Làm sao để hết rong huyết

seminoon seminoon @seminoon

Làm sao để hết rong huyết

19/04/2015 06:01 AM
4,761

Bệnh lý này phải được điều trị càng sớm càng tốt vì nếu kéo dài, nó không chỉ gây mất nhiều máu mà còn tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, dẫn đến viêm nhiễm cơ quan sinh dục. Với những thông tin dưới đây bạn sẽ không phải đau đầu làm sao để hết rong huyết nhé




Thế nào là kinh nguyệt bình thường?

Kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu có tính chu kỳ từ buồng tử cung ra ngoài do bong nội mạc tử cung dưới ảnh hưởng của sự tụt đột ngột các hoóc môn sinh dục trong cơ thể. Bình thường, chu kỳ kinh kéo dài 21-35 ngày, ngày hành kinh 2-6 ngày, lượng máu kinh mất 20-60 ml.

Thế nào là rong kinh, rong huyết?

Rong kinh là tình trạng hành kinh kéo dài trên một tuần, còn rong huyết là hiện tượng ra huyết từ bộ phận sinh dục không phải kinh nguyệt, kéo dài trên một tuần. Muốn xác định như thế nào là máu kinh nguyệt, phải dựa vào những đặc điểm như máu kinh không đông, lượng huyết ra nhiều nhất là vào những ngày giữa của đợt ra huyết. Rong kinh nếu kéo dài trên 15 ngày thường biến thành rong huyết, lúc đó gọi là rong kinh - rong huyết.

Cơ chế gây rong kinh, rong huyết tuổi vị thành niên

Trong vòng hai năm đầu tiên sau khi bắt đầu có kinh, các thiếu nữ thường có vòng kinh không đều vì không có phóng noãn. Chu kỳ thường từ 21 đến 40 ngày, lên xuống 10 ngày từ chu kỳ này qua chu kỳ sau. Rong kinh thường gặp hơn rong huyết; đôi khi rong kinh kèm với cường kinh, nhất là khi trước đó có một vòng kinh dài bất thường.

Trong chu kỳ không phóng noãn, estrogen tăng lên kéo dài, không có hoàng thể và cũng không có hiện tượng bong nội mạc tử cung. Nội mạc cứ dày lên mãi trong khi mạch máu không tăng trưởng kịp nên không đủ máu nuôi, dẫn đến hoại tử và bong ra từng mảng, gây ra huyết nhiều và kéo dài.

Nhiều nghiên cứu cho thấy các em gái dậy thì càng sớm thì hiện tượng phóng noãn càng xảy ra nhanh.


Rong kinh, rong huyết đều ảnh hưởng đến sức khỏe vì bị mất máu (ảnh minh họa)

Hậu quả của rong kinh, rong huyết

Rong kinh, rong huyết đều ảnh hưởng đến sức khỏe vì bị mất máu. Ngoài ra, do máu ra kéo dài nên có thể gây viêm nhiễm. Máu là môi trường phát triển tốt của vi khuẩn. Vi khuẩn sẽ lan ngược từ âm hộ vào âm đạo, vào buồng tử cung và có thể lên vòi trứng gây viêm phần phụ, thậm chí gây vô sinh sau này. Vì những lẽ đó nên rong kinh, rong huyết cần điều trị càng sớm càng tốt.

Xử trí rong kinh, rong huyết tuổi vị thành niên

Trước hết cần loại trừ nguyên nhân liên quan đến thai nghén.

Khám lâm sàng: ngực, bụng, màu sắc âm hộ, âm đạo, nên khám qua trực tràng để đánh giá thể tích của tử cung. Siêu âm để xem tình trạng tử cung và hai buồng trứng. Sau khi loại trừ thai, cần nghĩ đến 3 loại nguyên nhân: thực thể (như polyp niêm mạc tử cung, u xơ tử cung), rối loạn đông máu, rối loạn nội tiết. Điều trị theo nguyên nhân.

Đa số các trường hợp rong kinh, rong huyết ở tuổi này là do rối loạn nội tiết. Cần tùy theo mức độ thiếu máu trên người bệnh để điều trị. Nếu chỉ có rong kinh hay rong huyết nhẹ và không kèm theo thiếu máu thì không cần điều trị, chỉ cần bác sĩ theo dõi. Nếu rong kinh, rong huyết nhẹ có kèm theo thiếu máu thì bắt đầu điều trị bằng các loại thuốc viên tránh thai hỗn hợp 21 ngày với 7 ngày Placebo.

Nếu rong kinh, rong huyết nhiều hơn nhưng chưa cần phải cấp cứu thì bác sĩ thường cho uống thuốc viên tránh thai nhưng liều lượng cao hơn, 2 viên/ngày chia 2 lần (sáng và tối). Các tác dụng phụ có thể gặp là nôn, đau căng vú, ra huyết trong khi uống; lần hành kinh đầu tiên sau điều trị liều cao sẽ ra nhiều máu, phải uống tiếp vỉ thuốc thứ hai ngay khi thấy ra kinh ngày đầu tiên. Thời gian điều trị đến 3-6 tháng sau.

Nếu rong kinh, rong huyết gây mất máu cấp tính, phải nhập viện cấp cứu.



Làm sao để hết rong kinh rong huyết



Rong kinh có thể làm cho người phụ nữ cảm thấy khó chịu vì nó ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Rong kinh là hiện tượng hành kinh kéo dài hơn 1 tuần. Rong kinh kéo dài hơn 15 ngày gọi là rong huyết (hiện tượng ra huyết ở bộ phận sinh dục không phải là kinh nguyệt, kéo dài hơn 1 tuần). 

Khi mới dậy thì, chu kì kinh nguyệt có thể chưa ổn định nên hiện tượng kinh nguyệt kéo dài đến cả tuần là chuyện dễ hiểu. Nhưng khi người phụ nữ đã trưởng thành, bất kì dấu hiệu kinh nguyệt nào cũng cần phải chú ý. Chu kì kinh nguyệt kéo dài hơn bình thường nhiều ngày thì đó có thể là dấu hiệu rong kinh. Hiện tượng này có thể là do estrogen tăng cao nhưng lại không có hiện tượng phóng noãn, progesteron không được tiết ra cân đối với estrogen. Nội mạc tử cung dày lên mãi, mạch máu không tăng trưởng kịp, không đủ máu nuôi dưỡng nên bị hoại tử, bong ra từng mảng nhỏ, gây chảy máu dài ngày. Hiện tượng này được gọi là rong kinh do rối loạn hormone.

Rong kinh còn có thể có một số nguyên nhân khác như nguyên nhân thực thể (polyp nội mạc tử cung, u xơ tử cung) hay nguyên nhân huyết học (rối loạn đông máu, thiếu men G6DP).

Với rong kinh do rối loạn hormone thì chỉ cần điều trị nội khoa.

- Nếu ở mức độ nhẹ (máu ra ít) không thiếu máu: Không cần điều trị.

- Nếu máu ra ít nhưng thiếu máu: Uống viên ngừa thai (loại 21 viên). Viên ngừa thai (loại 21 viên) chứa estrogen và progesteron theo tỷ lệ giống như khi có thai. Ngoài ý nghĩa ngừa thai, còn làm cho chu kì kinh nguỵệt ổn định. Nên dùng loại thuốc này trong ít nhất 3 tháng trước khi bạn muốn chuyển sang biện pháp khác.

- Nếu ra nhiều máu, thiếu máu: Vẫn dùng viên ngừa thai trên nhưng liều dùng gấp đôi (sáng 01 viên, tối 01 viên). Khi dùng liều cao như thế thì lần hành kinh đầu tiên sau đợt dùng thuốc sẽ ra nhiều máu nên phải uống ngay vỉ thuốc ngừa thai thứ hai sau khi thấy kinh ngày đầu tiên.

- Nếu rong kinh rong huyết nặng (máu ra nhiều, gây mất máu cấp tính): Nên tiêm estrogen hay uống estradiol. Dùng thuốc này sẽ làm ngừng sự chảy máu cấp tính. Nếu tiêm hay uống các thuốc này sau 24 giờ mà vẫn ra máu thì  cần nghĩ đến nguyên nhân khác để xử lí chứ không phải là rong kinh. 

Ngoài các, hiện nay để chữa rong kinh rong huyết do rối loạn hormone người ta còn dùng một dụng cụ tử cung (IUS) gọi là MIRENA. MIRENA được đặt vào trong tử cung và có nhiệm vụ phóng thích ra levonorgestrel (có tác dụng tránh thai do ức chế tăng sinh nội mạc tử cung và làm thay đổi tiết dịch ở cổ tử cung - với mức 20 microgam mỗi ngày). Mỗi lần đặt có hiệu quả trong 5 năm.

Nếu không muốn dùng các biện pháp Tây y, bạn có thể tham khảo bài thuốc trị rong kinh bằng bài thuốc từ cây nhọ nồi.

Cỏ nhọ nồi còn có tên gọi khác là cỏ mực, hạn liên thảo hoặc bạch hoa thảo. Cỏ nhọ nồi có lông cứng, hoa màu trắng, mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành.Theo Đông y, cỏ nhọ nồi có vị ngọt, chua, tác dụng chữa lỵ, đại tiện ra máu, rong kinh chảy máu... Bạn có thể lấy khoảng 50g cỏ tươi, rửa sạch, giã nhỏ rồi vắt lấy nước uống 2-3 lần trong một ngày. 

Hoặc bạn có thể làm theo bài thuốc dưới đây để trị rong huyết:

- Ích mẫu 20g, đào nhân 10g, uất kim 8g, nga truật 8g, tóc rối đốt thành than 6g, bách thảo sương 14g, cỏ nhọ nồi 16g. Sắc uống ngày 1 thang.


Chia sẻ kinh nghiệm

Hãy theo dõi câu chuyện của Tâm và cách của cô ấy để trị ngay tức thì chứng rong kinh trước một chuyến đi thú vị.

Chứng rong kinh vẫn thường gặp ở một số chị em phụ nữ. Rong kinh có thể không gây hại nhưng cũng là dấu hiệu của sự rối loạn sức khỏe khá nghiêm trọng. Đặc biệt, nó còn là một mối phiền toái không nhỏ nếu bạn chuẩn bị có một chuyến du lịch trên biển.

Hãy theo dõi câu chuyện của Tâm và cách của cô ấy để trị ngay tức thì chứng rong kinh trước một chuyến đi thú vị.

Mối lo lắng không chỉ riêng của Tâm

Tâm nhẩm tính: Năm ngày nữa sẽ đi biển, vậy mà lại vừa đến tháng. Tệ thật đấy. Mà khốn khổ cho mình làm sao, mỗi lần đến tháng đâu chỉ 3 hay 4 ngày. Không phải “huyết bồ câu” hay “huyết trâu”, nhưng phải tội thi thoảng, cô lại bị rong kinh. Mà rong kinh thì, thật khủng khiếp, kéo dài cả tuần, có khi còn nhiều hơn nữa. Thật ngán ngẩm quá đi.

Nóng nực thế này, ai cũng mong ra biển để nhao xuống làn nước trong xanh, cho bớt đi cái ngột ngạt khó chịu. Nếu lần này đi bãi tắm gần như mọi năm thì thôi, cố nhịn ở nhà cũng được.

Đằng này, cơ quan năm nay lại đi Nha Trang – bãi biển không chỉ vào hàng đẹp nhất Việt Nam mà còn vào hàng đầu Thế giới, thử hỏi gắng nhịn ở nhà làm sao được? Không lẽ tới biển rồi chịu đứng trên bờ, mon men ngắm biển như một người già sợ nước thôi sao?

Không may cho Tâm vì lần này, cô bị rong kinh thật. Vừa do tiền lệ, vừa do lo lắng về nó nữa đây. Càng nghĩ, Tâm càng thấy chán. Là con gái, nhiều điều phiền toái thế không biết. Chẳng bù cho cánh đàn ông, bất kể là bao giờ, khi nào, đi đâu cũng thật nhẹ nhõm, thảnh thơi. Những lúc thế này, đáng ganh tị thật đấy!

Vào ngày hè, được thưởng thức những tấm mía ngọt ngào, căng mọng đầy nước, cốc nước mát lạnh, thơm mùi mía, mùi vỏ quất càng hấp dẫn biết bao nhiêu khi nóng nực. Nhớ ngày trước còn nhỏ, mỗi lần Tâm đến tháng, mẹ thường dặn cô chớ có ăn mía vào. Mía ngọt, hàm lượng đường cao, tính nóng.

Ăn mía, bị rong kinh thì phiền toái lắm. Nghe lời mẹ, Tâm cũng gắng nhịn mồm, nhịn miệng. Cũng may mà không phải tháng nào Tâm cũng bị rong kinh. Vì nếu hiện tượng này diễn ra thường xuyên, liên tục thì không chỉ bất tiện mà trở thành bệnh lí rồi.

Bí quyết trị rong kinh - 1

Ăn mía, bị rong kinh thì phiền toái lắm.

Tâm biết rằng những người bị rối loạn kinh nguyệt liên tục, thường xuyên cần phải đến chuyên khoa để khám. Chứng bệnh này không chỉ làm tăng thêm gánh nặng về tinh thần, sự bất tiện trong sinh hoạt, gây thiếu máu, vô sinh cho người bệnh mà còn có thể là biểu hiện của một thứ bệnh tật nào đó tiềm ẩn trong cơ thể; nếu không kịp thời điều trị thì có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng. Mà nghiêm trọng hơn nữa là ảnh hưởng trực tiếp đến hạnh phúc gia đình.

Vì thế nên hễ đến tháng là Tâm sẽ nhịn ăn mía, chắc chắn thế. Nhưng dù có nhịn ăn mía, kiêng cay nóng thì thi thoảng những phiền toái khi đến tháng chẳng vì thế mà thuyên giảm. Bực nhất là vào những dịp hiếm có như cuộc đi biển lần này rồi. Vì kinh nguyệt kéo dài là mối phiền toái đối với những chị em có “máu trâu”. Tâm đổ thừa như vậy.

Chịu đựng nó như một chứng bệnh thâm niên, Tâm cũng bỏ công tìm hiểu để ngăn ngừa nguy cơ khiến nó trở nên “trầm trọng hơn”. Mỗi lúc bị rối loạn kinh nguyệt, cơ thể Tâm thường thấy rất mệt mỏi và khó chịu. Phần vì bị mất nhiều máu, phần vì do bực dọc, lo lắng.

Cô cố gắng bổ sung vào thành phần bữa ăn hàng ngày của mình các nhóm thực phẩm giàu vitamin nhóm B như: cá, thịt bò, trứng, sữa… Thích hay không thì cô cũng ăn nhiều các loại rau và hoa quả, đặc biệt là những loại rau quả có màu đỏ đậm như: cà chua, cà rốt…

Những ngày này, Tâm tuyệt đối từ chối các buổi tiệc tùng vì lí do rất đơn giản, cần hạn chế dùng các loại đồ ăn nhiều chất béo và các loại nước uống có chất kích thích như: rượu, bia, cà phê, thuốc lá…

Thêm vào nữa, chu kỳ kinh nguyệt kéo dài không chỉ gây bất tiện cho sinh hoạt hàng ngày mà đó cũng là giai đoạn nhạy cảm của cơ thể. Lúc này, vi khuẩn sẽ dễ dàng tấn công gây nên những bệnh viêm nhiễm “vùng kín” như: viêm âm đạo, u màng trong tử cung, viêm buồng trứng…

Cả tỉ lý do khiến cho không chỉ Tâm mà phần đa chị em mắc chứng này thường mệt mỏi, ít vui vẻ, thậm chí thường hay cáu gắt, dễ nổi nóng một cách vô cớ.

Bài thuốc hay từ cây nhọ nồi – kinh nghiệm của chị Minh

Chuyến đi biển đến ngày một gần hơn, mà triệu chứng rong kinh không có dấu hiệu sẽ thay đổi và chấm dứt. Là người ít tuổi trong phòng nên những ngày “đèn đỏ” như thế, Tâm vẫn liên tục tự nhắc mình: “Cẩn thận đấy, mình ít tuổi nhất, đừng cáu bẳn vô cớ”.

Cách này khá hiệu quả. Bực bội trong mình tới đâu, cô cũng không phản ứng tiêu cực với những người xung quanh.

Nhưng lần này thì khác, Tâm rất chờ đón chuyến đi Nha Trang, cô chưa bao giờ được đặt chân tới thành phố xinh đẹp này. Sự háo hức cho một chuyến đi tỉ lệ nghịch với mối phiền toái mà ngày đến tháng đã, đang và sẽ chắc chắn gây ra khiến Tâm kém vui.

Vẫn lẩm nhẩm bụng bảo dạ như mọi khi nhưng mặt mũi cô vẫn bí xị, tự mình soi gương thấy mình mà phát “ghét” nữa là.

Chị Minh mới chuyển từ nơi khác đến, được bổ nhiệm làm trưởng phòng. Chị Minh không quan cách mà khá thân thiện với tất cả mọi người. Nhận ra bộ mặt bí xị sau nụ cười cố vui vẻ của Tâm, chị Minh cười thật tươi: “Ai mà rảnh rỗi chọc giận em vậy?”.

Tâm cười khì, chẳng tươi hơn được chút nào. Chị Minh tiếp luôn: “Chắc chắn có gì bực bội đây. Bà già này nhìn là nhận ra ngay. Có khai thật ra hay không?”.

Tâm nhăn nhó, rồi khai thật rằng mình có khi sẽ để phí chuyến đi đầy mong đợi chỉ vì bệnh rong kinh mất. Nghe xong, chị Minh cả cười: “Tưởng chuyện gì, bệnh này thì chị có cách giúp, đảm bảo hiệu quả tức thời. Mà không chỉ có vậy đâu, nếu dùng lâu dài, còn khỏi hẳn chứng rong kinh ấy chứ”.

Con gái chị trước cũng bị rong kinh, vì mới có kinh nguyệt nên bé khá hoảng hốt, lo lắng. Chị phải giải thích với con rằng: “Mẹ hiểu là con đang có cảm giác lạ lùng, lo sợ nhất là khi kinh nguyệt lại kéo dài. Nhưng con yên tâm, đó cũng là việc bình thường. Bị rong kinh – rong huyết như vậy trong vòng hai – ba năm đầu thường do hệ thống chức năng và nội tiết sinh sản của các em gái chưa phát triển đầy đủ”.

Cũng may, chị được bà cụ hàng xóm mách cho bài thuốc chữa rong kinh từ cây nhọ nồi. Chị kiên trì hái cho con gái uống. Con chị nhờ thế mà thoát khỏi hẳn nỗi phiền toái vì bị rong kinh.

Rồi chị Minh bảo: “Tâm có biết cây nhọ nồi vẫn mọc ở bờ ruộng, bờ sông hay dọc các con đường đất không? Loại cây các cụ vẫn dùng để chữa hạ sốt cho trẻ con ấy?”.

Bí quyết trị rong kinh - 2

Cây nhọ nồi có tác dụng trị rong kinh.

Chẳng chờ Tâm trả lời, chị tiếp luôn: “Cây nhọ nồi thuộc họ Cúc, còn có tên khác là cỏ mực, vì khi vò nát, có nước chảy ra màu đen”. Chị phổ biến tác dụng của cây nhọ nồi (cỏ mực) như một bác sĩ đông y thực thụ.

Nào là cay này, tính lạnh, vị ngọt chua, không độc, có tác dụng lương huyết (mát huyết), cầm máu, thanh can nhiệt, dưỡng thận âm, làm đen râu tóc. Các thầy thuốc đông y vẫn dùng cả thân và lá cây này để chủ trị xuất huyết nội tạng (chảy máu dạ dày, tiểu tiện ra máu, thổ huyết do lao, rong kinh), kiết lị, viêm gan mạn, chấn thương, sưng tấy, lở loét, mẩn ngứa (uống trong, rửa ngoài).

Đó là tác dụng của cây nhọ nồi trong việc chữa bệnh. Còn với bệnh của Tâm, chị Minh bảo hái một nắm nhỏ cây nhọ nồi, rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng, sau đó vớt ra, để ráo, giã nhỏ, vắt lấy một chén nhỏ - loại tách uống trà khô (không cần phải một bát).

Làm như vậy hai lần, hai chén nhỏ, uống trong ngày, giãn cách sáng, trưa, thế nào cũng thấy hiệu quả rồi, nhớ tìm cách hậu tạ chị kha khá vào.

Nghe chị nói, Tâm than thở: “Ôi chị ơi, thuốc tây y, đông y, em cũng thử qua rồi, còn hầm cả cháo hạt sen, táo đỏ, long vải, lại cháo móng giò heo với nhân sâm nữa cơ, mà hiệu quả cũng chưa rõ rệt lắm. Nếu bài thuốc đơn giản của chị hiệu quả thật thì em sẽ hậu tạ to”. Chị Minh bảo: “Nhớ nhé, em làm ngay đi, chị chờ em hậu tạ”.

Tâm về, thử ngay cách chị Minh hướng dẫn, không dè hiệu quả đến không ngờ. Đúng như chị Minh nói, chỉ uống hết hai chén nhỏ nước cây nhọ nồi, Tâm đã thấy hiệu quả rõ rệt, không còn thấy kinh ra nữa mà rất khô thoáng, sạch sẽ.

Lần ấy, Tâm đã có một chuyến đi thật vui vẻ, thoải mái mà không hề buồn bực vì bị rong kinh gì cả. Cây cỏ ở quanh Tâm thật là kì diệu!



Bài thuốc dân gian chữa rong kinh
Nguyên nhân rong kinh
Sau khi sinh bị sót rau nên làm gì?
Những bất thường sau khi đặt vòng tránh thai
Làm sao chữa bệnh huyết áp thấp nhanh khỏi
Cách chữa bệnh huyết áp cao bằng thuốc nam




(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý