Cách chữa bệnh trĩ hiệu quả nhất bằng những bài thuốc đơn giản

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Cách chữa bệnh trĩ hiệu quả nhất bằng những bài thuốc đơn giản

19/04/2015 05:44 AM
627

Cách chữa bệnh trĩ hiệu quả nhất bằng những bài thuốc đơn giản. Hãy cùng tham khảo bạn nhé!



CÁCH CÁCH CHỮA BỆNH TRĨ HIỆU QUẢ NHẤT



Bệnh trĩ là căn bệnh gây nhiều phiền toái và khó chịu cho người bệnh.kiến thức về cách chữa bệnh trĩ.

Dieu tri benh tri


Khối trĩ thực chất không phải là tổ chức bệnh lý mà là đám rối động tĩnh mạch ở vùng hậu môn. Khối này có thể nằm ở phía trên đường lược (trĩ nội) hoặc bắt nguồn từ khoang cạnh hậu môn dưới da (trĩ ngoại). Bệnh nhân bị bệnh trĩ sẽ có những bất thường ở tổ chức này: cương tụ, giãn thành búi, gây đau, chảy máu hoặc sa ra ngoài.

Viêm đại tràng và táo bón lâu ngày là các nguyên nhân gây bệnh chủ yếu. Ngoài ra, nguy cơ bị bệnh trĩ cũng tăng cao ở những người đứng, ngồi lâu, thường xuyên cưỡi ngựa, đi xe đạp, xe máy đường dài, ăn nhiều chất kích thích, ít chất xơ…

Điều trị bệnh trĩ
Người ta chỉ điều trị khi trĩ gây những rối loạn ảnh hưởng đến sinh hoạt và năng suất lao động của người bệnh.
1. Ngăn chặn các yếu tố thuận lợi phát sinh bệnh trĩ:
- Tập thói quen đi cầu đều đặn hàng ngày.
- Điều chỉnh thói quen ăn uống:
+ Tránh các chất kích thích như cà phê, rượu, trà.
+ Tránh các thức ăn nhiều gia vị như ớt, tiêu.
+ Uống nước đầy đủ.
+ Ăn nhiều chất xơ.
-Vận động thể lực: nên tập thể dục và chơi các môn thể thao nhẹ như bơi lội, đi bộ…
-Điều trị các bệnh mãn tính hiện có như viêm phế quản, dãn phế quản, bệnh lỵ …
2. Điều trị nội khoa:
- Vệ sinh tại chỗ tốt bằng phương pháp ngâm nước ấm 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 15 phút.
- Thuốc uống: gồm các thuốc có tác nhân trợ tĩnh mạch, dẫn xuất từ flavonoid. Cơ chế tác động của các thuốc này là làm gia tăng trương lực tĩnh mạch, bảo vệ vi tuần hoàn, giảm phù nề nhờ tác động kháng viêm tại chỗ, chống nhiễm trùng và chống tắc mạch.
- Thuốc tại chỗ: gồm các loại thuốc mỡ (pommade) và đạn dược (suppositoire) bao gồm các tác nhân kháng viêm, vô cảm tại chỗ và dẫn xuất trợ tĩnh mạch.

3. Điều trị bằng thủ thuật:
a-Chích xơ: Chích xơ được chỉ định trong trĩ độ 1 và trĩ độ 2
b-Thắt trĩ bằng vòng cao su: Thắt trĩ bằng vòng cao su được chỉ định điều trị trĩ nội độ 1 và 2
c-Quang đông hồng ngoại: Quang đông hồng ngoại được chỉ định với trĩ nội độ 1 và độ 2
d- Phẫu thuật cắt trĩ : Phẫu thuật cắt khoanh niêm mạc, Phẫu thuật cắt từng búi trĩ, PT Longo, Khâu treo trĩ bằng tay, Khâu cột động mạch trĩ dưới hướng dẫn của siêu âm Doppler…

* Trĩ nội:
- Độ 1: chích xơ hoặc làm đông bằng nhiệt.
- Độ 2: làm đông bằng nhiệt, thắt bằng dây thun hay cắt trĩ.
- Độ 3: thắt bằng dây thun hay cắt trĩ.
- Độ 4: cắt trĩ.
- Trĩ sa nghẹt: dùng thuốc điều trị nội khoa và ngâm nước ấm cho đến khi búi trĩ hết phù nề, tại chỗ ổn định, sau đó mới mổ cắt trĩ.
* Trĩ ngoại: Trĩ ngoại không có chỉ định điều trị thủ thuật và phẫu thuật trừ khi có biến chứng nhiễm trùng, lở loét hay tắc mạch tạo thành những cục máu đông nằm trong các búi trĩ. Phẫu thuật điều trị tắc mạch trong cấp cứu là rạch lấy cục máu đông. Ngay sau mổ bệnh nhân cảm thấy dễ chịu và hết đau ngay.

Vậy bạn cần biết chính xác là bạn bị trĩ ngoại hay trĩ nội và hãy đến Bệnh viện khám và điều trị theo chỉ định của Bác sĩ.



CÁCH CHỮA BỆNH TRĨ HIỆU QUẢ


Bệnh nhân nào đến nhờ cụ chữa, cụ chỉ cần ra vườn hái vài chiếc lá và dặn về đắp lên đỉnh đầu. Cách chữa này tưởng chừng phi lý, nhưng đã chữa khỏi cho nhiều người dân trong vùng.


Hơn 60 năm qua cụ Nguyễn Khắc Hân 81 tuổi (thôn Lê Lợi, xã Hợp Thịnh, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc) chữa bệnh trĩ bằng bài thuốc gia truyền. Cách chữa của cụ vừa đơn giản, vừa hiệu quả. Bệnh nhân nào đến nhờ cụ chữa, cụ chỉ cần ra vườn hái vài chiếc lá và dặn về đắp lên đỉnh đầu. Cách chữa này tưởng chừng phi lý, nhưng đã chữa khỏi cho nhiều người dân trong vùng.

Bài thuốc được truyền qua 5 thế hệ

Chúng tôi tìm về thôn Lê Lợi, hỏi thăm đường vào nhà cụ Hân ai cũng biết, bởi tiếng tăm chữa bệnh của cụ không chỉ trong thôn trong xã mà nhiều nơi trong vùng biết đến. Cụ Hân khoác chiếc áo bông, rít điếu thuốc lào chuẩn bị dắt bò ra đồng chăn. Nhưng biết chúng tôi là phóng viên, muốn tìm hiểu bài thuốc chữa bệnh trĩ, cụ Hân đon đả mời khách vào nhà uống nước.

Nhâm nhi chén trà nóng trên tay, cụ Hân kể: "Bài thuốc chữa bệnh trĩ của gia đình tôi có từ lâu đời, tính đến đời cháu tôi cũng là đời thứ 5 làm nghề. Tôi được bố tôi kể lại rằng, thời Pháp thuộc nhiều nơi trong vùng bị thực dân Pháp chiếm đóng. Bọn chúng thường xuyên vào dân làng cướp lương thực, bắt thanh niên đi lính. Ngày đó ông nội tôi bị bắt đi lính, làm tay sai cho bọn chúng. Vốn là người khéo tay, có tài về đồ họa, quân Pháp bắt ông nội tôi phải đi theo vẽ bản đồ".

Một lần ông nội cụ Hân đến một vùng đất người dân tộc, họ sống gần núi đá. Một người dân bị tai nạn đã được ông nội của cụ Hân băng bó, cứu giúp và đưa trở về bản làng. Cảm kích trước tấm lòng người đã ra tay cứu mình, người đàn ông đó đã đem bài thuốc chữa bệnh trĩ của gia đình truyền lại cho ông nội cụ Hân và dặn rằng: "Tôi truyền lại bài thuốc này để chú cứu nhân độ thế".Thuốc chủ yếu là thảo dược

Người dân nơi đây thán phục cách chữa bệnh trĩ của cụ Hân, vì người bệnh chỉ miêu tả bệnh của mình, biểu hiện như thế nào, cụ lại ra vườn hái vài lá cây, cộng với thuốc có sẵn trong nhà. Cứ thế bệnh nhân mang thuốc về đắp lên đầu là khỏi.

Chúng tôi muốn "mục sở thị" những vị thuốc cụ dùng chữa bệnh trĩ, nhưng cụ lắc đầu bảo, đó là bí quyết gia truyền của gia đình, không thể nói ra ngoài. Chỉ khi có bệnh nhân đến chữa cụ mới lấy thuốc đưa cho họ về đắp. Khi đắp thuốc lên đầu người bệnh cũng do người nhà làm. Người bệnh không được xem các loại thuốc đó. Nếu mở ra xem thuốc sẽ không hiệu nghiệm.

Cụ Hân cho biết, bài thuốc chữa bệnh trĩ của gia đình có tới 5 - 7 vị thuốc. Chủ yếu là những cây thảo dược có sẵn trong thiên nhiên. Năm nay 81 tuổi, nhưng hằng tuần cụ vẫn lên núi lấy củi về nấu, lấy thảo dược làm thuốc chữa bệnh. "Trước đây trên núi Tam Đảo nhiều cây thuốc quý, tôi chỉ đi lấy khoảng nửa buổi là có đủ các vị thuốc. Nhưng hiện nay rừng thuốc Nam đã cạn kiệt. Vì thế, có hôm đi cả ngày lấy không nổi thang thuốc", cụ Hân cho hay.

Chữa bệnh trĩ bằng cách đắp lá lên đỉnh đầu 1

Anh Nguyễn Khắc Hoan diễn tả cách đắp thuốc của cụ Nguyễn Khắc Hân.

"Tiền tỷ tôi cũng không truyền ra ngoài"

Hiện nay, cụ Hân đã truyền bài thuốc chữa bệnh trĩ cho con cháu của mình. Cụ chỉ truyền cho con trai, không tiết lộ cho con gái. Cụ truyền bí quyết nghề cho hai người con, nhưng chỉ một người học được. Cụ Hân bảo, học nghề không khó, nhưng chữa khỏi bệnh hay không mới là quan trọng. Có người học xong rồi bỏ nghề, vì chữa bệnh không hiệu nghiệm. Người nào phải có cơ duyên, có tâm của thầy thuốc mới chữa được bệnh.

Hơn 60 năm qua cụ Hân chữa bệnh một cách thầm lặng, ai có bệnh đến nhờ cụ chữa. Thuốc của cụ vừa rẻ, cách chữa đơn giản nên nhiều người tìm đến nhờ cụ chữa. Cụ Hân bảo, thuốc của cụ đã sang tận Singapore chữa bệnh trĩ cho một người đàn ông người gốc Phú Thọ. Anh ta bị bệnh trĩ chữa nhiều nơi không khỏi, nhờ người họ hàng từng được cụ Hân chữa cho địa chỉ, anh ta đã gọi điện nhờ cụ gửi thuốc. Thời gian sau anh ta gọi điện về vui mừng thông báo với cụ đã khỏi bệnh.

Anh Nguyễn Khắc Hoan, người con trai duy nhất của cụ Hân học được nghề cho hay: "Trước đây gia đình tôi bán 10.000đ một miếng thuốc, giờ là 100.000đ. Thấy thuốc rẻ mà hiệu nghiệm có người đàn ông trên Lập Thạch, Vĩnh Phúc thường xuyên đến lấy, mỗi lần 5-7 miếng thuốc. Khi hỏi anh ta bảo là lấy về chữa cho người thân. Số lượng thuốc anh lấy dần nhiều hơn. Sau này tôi biết anh ta đến lấy thuốc của gia đình về bán lại với giá gấp đôi, gấp ba cho bệnh nhân. Từ đó gia đình tôi không bao giờ bán cho anh ta nữa".

"Cách đây mấy năm, có một người đàn ông đến lấy thuốc, họ bảo cần số lượng thuốc lớn. Tôi lấy bao nhiêu tiền thì họ trả. Nhưng khi tôi hỏi lấy thuốc làm gì thì anh ta không nói. Rồi anh ta lấy trong túi một tệp tiền mệnh giá cao. Anh ta đặt vấn đề, nếu tôi dạy cho anh ta bài thuốc chữa bệnh trĩ thì toàn bộ số tiền này sẽ biếu tôi để dưỡng già. Tôi bất ngờ trước lời đề nghị có vẻ phóng khoáng của người đàn ông lạ. Nhưng suy nghĩ một hồi, nhớ lại lời cha đã truyền nghề và lương tâm của một người cả đời gắn bó với nghề tôi gạt phăng ý định của anh ta và nói: Tôi già rồi, không cần đến tiền, có tiền tỷ tôi cũng không truyền bài thuốc cho anh", cụ Hân kể.

Bệnh dưới hậu môn, đắp trên đỉnh đầu

Bà Phùng Thị Điền người cùng thôn với cụ Hân trước đây có con trai từng bị bệnh trĩ cho biết: "Tôi sinh được 7 người con, đến lần thứ 8 mới được cậu con trai là Phùng Khắc Dũng. Nhưng khi lên 6 tuổi cu cậu bị bệnh trĩ, hậu môn chảy máu và bị biến dạng. Đi khám bác sĩ bảo phẫu thuật, vợ chồng tôi sợ quá nghĩ thầm sau bao nhiêu cố gắng giờ mới được mụn con trai. Giờ phẫu thuật không may bị tai biến, cháu có mệnh hệ gì thì sống sao nổi. Tôi gào khóc ở viện và quyết định đưa cháu về nhà nhờ cụ Hân chữa. Cụ đưa cho tôi một một miếng thuốc, bên trong có các loại cây cỏ thảo dược. Dặn về rót nửa chén rượu hòa vào thuốc trước khi ngủ thì đắp lên giữa đỉnh đầu cậu bé".

Lúc đầu bà Điền cũng không tin cách chữa này, vì bệnh trĩ phát ở hậu môn nhưng cụ bắt đắp ở giữa đỉnh đầu. Nhưng nhìn thấy con mình đau khóc, không ăn uống gì được, bà cũng thử nghe theo lời dặn của cụ Hân. Lạ kỳ thay, qua một đêm, sáng hôm sau bà Điền kiểm tra hậu môn của con mình không còn ra máu nữa. Trưa hôm đó, cậu bé đi vệ sinh một cách bình thường. Bà Điền vui mừng làm thịt cả con lợn, lấy phần thủ lợn sang cảm ơn cụ Hân.

Anh Trần Văn Kính, người cùng thôn cụ Hân kể: "Mấy năm trước tôi không đau bụng gì, ăn uống bình thường, nhưng khi đi vệ sinh thì máu ra cùng với phân như gà cắt tiết. Hoảng sợ quá tôi đi khám thì bệnh viện chẩn đoán bị bệnh trĩ. Tôi đi lấy thuốc Nam nhiều nơi, ai mách thầy nào tôi đi thầy đó. Uống thuốc đến phình cả bụng mà bệnh vẫn không khỏi. Về sau tôi nhờ cụ Hân chữa. Cụ lấy cho tôi miếng thuốc và dặn một miếng thuốc có thể đắp được 3 tối. Qua một đêm đắp thuốc, sáng hôm sau khi đi vệ sinh vẫn còn ra máu, nhưng máu không đỏ nữa mà đã có màu thâm. Đến tối thứ ba thì đi vệ sinh bình thường, không còn ra máu nữa.


CÁCH CHỮA BỆNH TRĨ THEO PHƯƠNG PHÁP TÂY Y

Bệnh trĩ có thể chữa bằng cả phương pháp Tây y và Đông y. Dưới đây là phương pháp chữa trĩ bằng Tây y qua trao đổi với PGS.TS Nguyễn Mạnh Nhâm - Chủ tịch Hội Hậu môn Trực tràng Việt Nam.

Xin PGS cho biết những phương pháp chữa trĩ theo Tây y?

- Tây y có 3 kiểu chữa trĩ: Điều trị nội khoa, điều trị bằng thủ thuật và điều trị bằng phẫu thuật. Điều trị nội khoa, có thể sử dụng thuốc uống, thuốc bôi, xông, ngâm, hoặc đặt thuốc hậu môn. Điều trị theo phương pháp này cần có chế độ ăn uống phù hợp: Ăn nhiều rau, củ, quả, ăn ít đường, ít mặn, tránh những chất kích thích như cà phê, chè, thuốc lá, ớt, hạt tiêu.

Ăn nhiều rau xanh để chống táo bón

Đặc biệt, phải chú ý tập thể dục để làm săn chắc cơ bụng, cơ hậu môn. Phương pháp này áp dụng trong điều trị tất cả các loại trĩ, có hiệu quả cao để ổn định bệnh hoặc tránh tái phát trĩ. Tuy nhiên, nếu bị trĩ độ nhẹ có thể chỉ cần điều trị nội khoa là khỏi, nhưng nếu trĩ nặng thì phải kết hợp cùng với một phương pháp khác nữa.

Điều trị bằng thủ thuật, được sử dụng đối với trĩ nội độ 1 và 2; trĩ nội độ 3 nhưng xuất hiện thành búi trĩ và không to. Điều trị bằng thủ thuật không có hiệu quả đối với trĩ ngoại, trĩ độ 4, độ 3 to thành vòng và trĩ hỗn hợp. Có nhiều thủ thuật được sử dụng trong điều trị như tiêm xơ, thắt vòng cao su, sử dụng tia laze, tia hồng ngoại, điện cao tần, điện trực tiếp (WD2 Ultroid).

Bản chất trĩ là đám rối mạch máu, máu tới đó không tuần hoàn ngược về tim được, thành những cục u, thành phần thừa ở hậu môn. Thủ thuật tiêm xơ là làm mất búi trĩ bằng cách tiêm chất hóa học vào búi trĩ, tạo xơ ở đó, máu không đến được để nuôi búi trĩ, búi trĩ sẽ tự teo đi. Thắt vòng cao su là sử dụng vòng cao su, lồng vào cổ búi trĩ, thắt nghẹt lại để máu không tới nuôi búi trĩ, búi trĩ sẽ tự teo và rụng.

Ngoài ra, thủ thuật có thể sử dụng tia laze, tia hồng ngoại, điện cao tần. Sử dụng thủ thuật để cắt trĩ có lợi là làm không đau, bệnh nhân có thể về nhà trong thời gian ngắn, nhưng có điểm yếu là rất dễ tái phát.

Điều trị bằng phẫu thuật là phương pháp triệt để nhất. Có thể cắt bỏ trĩ hoàn toàn, hiệu quả cao và ít tái phát. Phẫu thuật chữa được mọi loại trĩ, nhưng nhược điểm là bệnh nhân sau mổ sẽ bị đau khá lâu, do hậu môn tập trung nhiều dây thần kinh, nên phẫu thuật trĩ là một trong những phẫu thuật đau nhất.

Bên cạnh đó, vết thương lâu liền, do vị trí vết thương ở hậu môn, tiếp xúc với phân, dễ bị nhiễm trùng. Mỗi khi đi đại tiện, hậu môn lại phải căng ra, vì thế vết thương phải 2- 3 tháng mới thực sự liền hẳn.

Ngoài ra, đó là một ca mổ nên bệnh nhân phải chấp nhận những biến chứng của một ca mổ thông thường. Phẫu thuật theo phương pháp cổ điển có phương pháp mổ Milligan Morgan, Whitehead. Gần đây, có phương pháp mổ Longgo nội soi, khâu và cắt bằng máy, vừa nhanh liền, vết thương ở bên trong ống hậu môn nên giảm nguy cơ nhiễm trùng, ít đau và hồi phục nhanh. Phương pháp Longgo hiện đang phổ biến vì có nhiều ưu điểm.

PGS suy nghĩ gì khi một số người vẫn thường mua vài ống thuốc Tây, trong đó có một số thuốc độc, trộn lẫn với nhau, tự bôi vào chỗ trĩ để trĩ co lên?

- Sử dụng thuốc độc sẽ gây hoại tử nhưng hoại tử cả các vùng xung quanh, không kiểm soát được. Hơn nữa, do tự bôi, tự chữa nên vấn đề vệ sinh không đảm bảo, dễ dẫn đến những rủi ro, biến chứng do nhiễm trùng.

 So với Tây y, chữa bằng Đông y có ưu, nhược điểm gì, thưa PGS?

- Về cơ bản thì Tây y và Đông y không có gì khác nhau, đều có 3 cách chữa. Nếu bệnh nhân bị nặng, bác sĩ y học cổ truyền vẫn quyết định mổ, trong khi đó, phẫu thuật không phải là chuyên ngành chuyên sâu của y học cổ truyền. Nhiều cơ sở y học cổ truyền kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại trong điều trị trĩ, họ cử bác sĩ đi học ngoại khoa hoặc phối hợp với bác sĩ ngoại khoa.

Y học cổ truyền hiện có nhiều công trình đáng quý, nghiên cứu hoặc nghiên cứu lại một số bài thuốc cổ phương, áp dụng chữa trĩ. Đông y có điểm lợi là sử dụng cây cỏ, dễ kiếm, giá thành rẻ.

Sự kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại luôn đem lại hiệu quả. Ví dụ bác sĩ ngoại khoa mổ trĩ xong, dùng thuốc Đông y để bôi vào vết thương. Bệnh nhân mổ trĩ xong, cần tránh táo bón, nên nếu sau mổ sử dụng thuốc Đông y chống táo bón thì rất tốt.

chữa trĩ bằng cây mào gà


Mào gà, thuộc họ Rau dền, cây thảo cao tới 60 - 90 cm, có thân thẳng đứng và phân nhánh, nhẵn. Lá có phiến hình trái xoan, có khi hình ngọn giáo nhọn. Hoa đỏ, vàng và trắng, có cuống rất ngắn. Quả hình trái xoan. Cụm hoa được dùng để làm thuốc.

Chảy máu cam, ho ra máu: Mào gà, thiến thảo, cỏ nhọ nồi (cỏ mực) đều 15 gr, sắc uống.

Trĩ ra máu, tử cung xuất huyết: Bông mào gà phơi khô, tán bột, mỗi lần uống 5 gr với nước trà.

Viêm đường tiết niệu: Mào gà, biển súc, mỗi vị 15 gr, thài lài 30 gr, sắc nước uống.

Lỵ bạch đới: Mào gà, lát khét (rễ) mỗi vị 15 gr sắc nước.


Nguyên nhân và cách phòng ngừa


 Bệnh trĩ rất phổ biến. Ở tuổi 50, khoảng một nửa số người lớn bị ngứa, rát, xuất huyết và đau thường báo hiệu bị bệnh trĩ.

May mắn là có các thuốc và thủ thuật hiệu quả để điều trị bệnh trĩ. Trong nhiều trường hợp, bệnh có thể chỉ cần tự điều trị và thay đổi lối sống.

Dấu hiệu và triệu chứng: thường phụ thuộc vào vị trí búi trĩ.

- Trĩ nội. Bạn không thể nhìn hoặc sờ thấy trĩ nội. Nhưng đau hoặc kích ứng khi đại tiện có thể gây tổn thương bề mặt mỏng manh của búi trĩ và chảy máu. Bạn có thể thấy một chút máu tươi trên giấy vệ sinh hoặc trong bồn cầu. Vì niêm mạc phía trong thiếu các sợi thần kinh cảm giác đau, loại trĩ này thường không gây khó chịu. Tuy nhiên, bạn có thể có giảm giác đầy trực tràng sau khi đại tiện. Đôi khi, sự biến dạng có thể đẩy trĩ nội qua lỗ hậu môn. Nếu trĩ vẫn bị sa xuống, nó có thể gây đau liên tục, âm ỉ. Khi bị kích thích, nó có thể ngứa hoặc chảy máu.

- Trĩ ngoại. Loại trĩ này thường gây đau. Đôi khi có thể chảy máu nhiều trong trĩ ngoại và tạo thành cục máu đông (huyết khối), gây đau dữ dội và viêm. Khi bị kích thích, trĩ ngoại có thể ngứa hoặc chảy máu.

Nguyên nhân

Bệnh trĩ có thể do tăng áp lực tĩnh mạch phần dưới trực tràng. Nguồn gây áp lực phổ biến bao gồm:

- Táo bón và kèm theo biến dạng bên ngoài

- Tiêu chảy và đột ngột đại tiện phân lỏng

- Ngồi hoặc đứng trong thời gian dài

- Béo phì

- Mang vác nặng

- Mang thai và sinh con



 Ngồi lâu

Theo các nghiên cứu về bệnh trĩ cho thấy, có tới 73% những người thường ngồi lâu khi làm việc sẽ bị mắc phải bệnh trĩ khi l��n tuổi. Trong khi đó, tỉ lệ này ở những người thường xuyên đi lại và vận động nhiều chỉ khoảng 40-43%.
Các bác sĩ khuyên chúng ta đề phòng bệnh trĩ bằng cách thư giãn sau mỗi 1 giờ làm việc. Không cần đi lại quá nhiều, chỉ cần ít phút đi photo văn bản, lấy nước, đi vệ sinh… miễn là cứ 1 giờ lại có khoảng 5 phút đứng lên đi lại là nguy cơ mắc bệnh đã giảm xuống gần phân nửa.

4 thói quen vô tình gây bệnh trĩ

2. Không trị dứt bệnh táo bón
Nguyên nhân hàng đầu gây ra trĩ là bệnh táo bón kinh niên không được điều trị dứt điểm. Trong một thời gian dài bị táo bón, các cơ vùng hậu môn phải chịu áp lực rất lớn mỗi khi bạn đi ngoài.
Đồng thời chúng có thể bị viêm nhiễm do quá trình đi ngoài khó khăn, không có sự hỗ trợ điều trị của thuốc thang phù hợp dẫn đến tình trạng giãn cơ hậu môn, cuối cùng là mắc phải bệnh trĩ. Vì vậy, nếu bị táo bón, bạn hãy cố gắng trị dứt điểm để tránh bệnh phát triển nặng thành trĩ.
 Yêu bằng “cửa sau”
Dù là lần đầu tiên yêu bằng cửa sau hay đã quen với việc này thì nguy cơ mắc bệnh trĩ sau mỗi lần yêu đều rất cao. Vốn dĩ “cửa sau” không được tạo hóa thiết kế phù hợp cho quan hệ gối chăn nên việc bị xước, thủng, rách niêm mạc là điều thường xuyên xảy ra. Nếu khu vực này bị viêm nhiễm, hậu quả sẽ viêm xương chậu, thậm chí cả bệnh trĩ.
 Ăn uống có hại
Những món ăn gây ra bệnh trĩ bao gồm thức uống có cồn như bia, rượu và những loại thực phẩm nêm nhiều gia vị, ướp nhiều hương liệu. Các nhà nghiên cứu cảnh báo, ăn nhiều thực phẩm cay và dùng bia rượu có thể dẫn đến táo bón kinh niên, gây tắc nghẽn hậu môn, chảy máu khi đi ngoài, viêm nhiễm và dẫn đến bệnh trĩ.
Những thức ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ theo Đông y cũng là một trong những thực phẩm gây nóng và là nguyên nhân gây bệnh trĩ.
Để phòng bệnh, bạn nên ăn nhiều trái cây, rau xanh, những loại hoa quả tươi chứa nhiều chất xơ như táo, dưa hấu, các loại khoai như khoai lang hay các hạt giàu chất béo có lợi như hạnh nhân.

Điều trị:

Ở phần lớn các trường hợp, điều trị trĩ gồm các bước bạn có thể tự làm. Nhưng đôi khi cần dùng thuốc hoặc phẫu thuật.

Thuốc:

Nếu bệnh trĩ chỉ gây khó chịu nhẹ, bác sĩ có thể cho dùng kem, mỡ hoặc đệm không cần đơn chứa cây phỉ hoặc thuốc chống viêm tại chỗ chứa hydrocortison. Liệu pháp tại chỗ này, kết hợp với tắm nước ấm hằng ngày, có thể làm giảm triệu chứng.

Phẫu thuật hoặc các thủ thuật khác:

Nếu huyết khối hình thành trong trĩ ngoại, bác sĩ có thể dễ dàng cắt bỏ huyết khối bằng một đường rạch nhỏ, sẽ giảm đau nhanh chóng.

Đối với trĩ gây đau hoặc kéo dài, bác sĩ có thể khuyên:

- Thắt búi trĩ. Thủ thuật đơn giản, ít đau này được thực hiện ở phòng khám, bệnh viện và có hiệu quả với phần lớn mọi người.

- Liệu pháp xơ hóa. Tiêm một dung dịch hóa chất quanh mạch máu để co nhỏ búi trĩ.

- Chiếu tia hồng ngoại. Chiếu tia hồng ngoại 1-2 giây cũng có thể làm ngừng tuần hoàn tới trĩ ngoại. Bạn có thể thấy nóng khi làm thủ thuật và xuất huyết nhẹ trong vài ngày.

- Liệu pháp laser. Trong thủ thuật này, một chùm laser làm bay hơi mô búi trĩ.

- Đông lạnh. Thủ thuật này làm lạnh mô tổn thương, ngừng tuần hoàn và phá hủy mô búi trĩ.

- Dòng điện. Dùng dòng điện làm co búi trĩ trong thủ thuật tương tự như quang đông hồng ngoại.

- Phẫu thuật. Nếu các thủ thuật khác không thành công hoặc nếu bạn có búi trĩ lớn, bác sĩ có thể cắt bỏ mô bằng thủ thuật cắt trĩ. Vùng mô cắt bỏ rộng hơn, ít có khả năng tái phát nhưng khó chịu nhiều hơn. Phẫu thuật cần nằm viện 1-2 ngày - thời gian hồi phục dài hơn các phương pháp cắt bỏ trĩ khác.

Phòng ngừa:

- Ăn thực phẩm nhiều chất xơ. Ăn nhiều hoa quả, rau và ngũ cốc. Điều này sẽ làm phân mềm hơn và đại tiện dễ hơn, giúp giảm chèn ép có thể gây trĩ.

- Uống nhiều nước.

- Thử dùng chế phẩm bổ sung chất xơ. Nếu bạn dùng chế phẩm bổ sung chất xơ, phải đảm bảo uống ít nhất 8-10 cốc nước hoặc dịch khác mỗi ngày. Mặt khác, chế phẩm bổ sung chất xơ có thể gây táo bón hoặc làm cho táo bón nặng hơn. Từ từ thêm chất xơ vào chế độ ăn để tránh sinh hơi.

- Tập luyện. Tập luyện làm giảm lực ép lên tĩnh mạch, có thể xuất hiện khi đứng hoặc ngồi lâu, và giúp ngăn ngừa táo bón. Tập luyện cũng có thể giúp giảm lượng cân thừa.

- Tránh đứng hoặc ngồi lâu.

- Không nên căng thẳng. Căng thẳng và nín thở khi đại tiện làm tăng lực ép lên tĩnh mạch ở đầu cuối trực tràng.

- Đại tiện ngay khi có cảm giác muốn đại tiện.

Tự chăm sóc:

Bạn có thể tạm thời giảm đau nhẹ, sưng và viêm ở phần lớn các đợt trĩ bằng các cách tự chăm sóc dưới đây:

- Bôi kem điều trị trĩ không cần đơn hoặc viên đạn chứa hydrocortison, hoặc dùng băng ép chứa cây phỉ hoặc thuốc tê tại chỗ.

- Giữ vùng hậu môn luôn sạch. Tốt nhất là hằng ngày rửa hoặc tắm nhẹ nhàng để làm sạch da quanh hậu môn bằng nước ấm. Xà bông là không cần thiết và có thể làm cho bệnh nặng hơn.

- Ngâm trong nước ấm vài lần mỗi ngày.

- Chườm đá hoặc đắp gạc lạnh lên hậu môn trong 10 phút tới 4 lần/ngày.

- Nếu trĩ bị sa xuống, đẩy nhẹ nhàng búi trĩ vào trong ống hậu môn.

- Dùng khăn ẩm hoặc giấy vệ sinh ướt sau khi đại tiện thay cho giấy vệ sinh khô.

Những cách tự chăm sóc này có thể làm giảm triệu chứng, nhưng chúng không làm cho búi trĩ mất đi. Hãy đi khám bệnh nếu bạn không thấy giảm bệnh trong vài ngày.








C
ách chữa bệnh trĩ tại nhà đơn giản hiệu quả
Bệnh trĩ khi mang thai
Bài thuốc dân gian trị bệnh trĩ hiệu quả
bài thuốc chữa bênh trĩ hiệu quả nhất vô cùng dơn
Nguyên nhân và cách điều trị bệnh bướu cổ
Nguyên nhân và cách điều trị bệnh bạch biến
Bệnh Pakinson và cách chữa trị
Bệnh ghẻ ngứa và cách điều trị






(ST)



Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý