé gái phải lau từ trước ra sau, không lau từ sau ra trước vì có thể đưa phân bẩn vào cơ quan sinh dục bé gái

·Lau khô vùng da đã tắm xong trước khi tắm vùng khác

·Cho trẻ sang khăn sạch. Quấn tả, mặc quần áo

- Rốn đã rụng:Thực hiện giống như rốn chưa rụng khi gội đầu và rửa mặt cho trẻ, không cần quấn khăn và mặc tả

Trải một khăn nhỏ vào đáy thau để tránh trượt
Cho trẻ từ từ vào thau. Giữ trẻ tư thế ngồi, lưng trẻ tựa vào tay bà mẹ, nâng đầu trẻ bằng bàn tay. Thoa xà bông và tắm từ cổ đến chân
Cho trẻ vào thau nước thứ 2 để làm sạch xà phòng
Cho trẻ sang khăn sạch. Lau khô quấn tả, mặc áo

 Săn sóc rốn.

Dùng cồn để sát trùng rốn
Nếu rốn chưa rụng, sát trùng rốn từ chân rốn ra ngoài. 1 que gòn chỉ lau qua 1 vòng, không lau qua lau lại, bỏ que gòn này và dùng thêm các que gòn khác nếu cần
Dùng que gòn để làm khô rốn
Để rốn thoáng, không băng rốn. Nếu rốn chưa rụng, nên mặc tả dưới rốn

 Cần chú ý:

·Rửa tay, tránh nhiễm trùng

·Tắm trong phòng ấm, tránh gió lùa, tránh trẻ bị lạnh

·Thử nhiệt độ nước, tránh bị phỏng da

·Rốn chưa rụng, chân rốn còn ướt không cho vào thau tắm, tránh nhiễm trùng rốn

·Chú ý tắm kỹ các nếp gấp cổ, nách, gáy, bẹn

·Không nhất thiết phải tắm hàng ngày, nếu trời lạnh, bé không quá dơ thì có thể lau cho bé

·Quan trọng là tránh bé bị lạnh khi tắm






Chăm sóc dây rốn cho trẻ sơ sinh
Cách tắm cho bé sơ sinh chưa rụng rốn
Nhiễm khuẩn rốn ở trẻ sơ sinh
Cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh
Chăm sóc trẻ sơ sinh mùa đông
Cách chăm sóc em bé 1 tháng tuổi cho bé phát






(ST)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý