Làm sao để hết bị bóng đè

seminoon seminoon @seminoon

Làm sao để hết bị bóng đè

19/04/2015 06:00 AM
4,484

Có thể 80% dân số từng bị bóng đè và hiện tượng này đã xuất hiện cùng lúc với thời gian loài người xuất hiện trên Trái Đất. Có nhiều tên gọi khác nhau cho hiện tượng này như bị ma đè, bị yêu tinh hớp hồn, bị mộc tinh ám toán... Các nhà khoa học của Việt Nam có lời khuyên về việc làm thế nào để hạn chế tối đa việc bị bóng đè.

Hiện tượng ngủ bị bóng đè có từ 3.000 năm trước

TS Vũ Thế Khanh, Tổng Giám đốc Liên hiệp Khoa học Tin học và Ứng dụng (UIA) cho biết: "Bóng đè là hiện tượng rất phổ biến, thường xảy ra khi cơ thể rơi vào trạng thái ngủ. Nhiều tài liệu nói rằng, khi mọi người ngủ có đến 40% bị bóng đè. Nhưng nếu căn cứ vào các triệu chứng và thống kê gần đây có trên 80% dân số đã trải qua trạng thái bóng đè khi ngủ. Có điều, sau khi ngủ dậy, nhiều người bị quên hoặc không chú ý nên không biết".

Trong các câu chuyện dã sử, hiện tượng bóng đè đã được người Trung Quốc ghi chép lại cách đây hơn 3.000 năm. Các nhà sử học Âu Châu cổ đại cũng đã mô tả hiện tượng tương tự, nhưng lại giải thích là do con quỷ ngồi đè lên nạn nhân khi họ đang ngủ và được coi là những cơn ác mộng. Cảm giác cực kỳ khó chịu do hiện tượng bóng đè gây ra, ám ảnh hầu hết mọi nền văn hóa từ cổ chí kim, chỉ có điều người ta đã mô tả nó với nhiều hình thái và tên gọi khác nhau (như bị ma đè, bị yêu tinh hớp hồn, bị mộc tinh ám toán...).

Đồng tình với quan điểm của TS Khanh, TS Nguyễn Ánh Hồng, giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho rằng, hiện tượng bóng đè không chỉ bây giờ mới xuất hiện, nó có từ khi loài người mới xuất hiện. Đó là sự ảo ảnh trong giấc mơ. Ngày nay, con người chịu nhiều áp lực từ cuộc sống, hiện tượng này càng diễn ra nhiều hơn trong giấc ngủ.

TS Vũ Thế Khanh cho hay, bóng đè thường xảy ra trong giai đoạn cuối của giấc ngủ. Khi bị bóng đè thì cơ thể tạm thời bị bất động do một cơ chế bảo vệ đã ngăn cản hệ vận động, không cho hệ thực hành mệnh lệnh của vỏ não đã ban ra trong giấc mơ. Nó giống như hệ thống rơle tự ngắt vậy. Có người cứ ngủ đến khoảng nửa đêm là bị bóng đè không sao nhúc nhích được, cố vùng vẫy thì lại càng bị "giữ chặt". Thấy họ bị ú ớ, người nằm cạnh lay mãi mới tỉnh. Vì không kiểm soát được giấc ngủ của mình, nhiều người đã không biết mình bị bóng đè khiến mệt mỏi khó thở. Cứ nghĩ mình bị ma đè, quỷ ám...

Có những người rơi vào cảm giác bị rơi từ trên cao xuống vực, hoặc thấy bị ai đó bóp cổ, bị chó đuổi, rắn tấn công... muốn chạy mà không nhúc nhích nổi. Khi bị bóng đè, ý thức bản năng cố hết sức để vùng vẫy, đẩy cái "vật nặng" ấy ra nhưng không thể.

Bóng đè được các nhà sử học châu Âu cổ đại cho rằng do con quỷ ngồi đè lên người đang ngủ.
Bóng đè được các nhà sử học châu Âu cổ đại cho rằng do con quỷ ngồi đè lên người đang ngủ.


Giải thích về hiện tượng bóng đè

TS Vũ Thế Khanh giải thích: Khi bị bóng đè, vỏ não hoạt động nhanh, tế bào thần kinh kích động mạnh, nhiệt độ trong sọ tăng nhanh, hoàn toàn không khác gì lúc thức. Tuy nhiên, các giác quan lại không tiếp xúc với trần cảnh, các cơ bắp không căng vì luồng thần kinh vận động bị chặn, các trung khu thần kinh chỉ huy lời nói và cử động bị ức chế, thậm chí nhiều khi hệ hô hấp cũng ngừng hoạt động hoặc loạn nhịp, nên cơ thể mới có cảm giác bất lực như vậy.

Theo TS Bùi Quang Huy, Trưởng Khoa Tâm thần, Bệnh viện 103 (Hà Đông, Hà Nội) cho biết: Trong các bệnh về giấc ngủ thì nó chia làm hai loại. Loại thứ nhất là bệnh ngủ ít và ngủ nhiều. Loại thứ hai rối loạn cận giấc ngủ. Loại này chia làm hai loại bệnh khác nhau: Loại thứ nhất là miên hành (đang ngủ bỗng tỉnh dậy đi lung tung), loại thứ hai là mộng du.

Trong khoa học bóng đè được gọi là bệnh hoảng hốt trong đêm. Đó là trạng thái người đang ngủ bật dậy la hét kêu ú ớ, cơ thể không thể cử động được. Khi đó, điện não đồ hoạt động chậm, vỏ não không thể điều khiển được hoạt động của cơ thể gây ra trạng thái bất động.

ThS Nguyễn Mạnh Quân, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phát triển sức khoẻ Thể - Tâm - Trí cho hay, nguyên nhân làm cho chúng ta có cảm giác toàn bộ cơ thể bị đè nặng và không cử động trong giấc ngủ, bởi khi đó chúng ta trong trạng thái mơ (REM). Lúc đó vỏ của đại não và các tế bào thần kinh được kích thích rất nhanh và mạnh hơn lúc tỉnh. Nhưng bộ não của chúng ta lại tiết ra một loại hormon, làm cho tất cả hệ thống cơ bắp trên cơ thể không nhận được các tín hiệu vận động của bộ não.

Vì vậy, khi chúng ta mơ thì cơ thể chúng ta không thể cử động được (Schlafparalyse). Hơn nữa, trong trạng thái nửa tỉnh tất cả các giác quan đều chưa hoạt động được ổn định và tỉnh táo như lúc chúng ta tỉnh hẳn.

Tập luyện thể thao để không bị bóng đè

Theo ThS Nguyễn Mạnh Quân để giảm bớt bị bóng đè, chúng ta không nên đọc, nghe hay xem những bộ phim kinh dị hoặc bạo lực trước khi đi ngủ. Nên làm việc và sinh hoạt điều độ, khu vực nằm ngủ cần phải được thoáng mát và không nên sắp đặt nhiều đồ điện tử trong phòng. Tránh sử dụng các chất kích thích thần kinh như rượu, bia, thuốc lá trước khi đi ngủ.

Khi mà cuộc sống công nghiệp càng ngày càng phát triển, càng hiện đại thì nhu cầu đòi hỏi của cuộc sống cũng sẽ lại càng ngày càng cao. Vì vậy, cũng đồng nghĩa với stress và áp lực sẽ càng ngày càng lớn. Chúng ta hãy nên tự lựa chọn cho mình một phương pháp thư giãn cả cơ thể và tinh thần thật hữu hiệu, ví dụ như yoga, tự thôi miên trị liệu... Nó không chỉ giúp cho chúng ta ngủ ngon, không bị bóng đè hay ác mộng mà còn là những phương pháp hữu hiệu để giúp chúng ta trẻ, khoẻ mạnh hơn cả về tâm lực, thể lực và trí lực.


Có thể chữa bệnh "bóng đè"?


Thu Hải (19 tuổi, ở Thanh Trì, Hà Nội) cũng hay bị bóng đè. Sợ bị chết trong giấc ngủ, cô không bao giờ dám ngủ một mình, mà đòi em gái ngủ cùng, dặn khi nào thấy chị ú ớ thì gọi dậy.

Đang ngủ, Hùng (Quỳnh Mai, Hà Nội) chợt thức giấc và nhận ra mình đang ngừng thở, người tê cứng, không thể cử động được, như có vật gì rất nặng đè lên ngực. Anh cố hết sức để vùng vẫy, đẩy cái “vật nặng” ấy ra nhưng các cơ không chịu nghe lời. Anh muốn gọi người bên cạnh lay giúp để thoát khỏi trạng thái đáng sợ đó nhưng chỉ có thể phát ra những tiếng ú ớ nhỏ. Thường phải tự vật lộn một lúc lâu, Hùng mới “hất” được “vật nặng”, anh thở hổn hển vì mệt và sợ.

Những cơn bóng đè này xuất hiện khá thường xuyên, vào lúc Hùng lơ mơ ngủ, thậm chí trong giấc ngủ trưa. Vì khi ở nhà cũ, anh không bị như vậy nên mẹ anh khuyên nên đi tìm thầy để xem và làm lễ, cúng bái.

Căng thẳng trong công việc dễ gây "bóng đè"

 

Bác sĩ Bế Thị Hiển, Trưởng khoa Lâm sàng, Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương, cho biết, hiện tượng mà Hùng và Hải gặp phải không phải là một bệnh, lại càng không liên quan đến vấn đề mê tín như nhiều người vẫn lầm tưởng. Đây thực chất là một dạng rối loạn giấc ngủ không thực tổn (không có tổn thương thực thể), nguyên nhân chủ yếu là căng thẳng tâm lý, lo lắng hay stress do sức ép từ công việc. Những yếu tố tâm lý này kích thích lên vỏ não, gây ra hiện tượng bóng đè. Bác sĩ Hiển cũng cho biết, cũng có khi bóng đè là dấu hiệu của một số bệnh tim mạch, nhưng những trường hợp này chiếm rất ít.

Bóng đè thường xuất hiện ở những người mới ốm dậy, cơ thể suy nhược, những người “yếu bóng vía”, hay ám ảnh vì những điều vu vơ mà thiếu suy xét khoa học, hoặc người khoẻ nhưng một lúc nào đó có điểm yếu trong tinh thần. Những người hay sử dụng bia, rượu, chất kích thích cũng dễ bị bóng đè hơn.

Về trường hợp của anh Hùng, bác sĩ Hiển cho rằng, có thể nguyên nhân là anh chưa quen nhà mới, dẫn đến tâm lý bất an và đây là nguyên nhân khiến anh bị bóng đè khi ngủ. Nhiều người thấy mình đang khỏe mạnh bỗng nhiên bị bóng đè như anh Hùng thì nghĩ là do ma ám nên “chữa” bằng cách để roi dâu, để dao trên đầu giường, cúng bái… Và sau khi làm như vậy, nhiều trường hợp chứng bóng đè biến mất. Bác sĩ Hiển giải thích, có thể những biện pháp trên khiến họ cảm giác yên tâm, hết stress và vì thế hết bị bóng đè.

Khi bị bóng đè, người ta sợ toát mồ hôi, muốn kêu cứu, cựa quậy mà đành chịu. Lúc này vỏ não hoạt động nhanh, các tế bào thần kinh kích động mạnh, nhiệt độ trong sọ tăng do tăng chuyển hoá, hoàn toàn không khác gì lúc thức. Tuy nhiên, các giác quan lại không tiếp xúc với bên ngoài, các bắp thịt không căng vì luồng thần kinh vận động bị chặn, các trung khu thần kinh chỉ huy lời nói và cử động bị ức chế. Vì thế, người bị bóng đè mới có cảm giác bất lực như vậy.

Một số người khi bị bóng đè đã rất lo lắng vì trạng thái khó thở, không cử động được nhưng theo bác sĩ Hiển, đây chỉ là hiện tượng nhất thời, sẽ tự hết và không gây nguy hiểm.

Để đề phòng bóng đè, cách tốt nhất là xây dựng một lối sống lành mạnh, ăn uống điều độ, tham gia các hoạt động giải trí... Ngoài ra, có thể trau dồi kiến thức để tăng khả năng thích nghi với cuộc sống, giảm đi các áp lực trong công việc.

Trong giai đoạn ngủ chập chờn và hay mộng, những kích thích yếu lại gây ra đáp ứng mạnh. Chỉ cần một bàn tay đặt lên ngực khi nằm ngửa, hoặc không khí nhiều CO2, thậm chí chỉ cần nằm nghiêng bên trái cũng có thể gây bóng đè với mê hoảng dữ dội. Vì vậy, tư thế nằm ngủ phải thoải mái, làm cho toàn bộ cơ bắp giãn, đầu không vẹo lệch. Ngoài ra, quần áo phải rộng rãi, buồng ngủ thoáng khí.

“Bóng đè” là một loại ảo giác, chỉ là hiện tượng mộng mị, rối loạn giấc ngủ dạng không sâu. Cơ thể con người được điều khiển bởi hệ thần kinh. Lúc ngủ, nhiều phân vùng thần kinh tạm thời ngưng hoạt động trong khi các vùng khác vẫn bị kích thích bởi nhu cầu cơ thể như chật chội, ánh sáng, nóng,lạnh, đại tiểu tiện v.v… Các xung kích thích hướng đến các phân vùng thần kinh điều khiển nhưng nó đang tạm ngưng hoạt động, do vậy xung phản hồi về não bộ và sinh ra ảo giác như thật. Nhất là trong giai đoạn ngủ chập chờn, những kích thích yếu vẫn gây ra phản hồi mạnh, do vậy chỉ cần một bàn tay đặt lên ngực, bị gác lên người, áo ngủ chật hoặc không khí phòng ngủ đột ngạt, bị chiếu sáng, nằm nghiêng bên trái v.v… là cơ hội để “bóng đè”.


Khi bị “bóng đè”, chúng ta có cảm giác rất sợ hãi, muốn kêu cứu, vùng vẫy, giãy giụa đến tuyệt vòng mà đành chịu bởi luồng thần kinh vận động bị chặn đứng, các trung khu thần kinh chỉ huy lời nói và hành đồng bị ức chế. Trường hợp người bị “bóng đè” biết rõ ràng mình đang bị “bóng đè” nghĩa là người đó đã tỉnh được một nửa.

Để tránh “bóng đè”,theo Tiến sĩ Y học Lê Trọng Bông, trước hết phải chọn tư thế nằm thoải mái, không gò bó. Không nên gác tay lên trán, để tay lên ngực hoặc bắt chéo chân nên nằm nghiêng bên phải là tốt nhất. Phòng ngủ càng tối càng tốt, tránh ánh sáng kích thích làm cho mắt mở. trước khi ngủ nên hít thở sâu dăm ba lần, thư giãn toàn thân.Ngoài ra, không nên uống nhiều trà, cà phê vào chiều tối, tránh ngủ ban ngày quá nhiều, quần áo ngủ rộng rãi, phòng ngủ thoáng mát.



Hướng nhà xấu dễ bị bóng đè


Theo các chuyên gia, bóng đè là hiện tượng bình thường của giấc ngủ, không liên quan đến ma quỷ và hướng nhà không tốt cũng dễ bị bóng đè khi ngủ.

Sau nhiều lần bị bóng đè, chị Nguyễn Thị Ái, xóm 5, xã Quảng Thành, Tp.Thanh Hóa đi kể chuyện, nhiều người bảo đó là do "ma" đè. Phải nhờ thầy cúng làm lễ may ra con ma đó mới ra khỏi cơ thể, nếu không nó sẽ đeo bám dai dẳng, làm cho gia đình chị lụi bại. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, bóng đè là hiện tượng bình thường của giấc ngủ, không liên quan đến ma quỷ.

Hoang mang vì bị bóng đè!

Tính đến nay, gia đình chị Ái chuyển về nhà mới đã được một thời gian. Hai vợ chồng bài trí phong thủy cho căn nhà khá công phu. Thế nhưng, "không hiểu sao đêm nào tôi cũng ngủ mơ. Giấc ngủ cứ chập chờn theo kiểu nửa thức nửa tỉnh. Trong trạng thái đó, tôi thấy có những con vật không rõ hình hài làm cho đầu óc tôi như phát điên, khó thở.

Mặc dù vẫn tỉnh táo, nhưng tôi không thể cựa quậy, tứ chi bất động, cảm giác như có vật nặng đè lên người. Phải một lúc lâu tôi mới vùng dậy được. Sự việc đó đã diễn ra liên tục trong một thời gian dài khiến tôi rất hoang mang", chị Ái tâm sự.

Nhiều người biết chuyện, phán rằng chị bị "ma" ám, khuyên chị phải đi mời thầy cúng về nhà làm lễ, để xua đuổi con ma đó ra khỏi người, nếu không nó sẽ ám chị, gia đình chị kiểu gì cũng có những chuyện không hay.

GS.TS Nguyễn Trường Tiến, Chủ tịch Hội Cơ học đất và Địa kỹ thuật Việt Nam cho rằng, việc chị Ái đêm ngủ mơ sảng như vậy, đơn thuần là biểu hiện của bóng đè, do làm việc quá sức, bị căng thẳng, cơ thể không khoẻ. Không có chuyện ma quỷ đè lên người khi chúng ta ngủ. Chị Ái không nên nghe theo lời bàn tán của mọi người để "làm mồi" cho thầy cúng "ăn tiền".

"Theo thuyết phong thủy thì những người bị bóng đè liên tục thường do chính mảnh đất của họ đang ở. Vì vậy, khi mua đất làm nhà các gia đình phải tìm hiểu, tính toán thật cẩn thận xem tâm và hướng đất đó có phù hợp với tuổi của mình không.

Nếu vị trí đất đó không tốt sẽ phát ra từ trường xấu làm ảnh hưởng đến chủ nhà. Điều đó ảnh hưởng đến sức khỏe, giấc ngủ và việc làm ăn của mọi người trong gia đình", ông Tiến nhấn mạnh.

Nằm dưới xà nhà là bị bóng đè

TS Vũ Thế Khanh, Tổng Giám đốc Liên hiệp Khoa học tin học và Ứng dụng (UIA) cho biết: Người ta cho rằng, do đặt giường ngủ ở vị trí xà nhà, dầm nhà nên khi ngủ bị bóng đè. Theo triết học phương Đông, mỗi con người được thị hiện bởi 2 thành tố: Phần thực thể (phần vật chất nhìn thấy bằng sắc tướng) và phần tâm thể (phần vật chất vô hình, mắt thường không nhìn thấy).

Trong phần tâm thể có 3 hình thái là hồn, vía và phách. Thể hồn luôn gắn liền với thân xác khi con người còn sống, khi chết thì "hồn lìa khỏi xác". Còn thể vía và phách có khi bị "thất tán" ngay cả khi con người còn sống, cho nên mới có câu "Sợ mất vía" hoặc "Hồn xiêu phách lạc". Thể vía và thể phách như một "chiếc lồng" bao quanh cơ thể sinh học. Độ lớn của "chiếc lồng" đó có quan hệ mật thiết với sự cảm nhận của 6 giác quan.

Nói một cách trực giác là khi ta nghe thấy tiếng súng từ xa đã sợ rồi, nhưng với người điếc dù ở gần vẫn "điếc không sợ súng". Khi các giác quan bị đóng (ví dụ như khi ta ngủ) thì "chiếc lồng" có thể bị thu hẹp nhưng nó vẫn còn hữu hiệu trong cự ly từ 2 - 3m.

Tác động của môi trường vào cơ thể sinh học trước hết phải xuyên qua "chiếc lồng" này. Nhiều khi sự tác động của môi trường chưa tới được cơ thể sinh học, mà mới chỉ chớm đến "chiếc lồng" là cơ thể đã nhận biết được.

Ví dụ: Khi một đứa trẻ mới vài ba tháng tuổi, có người lạ đến dù còn cách vài mét mà nhìn chằm chằm với thái độ không thân thiện thì đứa bé sợ hãi và khóc ngay, nhưng khi mẹ đứa bé chạy lại (tuy còn cách xa vài ba mét) mà nó đã thấy "yên lòng" rồi.

"Khi ta ngủ dưới xà nhà, dầm nhà cũng vậy. Tuy nó không trực tiếp tác động lên cơ thể chúng ta mà nó tác động lên thể phách và thể vía, khiến ta có cảm giác như có vật gì tác động vào, khiến người ngủ say có cảm giác bất động. Nó giống như cục nam châm, đặt bên đồ vật kim loại, khi đặt gần thì sẽ hút nhau. Xà nhà càng gần giường ngủ thì chúng ta càng có cảm giác bị bóng đè nhiều hơn", TS Khanh giải thích.

Bóng đè chẳng ai nhìn thấy, nhưng lại "cảm thấy" rất rõ, hầu như ai cũng bị bóng đè ít nhất một lần trong đời. Có người cho rằng, những người thường xuyên bị bóng đè là do yếu bóng vía. Mỗi loài trong thế giới tự nhiên đều có những "khắc tinh" khống chế nhau, do vậy khi gặp "khắc tinh" liền bị ’bắt vía". Ví dụ như, con rết nhìn thấy con sên là bủn rủn chân không thể bò được nữa mặc dù rết bò nhanh hơn sên.

Hướng nhà xấu dễ bị bóng đè

TS Khanh cho hay, hướng nhà không tốt cũng dễ bị bóng đè khi ngủ. Như cổng chính hoặc cửa nhà đối diện với ngã 3 ngã 4 tạo thành đường thẳng đâm vào nhà, nhất là những nhà ở thành phố. Khi đó sóng bức xạ thứ cấp, tia hồng ngoại của người và các loại xe cơ giới ngoài đường sẽ phóng thẳng vào nhà, gây cho cơ thể chúng ta có cảm giác ngột ngạt, khó chịu.

Người lúc nào cũng trong trạng thái lâng lâng, chóng mặt. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ, về đêm dễ xảy ra hiện tượng mê sảng, mệt mỏi khi ngủ.

"Khi làm nhà nên chọn vị trí phù hợp để thiết kế cửa chính, cửa sổ. Để hạn chế việc bị bóng đè do yếu tố phong thủy thì cấu trúc nhà ở, đồ dùng trong nhà nên được tạo thành hình khối uyển chuyển, tránh các hình khối có dạng nhọn, sắc, làm cho tâm trí có phản ứng đối kháng.

Hoặc là, phòng ngủ quá to thì gây cảm giác hoang mang, trống trải, phòng ngủ nhỏ quá lại tạo cảm giác bức bối, gò bó và cũng dễ gây hiệu ứng bóng đè. Do vậy, kích thước phòng ngủ vừa phải, vuông vắn, giường kê cách xa cửa chính, không đối diện với nhà bếp hoặc phòng vệ sinh là tốt nhất. Không nên kê giường ngủ dưới các thanh xà hoặc dầm gỗ, dầm bê tông. Vì ở các vị trí đó dễ bị cảm giác "xà đè" hoặc "bóng đè", TS Khanh chia sẻ.




Chữa bệnh mất ngủ khi mang thai
Làm sao để hết cảm giác mệt mỏi
Thức ăn làm cho dễ ngủ
Tư thế nằm ngủ tốt nhất
Tư thế nằm ngủ của trẻ sơ sinh
Sắc đẹp và chế độ nghỉ ngơi
Kê giường ngủ theo mệnh tuổi



(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
e chi co dj lam ngu o cho lam buoi trua moi bi .em khong bi ap luc hay stress .cu nam ngu la bi bong de
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý