Chữa bệnh táo bón bằng vừng đen hiệu nghiệm

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Chữa bệnh táo bón bằng vừng đen hiệu nghiệm

19/04/2015 06:04 AM
1,455

Chữa bệnh táo bón bằng vừng đen hiệu nghiệmY học cổ truyền cho rằng táo bón phần nhiều do nhiệt chứng, tà nhiệt xâm nhập vào kinh dương minh phủ thực hoặc do khí hư, huyết hư, tân dịch suy kém gây ra.





TÌM HIỂU TÁC DỤNG CHỮA BỆNH CỦA VỪNG ĐEN


.

Hat vung chua nhieu benh
Dầu vừng.












Cây vừng còn gọi là cây mè, chữ Hán gọi là Chima, hạt vừng là Chi ma tử. Sử sách chép rằng, cây vừng vốn ở nước Hồ (tên xưa kia của Ấn Độ), vì vậy người Trung Hoa còn gọi cây vừng (kể cả vừng đen) là Hồ ma và hạt vừng là Hồ ma tử. Ngoài ra, vừng còn được gọi với nhiều tên khác nhau như Du tử miêu, Duma, Cẩu sát, Cự thắng…

Theo sách Bản thảo cương mục thì hạt vừng bổ dưỡng ngũ tạng, chưng với mật ong chữa được nhiều bệnh. Với Nam dược thần hiệu thì: “Hạt vừng vị ngọt, tính hàn, không độc, chất trơn, nhuận tràng, giải độc, tiêu nhiệt kết, sát khuẩn, có tác dụng thúc sản phụ sinh, chữa mụn lở rất công hiệu”.

Vừng có hai loại trắng và đen, trong đó vừng đen nhiều dược tính hơn nên được dùng làm thuốc chữa bệnh. Vừng đen vị ngọt, tính bình, tác dụng dưỡng huyết, nhuận táo, bổ ngũ tạng, hư nhược, ích khí lực, đầy tủy não, bền gân cốt, sáng mắt, thêm thông minh, dùng ngoài đắp trị sưng tấy, vết bỏng và làm cao dán nhọt.

Lá vừng vị ngọt, tính lạnh, có tác dụng ích khí, bổ não tủy, mạnh gân cốt, khỏi tê thấp. Nấu lá vừng làm nước gội đầu thường xuyên giúp tóc có màu đen mượt, da mặt thêm tươi tắn. Nếu giã lá vừng tươi vắt lấy nước cốt uống chữa được bệnh rong huyết.

Một số bài thuốc

Thuốc bổ dùng cho mọi bệnh (uống kết hợp): Vừng đen, lá dâu non lượng như nhau, đem tán bột vo thành viên, dùng uống hàng ngày.

Chữa ngã, đau nhức, bầm tím: Dùng dầu vừng hòa lẫn rượu uống sẽ khỏi.

Chữa rết cắn: Nhai vài hạt vừng đắp vào vết cắn, băng lại.

Chữa táo bón: Uống 1 chén dầu vừng hoặc mỗi buổi sáng ăn một nắm hạt vừng là khỏi, hoặc có thể nấu cháo vừng ăn cho dễ.

Chữa bỏng: Lấy dầu vừng hay nhai vừng đen sống, đắp vào nơi bỏng rất hiệu nghiệm, chóng lên da non.

Chữa kiết lỵ mới phát: Ăn sống vừng đen mỗi ngày 30 g. Ăn trong 3 ngày.

Chữa điên cuồng: Theo Nam dược thần hiệu, lấy dầu vừng 160g, rượu 1 bát, cho hòa lẫn rồi đun lên; lấy 20 cành dương liễu, dùng từng cành khuấy 2 lần vòng tròn, đến khi thấy rượu và dầu vừng còn lại 8/10 thì cho người bệnh uống để có thể nôn ra và ngủ say, đừng đánh thức, cứ để ngủ yên, đợi khi thức dậy sẽ tỉnh.

Chữa trúng nắng ngất xỉu: Lấy 40 g vừng đen sao gần cháy, để nguội, tán bột và cho uống, mỗi lần uống 12 g, chiêu với nước mới mục (tân cấp thủy) rất công hiệu (theo Nam dược thần hiệu).

Chữa ngộ độc nặng: Cho uống dầu vừng một bát, chất độc sẽ được nôn ra (theo Nam dược thần hiệu).

Chữa chứng thương hàn vàng da (theo Ngoại đài bí yếu): Dùng hạt vừng đen còn tươi giã nát, ép lấy đủ một tách trà dầu, thêm nửa tách trà nước và 1 lòng trắng trứng gà, khuấy đều, cho uống hết một lần, uống vài lần sẽ khỏi.

Chữa bụng đầy trướng: Vừng đen 1 bát (ăn cơm), nấu thành cháo, thêm ít muối và một miếng vỏ quýt thái nhỏ, múc ra để hơi nguội, húp ăn sẽ khỏi.

Chữa tiểu ra máu (theo Nam dược thần hiệu): Nguyên nhân là do hỏa uất của tâm đưa nhiệt xuống tiểu trường mà sinh ra chứng tiểu ra máu. Lấy 40 g vừng đen, giã nát, ngâm với 80 g nước đang chảy (gọi là trường lưu thủy) sau 1 đêm, sáng hôm sau vắt lấy nước uống thì khỏi (có thể dùng nước sôi để nguội thay nước đang chảy, nếu ngại nước không hợp vệ sinh).

Chữa đinh nhọt chảy máu: Theo Ứng nghiệm lương phương, uống một tô dầu vừng là cầm.

Chữa mụn nhọt lở loét: Lấy 1 vốc vừng đen, rang, tán nhỏ, rửa sạch máu mủ trên nhọt bằng nước muối ấm, sau đó đắp bột vừng lên vết nhọt vài lần sẽ khỏi.

Chữa đau lưng: Đau lưng do thận suy hay phong hàn thấp: Vừng đen 40 g sao cháy, tán bột, mỗi lần uống 12 g với rượu hoặc mật hay nước gừng, uống vài ba lần sẽ khỏi (theo Nam dược thần hiệu).

Chữa kiết lỵ mãn tính: Lấy 1 bát hạt vừng đen giã nhỏ, sau đó nấu kỹ pha thêm chút mật ong, uống ngày 2 lần, dùng vài ngày sẽ khỏi.

Chữa viêm đại tràng mạn: Vừng đen 40 g rang bốc mùi thơm và 1 bát mật mía, mỗi lần uống 1 thìa canh vừng trộn lẫn với 1/3 thìa canh mật, uống ngày 2 lần, uống liên tục trong một tháng sẽ khỏi.

Chữa chân tay đau buốt hơi thũng: Đây là chứng do thấp nhiệt thâm nhiễm làm chân tay đau buốt và hơi thũng. Cách chữa là dùng 40 g vừng đen, rang có mùi thơm, tán bột, đổ vào 40 g rượu, ngâm trong một đêm, chia đều uống nhiều lần, bệnh sẽ giảm dần và khỏi (theo Nam dược thần hiệu).

Chữa tai bỗng dưng điếc: Thường do thận bị bệnh làm thận khí và tâm khí không lưu thông với nhau bình thường. Lấy dầu vừng nhỏ vào tai vài giọt, nhỏ mỗi ngày đến khi nào hết điếc thì thôi (Nam dược thần hiệu).

Chữa đau răng: Đau răng do hỏa vượng, phát nhiệt gây nên, cần dùng vừng đen sắc với 3 bát nước, còn lại 1 bát chia đều mà ngậm và xúc miệng nhiều lần trong ngày, chỉ cần hai lần sẽ khỏi.

Chữa cổ họng sưng đau, nói khó, nuốt đau: Dùng dầu vừng, ngậm và nuốt từ từ, thường xuyên rất hiệu nghiệm.Chữa sinh khó vì khô nước ối: Lấy dầu vừng với mật ong mỗi thứ 1 bát (bát ăn cơm), đem đun sôi vài lần, vớt bỏ bọt, sau lấy trộn cùng hoạt trạch 40 g và cho sản phụ uống, thai sẽ thoát ra (theo Nam dược thần hiệu).

Chữa nhũ ung: Chứng này gặp ở phụ nữ sau sinh, tuyến sữa bị tắc nghẽn làm vú sưng to, đau nhức (áp-xe vú). Dùng hạt vừng tươi nhai nhuyễn rồi đắp lên nơi vú sưng đau vài lần sẽ khỏi.
Chữa rụng tóc: Vừng một bát, rang chín tán nhuyễn, thêm đường, nấu uống nhiều lần, tóc sẽ đen mượt, hết rụng.

Chữa thiếu sữa (theo Tế thế kỳ phương): Lấy 40 g vừng đen rang nở trên muối ăn, sau đó đem giã nhỏ chấm xôi hay cơm nếp ăn rất hiệu nghiệm.

Chữa sau sinh bị xổ ruột: Lấy giấy tẩm dầu vừng, đốt cháy lên rồi thổi tắt để xông khói vào mũi sản phụ, ruột sẽ rút thu vào như cũ (theo Y học chuẩn thằng).

Chữa đau tim khi đang mang thai: Theo Thiên kim phương, lấy một vốc hạt vừng sắc với hai chén nước, khi còn độ 6 phần thì lọc bỏ bã lấy nước uống hết, rất hay.

Chữa thai chết lưu không ra: Lấy 40 g dầu vừng và 40 g mật nứa, đổ lẫn vào nhau, thêm nước nấu lên, sau lấy ra uống, thai sẽ ra khỏi bụng (theo Phổ tế phương).

Chữa khó sinh: Lấy 1 tách dầu vừng hòa 1 tách mật ong, sắc còn lại một nửa cho uống, uống 3 lần sẽ sinh được (theo Phổ tế phương).

Chữa âm hộ ngứa, sinh lở: Lấy vài hạt vừng nhai nhuyễn đắp vào nơi lở vài lần là khỏi.

Chữa tóc xấu, ngắn, khô, không đen mượt: Có thể dùng một trong hai cách sau:

- Lấy 40 g dầu vừng nấu với một nắm lá dâu tươi, khi dầu sôi kỹ, lá dâu chín nhừ vớt bỏ lá dâu, lấy dầu này sát lên tóc và da đầu, kiên trì hàng ngày sẽ thấy tóc mọc dài, đen mượt rất đẹp.

- Lấy một nắm lá vừng, một nắm lá dâu và 40 g nước gạo cho vào siêu nấu lên, dùng nước này gội đầu, sau 7 lần gội sẽ hiệu quả.

Chữa sốt nóng ở trẻ em: Khi trẻ sốt nóng, lấy một chén dầu vừng, chế thêm chút nước cốt của củ hành, khuấy đều, dùng thoa đầu, mặt, cổ, gáy, ngực, lưng, và lòng 2 bàn tay, 2 bàn chân sốt sẽ dịu.

Chữa chứng đơn độc ở trẻ em: Chứng đơn độc ở trẻ là bỗng nhiên thấy trẻ bị sưng đỏ ở mặt, mình, tay, chân… và ngứa, nóng rất khó chịu, nằm ngủ không yên. Khử bệnh mới phát phải dùng dầu vừng bôi vào khắp người là khỏi.

Chữa phù thũng độc mới phát: Nguyên nhân là do chất độc trong người tụ lại làm sưng người, kết thành những cục cứng gây đau nhức. Lấy một chén dầu vừng cho thêm nước cốt hành vào rồi cô đặc, khi thấy nước cô có màu đen là được, lấy đắp vào nơi sưng đau khi còn nóng vừa, chỗ sưng sẽ tiêu ngay.

Chữa ung nhọt phá miệng lâu ngày không thu miệng: Dùng vừng đen sao cháy, tán bột, rắc vào miệng nhọt vài lần nhọt sẽ thu miệng, phương pháp này theo Nam dược thần hiệu là rất hay.

Chữa ung nhọt độc: Cũng theo Nam dược thần hiệu, lấy 40 g dầu vừng nấu sôi một lúc lâu thì đổ thêm vào một bát ăn cơm giấm thanh. Sau chia ra 5 phần, mỗi lần uống 1 phần rất công hiệu.

Chữa tay chân sưng đau do lội nước quá lâu: Lấy hạt vừng sống giã nhuyễn, đắp vào nơi sưng đau vài lần là khỏi.

Chữa lang ben trắng: Dùng 1 chén dầu vừng hòa với rượu uống ngày 3 lần, uống đến khi khỏi.

Chữa rết cắn: Lấy hạt vừng nhai nhuyễn đắp vào, chỉ chốc lát là hết sưng đau.



CÁCH CHỮA TÁO BÓN BẰNG VỪNG ĐEN


Theo y học cổ truyền chứng táo bón kéo dài thường do cơ địa (yếu tố bẩm sinh) như âm hư, huyết nhiệt hoặc do thiếu máu làm tân dịch giảm gây ra, hoặc do người già, phụ nữ sau đẻ cơ nhục bị suy yếu khí trệ, hoặc do người vốn dương hư không vận hành được khí gây tân dịch không lưu thông hoặc di kiết lỵ mãn tính làm tỳ vị kém vặn hoá hây táo bón. Y học cổ truyền chia táo bón thành các thể khác nhau.

hat vung den Vừng đen trị táo bón hiệu quả

Vừng đen chữa táo bón hiệu quả

Táo bón do cơ địa âm hư, huyết nhiệt: táo bón lâu ngày, thường xuyên họng khô, miệng khát, hay lở loét miệng, tính tình cáu gắt. Dùng bài thuốc sau: Lá dâu 100g, vừng đen 100g, mạch môn 100g, sa sâm 200g. Tất cả các vị này rửa sạch, để khô rồi xay thành bột mịn, mỗi ngày trộn 10 – 20 g với mật ong uống. Ngày uống 2 lần.

Táo bón do thiếu máu ở phụ nữ sau đẻ, người mới ốm dậy: Khó đại tiện, người gầy còm, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt. Dùng bài thuốc: Thục địa 12g, đương quy 8g, xuyên khung 8g, bạch thược 12g, bá tử nhân 8g, vừng đen 8g, đại táo 3 quả. Sắc uống ngày 1 thang.

Táo bón do khí hư thường gặp ở người già, phụ nữ sau đẻ nhiều lần trường lực cơ giảm với các triệu chứng cơ nhão, táo bón, hay đầy bụng, chậm tiêu, ăn kém, ợ hơi. Dùng bài thuốc: Bạch truật 12g, đảng sâm 16g, hoài sơn 12g, sài hồ 12g, kỷ tử 12g, vừng đen 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Táo bón do khí trệ, thường gặp ở những người ngồi lâu, ít hoạt động hoặc do viêm đại tràng mạn tính. Dùng bài thuốc: Đẳng sâm 16g, bạch truật 12g, chỉ xác 12g, chỉ thực 12g, hậu phác 10g, vừng đen 10g, chút chít 10g. Sắc uống ngày 1 thang.



THAM KHẢO CÁCH CHỮA BỆNH TÁO BÓN HIỆU QUẢ KHÁC


Thầu dầu: Dùng dầu của hạt cây thầu dầu, tên thuốc là tỳ ma du. Thuốc có vị ngọt cay, tính bình, quy vào hai kinh vị và đại tràng. Tác dụng nhuận hạ, tích trệ, tiêu sưng. Dùng dầu thầu dầu làm trơn nhuận, phù hợp với người già bị bệnh táo bón. Dùng ngày 2 lần, mỗi lần 5ml.

Quả mướp: Quả tươi chứa các chất cholin, phytin, các acid amin tự do. Tác dụng làm lưu thông máu, thông sữa, làm dịu, chữa táo bón, đau nhức gân xương. Dùng mướp nấu ăn hoặc sắc cô đặc lấy nước uống có tác dụng làm hoạt tràng, thông tiện.

Bồ kết: Dùng quả già, chín đem phơi hoặc sấy khô. Thuốc có vị cay, mặn, tính ấm hơi độc, quy vào hai kinh phế, đại trường. Bồ kết chứa chất saponin, một số flavonoid và hợp chất triterpen. Có tác dụng trừ đờm, khai khiếu, điều trị bệnh táo bón, làm thông sữa. Dùng bồ kết quả to, sao tồn tính, tán thành bột mịn, uống ngày 1 lần 2g với nước cơm để điều trị bệnh táo bón.

Đào nhân: Vị thuốc là nhân của hạt đào trong có chứa phần lớn các chất dầu, ngoài ra có amygdalin, men elmusin, một ít tinh dầu. Đào nhân vị đắng, ngọt, tính bình, quy vào hai kinh tâm, can. Có tác dụng hoạt huyết, trừ ứ, nhuận tràng. Liều dùng 4-8g sắc uống. Có thể dùng hoa đào 5-8g có cùng tác dụng.

Lô hội: là nhựa đã chế biến khô của cây lô hội còn gọi là cây lưỡi hổ. Thuốc có vị đắng, tính hàn, quy vào hai kinh tâm, can. Có tác dụng thanh nhiệt, giáng hỏa, thanh can, hoạt tràng, thông tiện. Dùng chữa các chứng táo bón, ruột dạ dày, can đởm thực nhiệt. Có thể dùng 6g lô hội nghiền nát, trộn với đường rồi ngậm và nuốt dần hoặc dùng lô hội 20g, chu sa 15g, tán nhỏ hòa với rượu làm viên, uống mỗi lần 4g với rượu hoặc nước cơm, ngày 2 lần.

Đại hoàng: Dùng rễ cây đại hoàng. Đại hoàng vị đắng, tính lạnh quy vào 5 kinh: tỳ, vị, can, tâm bào, đại trường. Có tác dụng thông rửa tràng vị, phá tích, hành ứ. Dùng chữa táo bón do nhiệt kết. Liều thường dùng 6-12g. Có thể dùng đại hoàng 9g, đào nhân 9g, hạt bí đao 9g, mang tiêu 9g, đan bì 12g, sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần chữa bệnh viêm ruột, đau bụng, táo bón.

Thảo quyết minh : Là hạt của cây muồng. Dùng hạt già đã chế biến khô, chứa chất antraglucosid, ngoài ra có protid, chất nhớt, chất béo và sắc tố. Quyết minh tử vị mặn, tính bình, vào hai kinh can, thận, có tác dụng thanh can, ích thận, thanh can hỏa, trừ phong nhiệt, làm sáng mắt, hoạt tràng, thông tiện. Liều dùng 6-10g, dùng sống hay sao, có thể tán bột hay sắc uống để điều trị bệnh táo bón.

Mạch môn: Vị thuốc là rễ (củ) cây mạch môn đông, thành phần chứa chất nhày, saponin, chất đắng. Vị ngọt hơi đắng, tính hơi lạnh, vào 3 kinh tâm, phế, vị. Tác dụng nhuận mát phổi, thanh tâm, tả nhiệt, sinh tân dịch, lợi sữa, nhuận tràng, tiêu đàm, chữa ho. Để điều trị bệnh táo bón dùng mạch môn 15g, sinh địa 15g, huyền sâm 9g, sắc uống.

Mật ong: Vị ngọt, tính bình, quy vào 5 kinh: tâm, phế, tỳ, vị, đại trường. Tác dụng nhuận, trơn, hoạt tràng, bổ trung, giảm đau, giải độc. Dùng chữa đại tràng táo kết, chỉ thống, thích hợp với người bị chứng tân dịch ở vị tràng thiếu, hư nhược, không phải chứng thực, phù hợp với người già, trẻ em, phụ nữ sau đẻ bị táo bón. Liều dùng 20-40g mỗi ngày.

Phan tả diệp: Dùng dưới dạng lá, vị cay, đắng, tính rất lạnh, quy kinh đại tràng. Thường được dùng phối hợp phan tả diệp 8g, hậu phác 12g, sắc uống chữa chứng đại tràng bí kết gây táo bón. Tuy nhiên không nên dùng cho những người thể hư nhược, phụ nữ mang thai.

Những bài thuốc dân gian chữa táo bón

Có thể phòng táo bón bằng cách ăn nhiều rau, uống nhiều nước, xoa bụng hoặc dùng bài thuốc sau.

1. Mật ong 25 ml, vừng đen 20 g. Vừng đen giã dập cùng mật ong, thêm 150 ml nước quấy đều, đun nhỏ lửa. Khi chín chia 2 lần ăn trong ngày vào lúc đói, cần ăn liền 7 ngày.

2. Đậu xanh 40 g, đường đỏ 30 g. Đậu xanh để cả vỏ giã dập, cùng đường đỏ cho vào nồi thêm 350 ml nước đun sôi kỹ, khi nhừ chia 2 lần ăn trong ngày, ăn liền 7 ngày.

3. Hoa kim ngân 30 g, mật ong 20 ml. Hoa kim ngân cho vào nồi, thêm 250 ml nước đun sôi kỹ, chắt lấy 150 ml, cho mật ong vào quấy đều chia 3 lần uống trong ngày, cần uống liền 7-10 ngày.

4. Cà rốt 50 g, mật ong 25 ml. Cà rốt rửa sạch, xay nhỏ, cho vào mật ong, thêm 150 ml nước quấy đều, đun nhỏ lửa, khi chín chia 2 lần, ăn lúc đói, ăn liền 7 ngày.

5. Đậu đen 50 g, mật ong 25 ml. Đậu đen ninh nhừ, cho mật ong vào quấy đều cho bệnh nhân ăn như bài trên.

6. Hà thủ ô 150 g, táo tàu 13 quả. Hà thủ ô sấy khô, tán bột, táo tàu bóc lấy cùi, bỏ hạt, giã nhỏ, cho bột hà thủ ô vào, thêm nước cháo để luyện viên bằng hạt đậu xanh, phơi khô. Ngày uống 30-50 viên chia 2 lần, uống với nước sôi để nguội.


7.Khoai lang 50 g, mía đỏ 60 g. Khoai lang tươi để cả vỏ, rửa sạch, xay nhỏ; mía ép lấy nước, hai thứ trộn đều với nhau, đun nhỏ lửa, quấy đều tay cho chín, chia 2 lần ăn trong ngày; ăn 5-7 ngày.

CÁCH PHÒNG BỆNH TÁO BÓN ĐƠN GIẢN


Nguyên nhân gây ra chứng táo bón rất đa dạng nên người bệnh cần được thăm khám, chẩn đoán kỹ, xác định đúng căn nguyên để điều trị, nhằm đề phòng mắc các căn bệnh hiểm nghèo như ung thư trực tràng, đại tràng, hậu môn …

Cách đơn giản phòng, chữa bệnh táo bón, Sức khỏe đời sống, Suc khoe, y te, tao bon, dai trang, hau mon, ung thu, rau ma

Người dễ bị táo bón cần chú ý giữ gìn trong ăn, uống. Cần kiêng các chất cay, nóng các loại rau gia vị có tinh dầu nóng...

Cách phòng bệnh chứng táo bón: người dễ bị táo bón cần chú ý giữ gìn trong ăn, uống. Cần kiêng ăn uống các chất cay nóng như gừng, ớt, quế, các loại rau gia vị có tinh dầu nóng; kiêng rượu, thuốc lào, thuốc lá. Hàng ngày phải đảm bảo đưa được một lượng nước khoảng 2 lít vào cơ thể bằng ăn cơm, canh, cháo súp, nước giải khát …

Cách đơn giản phòng, chữa bệnh táo bón, Sức khỏe đời sống, Suc khoe, y te, tao bon, dai trang, hau mon, ung thu, rau ma

Song những người có bệnh suy thận, suy tim, huyết áp cao nên tham khảo ý kiến thầy thuốc. Những người có bệnh ngoài da, hay bệnh đường hô hấp dễ bị mắc chứng táo bón vì vậy cần chữa các chứng bệnh này tích cực để giảm thiểu táo bón.






Cách chữa táo bón đơn giản mà hiệu quả
Những thực phẩm chữa bệnh táo bón hiệu quả
Bài thuốc chữa bệnh táo bón đơn giản hiệu quả cao
Ăn gì chữa táo bón
Chữa bệnh táo bón cho trẻ 3 tuổi an toàn hiệu quả .
Chữa bệnh táo bón bằng thuốc nam rất hiệu nghiệm -
Các món ăn trị bệnh táo bón
Bà bầu bị táo bón
Bệnh táo bón ở phụ nữ mang thai
Chữa bệnh táo bón cho bà bầu an toàn nhanh khỏi








(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý