Cách điều trị bệnh mất ngủ kinh niên khỏi hẳn

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Cách điều trị bệnh mất ngủ kinh niên khỏi hẳn

19/04/2015 05:46 AM
4,250

Cách điều trị bệnh mất ngủ kinh niên khỏi hẳn. Chỉ bằng những phương pháp đơn giản từ thiên nhiên và kiên trì áp dụng bạn sẽ thấy ngạc nhiên đấy. hãy tìm hiểu nhé!







TÌM HIỂU VỀ BỆNH MẤT NGỦ KINH NIÊN


Bịnh mất ngủ có phổ biến hay không?

Bịnh mất ngủ xảy ra rất thường xuyên ở mọi lứa tuổi. Những thống kê cho ta biết rằng có khoảng 1/3 chúng ta có triệu chứng giấc ngủ bị xáo trộn. Khoảng chừng 9% tới 15% người than phiền có triệu chứng buồn ngủ và mệt mỏi trong ngày vì thiếu ngủ.

Thống kê bịnh nhân đi khám bác sĩ gia đình cho thấy rằng có tới 50% bịnh nhân bị mất ngủ vì nhiều lý do khác nhau. Tuy nhiên số bịnh nhân khai bịnh mất ngủ là nguyên nhân chính chỉ có chừng 1%. Như thế người bịnh mất ngủ thì nhiều nhưng được trị liệu đúng mức thì hiếm hoi. Sở dĩ như thế là vì người ta coi thường triệu chứng mất ngủ và hiểu sai lầm rằng mất ngủ là chuyện bình thường ở xã hội hiện đại. Người ta không hiểu rằng mất ngủ kinh niên sẽ là nguyên nhân dẫn đến nhiều bịnh khác sau này.

Thường gặp ở những lứa tuổi nào?

Nguyên do mất (thiếu) ngủ ở trẻ vị thành niên là do học hành căng thẳng, thức khuya vào mạng Internet để “chat” với bạn bè hoặc do lạm dụng xì ke ma túy hay rượu chè. Mất ngủ ở tuổi trung niên do căng thẳng trong sở làm, buồn phiền chuyện gia đình hay do bịnh tật và thuốc men gây ra. Phụ nữ ở thời kỳ mãn kinh thường hay mất ngủ. Cũng có người bị mất ngủ vào lúc trước khi có kinh, những người đó thường hay bị chứng Pre-menstrual Dysphoric disorder (cau có trước khi có kinh do xáo trộn estrogen). Mất ngủ ở người cao niên thường do cấu trúc giấc ngủ bị tuổi già thay đổi, bị đau nhức, bị trầm cảm và bị bịnh lẫn Alzheimer.

Phân loại bịnh mất ngủ như thế nào?

Bịnh mất ngủ được phân loại ra 3 nhóm: mất ngủ ngắn hạn (transient insomnia) xảy ra vài đêm trong tuần và sau đó bịnh nhân ngủ lại bình thường, mất ngủ từng chập (intermittent insomnia) cũng như mất ngủ ngắn hạn nhưng xảy ra từng hồi, và mất ngủ kinh niên (chronic insomnia) là triệu chứng mất ngủ xảy ra hầu như hàng đêm và kéo dài hơn một tháng.

Bịnh mất ngủ còn được phân loại thành bịnh mất ngủ chính (primary insomnia) và bịnh mất ngủ phụ (secondary insomnia) cũng được gọi là bịnh mất ngủ do bịnh khác gây ra.

Ngoài ra còn có những phân loại dựa trên thời gian mà triệu chứng mất ngủ xảy ra: mất ngủ đầu đêm (early insomnia), bịnh nhân không dỗ giấc ngủ được sau hơn 30 phút; mất ngủ giữa đêm (middle insomnia): bịnh nhân không giữ được giấc ngủ, ngủ không sâu, thường hay thức giấc nhiều chập trong đêm; mất ngủ trễ (late insomnia): bịnh nhân thức rất sớm và không ngủ trở lại được.

Hiện nay, các khoa học gia không dựa trên tổng số giờ ngủ để chẩn bịnh mất ngủ. Thí dụ như có người nào đó ngủ một đêm chỉ cần 4 tới 5 tiếng mà thức dậy cảm thấy đã ngủ đủ, nguyên ngày không mệt thì không mắc phải bịnh mất ngủ.

Cấu trúc của giấc ngủ như thế nào?

Muốn hiểu tại sao bịnh mất ngủ có tầm quan trọng ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, ta thử tìm hiểu cấu trúc của giấc ngủ (sleep architecture).

Giấc ngủ được chia làm 2 phần chính là giấc ngủ REM và giấc ngủ non-REM. REM viết tắt cho “Rapid Eyes Movements”. Giấc ngủ REM thường xảy ra khi ta mơ, lúc đó mắt người ngủ đảo qua đảo lại như thể họ đang theo dõi một diễn biến xảy ra trước mặt. Khi ta di vào giấc ngủ REM thì các bắp thịt tay chân bị tê liệt không nhúc nhích được. Sở dĩ thiên nhiên cấu tạo não bộ ta như thế là để bảo vệ giấc ngủ, không cho ta cử động khi nằm mơ thấy những cảnh bạo động. Hầu hết những giấc mơ và ác mộng xảy ra vào giai đoạn REM này. Giấc mơ giúp ta giải tỏa những căng thẳng tình cảm, cảm thấy thoải mái khi tỉnh ngủ. Khi ta mất ngủ kinh niên thì những ứ đọng của tình cảm căng thẳng sẽ dễ tạo ra những bịnh tâm thần như lo âu quá độ (generalized anxiety disorder) hay trầm cảm (major depression). 

Giấc ngủ non-REM thì được chia làm 4 giai đoạn (stage). Giai đoạn 1 và 2 là giấc ngủ nông cạn không tạo được sự sảng khoái, đây là giai đoạn ta mới ngủ, tuy mắt nhắm nhưng ta còn nghe biết hoàn cảnh chung quanh. Khi đi vào giai đoạn 3 và 4 thì ta ngủ say hơn, nếu có ai gọi ta thức dậy vào giai đoạn này thì phải đợi một thời gian ta mới thức tỉnh hoàn toàn. Giai đoạn 3 và 4 hết sức cần thiết cho cơ thể tái tạo năng lực và điều hòa các chất nội tiết (hormones) trong cơ thể ta. 

Cấu trúc bình thường của giấc ngủ là người ngủ từ từ đi vào giai đoạn 1 đến 4 của non-REM và sau đó kèm theo REM. Mỗi chu kỳ như vậy xảy ra độ 90 đến 110 phút và lập đi lập lại 4 đến 6 lần mỗi đêm. Khi gần sáng thì giấc ngủ non-REM giảm và REM tăng lên để chuẩn bị cho cơ thể hoạt động trong một ngày mới. Những gì làm xáo trộn chu kỳ giấc ngủ có thể gây ra bịnh mất ngủ.

Những xáo trộn của cấu trúc giấc ngủ

Trẻ vị thành niên mới lớn do kích thích tố mất quân bình thường hay có triệu chứng “ma đè”. Người ngủ nằm mơ thấy ác mộng, lúc thức dậy người không cựa quậy được nên rất sợ hãi tưởng như có ai đè nặng lên thân mình. Thật ra lúc đó các bắp thịt bị tê liệt do giấc ngủ REM tạo ra. Khi thức giấc quá nhanh thì bắp thịt chưa trở lại bình thường nên ta tưởng như có mà đè. Ngược lại, ở một số bịnh tâm thần lo âu (anxiety disorders) thì sự tê liệt đó đôi khi không xảy ra lúc bịnh nhân có ác mộng. Nhiều bịnh nhân trong lúc có ác mộng quơ tay đánh hay đạp người ngủ chung với mình. Một số người khác thì có mộng du. Mặc dù đang ngủ nhưng họ đi đứng, ăn uống như người đang thức. Những hành động đó họ hoàn toàn không nhớ khi tỉnh dậy. Trường hợp “ma đè” đa số tự nó hết, những trường hợp còn lại cần phải được chữa trị. 

Sau đây là những yếu tố làm xáo trộn cấu trúc giấc ngủ. Nói về phần tinh thần thì lo âu là thủ phạm chính gây ra bịnh mất ngủ. Lo âu là danh từ chung dùng chỉ tất cả những buồn phiền, hờn giận, ham muốn, nhớ nhung, tiếc rẻ, ... mà người mất ngủ ôn lại trong đầu, chớ không chỉ hạn chế ở tình cảm lo lắng. Những hóa chất như caffeine (trà, nước ngọt, cà phê), nicotine (hút thuốc vào đêm), rượu, thuốc uống trị bịnh (như các loại thuốc chống nghẹt mũi, thuốc giảm đau có chứa caffeine, ...) đều có thể gây ra bịnh mất ngủ. Nhiều người uống rượu để tự trị bịnh mất ngủ. Thật ra, uống rượu nhiều làm xáo trộn cơ cấu giấc ngủ khiến người nghiện rượu không có giấc ngủ sâu (giai đoạn 3 và 4). Khi ta không đi vào giấc ngủ sâu được thì sự bực bội lo âu lại càng nhiều hơn, lâu ngày sẽ đưa đến các bịnh tâm thần như trầm cảm (depression).

Ảnh hưởng của bịnh mất ngủ

Bịnh mất ngủ kinh niên gây nhiều ảnh hưởng không tốt đến cuộc sống xã hội và gia đình. Nghiên cứu cho thấy những người mất ngủ có đời sống bị giảm phẩm chất. Họ thường gây ra tai nạn xe cộ hay tai nạn trong sở làm vì phản ứng bị chậm lại và do thiếu sự chú ý. Tri thức người mất ngủ kinh niên lu mờ, họ mất khả năng chăm chú lâu và trí nhớ bị yếu kém. Vì thế khả năng học hành và làm việc của họ giảm rõ rệt. Những người này thường hay nghỉ làm và hiệu suất công việc bị giới hạn. Họ đi bác sĩ nhiều hơn, có nhiều triệu chứng đau nhức và khi bịnh thì lâu bình phục hơn vì cơ thể thiếu những chất giúp tế bào hồi phục, trong lúc độc tố thì nhiều hơn người bình thường. Nói về quan hệ gia đình, người mất ngủ thường hay căng thẳng, cau có, thiếu bình tĩnh, ít khi hài lòng, dễ lớn tiếng với người thân và con cái, tạo nhiều căng thẳng trong đời sống gia đình. 

Những công trình nghiên cứu gần đây cho ta biết rằng bịnh mất ngủ thường đi đôi với những bịnh tâm thần lẫn thể xác. Trong 2 năm theo dõi bịnh nhân, các bác sĩ đã nhận thấy rằng những bịnh sau đây thường hay đi đôi với bịnh mất ngủ. Bịnh trầm cảm có khả năng odd ratio (OR) cao nhứt là 8.2, kế đó là bịnh suy tim (congestive heart disease) với OR là 2.5, bịnh loét bao tử (OR = 1.8) và bịnh tắc phổi kinh niên (COPD) với OR = 1.5. Ngoài ra, các khoa học gia tìm thấy rằng bịnh mất ngủ kinh niên làm thay đổi hệ thống miễn nhiễm. Trong 24 giờ, chất cortisol trong nước tiểu người bị mất ngủ kinh niên có tỷ lệ thuận với thời gian mất ngủ. Chất norepinephrine cũng tăng theo tỷ lệ thuận ở những người không đi vào giấc ngủ sâu được (giai đoạn 3 và 4). Những chất này ở liều lượng cao có thể gây ra nhiều bịnh tật. Thêm nữa, chất kích thích tố sinh trưởng (growth hormone) chỉ tìm thấy được ở thiểu số (3/15) những người bị mất ngủ kinh niên. Chất này cần thiết để giúp các tế bào phục hồi. Một nghiên cứu khác nữa cho thấy rằng chất Interleukin-6 và Tumor necrosis factor gia tăng làm cơ thể mệt mỏi và cũng có thể tạo ra nhiều đau nhức. Nói tóm lại mất ngủ kinh niên tạo ra nhiều độc tố trong cơ thể ta và làm giảm những chất giúp cơ thể hồi phục.

Giấc ngủ và não bộ

Dân gian khi nói đến ngủ thì người ta thường nghĩ đến con mắt. Khi buồn ngủ thì mí mắt nặng trĩu.

Thật sự, không phải mắt mà chính não bộ đóng vai trò rất quan trọng trong giấc ngủ. Trong não bộ ta có một nhóm tế bào thần kinh gọi là suprachiasmatic nucleus (SCN) điều khiển nhịp điệu của thức và ngủ, còn gọi là nhịp circadian (circadian rhythm). Nhịp thức ngủ này liên hệ đến cường độ ánh sáng bên ngoài, nó là một dạng đồng hồ sinh học. Khi trời sáng thì SCN tiết ra ít chất melatonin, khi chiều tối thì melatonin được tiết ra nhiều hơn. Chất này giúp ta đi vào giấc ngủ dễ dàng bằng cách giảm cyclic AMP (cAMP). Khi cAMP ít đi thì sự hoạt động cơ thể giảm xuống và chậm lại khiến ta ngủ dễ hơn. Khoảng 9 - 10 giờ tối là lúc melatonin tiết ra nhiều nhứt tạo nên sức tải tối đa của giấc ngủ (maximum sleep load). Nếu ta gượng lại giấc ngủ, làm công việc nào đó cho đến khuya, càng gần sáng thì sức tải giấc ngủ càng giảm và ta càng khó ngủ. Thức trễ một thời gian lâu, ta sẽ làm xáo trộn đồng hồ sinh học trong cơ thể và tạo ra bịnh mất ngủ.

CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH MẤT NGỦ KINH NIÊN

Bài 1: Bài thuốc trị mất ngủ: Cam thảo, Trần bì, Thanh bì, Hương phụ, Đào nhân, Xích thược, Vỏ trắng cây Dâu: mỗi vị 15 g; Sài hồ, Mộc thông, Bán hạ, Đại phục bì, Tô tử: mỗi vị 10 g. Sắc 15 phút. Chắt lấy nước. Còn bã, đổ thêm nước sắc tiếp 20 phút. Lọc, bỏ bã. Trộn lẫn 2 nước thuốc, chia đều uống. Ngày 1 thang.

chua-mat-ngu

Bài 2: Bài thuốc trị mất ngủ: Hạt sen: 20 hạt, Long nhãn: 15 g. Sắc kỹ, ăn, uống tất trước khi ngủ.

Bài 3: Bài thuốc trị mất ngủ: Phục thần, Đại táo, Hồ đào nhân, Trúc diệp, Đăng tâm: mỗi vị 10g; Cam thảo: 3g.

Cách sắc, uống như bài 1. Ngày 1 thang.

Bài 4: Bài thuốc trị mất ngủ:Hạt sen, Bách hợp, Toan tóa nhân: mỗi vị 20 g

Cách sắc uống như bài 1.  Ngày 1 thang.

Bài 5: Bài thuốc trị mất ngủ :Toan táo nhân, Phục linh, Tri mẫu, mỗi vị 10g; Xuyên khung, Cam thảo: mỗi vị 5g.

Cách sắc uống như bài 1.

Bài 6: Bài thuốc trị mất ngủ mãn tính:Trân châu mẫu, Dạ giao đằng: mỗi vị 30g; Bạch truật, Bạch thược, Toan táo nhân,Đang quy, Đan sâm, Phục linh: mỗi vị 20g; Tam lăng, Nga truật, Sài hồ, Cam thảo: mỗi vị 10g.

Cách sắc uống như bài 1.

Nếu người uể oải, lưỡi đỏ, tưa lưỡi vàng thì thêm Chi tử, Mẫu đơn bì: mỗi vị 10g. Nếu miệng khô, nóng cổ thì thêm Sa sâm, Mạch môn đông: mỗi vị 10g. Nếu khí huyết ở tim không đủ thì thêm Hoàng kỳ, Long nhãn mỗi vị 10g.

Bài 7:

Mẫu lệ: 30g; Thục linh, Câu kỷ tử, Toan tóa nhân, Sơn dược: mỗi vị 15g; Sơn thù du, Phụ tử, Phục linh, Tri mẫu: mỗi vị 9g; Trạch tả: 6g; Mẫu đơn bì, Nhục quế: mỗi vị 3g.

Bài 8: Bài thuốc trị mất ngủ mãn tính: Toan tóa nhân (sao); Từ thạch, Long cốt, Mẫu lệ; mỗi vị 30g; Bách hợp: 20g; Hợp hoan bì, Dạ giao đằng, Câu kỷ tử: mỗi vị 15g; Thạch hộc, Bá tử nhân, Dâm dương hoắc: mỗi vị 12g, Đậu cổ, Chi tử, Viễn trí, Trần bì, Bạch truật: mỗi vị 10g; Thiên trúc hoàng, Tri mẫu, Hổ phách (nghiền, ngâm): mỗi vị 6g; Chu sa (nghiền, ngâm): 1.5g. Cách sắc, uống như bài 1

Bài 10: Bài thuốc chữa mất ngủ, buồn phiền, hay quên, tức ngực.

Dạ giao đằng,  Mạch nha: mỗi vị 50g; Bách hợp: 40g; Bạch thược, Tâm sen, Sinh địa: mỗi vị 20g: Uất kim, Hương phụ, Liên kiều, Cam thảo mỗi vị 15g, Táo đỏ 8 quả.



CÁCH CHỮA BỆNH MẤT NGỦ BẰNG TÂM SEN


Tâm sen điều trị mất ngủ hiệu quả




Đây không phải là công dụng duy nhất của loại trà này. Theo Y thư cổ, trà Tâm sen có công dụng thanh tâm (giải nhiệt trong tạng tâm), giáng áp (hạ huyết áp), sáp tinh (giữ cho tinh khí được bền chặt) và chỉ huyết (cầm máu). Nó thường được dùng để chữa các chứng bệnh như đầu choáng mắt hoa, hay hồi hộp đánh trống ngực, nhịp tim nhanh, mất ngủ.

Cách dùng cụ thể: Tâm sen 3g rửa sạch, hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.

Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, Tâm sen có tác dụng hạ huyết áp thông qua cơ chế làm giãn cơ trơn thành mạch máu và giảm trợ lực huyết quản, phòng chống rối loạn nhịp tim, ức chế quá trình ngưng tập tiểu cầu, chống oxy hoá, cải thiện tình trạng thiếu máu cơ tim nhờ khả năng làm giãn thành mạch máu, giảm lượng tiêu thụ oxy của cơ tim và cải thiện lưu lượng tuần hoàn động mạch vành.

Ngoài cách dùng Tâm sen dưới dạng trà dược, sách Trung dược dưỡng sinh còn giới thiệu cách chế thành cháo Liên tử tâm với công thức sau:

Liên tử tâm 5g, gạo tẻ 100g, hai thứ đem ninh nhừ thành cháo, chế thêm một chút đường phèn, chia ăn vài lần trong ngày. Món ăn này có công dụng thanh nhiệt, lương huyết, dưỡng tâm, an thần, được dùng chữa các chứng bệnh suy nhược cơ thể ở người già, hoa mắt chóng mặt, đau mắt đỏ, cao huyết áp, nôn hoặc ho ra máu, đại tiện ra máu, táo bón kéo dài…

Lưu ý: Tâm sen tính lạnh nên những người tỳ vị hư yếu, hay rối loạn tiêu hoá và đi lỏng mạn tính không được dùng.

Ngoài giá trị dinh dưỡng, hạt sen còn là một vị thuốc quý với tên "liên tử" được Ðông y dùng chủ yếu làm thuốc bồi dưỡng cơ thể và chữa các bệnh mất ngủ, thần kinh suy nhược. Liều dùng mỗi ngày 20 - 30g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột.

Hạt sen là thức ăn ngon và giàu chất dinh dưỡng. Từ hạt sen nhân dân ta chế biến nhiều món ăn ngon có giá trị bồi dưỡng cao như: chè sen, mứt sen, chè hạt sen long nhãn, chè hạt sen đậu xanh, thịt gà hầm hạt sen, móng giò hầm hạt sen... được mọi người ưa chuộng.

Do có tác dụng an thần nên hạt sen được dùng để chữa các bệnh đau đầu mất ngủ có kết quả tốt. Ngoài ra, hạt sen còn được dùng chữa các chứng tiêu chảy phân sống, thiếu máu, đái dầm, hoạt tinh.

Dưới đây là một số bài thuốc đơn giản thường dùng:

Chữa đau đầu: Hạt sen 20g, đậu đen 40g (sao chín), lá dâu non 20g, vỏ núc nác (sao rượu) 12g, lá vông non 40g, thục địa 40g. Cách làm: Đem các vị sao chín, đồ lên rồi giã nhuyễn, cho ít đường vào, luyện thành viên bằng hạt ngô, sấy khô bỏ vào lọ dùng dần.

Ngày ăn 2 lần, mỗi lần 20g. Chữa mất ngủ: Hạt sen 40g, táo nhân 40g (sao đen), thảo quyết minh 40g. Cách làm: Đem tất cả các vị tán nhỏ, luyện với hồ viên bằng hạt ngô, sấy khô. Mỗi ngày ăn 2 lần, mỗi lần 20g.

Chữa tiêu chảy phân sống: Hạt sen 100g, củ mài 50g, quả hồng xiêm non 15g, đường phèn 20g. Cách làm: Giã nhỏ hồng xiêm cho vào nồi, thêm 250ml nước đun sôi kỹ, chắt lấy nước, bỏ bã. Hạt sen, củ mài đều sấy khô, tán thành bột, cho vào nước hồng xiêm quấy đều, đun nhỏ lửa thành cháo. Khi cháo chín cho thêm đường phèn, chia làm 3 lần ăn lúc đói trong 3 ngày liền.

Chữa đái dầm: Hạt sen 20g, gạo (nửa nếp nửa tẻ) 50g , thịt dê 10g, gia vị vừa đủ. Cách làm: Đem hạt sen và gạo xay nhỏ, cho 250ml nước, đun nhỏ lửa, quấy đều. Thịt dê thái nhỏ ướp gia vị, xào tái. Khi cháo chín cho thịt dê vào, thêm gia vị vừa đủ, ăn một lần vào lúc đói. Ăn 7 ngày liền.

Chữa thiếu máu: Hạt sen 50g, cá quả 300g, gạo nếp 50g, gạo tẻ 100g, gia vị vừa đủ. Cách làm: Cá quả hấp, gỡ lấy thịt ướp gia vị. Hạt sen, gạo nếp, gạo tẻ đều xay nhỏ. Xương cá giã lọc lấy nước ngọt, cho thêm 300ml nước vào nấu với bột gạo, để nhỏ lửa, quấy đều. Khi cháo chín cho thịt cá vào, đảo đều, thêm gia vị múc ra ăn; mỗi ngày ăn một lần vào lúc đói trong 10 ngày.

Chữa hoạt tinh: Hạt sen 30g (sao vàng), mẫu lệ 30g, củ mài 40g (sao vàng), phụ tử chế 8g, hạt tơ hồng 30g (sao vàng), kim anh tử 40g, lộc giác sương 8g (sao vàng), khiếm thực (sao) 10g.

Cách làm: Các vị trên đều được sao tán nhỏ rồi luyện với mật làm thành viên to bằng hạt ngô, sấy khô, ăn ngày 2 lần vào buổi sáng và tối, mỗi lần 30 viên.

Trong 100g hạt sen tươi có 57,9g nước, 9,5g protit, 30g gluxit, 0,8g xenluloza, cung cấp được 162kcal. Ngoài ra, trong hạt sen còn có nhiều loại vitamin cần thiết cho cơ thể như caroten, vitamin B1 (0,17mg%), vitamin B2 (0,09mg%), vitamin PP (1,7mg%), vitamin C (17mg%)... Trong 100g hạt sen khô có 14g nước, 20g protit, 2,4g lipit, 58g gluxit, 17,5g xenluloza, cung cấp được 342kcal và nhiều muối khoáng quan trọng (canxi 89mg%, photpho 285mg%, sắt 6,4mg%...).


NHỮNG CÁCH CHỮA BỆNH MẤT NGỦ KHÁC



Một số cách chữa bệnh mất ngủ bằng thảo dược
















Chúng ta ngủ khoảng 1/3 cuộc đời. Giấc ngủ chiếm nhiều thời giờ nhất của cuộc sống, nhiều hơn tất cả mọi hoạt động khác của cuộc sống và là một bí mật vô cùng tận về con người. Những liên hệ mật thiết của giấc ngủ với mọi bệnh tật chứng tỏ tầm quan trọng của giấc ngủ, trong việc điều hòa quí báu giúp cho sức khỏe tổng quát và sinh hoạt hàng ngày.

BS : NGUYỄN ÐỨC VƯỢNG


Mất ngủ là điều than phiền nhiều nhất khi nói về giấc ngủ. Ngủ ngon là điều quí nhất trong tứ khoái của con người. Mất ngủ thường do sự khó đi vào giấc ngủ, bắt đầu thiếp ngủ, khó giữ được giấc ngủ dài lâu, liên tục. Do vậy, không giúp cho thân thể được nghỉ ngơi, gây ra mệt mỏi, bất lợi cho thể xác và tinh thần.Tiếc thay, bệnh mất ngủ không được nhận diện, chẩn đoán xác thực để tránh nguy hại và được giúp đỡ đúng mức, có lợi cho thể xác và tinh thần.
 
- 75% các bệnh nhân mất ngủ (từ những trung tâm chữa bệnh mất ngủ và từ các phòng mạch y khoa) có thể là do bất ổn về tinh thần.

- 60% - 90% những người ngủ khó có thể là do bệnh buồn nản (depression). -50% số người khó ngủ có thể bị bệnh dễ sợ hãi hoặc lo lắng (anxiety).

- Chứng mất ngủ còn là một triệu chứng để định bệnh buồn nản.

- Chứng mất ngủ ở người lớn tuổi, nếu kéo dài quá một năm sẽ có 40% nguy cơ gây ra bệnh buồn nản.

- Chứng mất ngủ dễ xảy ra cho phụ nữ, có lẽ ở phụ nữ bệnh chán nản và bệnh lo sợ thường dễ xảy ra. Vào tuổi mất kinh, phụ nữ bị bệnh mất ngủ tăng gấp 5 lần (triệu chứng là nóng nhiệt, khó chịu và khi ngủ thở khó khăn).

- Bệnh mất ngủ dễ xảy ra cho những người lạm dụng quá độ về rượu, thuốc lá, thuốc phiện, cần sa…

- Ở người già, sự trùng hợp của chứng mất ngủ và bệnh buồn chán xảy ra thường hơn.
- Chứng mất ngủ và bệnh khủng hoảng tâm thần (Post traumatic stress disorder) thường gây ra những cơn ác mộng, xảy ra rất thường xuyên (như mơ thấy bị trói, bị xử bắn, tỉnh dậy không ngủ lại được).

Những loại thuốc chữa bệnh cũng có thể ảnh hưởng giấc ngủ. (Bài viết không đề cập đến thuốc, vì đó là phạm vi chuyên môn của mỗi y sĩ, quí vị tham khảo với các y sĩ về thuốc).

- Một số thuốc gây ra mất ngủ (Thí dụ: một loại thuốc có thể làm cho người bệnh bị khó thở vào ban đêm nên bị mất ngủ, thức giấc.)

- Sinh hoạt thường ngày không chừng mực, làm nhiều việc, không hoạt động thể dục, có thể làm chứng bệnh mất ngủ nặng hơn.

- Thường với người bị bệnh mất ngủ kinh niên, nguyên do chính là do yếu tố tâm lý (lo sợ, ghen tuông…)

- Bệnh mất ngủ thường gặp ở người bị bệnh thân thể như bị stroke, bệnh tim, bệnh hô hấp, bệnh tiểu đường, cao huyết áp… Cộng thêm bệnh tinh thần như lo lắng, sợ chết, lo con còn nhỏ… dẫn đến mất ngủ.

- Ðể định bệnh mất ngủ, các y sĩ cần được người bệnh nói về giấc ngủ, nói về các bệnh đang được chữa trị, các thuốc đang sử dụng, những thói quen liên quan đến giấc ngủ, cách sinh sống, nghề nghiệp, phương cách giải trí (thuốc lá, cà phê, cần sa, nhảy đầm, rượu…)

- Nếu người bệnh viết lại về giấc ngủ, đó là một tài liệu rất tốt cho y sĩ. Thường khi gặp y sĩ, bệnh nhân không nhớ để nói lại mạch lạc, tỉ mỉ về chứng mất ngủ.


1: Dân gian thường dùng:
- Lá vông nấu canh
- Tâm sen 8g
Cách dùng: đun uống
 
2:
- Phục thần 8g
- Táo nhân xao 12g
- Đan sâm 12g
- Đương qui 12g
Cách dùng: sắc uống.
 
3:
- Liên tâm 8g
- Sinh thảo quyết minh 20g
- Hoè hoa 12g
Cách dùng: sắc uống.
 
4: Táo chua
- Dùng 50g hạt táo chua, giã nhỏ. Đun sôi kỹ với 300ml nước trong 15 phút. Dùng nước này uống hàng ngày trước khi đi ngủ giúp bạn có được giấc ngủ ngon và sâu hơn.
-Tinh dầu có trong hạt táo có tác dụng dưỡng não, an thần.
 
5: Quả nhãn
- Lấy 100g cùi nhãn tươi với 200ml nước, nấu thành canh, để nguội. Dùng hàng ngày, trước khi đi ngủ 30phút.
- Canh từ cùi nhãn tươi giúp cho việc lưu thông máu lên não trở nên dễ dàng, tránh suy nhược thần kinh, giúp giảm căng thẳng và đau đầu.
 
6: Hoa bách hợp (hoa loa kèn)
- Hấp chín 200gram hoa bách hợp. Cho thêm 1 lòng đỏ trứng gà và 50 gram đường phèn rồi trộn đều.Sau đó tiếp tục hấp cách thuỷ trong vòng 10 phút. Nên dùng nóng trước khi đi ngủ 1 tiếng.
- Hoa bách hợp có tính hàn, giúp ngủ ngon và điều hoà hoạt động của hệ thần kinh. Dùng thường xuyên có thể tránh được các bệnh như: đau đầu, suy nhược thần kinh, giảm trí nhớ…
 
7: Táo đỏ
- Dùng 200 gram táo đỏ tươi và 500ml nước, sắc lấy nước. có thể dùng nước này thay nước uống hàng, giúp bổ thận, mát gan, tinh thần thoải mái.
 
8: Quế
- Lấy 10gram quế khô trộn với 100 gram hạt sen tươi và 300ml nước. Nấu kĩ thành canh. Có thể cho thêm một chút đường phèn.
Quế và hạt sen có tác dụng an thần, ngủ ngon, dưỡng sắc. Người già, phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh nên thường xuyên dùng loại canh này.
 
9: Đậu xanh
- Dùng 50gram đậu xanh và 10 gram đường phèn nấu kỹ với 200ml nước. Dùng khi còn nóng. Khi dùng có thể cho thêm chút sữa.
Món canh này thích hợp với mọi người, nhất là những người mất ngủ lâu ngày, hoặc thường xuyên phải làm việc căng thẳng.
 
10: Mắc cỡ (trinh nữ)
- Tên khoa học là Mimosa pudica, họ Mimosaceae, mọc hoang khắp nơi. Theo tài liệu cổ, mắc cỡ có vị ngọt, se, tính hơi hàn, ít độc, tác dụng an thần, làm dịu thần kinh, giảm đau, long đàm, chống ho, hạ nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu. Toàn cây chứa ancaloit là mimosin và crocetin, flavonosit. Trong lá và rễ đều có selen nên chữa đau nhức xương khớp rất hiệu quả. Dân gian thường dùng nước sắc của mắc cỡ hoặc phối hợp với một số vị khác chữa suy nhược thần kinh, mất ngủ. Mỗi ngày dùng 20 gam sắc lấy khoảng 100ml uống mỗi tối trước khi đi ngủ.
 
11: Lạc tiên
- Còn được gọi là dây nhãn lồng, chùm bao, tên khoa học là Passiflora foetida. Dân gian tin rằng dùng đọt lá luộc chín làm rau trị mất ngủ rất hiệu quả. Trong lạc tiên có chứa cyanohydrin glycoside, sulphate ester, tetraphylline A, B, deidaclin, volkenin, passiflorin. Nhiều nước châu Âu đã ly trích chất passiflorin từ lạc tiên để bào chế thành một loại thuốc an thần nhẹ, giúp những người lớn tuổi dễ ngủ.
 
12: Hoa nhài
- Là cây thân gỗ, thường mọc thành bụi, lá bóng cả hai mặt, phiến lá hình bầu dục hơi trái xoan, mọc đối. Hoa trắng, mọc thành cụm ở nách lá hay ngọn cây.
- Nếu bạn bị mất ngủ kéo dài, hãy lấy rễ hoa nhài 100-200 g, ngâm trong 1 lít rượu trắng 35-40 độ. Mỗi ngày uống 10-20 ml trước khi đi ngủ. Nếu không uống được rượu, có thể dùng rễ nhài hãm uống thay trà.

Hoặc:
- Hoa nhài 10 g, tâm sen 10 g, hạt muồng (quyết minh tử) 12 g (sao đen). Sắc uống ngày một thang chia 3 lần, uống 3-5 ngày liên tục

Nên áp dụng cả 3 cách này thì hiệu quả càng cao ạ

1. Uống nước đường + gừng (cách chế biến ở dưới)
2. Hàng ngày ngồi thiền khoảng 1 tiếng.
3. Trước khi đi ngủ ngâm chân bằng nước gừng nóng, hoặc nước muối nóng.

Ngày nào uống thì chế biến ngày đấy thì càng tốt ạ. Và cả nhà uống đều được, ko cứ gì người mất ngủ mới được uống ạ, người bình thường mà uống thì ngủ càng ngon.

Lần đầu chị ấy uống khoảng 1 lít nước đường + gừng, rồi hôm sau chỉ uống 500ml, và bây giờ thì cách ngày uống 1 lần 500ml.
Hoặc ngày nào uống cũng được ạ.


Nguyên liệu:

Nếu nhiều nước thì nguyên liệu cho nhiều hơn ạ, tùy vào mức nước các mẹ nhé.

1. Gừng tươi, 1 củ nhỏ vừa (vì củ to sẽ cay, tùy vào độ ăn cay của từng người, )
2. Đường phên ( tùy theo độ ăn ngọt hay ăn ngọt vừa phải để cho đường ạ, vì 1 lần uống thì có thể uống khoảng 1 chai lavie 500ml )

Cách nấu:

Cho gừng vào nước lạnh (khoảng 600ml, cho 1 lần uống) đun sôi, sau khi nước sôi cho đường vào, tiếp tục đun nhỏ lửa khoảng 15 phút là được.

Thời gian uống: uống vào buổi trưa hoặc buổi chiều để có tác dụng vào lúc đi ngủ ạ.

CHỮA MẤT NGỦ BẰNG CÁCH XOA BÓP BẤM HUYỆT



Mất ngủ xảy ra do tình chí uất ức, lo buồn và suy nghĩ quá mức. Do đó, trong điều trị, người bệnh phải tự mình rèn luyện thân thể là chính; thầy thuốc chỉ giúp đỡ được một phần. Tự xoa bóp là một biện pháp tốt.

Chữa mất ngủ bằng cách xoa bóp bấm huyệt - 1

Mất ngủ là triệu chứng thường gặp trong bệnh tâm căn suy nhược, là bệnh rối loạn chức năng của vỏ não, làm cho quá trình nội ức chế bị suy yếu, ảnh hưởng đến chuyện nghỉ ngơi sau khi làm việc. Bệnh hay xảy ra ở người làm việc trí óc.

Các yếu tố như thất tình, buồn, suy nghĩ, uất ức, sợ hãi quá độ đều có thể gây bệnh. Ngoài ra, mất ngủ còn là do hậu quả của một số bệnh mạn tính khác làm cho tâm, can, tỳ, thận bị suy yếu gây nên. Cơ chế bệnh sinh: thường do can uất hóa hỏa, ảnh hưởng tới thận âm, gây ra thận âm hư, can dương vượng, sau đó có thể làm tâm tỳ hư.

Thể thận âm hư, can dương vượng: Mất ngủ, váng đầu, ù tai, hoa mắt, hay quên, dễ cáu gắt, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng. Cần xoa bóp vùng đầu là chính

Véo dọc trán từ huyệt ấn đường (chính giữa 2 đầu lông mày) lên chân tóc rồi lần lượt véo hai bên từ ấn đường tỏa ra như nan quạt giấy cho hết trán. Véo lông mày từ ấn đường ra hai bên 3 lần (nếu thấy chỗ nào cứng đau hơn chỗ khác, tác động thêm để da mềm mại trở lại).

Dùng hai ngón tay miết từ ấn đường tỏa ra hai bên thái dương, làm từ sát vùng lông mày trước rồi làm dần lên trán.

Dùng 2 ngón tay phân hợp cùng một lúc vùng trán. Để hai tay đối diện nhau, vỗ vòng quanh đầu hướng ngược nhau (làm 2 vòng). Dùng thủ thuật chặt bằng ngón tay, gõ đầu người bệnh. Tiếp đó, dùng 2 bàn tay bóp đầu người bệnh hướng ra trước, lên trên và ra sau.

Ấn huyệt bách hội (đỉnh đầu). Bóp huyệt phong trì (ở trong góc lõm do đáy hộp sọ và bờ ngoài khối cơ phía sau cổ tạo nên), bóp gáy, vai.

Thể tâm tỳ đều hư: Mất ngủ, đau đầu, mộng nhiều, hồi hộp, kém ăn, ngắn hơi, mệt mỏi, lưỡi có rêu. Cần xoa bóp thêm vùng lưng. Bệnh nhân nằm sấp, hai tay duỗi theo thân hoặc để lên đầu. Người làm day rồi bấm hai bên thái dương. Lăn hai bên thắt lưng và cột sống. Ấn các huyệt: Đại trùy (nằm sau gáy, ngay chính giữa cột sống, khi người bệnh ngồi cúi đầu thì ngay dưới gồ cao nhất ở gáy là huyệt), thận du (từ mỏm gai đốt sống thắt lưng ra 1,5 tấc). Véo cột sống 1-2 lần. Phát huyệt mệnh môn (chính giữa thắt lưng, dưới đốt sống thứ 2 tính từ dưới lên) 3 cái.

Ngày xoa bóp 1 lần, tùy theo nguyên nhân, có thể làm 2-3 lần hoặc lâu dài.

Y HỌC CỔ TRUYỀN CHỮA MẤT NGỦ

Hạt sen chữa mất ngủ.












Một số thực phẩm có thể dùng làm thuốc chữa mất ngủ mà không độc. Chẳng hạn, hạt sen, long nhãn, mật ong, đậu xanh, đậu đen, táo tàu... có tác dụng an thần, giúp dễ ngủ. Chuối, các loại hạt quả, lạc... điều hòa giấc ngủ.

Có 2 nhóm nguyên nhân gây mất ngủ: Nhóm mất ngủ do sinh hoạt gồm dùng chất kích thích (thuốc lá, cà phê...), ăn nhiều nặng bụng, rối loạn lịch thức ngủ, căng thẳng lo âu, phân bổ giờ giấc ngủ không hợp lý, ngủ ngày quá nhiều. Nhóm mất ngủ do nguyên nhân thực thể
gồm: dùng thuốc (thuốc chứa cafein, corticoide, thuốc lợi tiểu), có bệnh (đau đầu do viêm xoang hay tăng huyết áp, đau do viêm loét dạ dày tá tràng hay zona...), loạn tâm thần, trầm cảm.

Về nguyên tắc điều trị, cần loại bỏ những nguyên nhân chủ quan gây mất ngủ. Nếu cố gắng tìm hiểu, người bệnh sẽ biết một phần nguyên nhân, thí dụ uống cà phê quá nhiều vào buổi tối hoặc trước khi đi ngủ, ăn quá nhiều chất cay nóng, ăn quá no vào buổi tối, đi du lịch đến nơi có sự thay đổi múi giờ quá lớn, căng thẳng trong công việc... Người bệnh có thể sẽ tự điều chỉnh để ngủ được mà không cần nhờ đến thuốc.

Nên tạo tâm trạng thư thái để dễ dàng đi vào giấc ngủ, giường ngủ cần đặt nơi thoáng mát, chăn màn sạch sẽ. Dùng thuốc ngủ kết hợp thuốc điều trị nguyên nhân gây bệnh

Y học cổ truyền cũng điều trị mất ngủ theo các nguyên tắc trên. Tuy nhiên, ngoài thuốc, nền y học này còn áp dụng các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, dưỡng sinh để giấc ngủ đến dễ dàng hơn. 

Các bài thuốc chữa mất ngủ

1. Mất ngủ do làm việc quá sức hoặc suy nghĩ lo âu căng thẳng, kèm theo là biểu hiện hay hốt hoảng, thấp thỏm lo âu, tim hồi hộp, hay quên, chân tay mỏi rũ, ăn uống kém, sắc da không tươi nhuận, cả đêm không ngủ được, hoặc lúc ngủ lúc thức, hay nằm mơ, dễ tỉnh giấc.

Bài thuốc: Củ mài sao vàng, hạt sen để cả tim (sao) mỗi thứ 20 g; lá dâu, long nhãn, áo nhân (sao), lá vông, bá tử nhân mỗi thứ 10 g; sắc uống mỗi ngày.

2. Mất ngủ kèm theo triệu chứng buồn bực, ù tai, đau lưng, uể oải không muốn làm việc, nóng nảy bứt rứt, có cảm giác bốc hỏa lên đầu mặt, đau đầu choáng váng, tâm phiền miệng khát, đêm ra mồ hôi trộm...

Dùng bài thuốc: Đậu đen, hạt sen để cả tim (sao), lá vông, lá dâu tằm mỗi thứ 20 g; lạc tiên, thảo quyết minh, mè đen mỗi thứ 10 g; vỏ núc nác 6 g; sắc uống.

3. Ngủ không yên, người nhút nhát, hay cáu gắt, hư phiền, ngủ không yên, hay chiêm bao vớ vẩn: Hạt sen, táo nhân sao đen mỗi thứ 40 g, sắc uống.

4. Mất ngủ kèm theo đầy tức vị quản, ợ hơi, khó chịu hoặc ăn ít, đại tiện không thông hoạt, bụng đau, chân tay bủn rủn: Trần bì, la bạc tử, chỉ thực mỗi thứ 10 g; hương phụ 12 g, mộc hương 15 g, sắc uống.

Ngoài ra, dân gian cũng có nhiều vị thuốc chữa mất ngủ từ cây cỏ, chẳng hạn như lạc tiên (chùm bao, nhãn lồng). Có thể dùng riêng, luộc hoặc hấp và ăn như rau; hoặc phối hợp với lá dâu tằm, lá vông, tim sen nấu nước uống. 

Ở thể tâm tỳ hư thì dùng thuốc bổ tỳ khí: Tỳ tốt thì sinh được nhiều huyết đủ để dưỡng tâm. Tâm đủ huyết thì ngủ được.

Bài thuốc: Bạch truật 35g, hoàng kỳ 35g, toan táo nhân (sao) 35g, mộc hương 20g, đương quy 16g, phục thần 10g, long nhãn 35g, nhân sâm 20g, cam thảo 10g, viễn chí 4g, tất cả các vị sấy khô, tán nhỏ làm hoàn với mật mỗi viên 50g, ngày uống 4 viên chia làm 2 lần.

Trong bài hoàng kỳ, bạch truật, cam thảo, sinh khương, đại táo để bổ tỳ ích khí. Đương quy để dưỡng tâm an thần, viễn chí làm tâm thận giao nhau để định chí an thần. Mộc hương để lý khí tỉnh tỳ. Có thể thêm ngũ vị tử, quế, bá tử nhân để dưỡng tâm an thần.

Ở thể tâm đởm khí hư: Người nhút nhát gặp việc thì sợ, tim đập, ngủ không yên, dễ tỉnh, mộng nhiều, lưỡi nhạt, mạch huyền tế. Đó là do lo lắng quá độ, làm thần hồn không yên.

Bài thuốc: Viễn chí 35g, phục linh 35g, xương bồ 20g, nhân sâm 35g, phục thần 10g. Tất cả các vị sấy khô, tán bột, làm hoàn với mật ong, mỗi viên 2g, ngày uống 2 viên, chia làm 2 lần.

Mất ngủ do vị bất hòa

Ngủ không được vì bụng ngực căng tức, ợ hơi, khó chịu, rêu lưỡi cáu bẩn, mạch hoạt hoặc đại tiện không thông khoái, bụng đau. Ăn uống không điều độ gây thực tích sinh đờm thấp úng trệ, làm vị bất hòa gây mất ngủ.

Bài thuốc: Trần bì 20g, vỏ vối 20g, nam mộc hương 30g, hương phụ (chế) 20g, lai bạc tử 16g, chỉ thực 16g. Tất cả các vị sấy khô, tán bột làm hòan với mật ong mỗi viên 2g, ngày uống 4 viên chia làm 2 lần.

Ở thể tâm âm huyết hư: Thì phải vừa bổ âm. Hư phiền mất ngủ, hồi hộp, tâm thần mệt mỏi, mộng tinh, quanh mồm lưỡi loét, mạch tế sác. Đó là do âm hư huyết thiểu không dưỡng được tâm gây nên.

Bài thuốc: Sinh địa 40g, đan sâm 10g, bạch linh 10g, bá tử nhân 20g, thiên môn 20g, toan táo nhân 20g, nhân sâm 10g, huyền sâm 10g, ngũ vị tử 20g, cát cánh 10g, mạch môn 2g. Tất cả các vị sấy khô, tán mịn, hòa với mật mỗi viên 5g, ngày uống 2 viên, chia 2 lần.

Trong bài sinh địa để bổ âm, dưỡng huyết, huyền sâm, thiên mạch môn để tư âm thanh hư nhiệt, đan sâm, đương quy để bổ dưỡng huyết. Sâm linh để ích khí ninh tâm. Toan táo nhân, ngũ vị tử để thu liễm tâm khí an tâm thần. Bá tử nhân, viễn chí, chu sa để dưỡng tâm an thần. Phương này chủ yếu để tư âm dưỡng huyết ích khí ninh tâm và liễm tâm khí dưỡng tâm an thần.

Mất ngủ do nhiều nguyên nhân khác nhau. Ngoài việc dùng thuốc an thần, cần dùng thuốc điều trị nguyên nhân. Tìm được đúng nguyên nhân và dùng đúng thuốc sẽ cho kết quả tốt.


NHỮNG LƯU  Ý KHI BỊ MẤT NGỦ


Mất ngủ là một căn bệnh thời đại mà có khi người ta phải uống rượu hoặc thuốc an thần để tạm chữa trị và đây là một phương pháp tai hại. Dưới đây là 14 cách để điều trị bệnh mất ngủ:

1.    Khi lên giường, đừng nằm ngửa vì giấc ngủ sẽ lâu đến, và khi chợp mắt cũng dễ thức giấc.

2.    đã lên giường thì không suy nghĩ vớ vẩn, suy nghĩ nhiều cũng dễ làm mất ngủ.

3.    Lên giường ngủ chung, tuyệt đối không nói chuyện với người nằm cạnh vì càng nói nhiều càng sẽ dễ tỉnh ngủ.

4.    Tuyệt đối không uống rượu trước khi ngủ vì giấc ngủ do rượu sẽ nặng nề và dễ đau đầu khi thức giấc.

5.    Không ăn căng bụng khi ngủ, bụng no càng khó ngủ.

6.    Tắt đèn, bóng tối sẽ đưa giấc ngủ đến lâu hơn.

7.    Phòng ngủ đừng quá nhiều gió, có khi quạt máy, máy lạnh cũng làm bạn lạnh và dễ thức giấc.

8.    Không nên đắp chăn kín đầu, dễ làm khó thở dẫn đến mất ngủ.

9.    Không nên ngủ há miệng, vì hớp không khí quá nhiều bạn cũng dễ bị thức giấc.

10.    Nhớ đi tiểu trước khi ngủ, nửa đêm buồn đi giải bạn phải dậy và khi ngủ lại thường chập chờn.

11.    Không bao giờ ngủ nướng, thức dậy ra khỏi giường ngay là tốt nhất.

12.    Nên ngủ sớm, và dậy sớm ngày hôm sau, giấc ngủ sẽ tốt hơn.

13.    Phòng ngủ cần yên tĩnh.

14.    Nên tắm sơ bằng nước ấm, lau khô đầu tóc cơ thể dễ chịu sẽ dễ ngủ.

Với 14 điều đơn giản trên, chắc chắn bạn sẽ luôn ngủ đẫy giấc và cảm thấy khoẻ khoắn, sảng khoái khi tỉnh dậy.

-
Tránh uống cà phê ít nhất 8 tiếng trước khi đi ngủ.

- Tránh uống rượu với mục đích giúp ngủ (tuy rượu là thuốc mê nhưng rượu thường làm thức giấc vào nửa sau của giấc ngủ).

- Uống nước nhiều quá vào xế chiều có thể làm thức giấc vì nhu cầu cần đi tiểu.

- Ăn nhiều hoặc để bụng đói đều làm khó ngủ.

- Không nên hút thuốc lá. Nicotine ở thuốc lá là thuốc kích thích làm khó ngủ.

- Thể dục, vận động làm cho dễ ngủ, nhất là thể dục vào xế chiều.

- Làm nóng thân thể (ngâm sauna, bồn nước) vào lúc xế chiều giúp ngủ say.

- Phòng ngủ mát mẻ giúp ngủ ngon vì nhiệt độ cơ thể giảm xuống vào ban đêm, phòng nóng nức sẽ làm thức giấc.

- Ánh sáng giảm giấc ngủ. Tránh quá sáng vào lúc xế chiều. Khi tỉnh giấc đừng bật đèn quá sáng lúc ban đêm. Nên dùng màn cửa và mặt nạ che mắt.

- Giường ngủ cần thoải mái, kích thước lớn đủ.

- Qui định một thời gian cố định để thức giấc và đừng nên thay đổi.

- Giữ thời gian đi ngủ một cách cố định, tuy nhiên chỉ đi ngủ khi mệt nhọc.

- Ðừng xem đồng hồ vào ban đêm.

- Ðừng đánh giặc với giấc ngủ.

- Khi bị khó ngủ thường xuyên, không nên ngủ ngày.

- Trước khi đi ngủ, nên tạo một khoảng thời gian thanh thản.

Tất cả các y sĩ đều muốn chữa bệnh từ nguồn gốc chính gây ra mất ngủ. Thuốc ngủ chỉ chữa được phần ngọn, nhất thời, để giúp cho lúc ban đầu. Các y sĩ không muốn dùng thuốc lâu, thuốc ngủ chỉ được dùng khi cần thiết, và chỉ dùng
trong thời gian ngắn.





Cách chữa bệnh mất ngủ đơn giản hiệu quả
Món ăn chữa chứng mất ngủ cực tốt
Ăn gì chữa bệnh mất ngủ lâu ngày
Chữa bệnh mất ngủ khi mang thai
Mẹo vặt chữa bệnh mất ngủ
Mất ngủ ở người cao tuổi và cách khắc phục
Cách ngồi thiền chữa bệnh







(ST)










Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Tôi bị đau đầu và thường hay bị căng thẳng thần kinh rồi hay bị mất ngủ khó ngủ vây nên dùng loại thuốc nào
hơn 1 tháng trước - Thích (14) - Trả lời
tôi bị mất ngủ đến nay đã tròn 11 tháng, thời gian đầu mỗi đêm ngủ khoảng 4 tiếng sau đó giảm dần còn chỉ khoảng 2 tiếng, tôi cũng đã có uống một số loại thuốc nam và thuốc bắc nhưng đến nay vẫn chưa có được giấc ngủ bình thường. Có những đợt khoảng 1 tuần liền tôi không ngủ được cả ban ngày lẫn ban đêm, có lúc chỉ mơ màng khoảng 5- 10 phút rồi lại tỉnh, đầu óc tôi luôn tỉnh táo không cảm thấy buồn ngủ, sáng dậy tôi vẫn đi làm bình thường nhưng nhiều lúc tôi thấy căng thảng và dễ nổi nóng. Về tâm lí thì gia đình tôi tất cả đều bình thường nên không có cú sốc nào về tâm lí nhưng tôi không hiểu bệnh này là do đâu. khoảng 6 tháng trước tôi đi khám và điều trị bệnh suy tuyến thượng thận tại bệnh viện nội tiết trung ương. thỉnh thoảng tôi có đi khám bệnh ở bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình, mọi kết quả vẫn bình thường. Vậy tôi muốn hỏi bác sĩ để đi khám và điều trị bệnh mất ngủ này thì tôi phải đi khám và điều trị ở đâu để đạt hiệu quả tốt. Xin cảm ơn bác sĩ.
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
toi đang lam văn phòng
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý