Chữa bệnh đau lưng thoái hóa cột sống đúng cách

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Chữa bệnh đau lưng thoái hóa cột sống đúng cách

19/04/2015 05:48 AM
436


Chữa bệnh đau lưng thoái hóa cột sống đúng cách. Thoái hóa cột sống là căn bệnh thường gặp ở độ tuổi trung niên. Nhưng hiện nay, nhiều người trẻ có thói quen vận động, làm việc không khoa học cũng sớm mắc bệnh này.






CÁCH CHỮA BỆNH DAU LƯNG THOÁI HÓA CỘT SỐNG

Nguyên nhân và hậu quả

dau_lung_o_nguoi_cao_tuoi











Thoái hóa cột sống thắt lưng không gây chết người, nhưng có tính chất dai dẳng gây cho bệnh nhân cảm giác đau đớn khó chịu, người bệnh bị hạn chế vận động vùng thắt lưng...

Các phương thuốc hay điều trị hiệu quả nhất:

benh dau lung

thoat vi dia de

Những biểu hiện của bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng:

Phần lớn bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng là do những tổn thương của đĩa đệm gây nên. Tùy thuộc vào mức độ hư đĩa đệm mà có các biểu hiện như:- Đau lưng xuất hiện đột ngột sau chấn thương, vận động quá mức, hoặc sau khi bị mắc mưa, bị lạnh.

- Đau ở phần cột sống thắt lưng, đau nhiều nên cúi không được, ngồi xuống không đứng lên ngay được.- Đau dữ dội, hoặc âm ỉ làm hạn chế vận động, đứng vẹo qua một bên.

- Đau tăng xuất hiện khi vận động, thay đổi thời tiết, ho hay trở mình cũng đau. Thường xuất hiện từng đợt kéo dài rồi giảm và hết, sau đó lại xuất hiện đợt khác sau khi vận động nhiều ở khớp và quanh khớp, kết hợp với tình trạng chịu áp lực quá tải kéo dài của cột sống.

- Kèm theo co cứng cơ cạnh cột sống.

Nguyên nhân dẫn đến thoái hóa cột sống thắt lưng:

- Sự lão hóa: là nguyên nhân chính, theo quy luật tự nhiên các tế bào sụn cột sống với thời gian tích tuổi lâu dần sẽ già, khả năng sinh sản và tái tạo sụn sẽ giảm dần và hết hẳn, chất lượng sụn kém dần, tính đàn hồi và chịu lực giảm. Bệnh thường xuất hiện muộn, thường ở người trên 60 tuổi, tiến triển chậm, tăng dần theo tuổi, mức độ không nặng.

- Yếu tố cơ giới: là yếu tố thúc đẩy sự thoái hóa nhanh, thể hiện ở sự tăng bất thường lực nén trên một diện tích của mặt đĩa đệm cột sống, là yếu tố chủ yếu trong thoái hóa cột sống thứ phát, gồm:

+ Các dị dạng bẩm sinh làm gù vẹo cột sống, làm thay đổi diện tích tỳ nén bình thường của cột sống.

+ Các biến dạng sau chấn thương, viêm, u làm thay đổi hình thái, tương quan của cột sống.+ Sự tăng trọng tải: tăng cân quá mức do béo phì, do nghề nghiệp.

- Các yếu tố khác:

+ Di truyền: cơ địa già sớm.

+ Nội tiết: mãn kinh, tiểu đường, loãng xương, dùng thuốc corticoid.

+ Chuyển hóa: bệnh Goutte.



Chưa già đã… thoái hóa

Anh Nguyễn Hoàng Hải (33 tuổi, Hà Nội) làm nghề lái xe taxi từ 5 năm nay. Gần đây, anh thấy vùng thắt lưng bị đau nhói thường xuyên, vận động bị hạn chế và khó thực hiện các động tác của cột sống. Tưởng là chứng đau lưng thông thường, anh Hải chỉ dán cao nhưng cả tuần không thuyên giảm nên quyết định đi khám. Đến lúc này, anh mới biết bị mắc chứng thoái hoá cột sống ở vùng thắt lưng.

Mới chỉ là học sinh cấp 2 nhưng Minh Tuệ (14 tuổi, Hải Phòng) đã có biểu hiện của bệnh thoái hoá đốt sống cổ. Thấy con gái kêu đau nhức cổ, chị Mai nghĩ đơn giản là do cháu học nhiều nên mỏi mệt. Nếu không có đợt kiểm tra sức khỏe ở trường thì gia đình Tuệ không bao giờ nghĩ đến trường hợp này. Hỏi ra mới biết, bàn học của Tuệ ở nhà khá thấp so với chiều cao nên Tuệ thường phải cúi đầu thấp mỗi khi đọc, viết. Sau khi biết bệnh của con gái, điều đầu tiên chị Mai làm là đổi ngay một chiếc bàn học mới cho Tuệ. Bên cạnh đó, chị thường nhắc nhở cháu đi đứng thẳng lưng, ngồi học đúng tư thế.

Theo các bác sỹ, vị trí thoái hóa cột sống bao gồm: cổ, lưng, thắt lưng. Nguyên nhân thường gặp là do lão hóa cơ thể, vì thế, bệnh thường xuất hiện ở tuổi 35, 40 trở lên. Tuy nhiên, các yếu tố làm gia tăng và gây “trẻ hóa” bệnh thoái hóa cột sống có thể kể đến như: điều kiện sống khó khăn, ăn uống không đầy đủ; làm việc, lao động nặng quá sớm, quá sức; tập luyện không đúng phương pháp; ngồi quá nhiều, ngồi sai tư thế hoặc luôn làm việc ở một tư thế quá lâu… Những người thừa cân béo phì cũng có nguy cơ bị thoái hóa cột sống sớm.

Để nhận biết bệnh thoái hóa cột sống, bạn có thể căn cứ vào một số biểu hiện điển hình sau: Cơn đau tại các vùng cổ, thắt lưng, gáy xuất hiện thường xuyên, âm ỉ, gây hạn chế vận động của cột sống, hay đau tăng khi vận động, dáng đi không bình thường, cong vẹo. Ngoài ra, cơn đau dai dẳng sẽ khiến người bệnh mệt mỏi vì mất ăn, mất ngủ, sức làm việc giảm sút…

Bài tập cho người đau lưng cột sống chia thành 2 loại chính: bài tập cho người đau do bị chấn thương và người tập để tránh chấn thương. Cả 2 đều quan trọng.

1 nguyen nhan dau lung2 300x240 Bài tập cho người đau lưng cột sống

Giảm đau là vấn đề cần thiết mà hàng triệu người mỗi năm phải gánh chịu. Theo một bài viết “Hơn 50 triệu người Mỹ phải đối mặt với những cơn đau mãn tính, với chi phí lên đến hơn 100 tỷ đôla Mỹ mỗi năm”.

Vấn đề chính là phía dưới lưng (vùng thắt lưng) rất dễ bị chấn thương. Đây là bộ phận được giao chức năng hỗ trợ tất cả các hoạt động mang trọng lượng cơ thể.

Nếu cơ bắp đã yếu hoặc không còn linh hoạt, xảy ra thương tích là điều khó tránh khỏi. Chúng ta nên bắt đầu một bài tập cho căn bệnh này.

Bài tập cho người đau lưng cột sống – Người bị chấn thương lưng

Thật không may, khi cúi, ngửa hay vặn mình, bạn cảm thấy khó chịu với vùng lưng dưới. Nhất là khi thực hiện một hoạt động quá sức (như một số hoạt động thể thao) mà không khởi động trước. Nguyên nhân khác của chấn thương là bạn di chuyển một vật quá nặng bằng lưng mà không phải bằng chân.

Bạn bị đau trong thời gian dài và bạn chỉ muốn bò lên giường. Tuy nhiên, đó là một sai lầm lớn. Chuyên gia y tế tin rằng bạn cần đi lại để cải thiện điều đó. Nếu không di chuyển các cơ sẽ cứng lại và lưng sẽ yếu hơn, điều này làm thời gian hồi phục lâu hơn và khả năng tổn thương gia tăng.

Trong những ngày đầu, việc đi lại có thể gây khó chịu, tuy nhiên bạn phục hồi nhanh hơn. Nhưng bạn phải tập thật chính xác….. Những bài tập này rất nhẹ nhàng, nó giúp kéo dài tuổi thọ các cơ lưng, giảm đau lưng dưới và đẩy nhanh quá trình phục hồi.

Bài tập cho bệnh đau lưng cột sống có thể thực hiện ở nhà mà không cần các thiết bị đặc biệt.

Để tránh chấn thương, bạn phải nhẹ nhàng căng lưng. Hãy cẩn thận để bạn không cảm thấy bất cứ sự khó chịu nào – bạn chỉ nên căng lưng đến một vị trí nhất định mà mình cảm thấy thoải mái. Bắt đầu bài tập thật chậm, khi lưng đã quen, bạn hãy kéo dài thời gian tập. Mục tiêu của bạn là căng lưng đến vị trí thoải mái nhất và giữ trong vòng ít nhất là 20 giây.

Khi tập đều đặn mỗi ngày, bạn sẽ cảm thấy mình linh hoạt lên rất nhiều. Để ngăn ngừa chấn thương cần một thời gian dài.

Bài tập cho người đau lưng cột sống – Đừng vội!

Hãy cẩn thận khi căng lưng và giữ ở một vị trí. Nhiều người đã quay lại vị trí hoặc đột ngột để lưng vào tư thế có thể gây thương tích.

Nếu bạn đang ngồi trên ghế, bạn có thể ngả ghế ra và đảm bảo rằng lưng của bạn đang thực hiện bài tập. Nghiêng về phía trước là bạn đang căng lưng dưới, nhưng hãy thật nhẹ nhàng. Giữ yên vị trí này trong ít nhất 20 giây, và tốt nhất bạn nên lặp đi lặp lại 3 lần.

Với bất kỳ bài tập nào, nếu cảm thấy lưng của bạn tồi tệ hơn hoặc đau nhiều hơn, bạn phải ngừng tập ngay. Tuy nhiên, nếu tập hợp lí, điều này rất hiếm khi xảy ra mà bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy tốt hơn.

Bài tập cho người đau lưng cột sống – Các bài tập phòng ngừa

Đây là bài tập phổ biến và dễ thực hiện, nó có thể giúp phóng thích tất cả những căng thẳng của bạn.

Hãy quỳ xuống, 2 tay đặt xuống đất, cong lưng đồng thời kết hợp với cơ bụng và thả lỏng đầu của bạn. Sau đó thả lỏng lưng, và nâng cao đầu. Lặp lại bài tập này ba lần và đảm bảo lưng đang được kéo căng.

Bên cạnh đó, nó còn củng cố vùng lưng dưới và cơ bụng của bạn phòng tránh chấn thương trong hoạt động. Hơn nữa, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn, máu lưu thông tốt hơn. Đây là cách tiếp sinh lực để bắt đầu một ngày thậm chí đến hết ngày.

Chùng người, ngồi xuống và vặn mình là bài tập rất tốt cho người đau lưng dưới, và có thể được thực hiện hàng ngày. Đừng quên các cơ bụng vì nó đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ lưng của bạn.

Nếu bạn không bị đau lưng cột sống, việc tập này giúp ngăn ngừa thương tích trong hoạt động. Nó như một biện pháp phòng ngừa vậy! Hãy cẩn thận khi căng lưng, làm ấm cơ thể trước khi hoạt động thể chất và tạo một điểm tựa để nâng từ chân của bạn!

Duy trì tốt, linh hoạt và sử dụng bài tập bất cứ khi nào có vấn đề, bạn sẽ sớm thoát khỏi cơn đau.

Đau lưng mãn tính hoặc đau ở bất kì cơ bắp nào hoàn toàn ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu bạn không thể giũ bỏ nó.



  Thầy thuốc ưu tú, lương y, tiến sĩ y học Nguyễn Hữu Khai - tác giả bài thuốc kinh nghiệm trị chung các bệnh đau lưng thoái hóa, thoát vị đĩa đệm, liệt dương, chức năng thận suy đã chữa khỏi cho nhiều người mắc những bệnh này trong hơn mười năm qua.

Lương y Nguyễn Hữu Khai truyền công lực điều trị chấn thương cột sống cổ cho VĐV vật quốc gia Lê Thị Huệ (ảnh tư liệu Bảo Long)

Lương y Nguyễn Hữu Khai truyền công lực điều trị chấn thương cột sống cổ cho VĐV vật quốc gia Lê Thị Huệ (ảnh tư liệu Bảo Long).

Lương y Nguyễn Hữu Khai nổi tiếng là thầy lang mát tay từng cứu chữa nhiều trường hợp mắc bệnh hiểm nghèo. Nhiều người tới nay vẫn còn nhớ tới trường hợp chị Nguyễn Thị Phương bị bệnh u tủy, bại liệt được ông cùng các y, bác sĩ của Bệnh viện đa khoa Bảo Long (xã Cổ Đông, thành phố Sơn Tây, Hà Nội) đón về chăm sóc. Điều kì diệu không chỉ sức khỏe của chị Phương khá dần lên, tự làm được nhiều việc, mà trong thời gian chữa bệnh tại Bảo Long chị đã mang thai, sinh bé trai kháu khỉnh đặt tên là Bảo Phúc.

Trường hợp VĐV đô vật Lê Thị Huệ lâm nạn bị chấn thương cổ gần như liệt cả tứ chi. Quả là họa vô đơn chí, khi chị lâm nạn thì cũng là lúc người cha đã ngoài 70 tuổi bị lao phổi phải cấp cứu điều trị tại Bệnh viện Thanh Hóa, mẹ gần 70 tuổi ốm yếu. Gia cảnh nghèo khó, chị gái làm công nhân may ở TP Hồ Chí Minh phải bỏ việc ra Hà Nội chăm sóc em. Còn lại các em nhỏ đang trong tuổi học hành. Lương y Nguyễn Hữu Khai đã xin đón về Bệnh viện đa khoa Bảo Long chăm sóc nuôi dưỡng và ông trực tiếp điều trị cho VĐV Lê Thị Huệ. Ba tháng liền tận tụy điều trị, lương y đã bị bẻ gãy nhiều phương án, phác đồ điều trị và dằn vặt ngày đêm trong sự bế tắc gần như tuyệt vọng.

Bất lực, lương y Khai đã đề nghị Trung tâm Huấn luyện Thể dục thể thao và cấp trên được đưa VĐV vật Lê Thị Huệ sang Trung Quốc chữa trị. Trước khi đưa chị sang Trung Quốc, ông đã cẩn thận chỉnh trang lại hồ sơ bệnh án và cho VĐV đi chụp cắt lớp và cộng hưởng từ vùng cột sống chấn thương. Lần này lương y phát hiện tại phía trong đốt sống đã sinh ra một túi dịch chèn ép tủy. Và ông loáng thấy những hy vọng mới bởi túi dịch này chính là thủ phạm khiến VĐV Huệ không thể phục hồi thần kinh vận động và gây đau đớn, bức bách khó chịu hành hạ chị ngày đêm. Thế là kế hoạch đưa chị đi Trung Quốc chữa trị được tạm hoãn…

Thế rồi trời chẳng phụ lòng người, lương y Khai đã tìm ra phác đồ điều trị mới, cho VĐV Huệ dùng bài thuốc có tên Mộc long, vốn có tác dụng đặc trị chứng viêm gan, lách, lở ngứa, u bướu. Ông giải thích lí do, thuốc Đông y vốn có chỉ định và công năng điều trị rất rộng. Cơ chế và cấu trúc u nang trong gan, thận và cả trong túi dịch trong đốt sống cổ của VĐV Huệ rất giống nhau. Sau một tháng dùng thuốc, VĐV Huệ giảm dần đau đớn, ăn ngủ tốt và thần kinh vận động hồi phục đáng kể. Sau đó lương y Khai bổ sung thêm bài thuốc Hỏa long và Quần long để thông kinh hoạt lạc bổ thận và mạnh gân cốt, VĐV Huệ đã tự đứng lên, rồi với động tác chậm chạp có sự hỗ trợ chị đã đi lại được và tập đánh máy vi tính…

Nhờ kinh nghiệm sâu rộng và sự mát tay, đã cứu chữa thành công cho nhiều người bệnh, không mong bệnh nhân mang ơn mình, ngược lại lương y Nguyễn Hữu Khai cho rằng: “Bệnh nhân chính là thầy của mình. Cứu chữa họ chính là nâng tầm kiến thức cho ta, nâng tầm hồn của ta, giúp ta tự hoàn thiện mình, tự cứu chữa mình. Bởi không có bệnh hiểm nghèo thì không có thầy thuốc giỏi”.

Bài thuốc trị đau lưng thoái hóa, thoát vị đĩa đệm, liệt dương, chức năng thận suy

Lương y Nguyễn Hữu Khai cho biết, điều trị tận gốc các bệnh như thoái hóa khớp, viêm khớp, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm là phải phục hồi chức năng chủ cốt của Thận. Ông giải thích, theo triết lí y học phương Đông, cơ thể của chúng ta lấy tạng làm chủ. Có 5 tạng là Tâm (tim), Can (gan), Tỳ (lá lách, tụy), Phế (phổi), Thận. Mỗi tạng chủ quản một vùng cơ thể: Tâm chủ huyết (máu), Can chủ cân (gân), Tỳ chủ nhục (cơ thịt), Phế chủ bì mao (da, lông), Thận chủ cốt (xương). Thận chủ cốt tức là quản lý điều hành sự phát triển của xương cho cân đối, hợp lý, khỏe mạnh vững chắc. Đồng thời chăm sóc, nuôi dưỡng bảo vệ xương, ngăn cản và giải tỏa mọi cơ chế, tác nhân gây bệnh cho xương. Khi chức năng chủ chốt của thận suy thì sự phát triển của xương sẽ không cân đối, lệch lạc và dị dạng đồng thời bị chứng loãng xương, thoái hóa xương khớp, và rất dễ bị viêm xương cốt…

Với một cơ thể bình thường, chức năng chủ chốt của thận tốt thì ngoài việc giúp cho cơ cấu xương cân đối khỏe mạnh, thận còn có khả năng phòng bệnh và trị bệnh cho xương. Nếu như có sự “trục trặc” nào đó ảnh hưởng xấu đến xương, gây bệnh cho xương, thì từ vùng Thượng thận sẽ tiết ra tố chất điều đến vùng bệnh để xử lý (vì vậy nhiều lúc chúng ta đau nhức trong xương, trong khớp không cần uống thuốc mà tự khỏi). Thận có hàng trăm chức năng khác nhau, một khi chức năng chủ cốt suy giảm thì cấu trúc xương sẽ bất thường, khả năng phòng vệ và điều trị cho xương khớp cũng suy giảm. Khi ấy tố chất mà vùng Thượng thận sinh ra để giải quyết “trục trặc” viêm nhiễm, đau nhức cho xương khớp sẽ không còn được như ý và xương bị suy thoái (loãng xương, thoái hóa dị dạng xương, viêm xương, viêm khớp, và thoái hóa khớp). Cần biết cột sống của chúng ta dễ dàng uốn cong là bởi cấu trúc của các đĩa đệm trong mỗi khớp nối. Khi đốt sống bị thoái hóa, mòn vẹt ảnh hưởng sự định vị của đĩa đệm làm nó trật ra, chèn vào thần kinh, ép vào tủy sống gây đau và tê bại. Những tế bào xương sống gần chỗ bị thoái hóa sẽ tăng sinh phát triển lấp vào tạo thành các mô sùi lên như cái gai xương, nó chèn vào thần kinh làm đau nhức. Bởi vậy, theo lương y Nguyễn Hữu Khai, để điều trị chứng bệnh xương khớp, y học cổ truyền quan tâm nghiên cứu điều trị tận gốc. Khi chức năng chủ cốt của Thận suy giảm và xương khớp bị bệnh thì ngoài việc điều trị trực tiếp xương khớp còn phục hồi chức năng của Thận, cường kiện cơ thể chống tái phát bệnh.

Với vấn đề sinh lý tình dục, lương y Khai cho rằng, không chỉ do ở Thận. Chữa chứng “bất lực” phải xem xét tổng thể vì sao, Tạng nào yếu? Muốn phục hồi và tăng cường khả năng sinh lý là phải chăm lo bồi bổ, cường kiện toàn diện và phải điều hòa các Tạng cho “ăn ý” với nhau.

Lương y Nguyễn Hữu Khai cung cấp công thức bài thuốc này gồm 33 vị: Thục địa chế 10g; Phúc bồn tử 15g; Hắc khương 12g; Câu đằng 30g; Sơn thù 12g; Độc hoạt 12g; Xuyến chi 20g; Kim anh tử 15g; Ngũ vị tử 8g; Tây quy 15g; Mộc qua 15g; Hắc táo nhân 20g; Nhục thung dung 12g; Khương hoạt 12g; Hắc phụ tử 8g; Nhục quế bột 4g; Bảo cốt phiến 30g; Ba kích 20g; Viễn trí 15g; Kỷ tử 15g; Cao mèo 7g; Ngưu tất 15g; Mạch môn bắc 12g; An thần phiến 20g; Bạch linh 15g; Đan bì 12g; Cá ngựa 2 đôi; Đỗ trọng 15g; Khiếm thực 15g; Hoài sơn 15g; Trạch tả 12g; Phòng phong 15g; Thanh thiên quỳ 15g.

Bài thuốc chủ trị đau lưng thường xuyên hai bên hố thận, thoát vị đĩa đệm, đầy bụng khó tiêu, sinh hoạt vợ chồng không có cảm khoái, đau nhức toàn thân, mệt mỏi nhược sức, ngủ không ngon, không yên giấc, hay mơ mộng. Tiểu tiện nhiều lần lượng ít. Cách dùng: Đổ 5 bát nước sắc cạn còn 1 bát đổ ra, đổ tiếp 4 bát nước sắc còn 1 bát, đấu chung 2 bát lại, chia đều uống ba lần trong ngày, uống sau bữa ăn cơm 1 giờ.

Chú ý: Các vị Nhục quế, và Cao mèo khi đun xong chắt nước thuốc ra ngoài mới hòa 2 vị này vào nước thuốc uống cùng. Kiêng kỵ: Để bệnh mau lành trong thời gian dùng thuốc cần kiêng ăn măng, cà muối, bí xanh, rau răm, đậu phụ, các loại chế phẩm từ trăn và rắn, các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, trà, thuốc lá.

Theo lương y Nguyễn Hữu Khai, bài thuốc này ông và các y, bác sĩ Bệnh viện đa khoa Bảo Long đã kê cho 1.375 bệnh nhân từ năm 2000 đến nay. Kết quả qua theo dõi có 1223 bệnh nhân chữa khỏi bệnh, đạt tỷ lệ 89%. Đỡ bệnh có 151 bệnh nhân, đạt tỷ lệ 11%.

CÁCH PHÒNG CHỐNG BỆNH THOÁI HÓA CỘT SỐNG


Việc phòng bệnh thoái hóa cột sống cần được thực hiện từ khi còn nhỏ bằng cách bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày, nhất là canxi, vitamin D. Với người làm việc văn phòng, người làm các công việc đòi hỏi phải ngồi lâu, ngồi nhiều (tài xế) khi ngồi làm việc 1 - 2 tiếng phải đứng lên đi lại, vận động nhẹ nhàng thư giãn, làm vài động tác giãn cơ lưng. Người lao động chân tay nên nhớ không mang vác quá sức, không nhấc vật quá nặng, tránh những động tác sai tư thế khi bưng, bê, vác, đẩy… tránh tổn thương cột sống. Bên cạnh đó, việc tập thể dục thường xuyên, vừa sức cũng mang lại lợi ích to lớn cho xương khớp.

Trong điều trị bệnh thoái hóa cột sống, người bệnh cần đặc biệt chú ý đến chế độ sinh hoạt, làm việc và sử dụng thuốc hoặc sản phẩm bổ sung. Khi bị những cơn đau hành hạ thì nên nằm nghỉ, thả lỏng người trên giường cứng. Với các cơn đau cấp tính, cần xoa bóp, chườm nóng để làm giảm cơn đau. Khi đã từng bị đau lưng do thoái hoá cột sống một lần thì càng phải giữ gìn, không để tái phát khiến bệnh tình trầm trọng hơn.









Món ăn chữa đau lưng nhức mỏi
Món ăn trị bệnh đau lưng
Công dụng chữa bệnh của cây dâu tằm
Đau lưng bên trái -
Bài thuốc đông y trị đau lưng
Đau lưng khi ngồi lâu
Trị đau lưng khi có kinh nguyệt
Đau lưng khi bị hành kinh

Cách chữa đau bụng kinh hiệu quả

   




(ST)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý