Chữa bệnh viêm xoang bằng thuốc đông y rất hiệu quả

seminoon seminoon @seminoon

Chữa bệnh viêm xoang bằng thuốc đông y rất hiệu quả

19/04/2015 05:46 AM
1,410



 Chữa bệnh viêm xoang bằng thuốc đông y rất hiệu quả. Theo y học cổ truyền, viêm xoang mãn tính là một dạng hư hỏa. Do đó, điều trị viêm xoang không chỉ nhằm giải quyết việc viêm nhiễm tại chỗ mà chủ yếu là phải bổ âm để tàng dương.






CÁCH CHỮA BỆNH VIÊM XOANG BẰNG ĐÔNG Y


Chua benh viem xoang bang cac bai thuoc dong y


Triệu chứng

Viêm xoang là tình trạng viêm nhiễm ở một hoặc nhiều khoang rỗng nằm trong khối xương mặt có liên quan chặt chẽ đến hốc mũi. Về mặt bệnh học, người ta phân biệt các xoang làm hai nhóm. Nhóm xoang trước gồm xoang trán, xoang hàm và xoang sàng trước, có các lỗ thông đổ ra khe mũi giữa. Nhóm xoang sau gồm các xoang sàng sau và xoang bướm, có lỗ thông ra khe mũi trên. Mặt trước của xoang bướm còn có hai lỗ nhỏ thông xuống vòm họng.

Bình thường, những chất xuất tiết sinh lý hoặc bệnh lý trong xoang được tháo ra ngoài thông qua lỗ thông mũi xoang. Khi ta bị cảm cúm, các xoang trở nên viêm tắc, phù nề và ngăn trở khả năng thông tháo dịch nhầy ra mũi. Điều này dẫn đến sung huyết mạch máu xoang và nhiễm trùng xoang. Do đó cảm cúm hoặc viêm mũi dị ứng kéo dài nếu không được điều trị thích hợp sẽ dễ dẫn đến viêm xoang, nhất là những trường hợp mũi có cấu tạo bất thường.

Hai dấu hiệu chủ yếu của viêm xoang là đau nhức và tăng tiết dịch mũi. Nhức đầu, căng nặng đầu từng cơn hoặc thường xuyên xảy ra ở vùng xoang bị viêm. Dịch tiết chạy xuống họng hoặc ra mũi. Dịch mũi thường đặc, vàng hoặc xanh, đôi khi có cả máu, chứ không trong và loãng như dịch mũi ở chứng cảm cúm thông thường.

Điều trị

Việc điều trị viêm xoang mãn tính phải nhằm vào hai yêu cầu: Bổ thận âm và Nạp khí về thận. Đối với những trường hợp viêm xoang cấp, hoặc khi có những triệu chứng sưng nhức khó chịu hay bội nhiễm do phong nhiệt cần giải tỏa gấp, có thể dùng thêm các biện pháp tiêu viêm, tiêu độc hoặc khu phong bài nùng. Tuy nhiên, những phương dược điều trị triệu chứng chỉ là phụ và tạm thời. Bệnh kéo dài chừng nào thì âm hư càng nặng, càng phải chú trọng đến gốc ở thận. Khi sự cân bằng âm dương đã được thiết lập, hỏa sẽ tự yên vị. Mặt khác khi chính khí đã vững, sức đề kháng vươn lên, tà khí sẽ tự lui.

Chua benh viem xoang bang cac bai thuoc dong y

Chua benh viem xoang bang cac bai thuoc dong y

Các bài thuốc

Lục vị địa hoàng

Lục vị là một cổ phương căn bản và thông dụng trong y học cổ truyền để bổ Thận âm. Gọi là lục vị vì bài thuốc gồm sáu vị. Để nạp khí về thận, Hải Thượng Lãn Ông thường dùng thêm ba vị: Mạch môn, ngũ vị; Ngưu tất. Mạch môn làm mát phế vị; Ngũ vị liễm phế, cố thận; Ngưu tất giáng khí, dẫn thuốc về thận. Ngoài ra, vì là bệnh lâu ngày nên dùng thêm cao Ban long, là loài huyết nhục hữu tình để tăng hiệu quả. Cao Ban long là một vị thuốc bổ âm mạnh được chế từ sừng hươu nai. Như vậy, một bài thuốc lục vị gia giảm để trị viêm xoang có thể bao gồm:

Thục địa 16g, cao Ban long 8g, hoài sơn 8g, mạch môn 8g, sơn thù 8g, ngũ vị 6g, đơn bì 6g, ngưu tất, 8g, trạch tả 4g, bạch phục linh 4g.

Lần thứ nhất, đổ ba chén nước, sắc còn một chén. Lần thứ hai, đổ hai chén nước, sắc còn nửa chén. Hòa chung hai lần nước thuốc lại, chia uống hai hoặc ba lần trong ngày. Hâm nóng trước khi uống. Có thể dùng liên tục từ 10-15 thang.

Một số người không tiện “sắc thuốc” thì có thể dùng lục vị hoàn mua sẵn ở thị trường Đông dược. Trường hợp này dùng thêm cao Ban long bằng cách cắt nhỏ nấu cháo hoặc hấp cơm để ăn.

Bổ âm tiếp dương

Ở những người lớn tuổi, viêm xoang thường phối hợp với nhiều chứng bệnh mãn tính khác khiến cơ thể suy nhược, ăn kém, thở yếu, hay mệt..., biểu hiện của cả khí huyết âm dương đều kém. Những trường hợp này nếu bổ khí không khéo có thể làm tăng khí nghịch, nếu bổ âm đơn thuần có thể làm ngưng trệ Tỳ Vị; Mà khi Tỳ Vị đã trệ thì thuốc gì cũng khó được chuyển hóa. Do đó cần sử dụng thêm các vị thuốc cam, ôn như nhân sâm, hoàng kỳ, bạch truật, can khương để tiếp dương xen kẽ với bổ âm. Với cách điều trị này, khi âm đã vượng lên một phần thì dương cũng tiến được nửa phần. Từng bước nâng lên mà vẫn bảo đảm không làm chênh lệch thái quá sự cân bằng giữa âm và dương. Bàn về cách tiếp dương trong bổ âm, Hải Thượng Lãn Ông đã ghi lại một phương thuốc rất có giá trị là “Bổ âm tiếp phương dương”.

Thục địa 120g, can khương 12g (sao đen tẩm đồng tiện), bố chính sâm 60g, bạch thược 20g (sao đen tẩm đồng tiện), bạch truật 40g.

Đây là một thang đại dược, phân lượng lớn, sắc đặc chia làm nhiều lần uống trong ngày. Thục địa là vị chủ lực để bổ âm. Điểm đặc biệt của phương thang bổ âm này là gồm cả Sâm, Khương, Truật để bổ Tỳ Vị bằng cách sao đen và tẩm đồng tiện 2 vị can khương và bạch thược. Cách bào chế này vừa làm dịu sức nóng của can khương, vừa giáng hư hỏa và dẫn thuốc về thận nhằm tiếp dương khí cho Tỳ Vị đủ sức chuyển hóa thục địa, mà lại không kích động hư hỏa.

Với những đợt viêm mũi và viêm xoang cấp tính hoặc viêm mũi phát triển do phong nhiệt, có thể dùng những bài thuốc sau, thiên về khu phong tiêu độc:

Hoàng liên giải độc thang

Hoàng liên 12g, bạc hà 8g, hoàng cầm 12g, hoàng bá 12g, chi tử 4g. Đổ ba chén nước, sắc còn một chén, chia làm hai lần uống trong ngày.

Ma hoàng thương nhĩ tử thang

Ma hoàng 12g, tân di hoa 8g, khương hoạt 12g, thương nhĩ tử 12g, kinh giới 6g, phòng phong 12g, cam thảo 4g. Đổ ba chén nước, sắc còn một chén, chia làm hai lần uống trong ngày.

Thanh không cao

Khương hoạt 12g, xuyên khung 4g, phòng phong 12g, bạc hà 4g, hoàng cầm 8g, cam thảo 6g, hoàng liên 4g. Đổ 3 chén nước, sắc còn một chén, chia làm hai lần uống trong ngày.

BÀI THUỐC ĐÔNG Y CHỮA BỆNH VIÊM XOANG


1.  VIÊM XOANG CẤP TÍNH
Nguyên nhân: Do phế nhiệt, nhiệt độc gây nên
Triệu chứng: Bệnh mới phát, ngạt mũi chảy nước mũi vàng có mũ, xoang hàm xoang trán đau, viêm hố mũi kèm theo chứng toàn thân, sợ lạnh sốt nhức đầu,
Pháp điều trị:Thanh phế, tiết nhiệt giải độc
 

viêm xoang

Bài Thuốc:
      Ngân hoa 16g.               Ké 16g.
      Chi tử 8g.                      Mạch môn 12g.
      Hạ khô thảo 16g.           Tân di 12g.
      Hoàng cầm 12g.             Hoàng cầm 12g.  
      Thạch cao 40g.
Sắc uống ngày 1 thang.
Nếu bệnh nhân sợ lạnh sốt nhức đầu bỏ hoàng cầm, mạch môn thêm Ngưu bàng tử 10g , Bạc hà 12 g
Châm cứu các huyệt: Hợp cốc , Khúc trì, Nội đình, Thiên ứng, Thái dương ,Đầu duy, Ấn đường , Thừa khấp , Quyền liêu

2. VIÊM XOANG MÃN TÍNH
Nguyên nhân: Do âm hư, phế nhiệt gây nên.
Triệu chứng: Bệnh kéo dài,
xoang hàm trán ấn đau thừng chảy nước mũi có mũ , mùi hôi, khứu giác giảm , nhức đầu thường xuyên,
Pháp điều trị: Dưỡng âm , nhuận táo, thanh nhiệt   
Bài Thuốc:
      Sinh địa 12g.               Huyền sâm 12g.
      Đan bì 12g.                 Mạch môn 12g.  
      Ngân hoa 16g.             Ké 16g.
      Tân di 8g                     Hoàng cầm 12g.
      Hà thủ ô 20g
Sắc uống ngày 1 thang.
Châm cứu các huyệt:  Thiên ứng, Thái dương ,Đầu duy, Ân đường, Thừa khấp, Quyền liêu, Hợp cốc,

3. VIÊM XOANG DỊ ỨNG
Nguyên nhân: Do phong hàn kết hợp với phế khí hư và vệ khí hư
Triệu chứng: Bệnh hay tái phát,
ngạt mũi chảy nước mũi
, xoang hàm xoang trán đau, viêm hố mũi kèm theo chứng toàn thân, sợ lạnh sốt nhức đầu, trời lạnh bệnh nặng hơn....
Pháp điều trị: Bổ khí cổ biểu,khu phong tán hàn.
Bài Thuốc:
      Quế chi 8g.                  Cam thảo 4g.
      Sinh khương 4g.           Ma hoàng 6g.
      Tang bạch bì 10g.         Bạch chỉ 12g.
      Ké 16g.                         Hoàng kỳ 16g.  
      Xuyên khung 16g.        Tế tân 6g
      Bạch truật 12g.             Phòng phong 6g.
      Bán hạ chế 8g.              Ngũ vị 4g.
      Hà thủ ô 20g.                Bạch thược 12g.
      Đẳng sâm 16g               Táo 6g
Sắc uống ngày 1 thang.
Châm cứu các huyệt: Đại truỳ, Phong môn ,Phế du, cao hoang, Nghinh hương, Hợp cốc, Túc tam lí.


Điều trị không dùng thuốc

Có không ít trường hợp viêm xoang dai dẳng nhiều năm, tái đi tái lại sau nhiều lần điều trị khiến người bệnh nghĩ mình sẽ phải sống chung với bệnh suốt đời. Sau đó, vì những lý do khác nhau (chẳng hạn để điều trị một bệnh khác hoặc để tăng cường sức khỏe), người bệnh gia nhập một nhóm tập dưỡng sinh. Điều không ngờ là sau vài tháng, người bệnh chợt nhận ra những triệu chứng khó chịu của viêm xoang đã tự biến mất. Kết quả này không có gì lạ nếu ta hiểu rằng, tất cả những phương pháp dưỡng sinh, ngoài tác dụng nâng cao thể trạng, tăng cường sức đề kháng - thì hiệu ứng sớm nhất, trực tiếp nhất mà người tập đạt được là sự thư giãn, an tĩnh. Y học hiện đại cho rằng sự an tĩnh có thể điều hòa được thần kinh giao cảm, phục hồi tính tự điều chỉnh vốn có của hệ thần kinh trung ương, qua đó điều hòa nội tiết và cải thiện hoạt động của cơ quan. Điều hòa thần kinh giao cảm cũng có vai trò cân bằng hai yếu tố âm và dương trong cơ thể. Hơn nữa, theo quy luật “Thần tĩnh tất âm sinh”, sự thư giãn và nhập tĩnh có tác dụng sinh âm và bổ âm. Ngoài ra, hầu hết các bài tập dưỡng sinh từ tư thế, động tác đến ý thức như thượng hư hạ thực, hư kỳ tâm thực kỳ phúc… giúp cứng chắc phần hạ bộ, buông lỏng phần vai, mang trung tâm lực của cơ thể dồn xuống hạ tiêu đều nhằm làm cho khí trầm Đan điền, chính là yêu cầu dẫn hỏa quy nguyên hoặc nạp khí về Thận để trừ hư Hỏa trong việc điều trị viêm xoang. Do đó, việc kiên trì tập luyện đúng phương pháp các bài tập dưỡng sinh, thái cực quyền, khí công, ngồi thiền… cũng là những cách điều trị hiệu quả đối với bệnh viêm xoang mãn tính.

Trị bệnh viêm xoang bằng cây xương cá


- Trước tiên cần phải hiểu bệnh viêm xoang là bệnh cơ địa, nó không giống như bệnh ung thư (ung thư không phải là bệnh cơ địa). 

- Thế bệnh cơ địa là gì? là bệnh phát sinh do phản ứng của cơ thể với môi trường sống. Một điều bệnh nhân viêm xoang cảm nhận rất rõ là khi sông ở cái TP đông đúc ô nhiễm thì cảm thấy bệnh năng hơn, khó chịu hơn, còn về những vùng nông thôn, tây nguyên không khi trong sạch sẽ thấy dễ chịu hơn.

Nguyên nhân gây bệnh.

- Trước khi đề cập tới nguyên nhân gây bệnh ta cần phải hiểu xoang là gì? Chúng ta phải biết rằng hộp sọ của chúng ta gồm nhiều hốc rỗng liên thông với nhau nhằm đưa oxy từ ngoài vào nảo vào các cơ quan khác, các hốc này đc gọi là xoang. Khi các hốc này bị viêm oxy sẽ không đưa vào các xoang,

Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm các xoang nhưng nguyên nhân phô biên nhất là do môi trường ô nhiễm.

Triêu chứng

- Nhứt đầu, nghẹt mũi, chảy chất dịch xuống họng, chất dịch thường có màu trắng đục, nếu là màu xanh, vàng thì đã bị nhiễm trùng.

Biến Chứng

- Với những người bị lâu hoặc chửa không đúng cách sẽ gây 1 số biến chứng khác như viêm họng, ù tai, đầu lùng bùng, lũng màn nhĩ, giảm thị lực rất nhanh...

Cánh điều trị

Nếu bạn đang nằm trong số nhưng chịu chứng sau:

-  Nhứt đầu, nghẹt mũi nặng

- Dịch nhầy chảy xuông họng màu xanh hoặc vàng.

- Khạc ra đàm vàng, xanh

- Tai lùng bùng, ù tai

- Vài những trường hợp năng hơn

--->Cần tìm đến các bác sỹ chuyên khoa TMH để điều trị.

Nếu bạn nằm trong số nhưng chịu chứng sau:

- nhưt đầu, nghẹt mũi nhẹ, vừa phải, hoặc chỉ bị thỉnh thoảng

- dịch nhầy chảy xuống họng màu trắng

---> có thể điều trị bằng Xông Mũi bằng cây xương cá

II. Cây Xương cá

1. Mô Tả:

- Cây xương cá là một loại cây thuộc họ xương rồng, không lá, không gai. Có nơi lại gọi là cây nọc rắn, cây càng tôm, cây xương khô, cây giao hay cây san hô xanh. Cây mọc hoang nhiều nơi. Ở thôn quê, cây có thể dùng làm hàng rào. Thân chỉ gồm nhiều đốt tròn có đường kính như chiếc đũa, màu xanh, có độ dài không đều, mọc tủa ra các phía. Lá nhỏ, hẹp, rụng sớm, chỉ còn cành nhánh trơ trọi. Thân khi bẻ ra thấy nhiều mủ màu trắng đục như sữa, và chính mủ này là tác nhân trị bệnh của cây

LƯU Ý: Vì thuộc họ xương rồng, có mủ đục nên cây có đặc tính là mủ có hại cho mắt. Do đó, khi thao tác làm thuốc (cắt, bẻ, …) nhất thiết phải thật cẩn thận, tránh để mủ này dính vào mắt (có thể mang kiếng, …), bởi vì mủ có khả năng làm đui, mù mắt. Nếu mủ dính vào tay, chân, … thì dùng xà bông rửa ra dễ dàng. Dính vào áo, quần: dùng chanh để tẩy ra. Còn nếu đã lỡ dính vào mắt: ta rửa mắt bằng nước sạch rồi nhắm mắt lại, dùng chanh thoa bên ngoài mí mắt.

2. Sử dụng cây xương cá để xông mũi
- Có rất nhiều bài viết đã đề cập đến cách xông mũi bằng cấy xương cá, nhưng đại đa số là dùng cái ấm đun sôi rôi hít, tôi cũng đã thử cách này nhưng cảm thấy rất khó thực hiện vì 1 số lý do sau:
   1. Để hít được hơi thuốc bốc ra từ miêng ấm bắt buộc bạn phải đun cho ấm sôi, vì sôi thì nước mới bốc hơi, nghĩa là bạn phải để lửa liên túc gì nêu tắt lửa thì nước sẽ ngừng bốc hơi, điều này rất bất tiên, vì để hit đc hơi nước bốc lên thi bạn phải ngồi rất gần và kê mũi sát miệng ầm, nên sẽ rất nóng từ lửa của bếp ga và rất dễ bị phỏng mũi nên hơi nóng nóng qua.
    2. lượng mủ của cây xương ca không nhiều, cho dù bạn chị dùng 1 cai ấm nhỏ cũng phải cần 1 lượng nước kha khá, mà nêu nước nhiều thì mủ ít quá thì loảng quá, không hiệu quả, nếu dùng nhiều mủ thi không đủ hoặc sẽ không còn đủ để sử dụng các lần sau nửa.
--> tôi đã cô găng thử nhiêu lần nhưng thấy không hiệu quả và cũng đã bị phỏng mũi 1 lần nên tôi đã bỏ cuộc. Một hôm tôi đi khám bệnh ở bv và đc yêu cầu xông mũi thường xuyên nên tôi đã quyết định mua cái máy xông mũi để sử dụng ở nhà, lúc sử dụng tôi chợt nghĩ ra tại sao không dùng mủ của cây xương cá để xông bằng cái máy này vì công dụng của nó và cái ấm là hoàn toàn như nhau, đều làm bốc hơi nước đưa thuốc vào xoang mũi, nên tôi đã thử và thấy hoàn toàn khác phục được nhượt điểm trên, chính vì thế tôi muôn chia sẽ với mọi người.
Chữa bênh viêm xoang bằng cây hoa ngũ sắc (hay còn gọi là cây cứt lợn)
Cây hoa ngũ sắc là loại thuốc quý trong điều trị viêm xoang. Loại cây này có tác dụng viêm, chống phù nề, dị ứng trong cả đợt cấp và mãn tính.
Cách sử dung: chọn lấy cây tươi về ngâm rửa sạch rồi để ráo, giã nát, vắt lấy nước tắm vào bôn. Dùng bông này nét vào lỗ mũi bên dau khoảng 15 phút. Rút bông ra dể dịch mủ từ trong xoang và mũi gải phóng ra ngoài rồi xì nhẹ nhàng. Trán xì mũi mạnh vì lúc đó mủ từ trong mũi xoang có thể đi qua lối thông giữa múi và tai(gọi là vòi nhĩ) gây viêm tai giữa cấp.
2 Chữa bệnh viêm xoang dùng cây xương cá để xông mũi(cây này còn gọi là cây xương khô hay cây giao thường trồng làm cảnh)
Cách sử dụng
Chuẩn bị một cái ấm nước nhỏ (ấm sau khi dùng không để nấu nước uống vì sợ độc)
Lấy một miếng giấy khá lớn quấn xéo lại thành một cái ống dài khoảng 50cm
không làm ngắn hơn vì sợ sẽ quá nóng, không làm dài hơn vì sợ không đủ mạnh để hít. Nếu ống tre thì càng tốt.
Mở nắp ấm, đổ vào cỡ một chén nước.
đếm cỡ 10 hoặc 20 đốt cây xương cá, cắt nhỏ các đốt cây khoảng nửa lóng tay, thả vào ấm. nên cắt cây ngay miệng ấm để mủ của cây chảy vào ấm thì càng tốt. Luôn cẩn thận tránh mủ văng vào mắt rất nguy hiểm.
Đặt ấm lên bếp
Đầu tiên cho lửa thật lớn cho nước sôi lên.
Đến khi hơi xông ra nhiều từ vòi ấm thì ta cho lửa nhỏ bớt lại, chỉ canh sao cho vừa đủ để hơi còn bốc nhẹ từ vòi ắm là được
Kế tiếp lấy ống giấy đã quấn, đưa đầu lớn của ống vào vòi ấm, còn đầu nhỏ cho vào mũi để hít hơi xông lên.
Thời gian xông khoảng 15 đến 20 phút. Nên đẻ dành ấm và hâm lại nước trong ấm để dùng. Thường xông 2 lần/ ngày(sáng và tối) sau đó đổ bỏ hôm sau lại dùng liều mới
Nên xông kiên trì đến khi bệnh khỏi hẳn, bệnh nặng thì xông khoảng 30 ngày rồi ngưng.

CÁC BÀI THUỐC NAM CHƯA VIÊM XOANG MŨI


Bệnh viêm đa xoang rất hiếm khi gây tử vong, nhưng nó lại khiến người bệnh lúc nào cũng trong tình trạng nhức đầu, ngạt mũi, khó thở, sụt sịt hơi thở ra mùi hôi...

Bệnh viêm đa xoang rất hiếm khi gây tử vong, nhưng nó lại khiến người bệnh lúc nào cũng trong tình trạng nhức đầu, ngạt mũi, khó thở, sụt sịt hơi thở ra mùi hôi...

Bệnh viêm đa xoang, một loại bệnh rất thường gặp ở mọi lứa tuổi, nhất là ở phụ nữ. Sau một đợt cảm cúm, hắt hơi sổ mũi hoặc viêm nhiễm đường hô hấp trên, dị ứng phấn hoa, hít phải khói thuốc lá ở những nơi không khí ngột ngạt... có thể bị viêm xoang sàng, xoang trán, xoang hàm hoặc xoang bướm. Tất cả các xoang là những hốc rỗng nằm trong khối xương mặt. Có nhiều phương pháp điều trị, ở đây đề cập về bài thuốc nam, từ các loại cây cỏ quanh ta, rất dễ tìm.

Vị thuốc bạch chỉ

Bài thuốc
Với viêm xoang, theo phác đồ điều trị y học cổ truyền dân tộc, có những bài thuốc nam tác dụng rất hay, đem lại kết quả khác nhau. Tuy nhiên, bệnh này cũng hay tái phát - việc tái phát nhanh, chậm tùy thuộc vào cơ địa của người bệnh. Trước đây, sau một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu về thuốc nam, bác sĩ - đại tá Nguyễn Văn Bôn, Chủ nhiệm khoa Đông y (Bệnh viện Quân y 13, Quân khu 5, tỉnh Bình Định) đã có bài thuốc dùng đạt kết quả trên nhiều bệnh nhân viêm đa xoang, hoặc viêm một xoang.
Bài thuốc nam gồm có 17 vị sau đây: bồ công anh, kim ngân hoa, ké đầu ngựa, hạ khổ thảo, thạch hộc, tân di, cát cánh, phòng phong, bạch cương tàm, tan bạch bì, đại táo, huyền sâm (mỗi thứ 12 gr), sinh địa 10 gr, kinh giới, bạch chỉ (mỗi thứ 8 gr), cam thảo 6 gr, huyền thoác 5 gr. Cách sắc (nấu) như sau: cho các vị thuốc vào nồi (hay ấm sắc thuốc) cùng một lít nước, nấu còn lại 200 ml, dùng hết trong ngày. Trong khi uống thuốc trên phải kiêng khem các thứ như: thịt gà, vịt, cá nục, cá ngừ, mắm tôm, các chất tanh, rượu, bia, thuốc lá.

hia sẻ với anh em một phương pháp chữa bệnh viêm xoang, viêm mũi rất hiệu quả.
Mình có người thân bị viêm xoang đã lâu, đi bệnh viện hoài không khỏi, lâu lâu tái phát rất khó chịu. Cách đây vài tháng, có người chỉ cho một phương pháp chữa tri, theo cách này, đến nay bệnh gần như khỏi hẳn.
Đó là phương pháp dùng cây xương cá để xông mũi. Cây này còn gọi là cây xương khô hay cây giao, thường trồng làm cảnh.



Người chỉ cho mình phương pháp này là cô Phúc, ở quận 6. Cô đã từng áp dụng phương pháp chữa bệnh cho hàng ngàn người, đến nay gần như tất cả đều đã khỏe hơn rất nhiều. Nói chính xác là cô không chữa bệnh, mà chỉ cách cho mình tự chữa lấy, và cô cung cấp thuốc miễn phí.
Với tấm lòng nhân ái, cô cùng chồng và các bạn của cô, thường xuyên đi tìm cây thuốc, cung cấp cho người bệnh hoàn toàn miễn phí, theo mình biết thì khoảng 10 năm nay rồi. Ai có bệnh thì cô sẵn sàng giúp, và cung cấp cây thuốc giống để tự trồng, tự chữa bệnh và nhân rộng cây thuốc này.

Từ bản chất của bệnh viêm xoang, chúng ta thấy để chữa khỏi hoàn toàn bệnh viêm xoang thì phải đảm bảo được các yêu cầu sau:

+ Chuẩn đoán chính xác bệnh: Đây là yêu cầu hiển nhiên, nhưng thực tế không dễ, cần phải có nhiều kinh nghiệm,  nhiều bệnh có biểu hiện rất giống với bệnh viêm xoang, bản thân bệnh viêm xoang cũng có biểu hiện rất đa dạng, phong phú ( cùng 1 triệu chứng nhưng có thể do nhiều nguyên nhân gây nên, ví dụ như triệu chứng nghẹt mũi có thể do rất nhiều yếu tố – sẽ phân tích ở dưới).

+ Làm sạch các hốc xoang: Bất cứ một phương pháp điều trị viêm xoang nào muốn đạt được hiệu quả thì trước hết phải đảm bảo làm sạch hoàn toàn các hốc xoang, phải dẫn lưu triệt để các dịch nhầy, dịch mủ ra ngoài.

+ Phải khôi phục hoàn toàn hoạt động của niêm mạc xoang: Đây là một yêu cầu rất quan trọng, nguyên nhân gây ra bệnh viêm xoang cũng xuất phát từ vấn đề niêm mạc, muốn khỏi được hoàn toàn bệnh viêm xoang cũng nằm ở vấn đề này. Dù có lấy sạch dịch mủ, nhầy bẩn trong các hốc xoang, nhưng nếu không khôi phục được hoạt động của niêm mạc xoang thì một quá trình tích tụ các dịch nhầy bẩn mới lại diễn ra, bệnh viêm xoang lại tái phát.

+ Lưu thông được đường thở: Để bệnh viêm xoang không bị tái phát sau điều trị thì mũi xoang bắt buộc phải thông thoáng. Người bị bệnh viêm xoang thường bị tắc nghẹt mũi, khó thở,  nguyên nhân gây tắc nghẹt thì có nhiều (ví dụ như: nghẹt mũi do niêm mạc bị viêm, phù nề xung huyết, do vẹo lệch vách ngăn, do phì đại cuốn mũi, do pôlip mũi…). Tắc nghẹt mũi do niêm mạc phù nề, xung huyết, do dịch nhầy chảy xuống ứ lại thì có thể điều trị khỏi hoàn toàn bằng thuốc, còn nếu do các nguyên nhân cứng (vẹo lệch vách ngăn quá mức, pôlip mũi quá to, cuốn mũi quá phát…) thì phải kết hợp với các biện pháp ngoại khoa. Nếu người bệnh bị dị ứng mũi xoang thì cần phải phòng ngừa tốt bằng cách kiểm soát các nguyên nhân, yếu tố gây dị ứng.


Với bài thuốc gia truyền của Bảo Phúc, bệnh nhân bị viêm xoang mãn tính hoàn toàn có thể yên tâm điều trị và khỏi hoàn toàn trong khoảng thời gian khoảng 30 ngày, tuỳ mức độ bệnh. Bài thuốc chữa bằng phương pháp xông dựa trên khói thuốc và hơi nóng, vì vậy người bệnh cần kiên trì và quyết tâm xông thuốc.

Nguyên tắc chữa Viêm xoang của bài thuốc:

Do các hốc xoang đều thông với mũi, vì vậy khi xông, khói thuốc và hơi nóng có thể đi sâu vào tất cả các hốc xoang, và có tác dụng:

Kích thích cơ thể tự đào thải toàn bộ các dịch mủ viêm nhiễm ra ngoài.
Khói thuốc có tác dụng diệt trùng cao, chống viêm nhiễm, làm lành niêm mạc xoang, khôi phục hoạt động của xoang.
Giúp lưu thông đường thở, dần dần đưa xoang về trạng thái bình thường và bệnh sẽ khỏi hoàn toàn.
Quý vị có thể xông thuốc vào bất cứ thời gian nào rảnh rỗi trong ngày.

Liều lượng: Mỗi ngày dùng hết 1 que thuốc.
Lần xông: Có thể chia làm 2 lần mỗi lần nửa que hoặc xông 1 lần cả que.
Thời gian xông 1 que thuốc: Khoảng 1 tiếng đồng hồ.
Cách thức dùng thuốc hết sức đơn giản, có thể phân thành các bước theo trình tự như sau:

Bước 1: Chuẩn bị một chiếc ống hình phiễu, có thể là bằng bìa, hoặc bằng lá chuối.

Bước 2: Đốt que thuốc cho nó cháy đều.

Bước 3: Đặt đầu phiễu vào sát lỗ mũi, sau đó đưa que thuốc đang cháy vào bên dưới phiễu để khói thuốc và hơi nóng có thể xông lên vào trong mũi, hít thở bình thường để khói thuốc có thể đi sâu vào trong các hốc xoang. Ta có thể tuỳ ý điều chỉnh lượng khói cũng như mức độ nóng bằng cách đưa mồi thuốc lên cao hoặc xuống thấp.

Bước 4: Khi nước mũi và các dịch nhầy trong xoang thải ra ngoài người bệnh lau sạch và tiếp tục.

Bước 5: Cứ xông như vậy hết mũi bên này lại chuyển sang mũi bên kia.

Lưu ý:

1. – Khi xông thuốc tư thế ngồi bình thường, hít thở đều, không nên cúi sâu, không nên hít mạnh, sẽ làm cho khói thuốc đi xuống họng gây khó chụi.

2. – Trong quá trình xông thuốc  2 – 3 ngày đầu chưa quen nên người bệnh cảm thấy hơi khó chụi, dịch nhầy thải ra nhiều có thể làm mũi nghẹt, nhưng sau 4 – 5 ngày người bệnh sẽ cảm thấy mũi bắt đầu thông thoáng khô hơn do dịch nhầy tiết ra it đi.

3. – Trong quá trình xông khi dịch nhầy ra nhiều làm tắc mũi, người bệnh nhớ xì và lau hết dịch nhầy để khói thuốc có thể xông vào các hốc xoang, tránh để tắc mũi khói thuốc không xông vào được sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc.

4. – Người bệnh cần kiên trì xông thuốc theo hướng dẫn, liên tục tránh ngắt quãng để đạt hiệu quả cao, bệnh viêm xoang sẽ mau chóng được chữa khỏi.

Chống chỉ định:

Bài thuốc của gia đình tôi được bào chế hoàn toàn bằng các nguyên liệu quý lấy từ tự nhiên, không ảnh hưởng tới sức khoẻ người dùng. Tuy nhiên chúng tôi khuyên không dùng cho phụ nữ có thai và trẻ em dưới 3 tuổi.



Tôi đã tự chữa viêm xoang mãn tính như thế nào?

Suốt 3 năm trời tôi khổ sở với căn bệnh viêm xoang. Mủ xanh mủ vàng nhiều đến nỗi tôi phải uống kháng sinh liên tục, chọc hút thường xuyên, thậm chí còn đi mổ lệch vách ngăn. Người bạn là bác sĩ từng bảo "bệnh của cậu không khỏi được".

Trong hành trình chữa viêm xoang của mình, tôi biết rằng rất nhiều người khác cũng đang trong tình trạng tương tự, tốn kém tiền của, thời gian và công sức vô cùng, nhưng bệnh vẫn ngày một nặng hơn. Do vậy tôi muốn chia sẻ những kinh nghiệm của mình để mong nhiều người tránh được nỗi khổ ải như thế.

5 năm trước tôi bị một đợt viêm xoang cấp, và được kê kháng sinh. Đợt đó tôi khỏi nhanh chóng. Vài tháng sau, tôi bị lại, và cũng được kê loại kháng sinh ấy, nhưng lần này thời gian điều trị dài gần gấp đôi bệnh mới dứt.

Khoảng nửa năm sau, tôi bị một đợt nặng hơn, với rất nhiều mủ xanh, mũi nghẹt thở, mủ chảy cả xuống họng kéo theo viêm họng. Lần này, sau gần 2 tuần hút mủ, dùng thuốc Tây, bệnh vẫn chưa dứt. Tôi được khuyên nên rửa mũi thường xuyên bằng nước muối sinh lý để loại bỏ mủ. Quả thực, phương pháp ấy khá hiệu nghiệm. Bệnh đã giảm đi nhiều, nhưng vẫn không khỏi.

Kể từ đó, thi thoảng viêm xoang lại tái phát, đặc biệt là khi nhiễm lạnh (nằm điều hòa lạnh hoặc đi xe máy trời mùa đông). Về sau, bệnh dần nặng hơn, rất dễ bị mủ xanh kèm theo ngạt thở, hắt hơi. Một năm tôi uống cả chục đơn thuốc kháng sinh, kháng viêm, tiêu đờm và thuốc chống dị ứng, cả thuốc tăng miễn dịch, có đợt phải thay đến loại kháng sinh thứ 3 mà bệnh vẫn không dứt hoàn toàn. Cứ được vài ngày mũi trong là mủ xanh lại xuất hiện, ngạt mũi trở lại.

Tôi đã phải mua máy khí dung về nhà dùng thường xuyên, thậm chí còn đi mổ vẹo vách ngăn (bác sĩ cho rằng đây là một nguyên nhân khiến dịch mũi ứ đọng, dễ nhiễm khuẩn), đến cả nhà riêng bác sĩ để hút, chữa cho triệt để. Nhưng lúc nào trong mũi cũng có mủ, dù ít dù nhiều.

Tôi cũng uống kết hợp nhiều loại thuốc đông y, thảo dược được bán trên thị trường, nhưng kết quả không thấy là bao.

Những ngày đó tôi mệt mỏi, lo lắng vô cùng. Tiền bạc mỗi đợt cũng mất cả triệu, mà bệnh càng có dấu hiệu dai dẳng, không dứt. Một người bạn bác sĩ từng tuyên bố tôi bị viêm đa xoang mãn tính, không thể chữa khỏi được nữa. Đã có lúc tôi tuyệt vọng, nghĩ mình bó tay.

Cách đây gần 1 năm, tôi bị tái phát một đợt cấp, lần này sau 2 đợt thuốc không thấy đỡ, bác sĩ quyết định cho tôi dùng 3 loại kháng sinh kết hợp, cùng với thuốc nâng cao thể lực và nhiều loại thuốc khác, tổng giá trị đơn lên đến hơn 2 triệu đồng.

Cầm tờ đơn ra hiệu thuốc mà tôi như người mộng du, lo sợ và hoảng hốt nghĩ về số tiền, về tương lai sức khỏe của mình. May mắn tôi đã gặp người bán thuốc tốt bụng. Sau khi xem đơn của tôi, cô ấy bảo "anh ơi, nếu đã dùng các thuốc kia rồi, thì 3 thuốc này cũng vô tác dụng thôi. Tốt nhất anh hãy dừng ngay thuốc Tây lại, tự mình tập thể dục xem sao, để cơ thể tự khỏi thôi". Cô ấy động viên tôi rất nhiều, và kể về nhiều trường hợp đã không thể khỏi khi dùng Tây y như vậy.

Lời nói cương quyết của cô bán thuốc làm tôi như bừng tỉnh. Tôi thấy mình đã uống bao nhiêu thuốc Tây vào người nhưng cái khỏi chỉ là tạm thời, còn thể trạng thì ngày càng yếu đi. Giờ nếu có dừng thuốc thì bệnh cũng chỉ đến thế mà thôi.

Thế là từ hôm đó, tôi quyết định làm "cách mạng" với căn bệnh của mình.

Do mắc bệnh lâu ngày, đọc nhiều bài viết về bệnh viêm xoang, nên tôi hiểu một phần lý do khiến bệnh dai dẳng là do lớp niêm mạc mũi phù nề, ứ dịch lâu ngày, gây ngạt, gây viêm nhiễm. Như thế, chỉ cần giữ cho mũi thông thoáng thì chắc chắn viêm nhiễm sẽ giảm, do không còn dịch ứ đọng.

Hiểu như thế nên bắt đầu từ đó buổi sáng, tôi dậy chạy bộ 10-15 phút ở công viên sau nhà, leo cầu thang 5 tầng và đi bộ bất cứ lúc nào có thể. Dần dần, cường độ chạy bộ, đi bộ được nâng lên. Buổi tối dù muộn, tôi cũng cố chạy nhẹ hoặc đi bộ 10 phút trước khi đi ngủ, để mũi thông thoáng.

Sau mỗi lần chạy bộ, mũi thông thoáng như vừa có ai gột rửa sạch, cảm giác rất dễ chịu, và nếu lúc nào ngạt trở lại, tôi lại đứng lên đi bộ hoặc chạy nhẹ, kết hợp xoa nóng cánh mũi đến khi mũi thông trở lại mới thôi. Chỉ sau vài ngày, tôi phát hiện ra chứng ngạt mũi kinh niên đã giảm đi lúc nào không biết.

Sau khoảng 2 tuần, bệnh xoang của tôi đã có dấu hiệu thuyên giảm rõ rệt, có hôm hầu như không còn mủ nữa. Nhưng dịch thì vẫn còn, chưa dứt hẳn. Tôi thử bỏ luôn không rửa mũi thường xuyên bằng nước muối nữa, vì nghĩ rằng khi các vết thương đã gần khỏi, thì rửa mũi liên tục sẽ làm cho nó loét lại, không có cơ hội tự lành.

Mỗi khi ngạt mũi, tôi dùng thêm tinh dầu để xông (loại có bạc hà, quế, hồi, đinh hương..., có tác dụng diệt khuẩn, giảm viêm tại chỗ). Cách xông này rất hiệu quả, vừa giảm ngạt, vừa sát trùng luôn cả đường mũi họng. Tôi cũng tăng cường ăn uống, đặc biệt là các loại quả giàu vitamin C, giữ cho tinh thần thoải mái.

Sau gần một tháng tự điều trị, "đợt xoang cấp" kéo dài cả năm của tôi đã hết lúc nào không rõ. Nhưng tôi vẫn duy trì đều đặn chế độ luyện tập ấy. Chừng một tháng sau, xoang tái phát trở lại, nhưng nhanh chóng khỏi sau 3 ngày nỗ lực của tôi. Khoảng 3 tháng sau nữa tôi cũng bị thêm một đợt khác, nhưng lần này nhẹ hơn nhiều, và chỉ sau 2 ngày đã hết sạch mủ.

Gần 8 tháng nay tôi không còn phải uống thuốc gì nữa. Mỗi khi hơi ngạt mũi là tôi chạy - đi bộ nhiều hơn, kết hợp xông tinh dầu và xoa mũi. Tôi cũng hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh trở lại như luôn giữ ấm cơ thể, giữ ấm chân, súc miệng nước muối ấm sáng và tối (nếu bệnh tái phát thì súc miệng nhiều hơn). Đi ngoài đường lúc nào tôi đeo khẩu trang, và về giặt, thay ngay. Tôi cũng tránh xa chỗ bụi bặm hết mức có thể, vì hiểu rằng chỉ cần một chút bụi bẩn cũng đủ kích thich gây viêm trở lại.

Sau gần 1 năm, giờ đây bệnh xoang đã không còn ám ảnh tôi nữa, và tôi cũng không còn sợ hãi nếu nó xuất hiện trở lại, bởi đã có cách trị của riêng mình. Điều mà tôi rút ra được sau hơn 3 năm đi chữa xoang khắp nơi là mình phải tự mình nâng cao đề kháng cho cơ thể, có như vậy tự khắc bệnh sẽ rút lui, còn nếu trông chờ vào thuốc thì sẽ chỉ tiền mất, tật thêm mang mà thôi.

GIỚI THIỆU CÁC TRIỆU CHỨNG CẦN KHÁM CHỮA BỆNH VIÊM XOANG:

- Hai dấu hiệu chủ yếu của viêm xoang là đau nhức và tăng tiết dịch mũi. Nhức đầu, căng nặng đầu từng cơn hoặc thường xuyên xảy ra ở vùng xoang bị viêm. Dịch tiết chạy xuống họng hoặc ra mũi. Dịch mũi thường đặc, vàng hoặc xanh, đôi khi có cả máu, chứ không trong và loãng như dịch mũi ở chứng cảm cúm thông thường.

- Đau là triệu chứng thường gặp nhất của

viêm xoang

. Tùy thuộc vị trí xoang bị viêm mà vị trí thay đổi: Đau vùng trán, đau vùng má hay hàm trên, hàm dưới, đau sau hốc mắc, đau ở đỉnh đầu, đau sau gáy cổ, đau cứng cổ, mõi bả vai. Bệnh nhân thường bị ghẹt mũi, chất tiết mũi trở nên dày đặc, đục xanh hôi tanh, ho hen vì nước mũi chảy xuống họng ngứa viêm. Tùy theo tình trạng viêm và mức độ mà người bệnh có thể sốt, nghẹt mũi, nhảy mũi, đau nhức căn tức, mệt mỏi, đau răng, ngủ không yên giấc…

 lâu dài nếu bệnh nhân bị bệnh viem xoang không được điều trị đúng mức có thể dẫn đến một số biến chứng như: viêm phế quản mãn tính hay lao phổi giả do mủ từ xoang viêm chảy xuống họng. Bệnh nhân có ho, khạc đờm đôi khi lẫn máu, sốt nhẹ về chiều…; viêm họng mạn: rát họng, vướng họng, thường phải nuốt liên tục nên đôi khi có cảm giác nghẹn thở; viêm dây thần kinh thị giác sau nhãn cầu: có thể do viêm xoang cấp hay mạn. Mắt bị mờ, thị lực giảm rất nhanh; viêm tấy ổ mắt, viêm mí mắt, viêm túi lệ; viêm xương sọ; viêm màng não: bệnh nhân nhức đầu, cứng gáy, nôn…; viêm tắc tĩnh mạch hang: sốt cao, rét run, nhức đầu, cứng gáy, lồi mắt, dãn tĩnh mạch vùng trán và mí mắt…; thậm chí bị áp xe não, viêm não.


thuoc chua benh viem xoang khoi benh hoan toan

Đường nhiễm trùng lan rông từ viêm xoang sàng qua hốc mốc nếu không điều trị.

thuoc tri viem xoang, thuốc trị viêm xoang



II) VÌ ĐÂU CON NGƯỜI CHÚNG TA MẮC BỆNH VIÊM XOANG:

Viêm xoang là tình trạng viêm nhiễm ở một hoặc nhiều khoang rỗng nằm trong khối xương mặt có liên quan chặt chẽ đến hốc mũi. Về mặt bệnh học, người ta phân biệt các xoang làm hai nhóm. Nhóm xoang trước gồm xoang trán, xoang hàm và xoang sàng trước, có các lỗ thông đổ ra khe mũi giữa. Nhóm xoang sau gồm các xoang sàng sau và xoang bướm, có lỗ thông ra khe mũi trên. Mặt trước của xoang bướm còn có hai lỗ nhỏ thông xuống vòm họng.

Bình thường, những chất xuất tiết sinh lý hoặc bệnh lý trong xoang được tháo ra ngoài thông qua lỗ thông mũi xoang. Khi ta bị cảm cúm, các xoang trở nên viêm tắc, phù nề và ngăn trở khả năng thông tháo dịch nhầy ra mũi. Điều này dẫn đến sung huyết mạch máu xoang và nhiễm trùng xoang. Do đó cảm cúm hoặc viêm mũi dị ứng kéo dài nếu không được điều trị thích hợp sẽ dễ dẫn đến

viêm xoang, nhất là những trường hợp mũi có cấu tạo bất thường.

Vị trí các loại bệnh viêm xoang con người mắc phải

Thuoc chua viem xoang, thuốc chữa viêm xoang





Bệnh xoang mũi và cách chữa trị
Bài thuốc dân gian chữa viêm xoang
Điều trị viêm xoang
Tìm hiểu về bệnh viêm xoang mũi
Tác dụng chữa bệnh của cây giao
Tác dụng chữa bệnh của cây mướp
Viêm xoang hàm mãn tính
Điều trị bệnh viêm mũi dị ứng






(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý