Tác dụng của việc ăn nho

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Tác dụng của việc ăn nho

19/04/2015 05:46 AM
829

Ngày nay, nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh trong vỏ và hạt nho đều chứa nhiều chất có lợi cho sức khỏe. Chúng ta cùng tìm hiểu tác dụng của việc ăn nho nhé!



NHO - SIÊU THỰC PHẨM CHO SỨC KHỎE



Ăn nho chớ bỏ hạt

Trong lớp vỏ mỏng của hạt nho, người ta tìm thấy chất resveratrol có cấu trúc hóa học tương đồng với hoocmon oestrogen ở người. Chúng có tác dụng tốt đối với cholestrol và thành mạch máu trong cơ thể. Điều này giải thích vì sao uống rượu vang đỏ lại có tác dụng tốt cho tim mạch.

Trong cao làm từ hạt nho có chứa chất proantho-cyanidin, là chất chống oxy hóa có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của nhiều bệnh nan y, chống xơ vữa động mạch và quá trình lão hóa sớm. Khả năng loại trừ các gốc tự do của chất này lớn hơn nhiều so với vitamin C và E.

Chất proantho-cyanidin đã được thử tác dụng trên tế bào ung thư vú, dạ dày, phổi và bạch cầu ở người, cho kết quả tốt. Các dòng ung thư đều bị ức chế và đẩy mạnh hoạt động của các tế bào khỏe mạnh. Mức độ tác dụng tùy thuộc vào nồng độ sử dụng và thời gian ủ cao hạt nho. Chất này còn phòng được các bệnh do virus gây ra, kháng virus herpes, bại liệt.

Hạt nho còn được ép lấy dầu, chứa nhiều axit linoleic, có tác dụng giảm chứng bất lực ở nam giới và hạn chế nguy cơ về bệnh tim mạch nếu dùng hàng ngày. Dầu này còn có khả năng giảm kết vón tiểu cầu (gây máu đông cục, làm tắc nghẽn thành mạch). Ngoài ra, nó còn có tác dụng phòng chống chứng tăng huyết áp (do ăn nhiều muối), hàn gắn vết thương do tiểu đường và béo phì gây ra.
 

Vỏ không phải là bã
Trong vỏ quả nho chứa nhiều chất có khả năng kháng khuẩn. Qua phương pháp đồng vị phóng xạ, người ta thấy chất này không bị phá hủy bởi dịch tiêu hóa nên có thể tuần hoàn khắp cơ thể và cho tác dùng toàn thân rất tốt. Vỏ nho chứa nhiều resveratrol hơn trong thịt quả nho. Chất này có khả năng chống oxy hóa mạnh gấp 7 lần vitamin E. Vì vậy khi ăn nho ta nên ăn cả vỏ.

Quả nho giàu dinh dưỡng
Cứ 100g thịt quả nho sẽ cho 71 calo, 10-12g đường dễ hấp thụ, 11mg vitamin C (18% nhu cầu hàng ngày). Nếu chỉ nhằm cung cấp sinh tố C từ nho thì mỗi ngày phải ăn khoảng 500g. Thịt quả nho ăn dễ tiêu, giải khát, thông tiểu và lợi mật.

Trong quả nho có chứa polyphenol có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ các tế bào và các nguyên sinh chất trong cơ thể, chống lại sự hình thành các gốc tự do. Vì vậy ăn nho giúp con người trẻ lâu, làm giảm nếp nhăn, tăng sức đề kháng, chống lại sự xâm nhập của các loại virus. Ngoài ra trong quả nho còn chứa nhiều đường gluco và fructose dễ hấp thụ, các vitamin và khoáng chất có tác dụng tăng sức đề kháng cho cơ thể.
 

Nước ép từ quả nho
Uống 1 ly nước ép nguyên chất từ quả nho đỏ hay tím sẫm rất tốt cho chức năng tim. Nước ép nho đỏ có ảnh hưởng trực tiếp lên phản ứng đông máu, vừa làm tăng nồng độ các chất kháng oxy hóa và giảm các gốc tự do trong hệ tim mạch.

So với nước ép bưởi, cam, cà chua và táo, nước ép nho đỏ có hoạt tính kháng oxy hóa mạnh gấp 3 lần. Người ta phân tích các chất có trong thành phần nước ép này cho thấy nó cũng chứa những hoạt chất được tìm thấy trong trái quất, có hiệu quả phòng tránh các bệnh nhiễm trùng đường tiểu cao.

Tác dụng thải độc
Đặc biệt, nho còn có tác dụng đào thải chất độc trong cơ thể. Nho giúp gan quét đi lượng độc tố có hại trong cơ thể, đồng thời có ích cho quá trình tái tạo máu. Lượng nước, kali cao (có tác dụng lợi tiểu), giàu chất xơ (thúc đẩy quá trình tiêu hóa) làm tăng khả năng thải độc của loại quả giàu dinh dưỡng này.

Vì vậy, nếu có điều kiện, mỗi tuần bạn nên ăn nho một lần để làm sạch cơ thể. Nho là loại quả giàu năng lượng nên rất tốt cho trẻ em, thanh thiếu niên, người chơi thể thao, những người cần nhiều năng lượng.

Giảm cân và phòng chống sâu răng
Nho được coi là thần dược của những người muốn giảm cân. Lượng insulin, chất chuyển hóa đường trong quả nho rất thấp, giúp giảm lượng đường trong cơ thể. Nhờ vậy, sau khi ăn nho, ta ít thấy đói và có thể kiềm chế được cơn thèm ăn vặt.

Lâu nay quả nho vẫn bị mang tiếng là kẻ phá hoại răng (do có vị ngọt) song thực chất, thứ quả nhỏ bé này sở hữu 5 hợp chất đặc biệt có khả năng diệt khuẩn gây sâu răng và các bệnh về nướu lợi. Ngoài ra, quả nho chứa đường fructose và glucose, chứ không phải đường sucrose gây bệnh.
 

Rượu nho tốt cho tim mạch
Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, uống một lượng rượu vang vừa phải hàng ngày (1-2 ly) làm giảm tỷ lệ mắc bệnh nhồi máu cơ tim và có tác dụng điều hòa huyết áp ở những người có tiền sử cao huyết áp. Với liều lượng vừa phải, rượu vang có tác dụng làm tăng lượng cholesterol có lợi và giảm lượng cholesterol có hại, nhờ vậy giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh xơ vữa động mạch.

Không nên uống thuốc với nước nho
Thức ăn bạn dùng có thể ảnh hưởng xấu tới hoạt động của thuốc trong cơ thể. Một trong những sự kết hợp nguy hiểm nhất là uống thuốc với nước nho, loại nước được nhiều người ưa chuộng. Nước nho ảnh hưởng tới sự sản xuất men gan tham gia vào quá trình chuyển hóa thuốc, làm thay đổi nồng độ thuốc trong máu.

Theo các chuyên gia dược phẩm, khi dùng thuốc với nước nho, nồng độ trong máu của một số thuốc tăng lên so với tính toán, trong khi một số thuốc khác lại bị giảm thấp hơn so với yêu cầu. Phần lớn các dược phẩm đều chịu ảnh hưởng của nước nho, trong số này có: Thuốc kháng histamin để chống dị ứng, cảm cúm; thuốc an thần nhóm benzodiazeptine; thuốc chẹn kênh canxi để điều trị cao huyết áp; các thuốc nhóm statin để giảm cholesterol trong máu. Một số nghiên cứu cho thấy phản ứng cũng xuất hiện với các thuốc viagra, singulair và aircept.


NHO GIÀU VITAMIN VÀ KHOÁNG CHẤT


Giàu vitamin và chất khoáng

Trái nho chứa khoảng 65 - 85% nước, 10 - 33% đường (glucose và fructose), phlobaphene, axit galic, axit silicic, quercetine, anin, glucosides, mono delphinidin và delphinidin, axit hoa quả, axit phosphoric, salicilic, axit chanh, axit formic, axit oxalic, pectin, hợp chất tanin, muối kali, magiê, canxi, mangan, coban, sắt và vitamin B1, B2, B6, B12, A, C, P, PP, K, axit folic và các enzime.

Phần vỏ quả nho có hợp chất tanin và dầu cần thiết.

Trong hạt nho có hợp chất tanin, phlobaphene, lecithin, vani và dầu béo.

Lá nho có chứa đường, quercetine, carotin, inosite, hợp chất tanin, betain, axit tartaric, axit táo, axit ascorbic, axit protocatechine, kali, natri, sắt và silicon.

Điều trị bệnh hiệu quả

Nho dùng để điều trị các bệnh liên quan đến rối loạn trao đổi chất, rối loạn gan, thận và phổi cùng các bệnh liên quan đến tim mạch.

Nho giúp cải thiện quá trình trao đổi chất, lợi tiểu, chống viêm nhiễm và có tác dụng nhuận tràng.

Nho rất tốt với những người bị mệt mỏi hệ thần kinh, những bệnh nhân huyết áp cao, bệnh viêm phế quản và gout.

Ăn nho giúp cơ thể khoẻ mạnh, giúp nhanh phục hồi đối với những người bị thiếu máu kinh niên, viêm dạ dày và táo bón.

Nho nên có trong bữa ăn của những người mắc bệnh lao phổi giai đoạn đầu.

Uống nước ép trái nho tươi hàng ngày trong thời gian dài giúp giảm huyết áp cao rất hiệu quả

Một số cách dùng

Đun sôi hỗn hợp có tỉ lệ 1 phần lá nho và 10 phần nước trong 15 phút, để lạnh rồi gạn bỏ bã dùng để súc miệng nếu bị viêm họng.

Những người bị viêm họng, viêm loét vùng miệng, rối loạn bàng quang và bị bệnh trĩ nên ăn nho khô.

Lưu ý

Với những người bị béo phì, loét dạ dày, tiểu đường, bệnh viêm ruột kết, bệnh tiêu chảy và bệnh lỵ không nên dùng nho và nước ép nho.

Ăn nho với sữa, dưa chuột, cá,bia, nước khoáng hoặc với các bữa ăn nhiều chất béo sẽ gây khó chịu cho dạ dày.

Những người bị sâu răng không nên ăn nho, nếu ăn nên súc miệng thật sạch hoặc đánh răng sau mỗi lần ăn nho.


TÁC DỤNG PHÒNG BỆNH CỦA TRÁI NHO


Việc thử nghiệm đã được tiến hành trên một số loài động vật gặm nhấm, tất cả đều được áp dụng một chế độ ăn nhiều muối để tạo điều kiện cho bệnh tim mạch xuất hiện. Tuy nhiên, chỉ một nhóm được cho ăn thêm bột tổng hợp các loại nho (xanh, đỏ và đen), còn nhóm còn lại được dùng thuốc chống huyết áp cao.

Kết quả thử nghiệm cho thấy, huyết áp của nhóm ăn bột nho giảm hơn so với nhóm kia, đồng thời tim cũng hoạt động tốt hơn và nhất là ít bị tổn thương hệ tim mạch.

Trong khi đó, nhóm còn lại dùng thuốc chống huyết áp cao cũng hạn chế được bệnh nhưng bị nhiều tổn thương hệ tim mạch hơn nhóm ăn bột nho.

Theo tiến sĩ Steve Bolling, chuyên gia về tim mạch của trường Đại học Michigan, kết quả này đã chứng minh rằng nho - giống như các loại rau và quả khác - có nhiều tác dụng, nhất là khả năng làm giảm nguy cơ huyết áp cao.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện thấy trong tất cả các phần của quả nho (vỏ, phần thịt và hạt) đều có flavonoide, một chất chống oxy hóa và có khả năng giảm huyết áp.

Tiến sĩ Bolling cho biết: "Những động vật trong công trình nghiên cứu này, cũng giống như trường hợp của rất nhiều người, bị suy tim do bệnh huyết áp cao - hậu quả của chế độ ăn quá mặn".

Ông khuyên rằng những người mắc bệnh huyết áp cao và các bệnh về tim mạch nên kết hợp việc ăn nhiều nho với các thuốc điều trị cũ.

Các loại rau, củ, quả có tác dụng chữa bệnh


LỢI ÍCH BẤT NGỜ TỪ TRÁI NHO


Nho không chỉ là nguồn nguyên liệu để chế biến rượu vang mà còn là loại trái cây được nhiều người ưa chuộng vì mùi vị hấp dẫn và chứa nhiều chất dinh dưỡng. Nho là nguồn cung cấp năng lượng và vitamin dồi dào, rất tốt cho sức khỏe của mỗi chúng ta.

Dưới đây là những điều tuyệt vời mà quả nho mang lại cho chúng ta:

Giàu vitamin và chất khoáng

Trái nho chứa khoảng 65–85% nước, 10–33% đường (glucose và fructose), phlobaphene, axit galic, axit silicic, quercetine, anin, glucosides, mono delphinidin và delphinidin, axit hoa quả, axit phosphoric, salicilic, axit chanh, axit formic, axit oxalic, pectin, hợp chất tanin, muối kali, magiê, canxi, mangan, coban, sắt và vitamin B1, B2, B6, B12, A, C, P, PP, K, axit folic và các enzime.

Phần vỏ quả nho có hợp chất tanin và dầu cần thiết.

Trong hạt nho có hợp chất tanin, phlobaphene, lecithin, vani và dầu béo.

Lá nho có chứa đường, quercetine, carotin, inosite, hợp chất tanin, betain, axit tartaric, axit táo, axit ascorbic, axit protocatechine, kali, natri, sắt và silicon.

Điều trị bệnh hiệu quả

Trị tiểu mót, tiểu buốt: 150g nước ép nho tươi, 100g nước ép từ củ sen trộn cùng 1-2 thìa mật ong và pha loãng với nước sôi để uống.

Phù thũng, tiểu ít, đau nhức do phong thấp: Rễ cây nho dại 100g, nho khô 50g n��u lấy nước uống còn bã thì đắp vào chỗ đau.

Buồn nôn: Nửa cốc nước nho ép, 1 thìa nước gừng tươi, thêm vào một ít nước ấm quấy đều và uống.

Huyết áp cao: Nho 150g, mã thầy 15-20 hạt, sau khi rửa sạch xay nhỏ và pha thêm nước sôi rồi uống.

Thiếu máu, mệt mỏi: Nho khô một nắm, hạt cẩu khởi 2 thìa, sau khi nấu lên cho thêm vào một ít mật ong rồi lấy ra uống.

Động thai: Nho khô 60g, táo đỏ 15 quả, chanh 1-2 lát mỏng, cho tất cả vào cốc đổ nước sôi vào pha uống.

Lạnh bụng, thiếu máu: Nho khô 60g, long nhãn ( bỏ hạt) 15g, quả dâu 5g, nấu nước lên uống.

Ho nhiều đờm: Nho khô 1 nắm, bách hợp 20g, gạo 50g, nấu lên thành cháo.

Miệng khô: Lấy nước nho, nước mía mỗi thứ nửa cốc, cho nước ấm vào hòa đều, thêm một chút mật ong vào và uống thay nước trà.

Thị lực suy giảm: Nho khô 20g, hạt cẩu khởi 10g, thảo quyết minh 5g, thêm vào chút mật ong và pha giống như trà uống hàng ngày.

Thức uống tuyệt vời từ nho

Uống 1 ly nước ép nguyên chất từ quả nho đỏ hay tím sẫm rất tốt cho chức năng tim. Nước ép nho đỏ có ảnh hưởng trực tiếp lên phản ứng đông máu, vừa làm tăng nồng độ các chất kháng ô-xy hóa và giảm các gốc tự do trong hệ tim mạch.

So với nước ép bưởi, cam, cà chua và táo, nước ép nho đỏ có hoạt tính kháng ô-xy hóa mạnh gấp 3 lần. Người ta phân tích các chất có trong thành phần nước ép này và thấy nó cũng chứa những hoạt chất được tìm thấy trong trái tắc (quất), có hiệu quả phòng tránh các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu.

Tác dụng thải độc

Đặc biệt, nho còn có tác dụng đào thải chất độc trong cơ thể. Nho giúp gan quét đi lượng độc tố có hại trong cơ thể, đồng thời có ích cho quá trình tái tạo máu. Lượng nước, kali cao (có tác dụng lợi tiểu), giàu chất xơ (thúc đẩy quá trình tiêu hóa) làm tăng khả năng thải độc của loại quả giàu dinh dưỡng này.

Vì vậy, nếu có điều kiện, mỗi tuần bạn nên ăn nho một lần để làm sạch cơ thể. Nho là loại quả giàu năng lượng nên rất tốt cho trẻ em, thanh thiếu niên, người chơi thể thao – những người cần nhiều năng lượng.

Lưu ý

Với những người bị béo phì, loét dạ dày, tiểu đường, bệnh viêm ruột kết, bệnh tiêu chảy và bệnh lỵ không nên dùng nho và nước ép nho.

Ăn nho với sữa, dưa chuột, cá,bia, nước khoáng hoặc với các bữa ăn nhiều chất béo sẽ gây khó chịu cho dạ dày.

Những người bị sâu răng không nên ăn nho, nếu ăn nên súc miệng thật sạch hoặc đánh răng sau mỗi lần ăn nho.


MỘT SỐ MÓN ĂN BÀI THUỐC CHỮA BỆNH TỪ QUẢ NHO



Theo nghiên cứu, quả nho có lượng đường glucose và các acid hữu cơ cao; giàu sinh tố B, C, Fe, caroten và acid nicotinic; các hợp chất phenol… nên có tác dụng bổ dưỡng và hưng phấn thần kinh, hỗ trợ tiêu hoá, bổ huyết tăng lực, rượu vang nho có tác dụng làm tan các mảng xơ vữa trong mạch máu nên rất tốt cho những người nhồi máu cơ tim và tăng huyết áp.

Theo Đông y, quả nho vị ngọt, chua, tính bình; vào tỳ, vị, thận, tác dụng bổ khí dưỡng huyết, cường kiện cân cốt, lợi thủy trừ thấp. Rễ cây nho vị ngọt, tính bình, tác dụng trừ phong thấp, lợi niệu. Dây nho (cả lá) vị ngọt, tính bình, tác dụng lợi thủy, thẩm thấp, giải độc. Quả nho dùng cho các trường hợp suy nhược sau điều trị bệnh dài ngày, viêm nhiễm sốt cao, da khô, miệng họng khô, khát nước, viêm thận, phù nề, huyết niệu, tiểu dắt tiểu buốt, đau nhức do phong thấp. Những nghiên cứu gần đây cho thấy nho đỏ có thể làm giảm nguy cơ tai biến tim mạch, giảm tác hại của thuốc lá với phổi; ngăn ngừa ung thư, giúp cơ thể chống đỡ tác dụng phụ trong việc điều trị ung thư. Rễ nho dùng cho các bệnh nhân đau sưng khớp, phù nề, viêm đường tiết niệu. Dây và lá nho dùng cho các trường hợp phù nề tiểu ít, ung nhọt, viêm kết mạc mắt, đau mắt đỏ, đau sưng khớp, giải độc. Sau đây là một số cách dùng nho để làm thuốc:

Tăng huyết áp: quả nho tươi 150g, mã thầy 15 hạt: mã thầy gọt bỏ vỏ, nho rửa sạch, cho vào xay nhỏ, thêm ít nước sôi để uống.

Thị lực suy giảm: Nho khô 20g, câu kỷ tử 10g, thảo quyết minh 5g. Hãm uống trong ngày.

Đau nhức do phong thấp, phù thũng, tiểu ít: Rễ nho tươi 100g (hoặc rễ khô 50g). Sắc uống.
Nho ăn tươi: Nho tươi 250g (rửa sạch ăn tươi) ngày 1 - 2 lần. Dùng cho các chứng âm hư nội nhiệt, nhiệt bệnh thương tân, có biểu hiện sốt nóng, da khô, môi miệng khô, khát, trạng thái kích ứng, mồ hôi trộm, lòng bàn tay bàn chân nóng.

Nước ép nho: Nho tươi 250g ép vắt nước, thêm 1 ly nước sôi, khuấy đều uống nóng. Dùng cho các trường hợp tiểu dắt, buốt, tiểu ít màu vàng đục (viêm đường tiết niệu).

Nước nho ngó sen: Nước ép nho 50ml, nước ép ngó sen 50ml; trộn khuấy đều. Ngày uống 2 lần. Dùng cho các trường hợp sỏi đường tiết niệu, niệu huyết, tiểu dắt buốt và đau.

Cháo nho đại táo: Nho khô 30g, đại táo 15g, gạo tẻ 60 - 100g. Tất cả nấu cháo, chia 2 lần ăn trong ngày. Dùng cho các trường hợp viêm thận phù thũng, động thai dọa sảy.

Cháo nho bách hợp: Nho khô 50g, bách hợp 20g, gạo 50g. Tất cả nấu cháo. Chữa ho nhiều đờm.

Rượu nho: Rượu nho 10ml, uống trước khi đi ngủ. Dùng cho các trường hợp mất ngủ, suy nhược thần kinh sau bệnh dài ngày, ăn kém chậm tiêu, còn có tác dụng hoạt huyết an thai.

Rượu vang chế từ nho đỏ: uống 30 - 50ml trong bữa ăn, tác dụng kích thích tiêu hóa và tốt cho những người xơ vữa mạch máu, tăng huyết áp.

Lưu ý: Người có hội chứng lỵ, tiêu chảy không dùng nhiều. Những người đang dùng thuốc trị tăng huyết áp (nhóm đối kháng calci: amlodipin, nefedipin, diltiazem, verapamil, nicardipin…); đang dùng các loại thuốc ức chế men chuyển (benazepril, captopcil, cilazapril, enalapril...) không được dùng nho do làm tăng kali máu.




Tác dụng của việc ăn chuối tiêu
Tác dụng của việc ăn hoa quả đúng cách
Tác dụng của việc ăn cà rốt sống
Tác dụng của việc ăn chay trường với sức khỏe
Tác dụng chữa bệnh của gạo lức
Tác dụng của rau ngót
Tác dụng của quả bơ với bà bầu






(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý