Kinh nghiệm học yoga cho người mới bắt đầu

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Kinh nghiệm học yoga cho người mới bắt đầu

19/04/2015 04:57 AM
6,164

Kinh nghiệm học yoga cho người mới bắt đầu. Cùng tham khảo bí kíp để có thể tập luyện môn thể thao này một cách thuần thục nhất nhé

Những giáo viên yoga hiện nay hầu hết đều làm việc với tinh thần tự nguyện, truyền dạy những kinh nghiệm bản thân thu nhận được trong quá trình khổ luyện của mình. Những giáo viên yoga hiện nay hầu hết đều làm việc với tinh thần tự nguyện, truyền dạy những kinh nghiệm bản thân thu nhận được trong quá trình khổ luyện của mình. 

Trò chuyện với những giáo viên yoga có thể giúp bạn đọc có những ý niệm rõ ràng hơn về môn thể thao mới mẻ này, đồng thời tham khảo thêm kinh nghiệm cho riêng mình.

Phạm Thanh Hải, huấn luyện viên yoga tại Lotus spa, TPHCM

- Theo anh, người ta tìm đến yoga vì lý do gì?

Theo tôi, người ta tập yoga vì một số lý do sau: căng thẳng, không tự tin ở vẻ ngoài của mình, mỏi mệt ở các cơ bắp... 

Do đó, tùy vào mỗi người mà giáo viên có cách tư vấn, “điều trị” khác nhau. Cái hay của yoga là ở điểm này. Mỗi người sẽ tự tìm cách riêng để cân bằng trạng thái của chính bản thân mình thông qua tư vấn của giáo viên. 

Nhưng theo kinh nghiệm của tôi, áp lực về việc làm đẹp cao quá thường không mang lại hiệu quả. Nhiều người cho rằng yoga gần như trở thành một phép màu, nôn nóng tìm đến yoga để làm đẹp và đôi khi sẽ cảm thấy thất vọng.

Bởi yoga không phải là giải phẫu thẩm mỹ. Nó chỉ là cách hướng dẫn người ta đạt đến trạng thái như mình mong muốn, do chính bản thân mình cố gắng mà được. Sự thăng bằng trong tâm hồn và ngoài thể xác chính là những gì mà yoga sẽ mang đến cho người theo đuổi.

Tác dụng cơ bản của yoga là mang đến sự khỏe mạnh từ bên trong, từ trí lực đến sức khỏe thể chất. Và chính những điều đó mang lại cho người ta một sắc diện tươi trẻ, rạng rỡ.

- Người theo học yoga thường ở độ tuổi nào? 

Nơi tôi huấn luyện, phần lớn học viên tìm đến yoga ở lứa tuổi từ 25 - 40 và đều là người có tri thức, có địa vị trong xã hội, đa số là phụ nữ. Sau một thời gian ngắn, họ hoàn toàn có thể tự tập yoga ở nhà mà không cần đến giáo viên hướng dẫn nữa. 

Nếu có thời gian nghiên cứu sâu, họ có thể đủ trình độ để tiếp tục tuyên truyền hướng dẫn cho người khác cùng tập. Yoga có một sức mạnh cuốn hút vô cùng, ngay cả tôi, khi đi bất kỳ đâu, miếng thảm tập cũng là vật bất ly thân Đặng Đỗ Quyên,huấn luyện yoga tại Sofitel Plaza, TPHC

- Làm sao Quyên trở thành giáo viên ở độ tuổi chỉ mới 25? 

Bố mẹ tôi là tín đồ của yoga nên cách đây 10 năm tôi đã theo cha mẹ luyện bộ môn này. Nhiều người cho rằng yoga chỉ dành cho người lớn tuổi muốn được trẻ hoá. Tôi theo học và bị nó thu hút thực sự. Quyết tâm theo đuổi đến nơi đến chốn, tôi cắp tráp theo người thầy Ấn Độ huấn luyện yoga tại các khách sạn lớn. 

Theo phụ thầy hướng dẫn, luyện tập, học hỏi được 2 năm tôi bắt đầu tu nghiệp thêm môn này tại Thái Lan và Singapore, những nơi được xem là trung tâm của yoga ở Đông Nam Á. 

Càng theo đuổi càng đam mê, càng theo phụ giúp thầy, tôi càng có nhiều kinh nghiệm. Phần lớn học viên thời điểm đó là người nước ngoài đang sinh sống, làm việc tại Việt Nam. Dần dần, tôi trở thành giáo viên đứng lớp một cách chính thức.

- Vậy là ai theo học môn này cũng có khả năng trở thành giáo viên?

Có thể đúng mà cũng không hẳn vậy. Người thầy giỏi hay không, có học viên hay không hoàn toàn tuỳ thuộc vào họ. Ai cũng có thể trở thành giáo viên được, nhưng vấn đề là có ai theo học hay không. Cũng như tất cả các ngành nghề khác, không có duyên, không có đủ trình độ, bạn không thể “hành nghề” được. 

Yoga lại là một trường phái đặc biệt. Càng theo đuổi, bạn càng đạt được trạng thái cao hơn. Giáo viên yoga cũng có nhiều cấp bậc, tôi may mắn đã từng tiếp xúc với rất nhiều giáo viên từ nhiều nước trên thế giới. Nhiều người trong số đó có thể nói là đã đạt đến “đỉnh”. Rất dễ nhận ra, ở họ, gần như tất cả mọi cảm giác đều thăng bằng. Là một giáo viên, bạn không chỉ thông tuệ tất cả những vấn đề liên quan đến yoga mà phải yêu thật sự mới tồn tại được với nghề.

Sự khác biệt giữa các giáo viên là cấp bậc của họ. Có những người giáo viên rất giỏi và có những giáo viên bình thường. Giáo viên giỏi là người cảm nhận được cái hồn của yoga, họ phải đào luyện thêm qua cuộc sống tâm linh của chính mình.

Yoga không phải là giải phẫu thẩm mỹ. Nó chỉ hướng dẫn người ta đạt đến trạng thái như mong muốn, do chính mình cố gắng mà được. Sự thăng bằng trong tâm hồn và ngoài thể xác chính là những gì mà yoga sẽ mang đến cho người theo đuổi.

Một giáo viên yoga thường được đánh giá ở 2 điểm: tư thế, động tác khi luyện tập và kiến thức truyền đạt. Yoga là sự chuyển đổi cả con người, cả thể xác và tâm trí. Cái khó của người giáo viên là giúp học viên cảm nhận được những gì mà chính họ đang có.
 
- Những người theo tập được lợi gì khi phải bỏ ra một chi phí cao hơn nhiều so với tập thể dục thẩm mỹ?

Nếu chuyên tâm, họ được rất nhiều. Thể dục thẩm mỹ là cái đẹp ngay lập tức, từ bên ngoài. Yoga là cái đẹp từ bên trong. 

Yoga đòi hỏi ở bạn tính kiên nhẫn đến mức gần như phi lý. Có nhiều động tác yoga tưởng chừng con người không thể làm được, nhưng họ đã làm được. Điều đó chứng tỏ sự kiên trì sẽ giúp ta làm được tất cả. Từ sự kiên nhẫn bạn sẽ tiến tới trạng thái “thiền”, trạng thái tĩnh mà bộ môn yoga hướng đến

Bây giờ yoga trở thành một phong trào, nhất là ở các đô thị. 10 năm trước yoga là cái gì đó rất xa xỉ, bây giờ câu lạc bộ, spa, một công ty hay một tổ chức tập thể đều huy động lớp yoga và có đông đảo người theo học... Tôi thấy trào lưu này hoàn toàn có tác dụng rất tích cực, vì ai cũng sẽ tìm ra cho mình một chân lý để theo đuổi, ở yoga, rất dễ tìm được trạng thái đó.

-Theo Quyên, người trẻ theo học yoga có phù hợp không?

Tôi nghĩ, đến với yoga từ khi còn trẻ hay lớn tuổi không quan trọng. Quan trọng là người ta lĩnh hội được những gì. Mà điều ấy thì ở bất kỳ lứa tuổi nào cũng lý tưởng cả./.



Tập Yoga - nên và không nên


Phong trào tập Yoga đang phát triển mạnh và thu hút được số người luyện tập khá đông. Thế nhưng, làm thế nào để tập Yoga hiệu quả, an toàn thì không phải ai cũng biết và hiểu rõ.

Trong luyện tập, quan trọng nhất không phải là chú ý tới động tác, mà là việc điều tâm và chú ý đến hơi thở. Khi tham gia một lớp tập Yoga, cần theo dõi sau một thời gian tập luyện, sức khỏe có tốt lên không. Nếu tốt lên thì mới nên tiếp tục theo học. Đối với các trường hợp tự tập luyện, nên mua các sách hướng dẫn của các nhà xuất bản uy tín như Thể dục thể thao, Y học. Phòng tập phải thoáng đãng.

Đơn giản nhưng phải đều đặn và kiên trì

Ông Vũ Văn Nhân, nguyên là cán bộ nhà nước đã nghỉ hưu, nhà ở phố Hoàng Quốc Việt (Hà Nội), năm nay đã gần 80 tuổi nhưng nước da vẫn sáng hồng và dáng đi nhanh nhẹn. Ít ai biết thời thanh niên, ông chỉ nặng trên 40 kg. Năm 1999, ông phải nhập viện điều trị các bệnh: suy nhược thần kinh, viêm đại tràng, đau thần kinh tọa, đau nửa đầu…Trong thời gian điều trị, có người bạn cùng phòng giới thiệu với ông tập sách viết về Yoga của người Ấn Độ. Ông đọc và thấy cuốn hút với những điều trong sách viết và bắt đầu vừa đọc, vừa học, rồi tập luyện.

Hiện, sau gần 10 năm tập luyện, các chứng bệnh trước đây không còn hành hạ ông nữa. Cũng từ đó, ông không hề bị ốm đau, bệnh tật và không phải dùng bất cứ loại thuốc gì. Chia sẻ về kinh nghiệm luyện tập Yoga, ông Nhân cho biết, trước hết, hãy loại bỏ hẳn tư tưởng tập Yoga là quá khó. Hãy bắt đầu với những tư thế đơn giản, nhưng phải tập đúng. Ngoài tập luyện cần có thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, điều độ.

Ngoài hình thức tự tập luyện như ông Nhân, nhiều người đã chọn cách đến các câu lạc bộ Yoga để tập luyện. Ưu điểm khi tập luyện tại đây là mọi người có hứng thú tập, tư thế chuẩn hơn do có người hướng dẫn và các học viên tự sửa cho nhau. Nhìn chung, những người chăm chỉ luyện tập đều cho biết sức khỏe của họ tốt lên, một số chứng bệnh như đau đầu, đau khớp vai, stress tự khỏi sau một thời gian tập luyện.

Tập Yoga cũng có “chống chỉ định”

Thạc sĩ Hoàng Khánh Toàn, Chủ nhiệm khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, vừa là nhà nghiên cứu, đồng thời cũng là người kiên trì thực hành Yoga. Theo bác sĩ Toàn, Yoga là một trong những phương pháp tập luyện của y học cổ truyền phương Đông, có lịch sử lâu đời và bắt nguồn từ Ấn Độ.

Theo y học cổ truyền, cơ thể sinh bệnh khi mất cân bằng âm - dương. Tập Yoga giúp điều hòa các tạng phủ trong cơ thể, giúp cơ thể tự điều chỉnh và điều hòa âm - dương. Khi âm - dương cân bằng, cơ thể sẽ khỏe mạnh, sức đề kháng tốt hơn, nhiều loại bệnh được đẩy lùi.

Còn theo nhiều công trình nghiên cứu của y học hiện đại, tập Yoga thường xuyên giúp cơ thể cân bằng trạng thái hưng phấn và ức chế của hệ thần kinh; đem lại lợi ích cho hệ tim mạch, tiêu hóa, hệ cơ và toàn bộ cơ thể.

Tuy có nhiều lợi ích, nhưng người tập vẫn phải hết sức lưu ý, khi tập phải chọn những bài vừa sức. Tuyệt đối không tập bất kỳ asana (tư thế) nào nếu phải gắng sức hay căng thẳng. Tránh tập trong thời gian phục hồi sau chấn thương, kỳ kinh nguyệt, những người bị bệnh tim mạch, tổn thương cột sống. Tốt nhất là nên tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên, vì có nhiều động tác phù hợp với người này nhưng không phù hợp với người khác.

Cho đến nay, yoga là môn thể thao khá thông dụng nhưng tập yoga cũng phải rất đúng cách thì mới  tốt và không phải ai cũng biết môn yoga có tác dụng cụ thể gì với sức khỏe, nhất là sức khỏe tâm hồn.  Yoga giảm căng thẳng, phòng bệnh và tạo vóc dáng đẹp

Trong mỗi động tác, yoga nhấn mạnh đến việc thở đúng phương pháp để có được tối đa lượng sinh lực hấp thụ vào trong mỗi hơi thở. Các động tác của yoga thường chầm chậm như kéo con người về sự tĩnh tại, loại bỏ bớt những rối ren trăn trở trong suy nghĩ. Khi đã tập đến các bài cuối cùng trong động tác của yoga ở mỗi lần tập, người tập sẽ thấy cơ thể dồi dào sức sống hơn, sức khỏe tinh thần được cải thiện đáng kể.

Các bệnh tật của cơ thể đều liên hệ chặt chẽ với tinh thần. Sự căng thẳng về tình cảm, lo âu, sợ sệt, thất vọng, bất an hay vừa trải qua những sang chấn tâm lý... ảnh hưởng rõ nét lên hệ thống miễn dịch của cơ thể, đồng thời tạo nên sự mất thăng bằng về nội tiết tố, vốn ảnh hưởng sâu đậm lên tính tình con người, mà gây nên bệnh. Sau một thời gian tập luyện và ngồi thiền, người tập sẽ thấy bớt căng thẳng, đầu óc trở nên minh mẫn, tập trung tư tưởng hơn, lạc quan hơn, tự  tin hơn trong cuộc sống, giấc ngủ sâu hơn, làm chủ được tư tưởng và hành động của mình. Yoga giúp quân bình tâm trí thể xác, giảm stress, giúp cho tinh thần mạnh mẽ, có thể đối phó với các thách thức của cuộc sống.

Yoga đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn và cải tạo vóc dáng. Khi tập các động tác yoga, nguồn năng lượng thừa tiêu hao dần nhưng lại không thấy đói, không thèm ăn, do vậy những người có vóc dáng đậm tập yoga còn giúp giảm cân. Nhưng trái lại ở người gầy mà tập yoga, khi đã đạt đến mức cân bằng thì sẽ nảy sinh nhu cầu cần cung cấp năng lượng nhiều do vậy nhu cầu ăn uống và tiêu hóa được cải thiện đáng kể. Yoga giúp điều chỉnh tùy theo thể trạng từng người, điều phối được cả lượng mỡ trong cơ thể, nơi nào cần thì đắp vào, sẽ lấy đi nơi nào thừa. Đây là lợi ích mà không phải môn thể dục nào cũng có được.

Một ngày tập bao nhiêu là đủ?

Để đạt kết quả như mong muốn, nên tập một tiếng mỗi ngày, chia ra vào buổi sáng và buổi tối, trước các bữa ăn. Cơ thể chúng ta thường cứng vào buổi sáng và mềm vào buổi chiều, nên sự phân nhỏ này không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc tập.

Các tư thế của yoga ảnh hưởng đến sự phân phối sinh lực toàn cơ thể, nên nếu luyện tập các tư thế thường xuyên sẽ cải thiện và duy trì được sức khỏe toàn diện. Sau một thời gian tập luyện, dáng người sẽ trở nên thon thả, cử động nhanh nhẹn.

Khi đã chọn môn yoga nên duy trì thường xuyên, luyện tập trong nhiều năm. Kinh nghiệm cho thấy, ai đã hiểu và nhận biết được tác dụng của yoga thì rất đam mê, ngày nào không tập là cảm thấy bứt rứt khó chịu.

Những người tập yoga cũng nên tập ngồi thiền, ngồi bất động, im lặng, tay và chân khoanh lại, mắt nhắm lại. Lúc ấy là đầu óc  hoàn toàn không nghĩ ngợi gì, tất cả các cơ quan trong cơ thể đều được nghỉ...

Những điều cần chú ý

Nhiều người cho rằng yoga chỉ dành cho giới nữ. Sự thật không phải vậy, yoga có bài dành cho nam giới. Những bài tập này tăng cường nam tính. Nhưng phải tập đúng động tác dành cho phái của mình, không được tập sai, nó sẽ phản tác dụng. Điều này vô cùng nguy hiểm.

Tác dụng của yoga không chỉ tốt cho vóc dáng mà còn tốt cho tinh thần và thể chất. Và thời gian tập khoảng 5-6 tháng mới cho kết quả. Nếu là nữ không nên tập trong những ngày có kinh. Những tổn thương do ma sát ở phần phụ không chỉ có khả năng gây bệnh mà còn khiến cho bụng to mãi dù tập cỡ nào bụng cũng không nhỏ lại được.



Để tập yoga thành công


Tập yoga như thế nào để hiệu quả?

Chị Nguyễn Ngọc Phương, giáo viên Trung tâm ADyoga tập yoga từ năm 2002. Chị đến với yoga sau rất nhiều năm mày mò tài liệu. Thời gian đầu chị được cô cháu gái hướng dẫn tập 1 tháng, sau đó chị tiếp tục đến Câu lạc bộ yoga để tập luyện. Dù đã quen tập một số môn thể thao khác, cơ thể đã quen vận động và khá mềm dẻo nhưng khi tập yoga có nhiều asana vẫn là thách thức và phải bỏ rất nhiều thời gian chị mới tập được, ví dụ tư thế Nửa vầng trăng. Với tư thế này, mỗi lần quỳ gối, ngửa người ra đằng sau, chị thấy chới với. Về nhà chị hì hụi lấy chăn bông quỳ gối xuống và ngả người vào chăn, hoặc nhờ các con lấy tay đỡ lưng giúp, tập dần, tập dần, cuối cùng chị thành công. Ngoài chăm chỉ tập luyện, chị còn tích cực rút kinh nghiệm bằng cách viết nhật ký tập. Tập tư thế này thì tay đưa lên thế nào, chân duỗi ra làm sao... Dần dần, chị tập được hết các asana.

Anh Nguyễn Thành Trung tập yoga từ năm 1995. Anh đến với yoga vì sự cuốn hút của những asana. Lúc đầu anh chỉ tập những động tác đơn giản, sau tập dần lên những động tác khó hơn. Có động tác anh phải tập trong 6 - 7 tháng mới được (như asana Trồng cây chuối). Bây giờ, bất cứ asana nào anh cũng có thể tập. "Bí quyết" của anh là kiên trì tập, từng bước một, bắt đầu từ dễ đến khó.

Bà Lý Thị Chín, 63 tuổi mới tập yoga được 3 buổi. Thường ngày, bà vẫn quen tập Dịch cân kinh, dưỡng sinh nhưng khi tập yoga bà vẫn cảm thấy khó vì bài tập rất cần sự dẻo dai. Được các giáo viên hướng dẫn, bà không ép cơ thể phải thích nghi ngay với các tư thế đòi hỏi sự vặn, xoắn. Chẳng hạn động tác vái dài yêu cầu học viên phải quỳ gối, chống bàn chân xuống sàn, mông quỳ lên gót chân, hai tay chắp cao trên đầu sau đó đổ người dần dần về phía trước. Không quỳ được trên gót chân, bà ngồi bình thường, hai chân song song với sàn nhà và tập động tác này. Bà hy vọng, sau vài buổi tập nữa, cơ khớp của bà sẽ giãn ra và các bài tập trở nên dễ dàng hơn.

Có nên tự tập theo sách?

Tập yoga tại trung tâm (lớp tập yoga) sẽ bài bản hơn, có nhiều kinh nghiệm hơn và tập kiên trì mà học viên khó có được khi tự tập yoga theo sách, băng đĩa ở nhà. Chị Nguyễn Thị Minh Huyền, người đã tập yoga 9 năm, hiện đang là giáo viên của trung tâm cho biết, khi đến tập ở lớp, học viên được học từ dễ đến khó, gồm 3 phần học cơ bản 1, cơ bản 2 và nâng cao. Phần học cơ bản đầu tiên dành cho những học viên chưa từng tập yoga. Qua phần học này, họ sẽ biết yoga là gì, tập yoga có lợi ích gì, thở trong yoga như thế nào. Phần học thứ 2 là tập những động tác khởi đầu, tập các asana. Các động tác asana là sự kết hợp của các chuyển động nhẹ nhàng chậm rãi của cơ thể kèm theo các tư thế kéo căng, uốn, vặn, kết hợp với hơi thở và xen kẽ với những tư thế cố định thoải mái. Sau tập asana sẽ tập  các động tác xoa bóp, thư giãn. Phần học thứ 3 gồm các động tác nâng cao. Do các asana ở phần tập này tác động đến một số tuyến nội tiết như tuyến tùng, tuyến yên nên người tập có khả năng tập trung cao hơn.

Theo chị Huyền, sau khi tập hết các buổi cơ bản, học viên có thể tự tập ở nhà. Việc theo học ở lớp giúp người học "lựa sức mình" để không tập các tư thế đòi hỏi quá sự chịu đựng của cơ thể, tránh những tổn thương trong quá trình tập luyện. Hơn nữa, tập trung vào hơi thở là yếu tố rất quan trọng trong khi tập yoga, nhưng nhiều người thường bỏ qua. Đến lớp sẽ khắc phục được tình trạng này.

Còn theo chị Nguyễn Ngọc Phương, tập luyện ở lớp giúp học viên tự tin hơn. Tâm lý người học thường cho là tập yoga khó, không tập được các động tác đòi hỏi sự vặn, xoắn, nhất là ở những người có tuổi. Nắm bắt được điều này, giáo viên sẽ tùy vào độ tuổi để soạn giáo án. Những người từ 70 - 80 tuổi tập các asana đơn giản, nhẹ nhàng. Những người độ tuổi 50 - 60 lại tập các asana khác. Buổi tập thường kết hợp giữa các asana đứng, ngồi, nằm để tránh đơn điệu và nhàm chán trong học tập.

Như vậy, tập yoga không phải là quá khó nếu người tập được hướng dẫn cơ bản và đầy đủ. Sau khi đã thuần thục ở lớp, học viên có thể tư tập ở nhà hàng ngày.  




Kinh nghiệm học múa bụng cực hay cho chị em
Học làm ảo thuật đơn giản
Tập múa bụng giúp bà bầu dễ sinh nở
VietJetAir lên tiếng về clip "mặc bikini nhảy múa
Clip thiếu nữ cởi áo múa lửa giữa đường bán kẹo kéo mua vui
Thiếu nữ múa cột trên tàu điện ngầm hồn nhiên không ngừng nghỉ
Nhức lòng teen múa thoát y


(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý