Kinh nghiệm thi đại học môn Sinh

seminoon seminoon @seminoon

Kinh nghiệm thi đại học môn Sinh

19/04/2015 04:57 AM
360

 Kinh nghiệm ôn thi đại học môn Sinh để đạt điểm thi cao nhất. Cùng tham khảo ngay bí kíp để vượt qua kì thi sắp tới nhé

Bộ GD&ĐT vừa công bố 6 môn thi tốt nghiệp, trong đó, Sinh học là điểm mới của các môn thi năm nay. Báo Giáo dục và Thời đại giới thiệu chia sẻ của Thủ khoa khối B trường ĐHSP Hà Nội - Đỗ Thúy Tâm về kinh nghiệm học tốt môn học này.

Ôn thi tốt nghiệp môn sinh học 12:

Với môn Sinh học nên học theo phương pháp "tái hiện kiến thức", phương pháp học này gồm 3 bước:

Bước 1: Trên lớp nghe thầy giáo giảng bài, ghi chép đầy đủ.

Bước 2: Tái hiện lại kiến thức trong thời gian ôn luyện ở nhà (nghe giảng buổi sáng - tái hiện buổi chiều, nghe giảng buổi chiều - tái hiện ngay buổi tối). Với bài tập, che bài giải của thầy cô, đọc đề để giải lại. Với kiến thức giáo khoa, lập dàn ý chi tiết để dễ học.

Bước 3:  Một tuần sau, đúng giờ học bộ môn Sinh, lấy bài cũ đọc lại một lần.

Luyện tập làm bài môn sinh

1. Với phần lý thuyết môn Sinh, nhìn chung những đề thi các năm gần đây cho rất sát chương trình, không đánh đố. Nhưng điều đó không có nghĩa là học thuộc lòng thì sẽ làm được.

Để làm được buộc các bạn phải hiểu, nhớ. Ví dụ: Câu thuộc lòng trong SGK là: tính bổ sung của ADN (gen). Nhưng đề thi lại cho câu hỏi là: gen có tỉ lệ A+T / G+X  = 1, 5 và có 3.109 cặp Nucleotid. Hỏi số Nu từng loại. Vì thế phải hiểu được lý thuyết thì mới làm được câu này.

Để hiểu và nhớ giáo khoa, các bạn phải khái quát - tổng kết về chương trình học của mình, nắm vững các ý chính của từng bài. Điều này sẽ giúp hệ thống hóa được các kiến thức của mình và không thấy mông lung, rối lên vì nhiều kiến thức.

Để hệ thống hóa kiến thức, các bạn có thể làm các bước sau:

+ Nắm vững 14 chương của chương trình giáo khoa lớp 12.

+ Nắm vững số bài trong 1 chương

+ Nắm vững số ý chính trong 1 bài

+ Nắm vững số ý phụ trong mỗi ý chính.

+ Nắm vững những ví dụ chứng minh trong sách giáo khoa.

2. Với phần bài tập


Bài tập cơ sở vật chất di truyền và biến dị: những bài tập này thuộc khoa học chính xác như toán, hóa, lý. Do đó, thí sinh phải nắm được công thức mới giải được. Ví dụ: số Nu môi trường cần cung cấp cho 1 gen có 3000 Nu nhân đôi 3 lần = (23 - 1). 3000

Bài tập qui luật di truyền (bài tập lai) thuộc khoa học thực nghiệm. Các bạn sử dụng lí thuyết đã học để giải thích kết quả một thí nghiệm theo đề bài (biện luận và viết sơ đồ lai). Để biện luận 1 bài tập lai ta tiến hành theo 5 bước:

+ Xác định tính trội, tính lặn

+ Quy ước gen

+ Xác định quy luật di truyền

+ Xác định kiểu gen bố mẹ

+ Viết sơ đồ lai (nếu có hoán vị gen ta tính tần số hoán vị trước khi viết sơ đồ lai).

Sau khi làm xong kiểm tra kiểu hình qua sơ đồ lai đúng với đề bài tập thì ta đã biện luận chính xác.

3. Nội dung chương trình sinh học cần ôn tập:

Gồm 3 phần :

a. Di truyền và biến dị

-  Cơ sở vật chất di truyền và biến dị

-  Hiện tượng di truyền và biến dị

-  Quy luật di truyền và biến dị

-  Ứng dụng di truyền và biến dị vào đời sống, sản xuất.

b. Nguồn gốc sự sống và các thuyết tiến hóa.

c. Sinh thái học.


Đạt điểm cao môn Sinh học không khó


Thời điểm này, học sinh đang phải căng mình với những môn thi tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, với đặc thù từng môn học, không phải học sinh nào cũng biết cách học, cách ôn thi hiệu quả. Đồng hành cùng các thí sinh trong mùa thi tốt nghiệp THPT năm nay, Báo Giáo dục & Thời đại  Online sẽ giới thiệu kinh nghiệm học ôn từ những thầy cô giỏi, giầu kinh nghiệm của trường THPT chuyên ĐHSP Hà Nội.

Giời thiệu ôn tập môn Sinh học:

HS trong giờ thực hành môn sinh học (ảnh MH)

HS trong giờ thực hành môn sinh học (ảnh MH)

Môn sinh học vừa có đặc thù của một môn khoa học tự nhiên với những hệ thống lý thuyết tổng quát, với những công thức và hệ thống bài tập tương đối phức tạp vừa mang đặc thù của một môn khoa học thực nghiệm, có sự kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực nghiệm. Ở cấp độ phổ thông, đó là sự kết hợp giữa  hệ thống lý thuyết và hệ thống bài tập vận dụng tương ứng.

Ở nước ta hiện nay, đặc biệt là ở cấp Phổ thông việc gắn giữa lý thuyết và thực nghiệm ít được chú trọng, rất nhiều bài thực hành bị bỏ qua do vậy đối với rất nhiều học sinh, việc học môn Sinh chỉ đơn thuần là học thuộc lòng một “mớ” lý thuyết nên dễ gây nhàm chán và khô khan, thậm chí là rất khó hiểu.

Nội dung kiến thức trong kỳ thi tốt nghiệp và kỳ thi Đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ yếu nằm ở chương trình lớp 12, tuy nhiên để nắm vững và làm tốt được, đòi hỏi học sinh phải có được hệ thống kiến thức nền có ở các cấp học và lớp học trước đó.

Để học tốt và làm bài tốt môn Sinh học trong kỳ thi Tốt nghiệp và kỳ thi Đại học sắp tới thiết nghĩ cũng không khó, chỉ có điều người học có tuân theo được những nguyên tắc của bí quyết ấy hay không? Những lời khuyên của tôi dành cho các em học sinh các lớp Chuyên Sinh THPT Chuyên Đại học Sư phạm sau đây hy vọng sẽ giúp ích cho các học sinh khác:

Có thái độ nghiêm túc trong học tập

Khi xác định học theo khối B hay đơn giản là thi tốt môn Sinh trong kỳ thi Tốt nghiệp, đơn thuần bạn đã có mục tiêu để theo đuổi. Khi đã có mục tiêu rồi, cần phải nghiêm túc xác định việc học là của bản thân mình, cho mình và kết quả cuối cùng do mình chịu trách nhiệm – không phải thầy cô, bố mẹ hay ai khác.

Không bỏ lỡ bất kỳ bài học nào

Mỗi nội dung kiến thức nằm trong một tổng thể, khi hiểu được vấn đề trước đó sẽ tạo tiền đề cho việc  hiểu những kiến thức sau. Ví dụ, nếu bạn không nắm được cấu tạo của gen thì bạn sẽ không hiểu được sự điều hòa biểu hiện gen, nếu bạn không nắm được cấu trúc NST bạn sẽ không hiểu được bản chất của đột biến cấu trúc và số lượng NST… Vì vậy, đừng bỏ bất kỳ bài học nào!

Có kế hoạch học sớm và học thường xuyên

Đừng đợi nước đến chân mới nhảy, khi đó thời gian sẽ tạo cho bạn một áp lực lớn, kết quả rất khó có thể đạt tối đa được. Hãy có kế hoạch  học sớm, thường xuyên. Hãy tiếp thu hết những kiến thức mà thầy cô giảng trên lớp, về nhà hệ thống hóa lại và mở rộng, đào sâu… hãy biết quý trọng thời gian trong các giờ học.

Rèn luyện bài tập vận dụng ngay sau khi học lý thuyết, định hướng trước các câu hỏi trắc nghiệm có thể ra về vấn đề mà mình đang học.

Khi học đến phần nào, hãy làm những bài tập vận dụng tương ứng, hãy suy nghĩ và dự đoán những câu trắc nghiệm có liên quan đến vấn đề đang học sẽ giúp đỡ các em rất nhiều.

Người có phương pháp học tốt là người vừa học vừa bảo vệ sức khỏe của mình!


Như đã nói ở trên, đừng “chơi dài” rồi khi không còn thời gian nữa thì “co giò mà chạy” học khuya đến 2h sáng, 3h sáng là một thói quen không tốt và ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe thần kinh! Hãy tạo thói quen ăn uống và chế độ nghỉ ngơi hợp lý, khoa học để giữ sức khỏe chuẩn bị cho kỳ thi.

Đừng bao giờ ngần ngại hỏi những người khác


Đừng ngại hỏi người khác, đặc biệt là thầy, cô và các bạn khác khi hỏi và được trả lời là một phương pháp để nhớ kiến thức tốt.

Thời gian học và thời gian biểu

Với những học sinh sử có thái độ học như đã kể trên, việc học tốt môn Sinh không có gì là khó khăn. Tuy nhiên, với cách học để thi thì việc định lượng khoảng thời gian trước khi thi là rất quan trọng. Hãy lập một kế hoạch học và thời gian biểu cho môn Sinh học cũng như tất cả các môn học khác. Tuần này, sẽ học hết những phần nào, hiểu bằng được các dạng bài tập nào, làm nhuần nhuyễn dạng bài tập nào… sẽ làm bạn bớt căng thẳng.

Phương pháp đọc và ghi nhớ

Trên lớp, hãy cố gắng ghi nhớ những gì thầy cô giảng. Nên sử dụng phương pháp sơ đồ hệ thống hóa kiến thức kiểu bản đồ tư duy. Nên sử dụng bút nhớ trong quá trình đọc. Tuy nhiên, đừng tô vàng cả cuốn sách, hãy tìm những từ khóa, đánh dấu và nhớ những từ khóa đó. Các em sẽ thấy việc nhớ kiến thức Sinh cũng chẳng phải là cực hình đâu!

Vận dụng bài tập để hiểu lý thuyết

Một bước cũng rất quan trọng là làm bài tập nhuần nhuyễn, đặc biệt là các bài tập vận dũng những kiến thức lý thuyết đã  học. Hệ thống lại các dạng bài tập để dễ ghi nhớ.

Với kỳ kiểm tra, đọc kỹ đề trước khi làm bài

Đây là điều muôn thủa giáo viên nhắc học sinh nhưng rất nhiều học sinh không để ý đến điều này, đặc biệt trong đề trắc nghiệm hãy chú ý những câu mang tính chất phủ định để trả lời câu hỏi một cách chính xác. Ví dụ: Điều khẳng định nào dưới đây là không chính xác về Chọn lọc tự nhiên?

Làm câu dễ trước, làm câu khó sau đừng để mất điểm một cách ngớ ngẩn, nên làm bài theo nhiều vòng.

Đối với bài thi trắc nghiệm, đừng làm tuần tự từ đầu đến hết điều này sẽ dẫn đến tình trạng mắc kẹt và đi vào bế tắc mặc dù nhiều câu khác có thể làm được. Theo kinh nghiệm của tôi, nên làm bài thi làm nhiều vòng, lượt thứ nhất có thể trả lời nhanh được 50% số câu hỏi tùy khả năng, lượt thứ 2 suy nghĩ để trả lời  những câu còn lại. Đừng mất quá nhiều thời gian cho một câu hỏi.

Như vậy, việc học môn Sinh học không hề khó, không hề là học thuộc lòng một mớ lý thuyết như nhiều học sinh suy nghĩ. Nếu vận dụng được các phương pháp tư duy, phương pháp  học có kế hoạch và khoa học, cũng như các thức làm bài thi phù hợp, để giành được điểm cao trong môn Sinh không khó!
 

Học chắc, thi tốt.

Môn Sinh học lớp 12 tương đối dài, khó. Đề thi trắc nghiệm môn Sinh có cả phần lí thuyết và bài tập, học sinh khó học khó nhớ. Vài kinh nghiệm nhỏ sau sẽ giúp học sinh ôn tập và làm tốt bài thi môn này:

- Khi ôn tập:

Trước hết, bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng và sách giáo khoa: Chuẩn kiến thức, kỹ năng và sách giáo khoa được xem như tài liệu chuẩn hướng dẫn học sinh triển khai đề cương ôn tập kiến thức, rèn luyện kỹ năng đúng với trọng tâm, không lan man, ôm đồm, quá tải. Điều quan trọng là học sinh cần hệ thống lại phần kiến thức đã học sao cho “ôn đến đâu chắc đến đó”.

Tiếp đó, giải các bài tập trong sách giáo khoa. Muốn giải nhanh các bài tập học sinh phải học kỹ lý thuyết. Bất kỳ môn nào, nếu lý thuyết được hiểu đến nơi đến chốn thì sẽ giải quyết bài tập nhanh hơn. 

Ví dụ: Chương 2, Quy luật di truyền nên tách ra học và đặt câu hỏi “như thế nào” đối với từng cặp phép lai, phép lai 1 cặp tính trạng và phép lai 2 cặp tính trạng, quy luật di truyền nào bị chi phối. Nếu phân biệt được thì các em sẽ làm bài rất hiệu quả và nhanh.

Chú ý câu hỏi thêm có ký hiệu hình tam giác, các em nên  tự xây dựng cách trả lời tất cả câu hỏi đó bởi chúng rất có thể  sẽ là những câu hỏi trong đề thi trắc nghiệm. Cũng cần chú ý là khi tìm ra được đáp án trong thi trắc nghiệm thì nên đặt lại câu hỏi tại sao đáp án này đúng và có cách giải thích phù hợp theo lý thuyết đã học. Trong sách bài tập Sinh học có rất nhiều câu hỏi trắc nghiệm, các em nên trả lời hết tất cả các câu hỏi, nếu trả lời được hết coi như học sinh đã làm được bài thi đạt 80-90% .

Ngoài ra, các em nên tham khảo các đề thi trắc nghiệm môn Sinh học của Bộ GD-ĐT để xem khả năng của mình như thế nào. Trong quá trình ôn tập làm thử cũng nên canh thời gian làm bài theo quy định của đề thi. Cái khó thì phải suy luận để xem cái nào bất hợp lý trong đáp án. Có hai cách giải quyết câu hỏi trắc nghiệm: Một là nhận ra phương án đúng, hai là loại trừ phương án sai.

- Khi làm bài: Tuy học thuộc bài nhưng không ít học sinh trong các kỳ thi vẫn không đạt điểm cao, thậm chí bị trượt, chính là do không chú ý đến phương pháp làm bài. Vậy để có một phương pháp làm bài hiệu quả, cần chú ý  những yếu tố sau đây:

Trước hết, các em chuẩn bị sẵn sàng một barem đánh số từ 1 đến 50, đọc lướt nhanh chừng 1 phút mỗi câu, nhận ra phương án đúng thì ghi vào bên cạnh barem (a/b/c/d.), câu tính toán hoặc chưa quyết định chừa lại. Sau khi đã đến câu cuối (câu 50) thì rà soát lại các câu chưa kết luận cuối cùng. Tranh thủ thời gian giải  quyết các câu tính toán. Các câu này thường suy luận đưa ra một công thức dạng chuỗi phép tính liên hoàn, rồi dùng máy kiểm thử so sánh với phương án trên đề. Cái khó của toán sinh là từ ngữ cũng thay bằng số được. Ví dụ, “một nửa trong số ruồi đem lai tương đương (1/2 = 50%)”, “một nửa số cá thể đực trong đàn” có thể hiểu bằng 25% của tổng số cá thể trong đàn…

Thận trọng khi tính toán và đừng quên kiểm thử với đáp án, bởi thi trắc nghiệm chỉ chính xác đúng-sai mà thôi. Đừng để mất quá  nhiều thời gian dành cho các câu khó. Trung bình đề có 50 câu, 35 câu không tính toán cố gắng làm trọn trong 40 phút, 15 câu còn lại chiếm hết 40 phút là dạng đề khó, bảo đảm tính thi tuyển, chọi nhau.

Điều quyết định sự thành công là ôn tập có thứ tự, biết phân phối thời gian, làm thử nhiều đề, đọc nhiều sẽ giúp ta phát hiện nhanh, linh hoạt trong tính toán, thử sai, loại trừ… Đọc hiểu nhanh, suy nghĩ lôgic, bấm máy chính xác, tự tin cộng với ôn luyện sẽ là những yếu tố quan trọng để thi tốt.

Thi trắc nghiệm là một lợi thế của môn Sinh học nên không phải diễn giải nhưng học sinh phải học thuộc và nắm chắc, hiểu đúng từ luận của đề thì mới đủ tự tin, an tâm làm được bài. Hơn nữa, thi trắc nghiệm kiến thức dàn trải nên khi ôn tập, học sinh không nên bỏ phần nào trong sách giáo khoa, thậm chí không được bỏ 1 mục nhỏ nào.

Để giúp các thí sinh có thể làm tốt hơn các đề thi ĐH và CĐ năm 2012, chúng tôi xin gửi tới các thí sinh những kinh nghiệm học và làm bài thi môn Sinh của Thạc sỹ Võ Quốc Hiền – giáo viên trường THPT Đông Đô (Hà Nội).

Với hình thức thi trắc nghiệm, cấu trúc đề thi chủ yếu theo diện rộng nên cách học của HS cũng phải tuân thủ điều này.

Thí sinh trước khi làm bài thi (Ảnh:Phan Chính)

Trong chương trình Sinh học lớp 12, phần lý thuyết đặc điểm cần đặc biệt lưu ý là chương I, chương IIchương III (phần 5 - Di truyền học). 3 chương này chiếm 25 trong tổng số 50 câu của đề thi. Sau đó là chương I (phần 6 - Tiến hóa): 8 câu; chương I, II, III (phần 7 - Sinh thái): 10 câu. Lý thuyết phần Tiến hóa là một trong những nội dung khó. HS cần hiểu thấu đáo mới có thể làm tốt được, nhất là phân biệt các học thuyết tiến hóa, nguyên nhân và cơ chế tiến hóa. Lý thuyết phần Sinh thái dễ hơn nên HS cần tập trung học tốt hơn để có điểm tối đa.

Phần bài tập: Chủ yếu là Sinh học phân tử, Sinh học tế bào, Quy luật di truyền, Di truyền quần thể và bài tập Tích hợp, toán xác suất kết hợp với toán phả hệ và các loại toán khác (là phần khó nhất trong đề thi mấy năm nay).

HS cần đọc kỹ để xác định đúng câu hỏi, gạch chân các từ "đúng", "sai", "không"... Có rất nhiều "bẫy" trong phần này. Nếu đọc không kỹ chắc chắn sẽ dễ "sập bẫy".

Nếu yêu cầu tìm phương án "đúng" và nếu chưa xác định được chắc chắn câu hỏi, thí sinh (TS) nên dùng "phép loại trừ các câu sai" để chọn đáp án (ĐA) chính xác và ngược lại, phải loại trừ các câu "đúng" để tìm một câu "sai" phù hợp với đề.

Với những câu vận dụng tính toán, giải bài tập: thường các thông tin trong đề ra rất dài phải đọc nhanh để chọn lọc ra những dữ kiện cần vàphải tính nhanh và chính xác (bấm máy tính vài lần để tránh trục trặc kỹ thuật). Nháp bài nhanh và không cần qua các bước như bài tự luận. Chú ý học thuộc một số công thức cơ bản để giải nhanh và chính xác. (Ví dụ như công thức toán phân tử, tế bào, di truyền, di truyền quần thể, công thức tính số kiểu gen, số phép lai - Bài tập sinh học chọn lọc tập 1 và 2 - ThS Võ Quốc Hiển).

Trên đây chỉ là một số gợi ý về nội dung kiến thức, kỹ năng làm bài TN cũng như một số ví dụ điển hình mà TS hay mắc lỗi. Mong các TS hãy rút ra bài học cần thiết để kỳ thi năm nay đạt kết quả cao nhất và toại nguyện ước mơ biến cổng trường đại học "cao vời vợi" thành những "cánh cửa rộng mở".



Kinh nghiệm học tốt môn sinh học
Kinh nghiệm học tốt môn Vật lý
Kinh nghiệm học tốt môn lịch sử -
Kinh nghiệm học giỏi môn văn
Kinh nghiệm học bài nhanh thuộc cho các sĩ tử .
Kinh nghiệm học giỏi môn Tiếng Anh
Kinh nghiệm học giỏi môn Toán



(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý