Hướng dẫn làm rượu nếp cẩm thơm ngon

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Hướng dẫn làm rượu nếp cẩm thơm ngon

19/04/2015 06:01 AM
5,264

Cùng tham khảo những hướng dẫn làm rượu nếp cẩm thơm ngon nhé. Ngày mùng 5-5 âm lịch được gọi là tết Đoan Ngọ hay ngày diệt sâu bọ và theo truyền thống thì ngày này không thể thiếu hoa quả chua và rượu nếp đâu nhé

 

Cách 1:

Chọn men

Chọn loại men tốt, ngon (gọi là men ngọt), men phải mới làm, còn rất thơm không bị ẩm mốc.

Mẹo nấu rượu nếp cẩm ngon cho tết Đoan Ngọ - 1

Chọn loại nếp cẩm hạt tròn mẩy, ít tấm, màu tím hay nâu sẫm (Ảnh minh họa)

Nhiệt độ ủ cơm

Trời càng nóng thì cơm rượu càng mau lên men nhưng cố gắng để cơm rượu trong môi trường có nhiệt độ 20oC - 25oC là tốt nhất.

Nguyên liệu

- Gạo nếp cẩm (chỉ xay bong vỏ trấu, không giã) 1 kg
-  Men rượu 100 g (2 bánh men).

Cách làm

- Gạo nếp cẩm nhặt hết thóc, sạn, vo sạch rồi nấu thành cơm (chỉ cho ít nước xăm xắp). Nấu như nấu xôi bình thường, thỉnh thoảng cho thêm một ít nước để các hạt cơm được nở đều, chín mềm.

- Cơm chín, cho ra một chiếc mâm rộng, dùng đũa tãi mỏng cơm cho mau nguội.

- Lưu ý, cơm khi chín hạt phải căng mọng màu tím thẫm, không bị nát, hạt cơm bóng mới là cơm ngon.

Mẹo nấu rượu nếp cẩm ngon cho tết Đoan Ngọ - 2

Với thời tiết mùa hè, chỉ cần ủ 2-3 ngày là có thể ăn được cơm rượu rồi (Ảnh minh họa)

- Men rượu giã nhỏ, chia làm 2 phần, lấy một phần trộn vào cơm nếp khi còn ấm.

- Cho cơm nếp vào lọ thủy tinh hay vò sành (rửa sạch, phơi khô), hoặc rổ có lót lá chuối, cứ rải một lớp cơm nếp cẩm lại rải một lớp mỏng men rượu (phần còn lại). Làm như vậy cho đến hết nhưng mặt cuối cùng phải là một lớp men nhé!

- Đậy nắp lọ lại. Nếu bạn ủ trong rổ, gập lá chuối lại, đặt rổ lên cái chậu sạch hoặc nồi để hứng nước rượu.

- Dùng chăn mỏng bọc quanh rổ nếp cẩm và sau đó mang ủ vào chỗ mát. Nhiệt độ ủ tốt nhất là từ 20 – 25 độ C.

- Cứ sau 1 ngày lại mở ra, dùng đũa xới đều cơm và men lên, sau đó tiếp tục ủ.

- Với trời mùa hè này, chỉ cần ủ 2-3 ngày là có thể ăn được cơm rượu rồi.


Cách 2:

Rượu nếp cẩm qua quá trình lên men và ủ sẽ có màu nâu trông rất bắt mắt, khi uống có cảm giác ngọt, tê tê đầu lưỡi, rượu sẽ ngấm từ từ nên có thể uống được nhiều hơn so với rượu trắng nhưng khi đã say thì sẽ say rất lâu.

Để có được hũ rượu nếp cẩm thơm ngon các bạn làm theo hướng dẫn dưới đây

1. Chọn gạo để làm rượu.

- Gạo nếp cẩm hoàn toàn khác so với gạo nếp thường hay gạo nếp nương, gạo nếp cẩm hay người ta còn gọi là nếp than vì gạo có màu đen chứ không phải màu trắng như gạo nếp làm bánh.

- Chọn loại gạo phải tròn, dài đều và đảm bảo rằng màu sắc của gạo không phải do nhuộm.

- Gạo phải thơm và không quá mới, tức là phải thu hoạch cách lúc làm khoảng 3 tháng, gạo mới làm rượu sẽ không đậm.

2. Men rượu

Men sử dụng làm rượu nếp cũng được làm từ nhiều loại thảo dược có đặc tính cay, nóng. Về cơ bản men rượu là một hỗn hợp gồm các vi sinh vật có khả năng thủy phân tinh bột thành đường và lên men dịch đường thành rượu. Với mỗi địa phương, lại có một bí quyết riêng để chế biến và sử dụng men rượu khác nhau để tạo ra rượu nếp ngon của riêng mình.

3. Cách chế biến.

Để cho ra được những giọt rượu nếp thơm ngon quả thực không hề đơn giản chút nào, nó đòi hòi phải có sự công phu và chau chuốt. Gạo nếp sau khi được nấu chín, làm nguội thì rắc bột men và đem đi ủ. Trong quá trính ủ nấm mốc phát triển trên cơm gạo nếp và tự tạo cho khối gạo ủ mùi thơm đặc trưng, hấp dẫn.

Đặc biệt để có được rượu nếp ngon và vẫn giữ được hương thơm, khi chưng cất không sử dụng tháp cao cất cồn mà dùng thiết bị chưng cất rượu để thu hoạch, lúc này rượu nếp đạt khoảng 40-50 độ rượu. Chất lượng rượu ngon hay không còn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, đòi hòi người làm rượu phải biết đánh giá tình hình thời tiết trong suốt quá trình chế biến rượu nếp.

Nấu cơm

- Khi đã chọn được loại gạo ngon để nấu rượu chúng ta cho gạo vào ngâm nước lạnh khoảng 4-6h sau đó cho nào nồi đồ như đồ xôi.

- Khi cơm chín bới cơm ra nong, điều quan trọng các bạn lưu ý là phải trải đều cơm ra mặt long tránh để dồn cục vì như thế khi rắc men sẽ không được đều chỗ có chỗ không. Sau khi dỡ cơm xong chúng ta đợi vài phút cho tới khi sờ tay thấy cơm còn ấm ấm là tiến hành rắc men.

Chuẩn bị men.

Trong món cơm rượu không thể thiếu men vì men chính là chất xúc tác giúp cơm có thể dậy men để tạo ra mùi thơm và vị ngọt cho cơm.

- Khi chọn men làm cơm hay làm rượu các bạn tuyệt đối không sử dụng men tàu vì khi ăn (uống) sẽ dẫn đến tình trạng nhức đầu, ngộ độc... chúng ta chọn mua loại men gạo được người ta làm thủ công từ bột gạo cộng với nhiều vị thuốc bắc (Men dạng cục màu trắng tròn to bằng miệng cốc, hơi phồng lên như cái bánhgiày), men cũng rẻ thôi nếu làm 5kg gạo các bạn chỉ mua 3-4k men là thoải mái, nếu quen nhà ai nấu rượu thị xin cũng được.

- Liều lượng men: thường là 1 lạng men / 10kg gạo, như vậy nếu các bạn nấu 5kg gạo thì chỉ cho 1/2 lạng men là vừa.
- Sau khi cân đủ lượng men các bạn cho vào cối dã men thành bột mịn càng nhỏ càng tốt, nếu có máy xay sinh tố thì cho men vào quay một lúc là nhanh nhất.

Rắc men.

Các bạn lưu ý trước khi rắc men phải kiểm tra cơm còn nóng không nếu rắc men khi cơm còn nóng thì sẽ làm men bị chết, còn nếu rắc khi cơm quá nguội thì men cũng không ăn được cơm sẽ làm hỏng cơm. Nên tốt nhất là rắc khi cơm còn ấm tay.

Các bạn chia men thành 2 phần một phần rắc đều mặt trước đảm bảo men phủ kín bề mặt cơm, sau đó lật mặt dưới lên rắc nốt nửa men còn lại. Do cơm nếp rất dính nếu các bạn trộn thì men chắc chắn sẽ không đều bằng cách mình nói trên.

Ủ cơm.

- Sau khi rắc men xong các bạn cho cơm vào chum hay vào hũ bằng đất lung hay thủy tinh để ủ cơm nhưng chỉ cho đầy khoảng 2/3 dung tích hũ, đậy kín. Sau 3-4 ngày hũ cơm rượu sẽ tự dậy nước và mùi thơm rượu.

- Các bạn lưu ý khi ủ cơm phải đảm bảo giữ ấm cho hũ cơm vào mùa đông. Tùy thời tiết, trời càng nóng cơm rượu càng mau được. Ở vùng cao, nhiệt độ thấp người ta thường để hũ cơm rượu gần bếp để ủ nóng. Cơm rượu sẽ đạt đến nồng độ rượu cao nhất trong một ngày nhất định vào khoảng ngày thứ năm hay thứ sáu, tùy chất lượng men.

Cách trưng cất rượu.

Nồi nấu rượu thường làm bằng đồng hoặc đất nung

- Ủ rượu khoảng 1 tuần khi ấy cơm nếp đã lên men và sẽ ra nước cốt, chúng ta múc cả cốt cả cái cho vào nồi và tiến hành trưng cất rượu.

- Nồi dùng để nấu rượu thường làm bằng đồng hoặc đất nung là tốt nhất, trưng cất bằng các chất liệu khác rượu sẽ không ngon hoặc có mùi lạ rất khó uống.

- Khi nấu chúng ta lưu ý nồi rượu sôi rồi thì phải giảm bếp cho nhỏ lửa đi để rượu chảy ra từ từ, nếu đun bếp quá to sẽ làm phì rượu khi uống sẽ có mùi khét rất khó uống.

- Nếu bạn ăn cơm rượu nếp thì chỉ để đến khi men ngấu, mặt cơm hơi ướt bóng lên là ăn được (tầm 3 ngày). Nếu làm nhiều thì tốt nhất là cho vào tủ lạnh để ăn dần. Cơm rượu trộn với sữa chua không còn gì tuyệt hơn, tốt cho tiêu hóa, đẹp da, bổ máu. Người suy nhược do hậu sản cách ngày ăn một lòng đỏ trứng đánh với cốt rượu, tốt hơn thang thuốc.

Thành phẩm

Rượu sau khi trưng cất được phải có mùi thơm nồng, uống vào thấy êm êm và tê đầu lưỡi, các bạn không nên uống rượu ngay khi mới ra lò mà nên đổ vào chum sành để khoảng 1-2 tháng rồi mới uống, về cơ bản rượu càng để lâu uống càng ngon.

Cách 3:

Chuẩn bị những nguyên liệu sau:

  

- Gạo nếp hoặc nếp cẩm

- Men (ở hàng bán gạo có luôn đấy)

- Lá sen (giúp cho gạo thơm ngon hơn)

Đến phần hành động này: >:D<

Bước 1:

- Vo gạo cho sạch sau đó đem ngâm trong nước khoảng 6 tiếng.

Bước 2:

- Sau đó chúng mình vớt gạo ra, cho vào nồi chõ hoặc nồi cơm điện nấu chín như gạo bình thường. Khi gạo đã chín, đổ ra mâm và tãi gạo cho nguội bớt nhé!

Bước 3:

- Trong khi chờ đợi, các bạn lấy men ra và giã mịn. Vỏ trấu có thể nhặt bỏ ra hoặc để đó cũng được.

Bước 4:

- Đến khi gạo chỉ còn âm ấm (khoảng 40˚C) thì cho men vào rây và rắc lên gạo. Trộn đều rồi rắc thêm lần nữa.

Bước 5:

- Lá sen rửa sạch và lau khô. Rạch thủng vài đường ở phần cuống lá để trong quá trình ủ nước có thể thoát ra rồi đặt lá sen lên một chiếc rổ.

Bước 6:

- Trút gạo vào lá sen rồi rắc thêm một lớp men mỏng nữa. Gói lá sen lại. Đặt chiếc rổ có gói gạo vào một chiếc nồi. Bên ngoài nồi lấy nilong buộc lại thật kín.

Note: Tại sao chúng mình phải đặt gạo vào rổ và cách đáy nồi ra? Vì như vậy gạo sẽ không bị ngập nước, sẽ giúp hạt gạo được tròn căng, không bị nhũn đấy.

Bước 7:

- Chờ khoảng 1 ngày rưỡi đến 2 ngày (tùy vào thời tiết) rồi đem ra là ăn được rồi. Với tiết trời nóng thế này thì chỉ cần 1 ngày đến 1 ngày rưỡi là được rồi.

Các bạn có biết giết sâu bọ là phải như thế nào không?

Sáng mùng 5-5 âm lịch nhớ phải ăn rượu nếp và hoa quả chua để diệt sâu bọ nhớ!

Măm măm cùng với sữa chua cũng được đấy!

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý