Kinh nghiệm du lịch bụi Campuchia

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Kinh nghiệm du lịch bụi Campuchia

19/04/2015 05:09 AM
336

Chỉ cần "lận túi" khoảng 3–4 triệu và passport còn thời hạn ít nhất 6 tháng, bạn có thể vi vu khám phá kỳ quan, thắng cảnh của đất nước này. Cùng tham khảo kinh nghiệm du lịch bụi Campuchia dưới đây nhé




Chuẩn bị

Mua và tham khảo cuốn Lonely Planet về Campuchia mua ở khu Phạm Ngũ Lão. Cuốn này giới thiệu đầy đủ thông tin nhà nghỉ, quán ăn, các điểm cần tham quan, giá vé từng địa điểm...., có giá khoảng  3 – 5 USD, riêng tại Campuchia là 20 USD.

Visa

Bạn có thể lên lãnh sự quán Campuchia (địa chỉ: 41 Phùng Khắc Khoan, P. Đa Kao, Quận 1) làm trước. Chi phí cho visa du lịch (loại T) là 20 USD và cho visa phổ thông (loại E) là 25 USD. Hoặc đến ngày đi, khi lên xe bạn đưa passport nhờ tài xế làm giúp với giá 24 USD.

Di chuyển

Bạn có thể mua vé đi Siem Riep hay Phnôm Pênh tại các hãng xe như  Mai Linh, Sapaco, Mekong Express hay một số hãng xe Campuchia (trên đường Phạm Ngũ Lão).

Nếu có ý định tham quan Phnôm Pênh và Siem Riep, để tiết kiệm chi phí và thời gian đi lại, bạn nên đặt vé làm hai lần là từ Sài Gòn – Siêm Riep giá 14 USD, rồi từ Siem Riep - Phnôm Pênh giá 7USD. Bên cạnh đó, bạn có thể đi tàu thủy từ Phnômpenh đến  Siemreap. Thời gian di chuyển khoảng 5 tiếng, giá vé 22–25 USD.

Nếu thích tắm biển Sihanoukville, bạn có thể thêm vào hành trình của bạn theo thứ tự Sài Gòn - Sihanoukville  - Phnom Pênh – Siêm Riep - Sài Gòn.  Từ Sihanoukville – Phnom Pênh mất khoảng 5 tiếng, giá vé 10–15 USD.

Ngoài ra, bạn có thể đến Sihanoukville theo lịch trình Sài Gòn - Hà Tiên - Kampot - Sihanoukville (ngắn hơn nhiều so với tuyến Sài Gòn – Phnôm Pênh - Sihanoukville).

Tại mỗi thành phố, bạn có thể bạn có thể thuê xe ôm (giá 1000 Riel/km), xe tuk tuk hay xe đạp để tham quan, khám phá các địa danh, thắng cảnh.

Đến vào thời gian nào

Bạn có thể đến Campuchia vào bất kì tháng nào trong năm.

Khách sạn, nhà nghỉ

Tại Campuchia có 2 loại dành cho du khách là Guest House và Hotel. Nếu xác định đi bụi, khám phá là chính, nên chọn  Guest House để tiết kiệm.

Một số website để bạn đặt vé trước (không nên đến nơi mới đặt phòng):

Đặc sản Campuchia

Những món ăn nên thử tại Campuchia gồm các món từ côn trùng như dế, bò cạp, nhện, baba…, pohook, các món nướng, các món được chế biến từ thịt bò, gà, hay cá… Các món mua về gồm các khô cá, khô rắn, đường thốt nốt, lạp xưởng (giá khoảng 8 – 10 USD).

Địa điểm tham quan

Nhắc đến Campuchia, người ta nghĩ ngay đến Angkor wat và Ankor Thom tại Siem Riep. Tuy đã bị tàn phá bởi chiến tranh và thời gian, nhưng vẻ uy nghi, hùng vĩ, cổ kính của nó luôn để lại ấn tượng mạnh với du khách. Ngoài kiến trúc, đường nét, đền thờ hay các bức tượng lớn, các họa tiết nhiều hình dáng được khắc trên các viên gạch, trên bậc thang hay tầng gạch của nền tháp cũng giúp bạn hiểu thêm về nghệ thuật kiến trúc cổ của đất nước này.

Bên cạnh đó, kỳ quan Angkor còn mê hoặc bạn với đền Bayon nổi tiếng. Nơi có hàng trăm gương mặt khác nhau trên hàng chục pho tượng phật bốn mặt. Đền Ta prohm với cây cổ thụ mọc trùm lên ngôi đền và là phim trường Tomb Raider. Quảng trường đấu voi hay 12 ngôi tháp mô phỏng hình dáng của 12 con vật trong 12 con giáp.

Tour tham quan Biển Hồ trên thuyền hay dạo đêm ở khu phố Tây (giống khu phố tây ở Sài Gòn) bằng xe tuk tuk cũng mang đến những trải nghiệm thú vị tại phành phố du lịch này của Campuchia.

Thủ đô của Campuchia chào đón bạn với hoàng cung lộng lẫy, chùa vàng chùa bạc uy nghiêm, chợ đêm nhộn nhịp, chợ lớn sầm uất.... Song cũng tại Phnom Pênh, bạn sẽ không kiềm được nước mắt hàng ngàn bộ xương rải rác trên đất, hàng trăm sọ người trên kệ, những cảnh tra tấn tàn nhẫn tại với Cánh Đồng Chết. hay Bảo tàng diệt chủng... Một điểm nhấn khá thì vị cho chuyến rong chơi của bạn tại thủ đô này là đi xe qua cầu Kim Cương, nơi xảy ra thảm cảnh kinh hoàng nhất thế giới.

Bên cạnh đó, bạn đừng quên ghé đến Tượng đài độc lập để chụp hình hay ghé ngôi chùa không dành cho trinh nữ, Wat Phnom Pênh để chiêm bái.

Ngoài vẻ đẹp hoang sơ, thanh bình của biển, du lịch tại Sihanoukville chưa phát triển và khá hoang sơ. khá hoang sơ. Có thể tạm chia Sihanoukville thành 3 khu vực hkác nhau. Khu vực thứ nhất là Occheuteal Beach và Serendipity Beach, nơi này tập trung rất nhiều guesthouse, hotel và có khu phố Tây nên khá nhộn nhịp;  khu vực hai là hai rresort khá nổi tiếng Sokha Beach và Independence Beach. Điểm trừ là ít chỗ chơi, buổi tối đường đi cũng khá nguy hiểm; khu vực thứ ba là Otres Beach,Victory Beach, thuờng được dân phượt ưu tiên lựa chọn vì giá dịch vụ khá rẻ.

Gợi ý lịch trình tham quan:

Ngày 1 và ngày 2: Sài Gòn – Siem Riep. Đến Siem Riep nghỉ ngơi, dạo chợ đêm. Sáng hôm sau tham quan Angkor. Chiều đi Biển Hồ.

Ngày 3 và ngày 4: Siem Riep – Phnom Pênh. Đến nơi thì thì tham quan Hoàng cung, Chùa vàng chùa bạc, tượng đài độc lập. Tối tham quan chợ đêm, thuê xe tuk tuk tham quan Phnom Pênh về đêm . Ngày hôm sau tham quan các địa danh như Cánh đồng chế, bảo tàng diệt chủng, Wat Phnom Pênh…

Ngày 5 và ngày 6: Sáng ngày 5 từ Phnôm Pênh – Sihanoukville. Đến nơi tắm biển, thưởng thức hải sản, dạo cảng, khám phá thành phố đêm. Sáng hôm sau lên xe về Sài Gòn theo lịch trình Sihanoukville – Kampot – Hà Tiên – Sài Gòn hay Sihanoukville – Phnôm Pênh – Sài Gòn.

Mang gì khi đến Campuchia

Bất kỳ trang phục nào bạn thích. Lưu ý là khi đi thăm quan các chùa hay Hoàng cung thì phải ăn mặc kín đáo, lịch sự.

Mang giày dép bệt vì sẽ đi khá nhiều.

Mang áo khoác, nón, dù, kem chống nắng.

Mang đầy đủ các vật dụng, đồ vệ sinh cá nhân.

Mang các loại thuốc cơ bản, nhất là thuốc đau bụng.

Không nên đi một mình và đi quá khuya.

Luôn mang theo Passport và cuốn Lonely Planet.

Có thể sử dụng cả tiền Việt, đô la và đồng Riel trong mua bán, vì thế bạn không cần đổi sang đồng Riel.

Một số cung đường bạn có thể lên tour:

Sài Gòn – Siem Riep – Phnom Pênh – Sihanouville – Kompot – Hà Tiên – Sài Gòn (dài ngày)

Sài Gòn – Siem Riep – Phnom Penh – Sài Gòn (4 ngày 3 đêm)

Sài Gòn – Shihanouville – Phnom Penh – Sài Gòn

Sài Gòn – Hà Tiên – Kampot - Sihanuoville – Phnom Pênh – Sài Gòn

Sài Gòn – Phnom Penh (2 gnày 1 đêm)

Sihanoukville – Kampot – Hà Tiên – Sài Gòn

Sài Gòn - Sihanoukville – Phnôm Pênh – Sài Gòn.



Cẩm nang du lịch bụi Campuchia

Hình bài viết Cẩm nang du lịch bụi Campuchia

THAM KHẢO
Dạo 1 vòng google xem kinh nghiệm của những người đi trước, đặc
biệt tại box du lịch của ttvnol.com. Tham khảo cuốn Lonely Planet về Campuchia mua ở khu Phạm Ngũ Lão. Cuốn này giới thiệu đầy đủ
để đi du lịch bụi bao gồm nhà nghỉ, quán ăn, các điểm đáng chú ý để tham quan. Có thể mua cuốn này ở Cam với giá 19 usd, ở Vn hình như 3 usd.

VÉ XE

26 tết chạy ra Mai Linh book vé đi Siemreap mất 19 usd kèm 1 bữa ăn sáng miễn phí (không có ăn trưa, ăn tối nhé). Tuy nhiên nếu
book vé làm 2 lần, 1 lần tại Sài Gòn đi Phnompenh 12 usd rồi qua Phnompenh book tiếp vé đi Siemreap thì chỉ mất 5 usd nữa là 17usd. Lưu ý giá vé chưa kèm tiền làm visa. Theo lý giải của nhân viên bán vé thì 2 usd phụ trội là do thuế má gì đó. Tuy nhiên nếu book 2 lần thì phải chấp nhận việc có thể lỡ xe. Nhưng theo tui thấy thì không lo vụ đó vì Campuchia có nhiều hãng xe đò Phnompenh – Siemreap giá cả cũng phải chăng 5usd đến 7usd 1 chiều, văn phòng của các hãng đó cũng cùng khu sân Olympic với Sapaco và Mai Linh nên không lo. Xe Mai Linh hiện nay đi xe Mercedes 15 chỗ tuy nhiên sau tết sẽ chuyển qua loại 45 chỗ, Sapaco 45 chỗ có luôn nhà vệ sinh trên xe (cái này tiện nè), xe GSG thì chưa đi thử, ngoài ra còn 1 số xe của Campuchia (có thể book vé tại khu Phạm Ngũ Lão) như Mekong Express Limousine, 168, Capitol Tour cũng chạy tuyến Sài Gòn – Phnompenh - Siereap. Giá vé các hãng gần bằng nhau, chênh nhau khoảng 1 usd thôi. Xe thì Mekong Express, Sapaco và Mai Linh là ngon nhất, riên xe Mekong có them nữ hướng dẫn viên đi kèm trên xe để giới thiệu. Từ Phnompenh đi Siemreap có tàu thủy tuy nhiên cũng mất 5 giờ đồng hồ và không đến được trung tâm phải đi thêm 15km nữa mới tới. Thời gian chả tiết kiệm được bao nhiêu mà tàu cũng xấu òm, nhỏ xíu giá vé 22 - 25usd.

VISA
Visa sang Campuchia có thể lên lãnh sự Quán Campuchia (Địa chỉ: 41 Phùng Khắc Khoan, P. Đa Kao, Quận 1, ĐT: 8292751) làm trước (có thời hạn 30 ngày) chi phí 20 usd cho visa du lịch (loại T) và 25 usd cho visa phổ thong (loại E) hoặc đến ngày lên xe đưa passport cho tài xế họ làm luôn visa luôn mất 24 usd (mình thích cách này hơn vì làm rất nhanh và tiện rất đáng 4 usd cộng thêm). Lưu ý visa loại du lịch chỉ dùng được 1 lần dù còn hạn hay không, còn visa loại thông thường thì có thể dung đi lại nhiều lần nếu còn hạn.

KHÁCH SẠN, NHÀ NGHỈ: có thể book vé trước tại 1 số trang web như:
[url]
http://www.hostelbookers.com/hostels/cambodia/
[url]
http://www.tripadvisor.com/
[url]
http://www.travelfish.org/
Có 2 loại: Guest House và Hotel. Guest house giống kiểu nhà nghỉ của mình giá cả bình dân chất lượng không tồi, Hotel thì cao cấp hơn và đương nhiên giá cao hơn. Mình thì chọn Guest House cho rẻ vì có ở phòng mấy đâu toàn lang thang tối mới về ngủ. Địa chỉ Guest House đã ở sẽ nói sau. Nên ghi lại 1 số địa chỉ và số điện thoại của các nhà nghỉ ưng ý phòng trường hợp đến nơi rồi hết phòng như tui.

LÊN KẾ HOẠCH ĐI TOUR
Tốt nhất là chạy ra Mai Linh hoặc Sapacho xin tờ giới thiệu tour đi Campuchia rồi cứ theo đó mà đi, tour của mấy hãng đó khá đầy đủ rồi không phải lo, muốn khám phá thêm thì search trên mạng rồi tự đi tìm hiểu.

TIỀN
Người Campuchia xài tiền Riel (đọc là Ria), 1 Riel = 4 đồng Việt Nam (cứ lấy tiền Riel nhân cho 4 là ra tiền Việt) hoặc có thể xài tiền dollar Mỹ 4000 Riel = 1 usd. Người Campuchia xài dollar Mỹ cũng như tiền Riel của họ nên không phải lo chuyện đổi sang Riel hay không. Nếu muốn đổi Riel có thể lên cửa khẩu đổi, luôn có sẵn người mời chào. Tại Phnompenh ngay trước chợ Orussey gần đường 114 có 1 tiệm vàng cho đổi tiền Việt ra dollar tỷ giá 16200 đ/ dollar. Tại Siemreap thì ghé Phương Nam tourist gần chợ cũ hỏi thử.

HÀNH LÝ MANG THEO:
Quần áo (có thể không cần mang nhiều vì tại các nhà nghỉ đều có dịch vụ giặt ủi với giá phải chăng)
Passport (luôn mang theo bên người phòng trường hợp bị hỏi han)
Bản đồ Phnompenh và Siemreap (file attached bên dưới)
Thông tin (đặc biệt là số điện thoại) về các địa điểm ăn chơi và các hãng xe, nhà nghỉ tại Campuchia (nên mang theo phòng khi gặp sự cố như tui)
Dao xếp (gọt trái cây ăn)
Thuốc đau bụng (nên mang theo phòng khi ăn uống không hợp), thuốc cảm sốt
Khăn tắm (một số Guest House họ không có khăn tắm kèm theo)
Điện thoại (có thể thuê Sim Campuchia tại văn phòng Mai Linh)….
Giày dép nên mang loại đế bằng và nhẹ vì đi Angkor leo trèo khá nhiều.

THÔNG TIN HẢI QUAN:
Mang ít hơn 3000 usd khỏi khai báo, hàng mua về dưới 300 usd được miễn thuế. Thực tế chả thấy kiểm tra gì kĩ chỉ đưa đồ qua máy soi nếu nghi ngờ sẽ hỏi thăm. Bản thân tui mua con Sony Ericsson P990i 300 usd và nhiều món khác vác qua ầm ầm chả ai hỏi thăm.

MỘT SỐ TIẾNG CAMPUCHIA THÔNG DỤNG:

Số đếm
1: Muôi
2: Pi
3: Bây
4: Buôn
5: Po-răm
6: Po-răm muôi
7: Po-răm pi
8: Po-răm bây
9: Po-răm buôn
10: Đốp
20: Muôi phây
30: Sam sấp
40: Se sấp
50: Ha sấp
60: Hốc sấp
70: Chet sấp
80: Pết sấp
90: Cau sấp
100: Muôi rôi
1000: Muôi Pô-on
10000: Muôi mơn
1000000: Muôi liên
Từ 11, 21, 32 thì ghép tiếng chỉ hàng chục với tiếng chỉ hang đơn vị. Từ 111, 222, 333 thì ghép tiếng chỉ số hàng trăm với tiếng chỉ số hang chục và hàng đơn vị.

Giao tiếp thông thường
Tôi: Kho-nhum
Anh, chị: Boong (gọi người khác cứ gọi Boong cho lẹ như từ you trong tiếng Anh)
Xin chào: Xua sơ đây
Cảm ơn: Okun
Xin lỗi: Xôm Tốs
Tạm biệt: xôm lia
Không: Tê
Có: Miên
Anh yêu em: Boong srong lanh on
Chén, bát: Chan

Ăn uống
Dĩa: chan tiếp
Muỗng, thìa: Slap pô-ria
Đũa: Chhong kơ
Dao: Căm bất
Ly: Keo
Cơm: Bai
Bánh: Num
Ngon: Chho-nganh
Đói: Khô-liên
Ăn: Si
Tính tiền: Cớt lui
Xin thêm cơm: Sum bai thêm
Xin thêm trà đá: Sum tức tee thêm
Xin thêm đá: Sum tức có thêm

Khách sạn:
Khách sạn: Son tha kia
Nhà trọ: Te som nak
Phòng: Bòn túp
Chìa khóa: Sô
Giường: Kô rêe
Gối: Kho-nơi
Mền: Phui
Điện thoại: Tu ro sap
Ngủ: Đếk
Tôi muốn thuê 1 phòng: Kho-nhum chơng chuôi bon túp muôi
Tôi muốn dọn phòng: Kho-nhum chon oi rip bon túp
Tôi muốn trả phòng: Kho-nhum som bon túp

Đi lại

Đi đâu?: Tâu na
Gần: Chít
Xa: Chho-ngai
Bao nhiêu: Pon-man
Bến xe: Chom-nót lan
Đi thẳng: Phlu chiết
Quẹo phải: Bos sadam
Quẹo trái: Bos sveng
Xe đạp: kon
Xe ba bánh: Tuk tuk
Xe mô tô: Moto
Xe đò: Lan krong

Mua bán
Tôi muốn mua cái này: Kho-nhum chơn tin muôi nis
Cái này giá bao nhiêu: À nis thlay pon man?
Có bớt giá không: Chot thlay os

Ai thích đi Tour thì có thể đăng kí của Mai Linh hoặc của Sapaco (188 usd + 25usd visa + 10usd bo tài xế và hướng dẫn viên).

MỘT SỐ ĐỊA CHỈ CẦN THIẾT

Đại sứ quán Việt Nam tại Phnompenh
436 Monivong Blvd, 362741 – 362531

Văn phòng xe Mai Linh:
Tại Sài Gòn
15 Đào Duy Anh, quận Phú Nhuận. Điện thoại: 8297979 hoặc 8477888
Tại Phnompenh
Địa chỉ: No. 391 Sihanouk Blvd, Phnom Penh (gần sân Olympic)
Điện thoại: (855) 23 211 888
Giờ xuất phát: 7:00, 12:00 (tại Phnompenh và Sài Gòn)

Văn phòng xe Sapaco:
Tại Sài Gòn
500 Nguyễn Đình Chiểu Q.3 TP.Hồ Chí Minh, 9203623 - 9206920
197 Phạm Ngũ Lão Q.1 TP.Hồ Chí Minh
592 Cộng Hòa, Q. Tân Bình, TP HCM, 8101466 - 8121348
Tại Phnompenh
309 Sihanouk Blvd, Sankat Veal Vong, Khan 7 Makara, Phnompenh, 023210300 – 023210324 - 012696688 (chỗ này gần cũng năm ngay sân Olympic, không xa văn phòng Mai Linh là bao)
Giờ xuất phát: 6:30, 8:00, 9:00, 11:30, 13:00 (tại Phnompenh và Sài Gòn)
Tại Siemreap
677 National Road No. 6, Siemreap, ĐT 012503322


Văn phòng xe: G.S.C (của Việt Nam luôn)
Tại Sài Gòn:
189 Lê Hồng Phong, phường 3, quận 5, TP HCM, 9239202 – 9239203
Tại Phnompenh
323 Sihanouk Blvd, Vealvong, 7 Makara, Phnompenh, 011773011 – 012267216
Giờ xuất phát: 6h30, 8h30, 13h30

Một số hãng xe của Campuchia như:
Tại Phnompenh
Capitol Tour: đối diện chợ Orussey đầu đường 111
168: gần cổng sân Olympic
Hoặc đăng ký tại các tour office của Cam vì nếu đi hỏi tụi nhà xe VN sẽ được câu trả lời là không có xe nào của Cam về VN cả (bố láo không chịu được)
Tại Siemreap
Có rất nhiều nơi đăng kí xe như các Tour Office hoặc các điểm đăng kí ven đường
Một điểm đăng ký xe thường thấy ở Siemreap






Kinh nghiệm du lịch Campuchia một mình


Kinh nghiệm du lịch Campuchia một mình

Du lịch Campuchia đất nước nổi tiếng với các hệ thống chùa tháp uy nghi, lộng lẫy. Chỉ cần số tiền không nhiều bạn cũng có thể tự mình du lịch đến đất nước chùa tháp Campuchia.

Để có thể đi du lịch bụi đến đất nước Campuchia một cách thuận lợi bạn cần có các kế hoạch chi tiết trước khi bắt đầu chuyến đi của mình. PYS Travel xin tư vấn cho các bạn điều cần chú ý khi đi du lịch Campuchia một mình.


Angkor wat campuchia

                                          Angkor wat Campuchia


Chuẩn bị cho chuyến đi

Tìm mua và tham khảo cuốn Lonely Planet về Campuchia cuốn sách này giới thiệu đầy đủ thông tin nhà nghỉ, quán ăn, các điểm cần tham quan, giá vé từng địa điểm....tại Campuchia và bạn phải nhớ luôn mang theo người trong cả chuyến đi.

Visa

Công dân mang hộ chiếu Việt Nam được miễn visa khi sang Campuchia du lịch (thời hạn 30 ngày). Công dân các nước không được miễn Visa khi đến Campuchia có thể liên hệ Tổng lãnh sự quán Campuchia tại Tp.HCM (41, Phùng Khắc Khoan, Quận 1; Điện thoại: 38292751) hoặc Đại sứ quán Campuchia tại Hà Nội (71A Trần Hưng Đạo. Điện thoại: 39427636) để làm visa. Hoặc đến ngày đi, khi lên xe bạn đưa passport nhờ tài xế làm giúp tại cửa khẩu chỉ với giá 24 USD.


Phương tiện di chuyển 

- Bằng đường bộ:

Bạn có thể mua vé đi Siem Riep hay Phnôm Pênh tại các hãng xe như  Mai Linh, Sapaco, Mekong Express hay một số hãng xe Campuchia (trên đường Phạm Ngũ Lão), hoặc mua trên mạng qua các trang du lịch.


- Bằng đường thủy: 

Nếu thích ngắm biển Sihanoukville, bạn có thể đi từ Sài Gòn - Sihanoukville  - Phnom Pênh – Siêm Riep - Sài Gòn. Rồi từ Sihanoukville – Phnom Pênh mất khoảng 5 tiếng, giá vé 10–15 USD.

Ngoài ra bạn có thể đến Phnompenh từ Việt Nam bằng đường thủy. Tuyến đường thủy phổ biến hiện nay là Châu Đốc - Phnompenh.


- Bằng đường không( máy bay):

Hiện Vietnam Airlines đang khai thác các chuyến bay đi Phnompenh khởi hành hàng ngày từ Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Bạn có thể đặt vé tại http://www.vietnamairlines.com.vn hoặc các đại lý vé máy bay của Vietnam Airlines trên toàn quốc. Từ sân bay Phnompenh (hay còn gọi là sân bay Pochentong) để đi vào trung tâm Phnompenh bạn có thể lựa chọn các phương tiện:


Tại mỗi thành phố, bạn có thể bạn có thể thuê xe ôm (giá 1000 Riel/km), xe tuk tuk hay xe đạp để tham quan, khám phá các địa danh, thắng cảnh.


Tiền tệ

Đơn vị tiền tệ của Campuchia là Ria - Riel (1 Ria = 500 VNĐ). Bạn có thể đổi tiền VNĐ sang tiền Ria tại cửa khẩu Mộc Bài, đổi USD sang Ria tại cửa khẩu Mộc Bài hoặc cửa khẩu Bavet.

Lời khuyên: Chỉ nên đổi một ít tiền Ria tại cửa khẩu đề phòng trường hợp dùng đến trên đường đi. Còn lại bạn nên đổi tiền tại các dịch vụ đổi tiền ở Phnompenh là tốt nhất.


Đến vào thời gian nào ?

Bạn có thể đến Campuchia vào bất kì tháng nào trong năm.


Khách sạn, nhà nghỉ

Tại Campuchia có 2 loại dành cho du khách là Guest House và Hotel. Nếu xác định đi bụi, khám phá là chính, nên chọn  Guest House để tiết kiệm.


Một số website để bạn đặt vé trước (không nên đến nơi mới đặt phòng):

http://www.hostelbookers.com/hostels/cambodia/

http://www.tripadvisor.com/

http://www.travelfish.org/


Đặc sản Campuchia

Những món ăn nên thử tại Campuchia gồm các món từ côn trùng như dế, bò cạp, nhện, baba…, pohook, các món nướng, các món được chế biến từ thịt bò, gà, hay cá… Các món mua về gồm các khô cá, khô rắn, đường thốt nốt, lạp xưởng (giá khoảng 8 – 10 USD).


đặc sản campuchia

                                                 Đặc sản nhện rang dòn


Gợi ý lịch trình tham quan


Ngày 1 và ngày 2: Sài Gòn – Siem Riep. Đến Siem Riep nghỉ ngơi, dạo chợ đêm. Sáng hôm sau tham quan Angkor. Chiều đi Biển Hồ.


Ngày 3 và ngày 4: Siem Riep – Phnom Pênh. Đến nơi thì thì tham quan Hoàng cung, Chùa vàng chùa bạc, tượng đài độc lập. Tối tham quan chợ đêm, thuê xe tuk tuk tham quan Phnom Pênh về đêm . Ngày hôm sau tham quan các địa danh như Cánh đồng chế, bảo tàng diệt chủng, Wat Phnom Pênh…


Ngày 5 và ngày 6: Sáng ngày 5 từ Phnôm Pênh – Sihanoukville. Đến nơi tắm biển, thưởng thức hải sản, dạo cảng, khám phá thành phố đêm. Sáng hôm sau lên xe về Sài Gòn theo lịch trình Sihanoukville – Kampot – Hà Tiên – Sài Gòn hay Sihanoukville – Phnôm Pênh – Sài Gòn.


Đến Campuchia cần mang theo những gì ?


Bất kỳ trang phục nào bạn thích. Lưu ý là khi đi thăm quan các chùa hay Hoàng cung thì phải ăn mặc kín đáo, lịch sự.


- Mang giày dép bệt vì sẽ đi khá nhiều.

- Mang áo khoác, nón, dù, kem chống nắng.

- Mang đầy đủ các vật dụng, đồ vệ sinh cá nhân.

- Mang các loại thuốc cơ bản, nhất là thuốc đau bụng.

- Không nên đi một mình và đi quá khuya.

- Luôn mang theo Passport và cuốn Lonely Planet.

- Có thể sử dụng cả tiền Việt, đô la và đồng Riel trong mua bán, vì thế bạn không cần đổi sang đồng Riel.




“Du lịch bụi” Campuchia với giá “bèo”


Đang oải với cái nóng giữa mùa khô Biên Hòa, lướt web thấy cư dân mạng ca ngợi là đi Sihanoukville tắm biển giá rẻ mà lại không có nạn “chặt chém”, tôi liền cùng vợ rủ thêm một “cặp đôi hoàn… cảnh” (tuổi trên 80 mà tiền cũng ít) khăn gói lên đường.

Chúng tôi khởi đầu từ cửa khẩu Mộc Bài (tỉnh Tây Ninh) nhập cảnh vào Campuchia, đi thẳng đến thủ đô Phnom Penh ở, chơi, tham quan 2 ngày; tiếp đến xuống vùng biển Sihanoukville và Kampot.  Mỗi nơi ở chơi cũng 2 ngày rồi trở về Việt Nam qua cửa khẩu Hà Tiên. Chuyến du lịch bụi 6 ngày đêm thật trọn vẹn trên xứ Chùa Tháp tính đúng tính đủ mọi chi phí, mỗi người tốn chưa đến 3 triệu đồng!

* Đi đường ngắn tốn hơn đường dài

Đi du lịch tự túc ở Campuchia có lẽ khoản chi phí tốn kém nhiều nhất là… tiền xe. Nhưng thực ra là giá vé xe đường dài lại khá rẻ. Đi từ TP.Hồ Chí Minh (lên xe ở “phố Tây” Phạm Ngũ Lão, quận 1) đến Phnom Penh bằng xe Limousine bus khá sang trọng chỉ với giá 13 USD (tương đương 280 ngàn đồng). Từ Phnom Penh đi Sihanoukville trên lộ trình dài đến 230km bằng xe Express bus lộng lẫy, mát rượi chỉ có 7 USD/người. Vé này chỉ cần đặt trước tại quầy tiếp tân nhà khách là đến giờ có mini bus đến tận nơi đón chở ra bến xe G.S.T. xác nhận vé lên xe Express đi Sihanoukville. Từ thành phố biển Sihanoukville đang là điểm đến mới thu hút khách du lịch nhiều nhì Campuchia (sau Siem Reap) hiện nay đến Kampot - một tỉnh cũng vùng biển nhưng được xem là “vương quốc trái cây” của đất nước Chùa Tháp chỉ cách nhau 110km, tôi nhờ tiếp tân của nhà khách đặt vé đi xe mini bus với giá 7 USD/người. Nói chung giá vé xe đường dài là khá rẻ.

Bên bãi biển đẹp ở Sihanoukville.

Bên bãi biển đẹp ở Sihanoukville.

 Thế nhưng, tốn đến không ngờ đối với dân du lịch tự túc lại là những cuốc xe đường ngắn, từ bến xe vào nhà nghỉ, từ nhà nghỉ đến các điểm tham quan… Dân lái xe tuk tuk, taxi hoặc honda ôm rất mê du khách Việt, nhất là gặp được đoàn khách chúng tôi có cả bô lão (ông anh vợ tôi đã 85 tuổi), nhi đồng (đứa cháu ngoại tôi mới 4 tuổi) rất ngại đi bộ. Trong khi đó, “Tây ba lô” thường rất… vô tư lội bộ giữa trời nắng nóng như thiêu như đốt trên đất Chùa Tháp, nhờ đó giảm được khoản chi rất đáng kể. Cũng may, đoàn chúng tôi có 4 người lớn và 1 đứa bé đi kèm, ngồi vừa đủ trên một xe tuk tuk nên mắc mà chia ra cũng thành rẻ.

Và vào một buổi chiều ở Kampot, chúng tôi còn kêu tuk tuk chở đến vùng cao nguyên Tek Chhou để chỉ ngồi bên bờ suối hoang sơ thưởng thức món gà đồi nướng, lẩu gà cùng cơm nương của bà con dân tộc thiểu số nơi đây. Chuyến xe đi ăn này tốn đến 12 USD.

* Chuyện ở, chuyện ăn

Đã có dịp lang thang một vài nơi trên đất Thái, Singapore, Malaysia, Lào... nên việc chọn chỗ nghỉ trọ của tôi bao giờ cũng “ưu tiên” là… nhà khách (guesthouse), chứ không phải là khách sạn (hotel), vì khách sạn từ 3 sao trở lên quá mắc tiền, còn dưới tiêu chuẩn đó thì phòng ốc cũ kỹ, giường nệm tồi tàn. Tôi khoái ở nhà khách vì giá rẻ, hợp với túi tiền dân đi du lịch bụi và vì sự thân thiện, cởi mở của những chàng trai, cô gái Tây, Nhật, Phi, Hàn… ăn mặc thoải mái, đứng xếp hàng tán gẫu với nhau để chờ đến lượt bước vào... phòng vệ sinh, nhà tắm chung một cách thoải mái, vui vẻ. Còn gặp nhau ngoài đường, trên xe bus thì những người ở chung nhà khách thường vẫy tay chào hỏi, gọi nhau í ới.

Đông đảo du khách đến với Sihanoukville.

Đông đảo du khách đến với Sihanoukville.

Dân ba lô thường thuê loại phòng có tên là Dorm Room khá phổ biến ở các khu phố Tây ở Phnom Penh, Siem Reap, Sihanoukville, Kampot, Kep... chỉ có giá 3 USD. Loại phòng 1 giường có máy lạnh cho 2 khách chia sẻ nhau cũng chỉ có giá 4-6 USD. Cạnh các bãi biển ở Sihanoukville còn có nhiều loại Bungalow có giá 6 - 11 USD.

Do đi cả bầu đoàn, nên ở Phnom Penh, chúng tôi chọn một phòng máy lạnh 2 giường đôi, có phòng vệ sinh riêng của một nhà khách có tiếng ở ngay chợ mà thả bộ ra bờ sông cũng gần với giá 18 USD/ngày đêm.

Ở Sihanoukville, chúng tôi cũng thuê được căn phòng tương tự trong ngôi nhà gỗ có cây xanh rất đẹp mắt của một nhà khách có vị trí giữa 2 bãi biển đông khách Tây nhất là Serendipity và Ochheuteal với giá 20 USD/ngày đêm. Ở Kampot, chúng tôi thuê phòng có 2 giường to đùng trong một villa gỗ gần chợ Samaki và cách quảng trường có biểu tượng trái sầu riêng không xa lắm với giá 8 USD (không máy lạnh).

Đổi tiền riel xài có lợi hơn!

Đối với du khách nước ngoài, tiền được sử dụng phổ biến nhất ở Campuchia là... USD. Nhưng kinh nghiệm cho tôi thấy là để tiết kiệm, ngoài một số tiền USD cần phải “thủ” để chi trả trong khu vực dành cho người nước ngoài, du khách nên đổi lấy tiền riel để sử dụng, có lợi hơn rất nhiều. 1 USD bằng 4 ngàn  riel.

Còn chuyện ăn thì hầu như mọi nhà khách ở Campuchia đều có mini restaurant. Và đầu bếp của các nhà hàng nhỏ này chế biến các món ăn Âu, Tây đều ngon với giá rẻ. Đặc biệt, hải sản như: tôm, mực, sò huyết… được chế biến theo kiểu Tây có giá chỉ 2,5 - 3 USD. Những món này uống với bia Angkor thì rất ngon. Ngoài bờ biển còn có các quầy nướng hải sản thơm lừng, mấy xe bán nhện, bò cạp, dế… chiên giòn cũng khá hút khách. Nhưng nhiều du khách lại thích món mực nướng xiên que do mấy người phụ nữ Campuchia gánh đến tận nơi, nướng tại chỗ với giá 2 USD cho xâu 10 con mực nướng. Bia Angkor ngon có tiếng, giá trong quán bar, nhà hàng thường 1,5-2 USD/lon. Được một người mới quen ở Kampot chỉ, tôi hay mua bia ở các đại lý của người địa phương chỉ có 2 ngàn riel (bằng 0,5 USD)/lon. Những nhà hàng ở đây thấy khách xách bia bên ngoài vào uống chẳng than phiền gì cả!

Chỉ sau mấy bữa đầu khen lấy khen để món ăn Tây, vợ chồng người anh và vợ tôi đã thấy nhớ cơm, thèm... hủ tiếu. Thế là chúng tôi lê la ra mấy quán ăn ở lề đường. Ở đây cơm, cháo, hủ tiếu, mì, hột vịt lộn, chè, xôi, chim, gà nướng… thứ gì cũng có mà bán với giá rẻ rề, trong đó tôi nhớ hủ tiếu Nam Vang chỉ có 4 - 5 ngàn riel/tô...



Kinh nghiệm cho bé đi du lịch nước ngoài
Kinh nghiệm du lịch Amsterdam
Kinh nghiệm du lịch Anh
Kinh nghiệm du lịch Ấn Độ
Kinh nghiệm du lịch Bali (Indonesia)
Kinh nghiệm du lịch bụi Bali



(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Khi dến Siem Riap muốn thuê một phòng dạng Dorm Ro om giá từ 4-6 USD tôi phải hỏi ai và nói như thế nào?
hơn 1 tháng trước - Thích (4) - Trả lời
Đến Siem Reap hay Phnom Penh tôi nên tham quan những điểm nào ? Có thể xếp theo thứ tự.
hơn 1 tháng trước - Thích (18) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý