Chữa trị rôm sảy cho trẻ em nhanh khỏi

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Chữa trị rôm sảy cho trẻ em nhanh khỏi

19/04/2015 07:54 AM
462

Chữa trị rôm sảy cho trẻ em nhanh khỏi.Rôm sảy là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ trong những ngày nắng nóng. Nếu không điều trị kịp thời rất dễ dẫn đến nhiễm trùng da. Để phòng tránh bệnh này cho bé, bạn có thể tham khảo một vài kinh nghiệm thực tế được nhiều mẹ áp dụng.






CHỮA TRỊ RÔM SẢY CHO TRẺ EM

trị rôm sảy cho con bằng nước cốt lá tía tô

Để trị rôm sảy mùa hè cho con, các mẹ có thể thử áp dụng rất nhiều cách. Còn mình, mình đã trị rôm sảy cho con thành công chỉ bằng cây lá tía tô ngay trong vườn nhà.

Các mẹ cứ liên tục điều trị rôm sảy bằng nước cốt lá tía tô cho con 2-3 lần/ ngày và điều trị liên tiếp trong 1 tuần nhé. Các mẹ sẽ thấy chúng hiệu nghiệm hơn hẳn so với mướp đắng, kinh giới hay chè tươi đấy!



Mình đã trị rôm sảy cho con thành công chỉ bằng cây lá tía tô ngay trong vườn nhà.


Nhà mình có một mảnh vườn nhỏ với đủ các loại rau như kinh giới, tía tô, ngải cứu, mùng tơi, rau lang, rau ngót, mướp đắng. Tất nhiên vì là mảnh vườn nhỏ nên mỗi loại cây chỉ được điểm mặt một vài cây. Song như thế cũng đủ để cho Cún nhà mình được tắm mát hoặc ăn canh suốt cả tuần.

Vào mùa đông còn đỡ, vào mùa hè Cún nhà mình cũng như nhiều bé khác rất hay bị rôm sảy tấn công. Cún giống bố nên máu nóng, lại hay chạy nhảy bên ngoài nên hè đến cứ đen nhẻm và bị rôm sảy hoành hành. Lúc đầu, mình cứ ra sức lấy mướp đắng để đun nước tắm hoặc lá kinh giới vò lấy nước để tắm cho con nhưng chẳng mấy ăn thua. Hình như tất cả những cách mình thử qua đều không mát và hiệu nghiệm bằng lá tía tô thì phải.


Lấy lá tía tô vào rửa sạch


Một lần trong vườn những cây kinh giới, mướp đắng đều đã trơ trụi lá. Mình cũng lại lười đi chợ mua lá chè tươi về tắm cho con vì chợ ở cách nhà quá xa. Định bụng sẽ để cho con "nghỉ tắm" bằng những cây lá mát kia một hôm, nhưng đến chiều con cứ gãi vì ngứa ngáy không chịu được với lũ rôm sảy khi con ra mồ hôi. Thế là mình lại chạy ra vườn nhà xem còn ngọn rau kinh giới nào có thể lấy nhưng chỉ còn đám lá tía tô là chưa được bứt hái nhiều.


Rồi cho vào cối giã...


Vì biết lá tía tô cũng là một loại rau giải nhiệt nên mình đánh liều lấy lá tía tô vào rửa sạch và cho vào cối giã nát để lấy nước cốt chấm lên toàn bộ vùng lưng bị rôm sảy của Cún vài lần/ ngày. Không làm theo cách này, các mẹ có thể dùng lá tía tô xoa xát trực tiếp (với các bé lớn) hay nghiền nhuyễn rồi cho vào túi vải mà xoa xát cho con. Không ngờ, Cún nhà mình rất hợp khi điều trị rôm sảy bằng cách này và cho kết quả rất tốt. Mình cảm giác trị rôm sảy cho Cún bằng nước lá tía tô còn hiệu nghiệm hơn hẳn lá chè tươi, mướp đắng, lá kinh giới… mà trước mình vẫn thường tắm cho Cún nhé.


... giã nhuyễn lá tía tô để lấy nước cốt


Mình viết những chia sẻ này để các mẹ có con bị rôm sảy mùa hè tham khảo thêm một biện pháp đơn giản mà hiệu nghiệm để trị rôm sảy cho con. Kinh nghiệm của mình là các mẹ cứ liên tục điều trị rôm sảy bằng nước cốt lá tía tô cho con 2-3 lần/ ngày và điều trị liên tiếp trong 1 tuần nhé. Khi thoa nước cốt lá tía tô lên người con, nhìn chúng sẽ rất thâm. Nhưng các mẹ cứ nhắc con chịu khó để nước cốt lá tía tô lưu lại trên da trong 10-15 phút cho khô se bề mặt rồi đi tắm hoặc lau lại người bằng nước ấm cho con là ổn.


Hoặc lấy ngay lá tía tô đã giã nhuyễn chà xát lên vùng da bị rôm sảy của con


Lưu ý là, các mẹ nên chấm nước cốt tía tô lên những vùng da bị rôm sảy cho con sau khi con đã được tắm rửa sạch sẽ nhé. 


Mấy năm nay từ khi phát hiện ra công dụng trị rôm sảy của tía tô, mình toàn dùng nước này để chấm cho Cún mỗi đợt con bị rôm sảy đấy các mẹ à. Đến bây giờ mỗi khi vào hè dù da con không hề có một con rôm con sảy nào nổi lên nữa nhưng mình vẫn chà cả người cho con bằng nước cốt lá tía tô sau khi con tắm qua loa hoặc chà cho con trước khi tắm buổi tối. Các mẹ khi hái tía tô cứ hái cả cành, lá. Chỉ cần rửa sạch rồi cho vào cối giã mịn lấy nước cốt rồi thoa cho con là ổn.


Mỗi khi vào hè dù da con không hề bị rôm sảy nữa nhưng mình vẫn chà cả người cho con bằng nước cốt lá tía tô sau khi con tắm qua hoặc chà cho con trước khi tắm buổi tối.


Ngoài trị rôm sảy cho con, mình cũng sử dụng lá tía tô để giã lấy nước cốt cho Cún và cả nhà uống. Điều này cũng giúp giảm nổi mẩn (dị ứng) mùa hè đáng kể cho con đấy các mẹ ạ.

Mẹo" dân gian trị rôm sảy hiệu quả cho bé trong mùa nắng nóng

Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Nho, Khoa da liễu, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô cho biết: Thời tiết nắng nóng làm giãn các mao mạch trên da, tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập gây nên hiện tượng viêm da (hay rôm sảy). Ngoài ra, những ngày oi nóng thường khiến trẻ tiết mồ hôi nhiều hơn, nếu không thoát hết sẽ ứ đọng trong các ống bài tiết trên da, khi bị bụi hay chất cặn bã bịt kín, cũng làm da nổi các nốt viêm.

Trẻ nhỏ da rất mỏng manh và nhạy cảm nên dễ bị rôm sảy. Ở người lớn, lớp biểu bì dày hơn nên hiện tượng này ít đi. Rôm sảy thường mọc thành đừng đám và hay tập trung ở những vùng da có nhiều mồ hôi như lưng, ngực, trán, cổ...

Thời tiết nắng nóng khiến trẻ bị rôm sảy.


Bài thuốc điều trị rôm sảy cho bé

- Bài 1: Dùng 10g bột sắn dây, 30g rau má (tươi). Rau má rửa sạch, giã nát, thêm lượng nước sôi để nguội đủ dùng. Vắt lấy nước rau má, bỏ bã, hòa với bột sắn dây, cho đường vừa khẩu bị, uống từng ngày.

- Bài 2: Dùng một lượng rau sam tươi đủ dùng, giã nát, vắt lấy nước, pha vào nước tắm cho trẻ. Hoặc dùng lá kinh giới vò nát, pha vào nước tắm cho trẻ rất tốt.

- Bài 3: Dùng 20g lá sài đất, 30g lá ngải cứu, 50g lá nhài. Tất cả rửa sạch, sắc kỹ lấy nước uống ngày 1 thang. Chia uống làm 2 – 3 lần trong ngày. Uống liên tục 3 – 5 ngày sẽ đỡ.Dùng 4 – 6g hoa kim ngân hoặc 10 – 12g cành, lá kim ngân rửa sạch sắc uống ngày một thang. Không những trị được rôm sảy mà còn chữa được chứng lên đậu, lên sởi, mụn nhọt đau nhức.

- Bài 4: Dùng 60g rễ cây hẹ rửa sạch, sắc uống ngày 1 thang.Lấy một cây hành tươi rửa sạch, giã nát, trộn đều với chút giấm, sao lên rồi bôi vào nơi có rôm sảy rất tốt.

- Bài 5: Dùng 1 nắm rau má tươi, rửa sạch, giã nát, cho thêm một ít nước mưa (đã đun sôi để nguộ) rồi vắt lọc lấy nước, cho thêm đường, cho trẻ uống vào buổi sáng của mỗi ngày.

- Bài 6: Dùng lá kinh giới khô nấu sôi khoảng 10 phút rồi pha nước tắm cho trẻ. Hoặc dùng lá tươi vò nát, pha nước tắm. Hay dùng một hay hai trái khổ qua (mướp đắng) tươi giã nát hoặc nấu chín, cho vào túi vải sạch, lọc vắt lấy nước để tắm cho bé.

Cũng có thể kết hợp rau kinh giới và mướp đắng với nhau. Mướp đắng, rau kinh giới rửa sạch, thái nhỏ cho vào máy say sinh tố xay nhuyễn, lọc bỏ bã rồi pha với nước có nhiệt độ thích hợp để tắm cho bé. Liều lượng là 2 quả mướp, 2-3 mớ kinh giới/lần tắm.

- Bài 7: Rau sam vị chua, tính hàn, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng. Dùng khoảng một nắm rau sam tươi giã nát, vắt lấy nước, pha tắm cho trẻ.

Ngoài ra, các mẹ cũng nên vắt khoảng 1/2 trái chanh vào nước ấm và tắm cho trẻ. Với những trẻ da bị trầy xước không nên tắm nước chanh vì làm cho trẻ dễ bị xót, rất khó chịu. Các mẹ có thể cho con tắm bằng nước lá vòi voi, sài đất, trà xanh hoặc lá khế cũng được.

Các bé bị rôm sảy chủ yếu là cơ thể nóng trong. Vì vậy, ngoài tắm bằng phương pháp này thì cần chú ý tăng cường bổ sung các loại hoa quả có nhiều vitamin C như cam, chanh...  Nên uống nước giải khát thanh nhiệt như: rau má, nước chanh, nước chanh muối, mía lau, atisô…

Để thanh nhiệt cần cho trẻ ăn xen kẽ các loại cháo hoặc chè nấu bằng các loại đậu như đậu xanh nguyên vỏ, đậu đỏ, đậu đen, bột sắn dây… Không nên cho đường hoặc cho rất ít đường. Với trẻ ăm dặm có thể nghiền lá non và hoa thiên lý, quấy bột, nấu cháo cho trẻ rất tốt, rất mát, phòng rôm sảy.



  

Chào bạn,

Bé nhà bạn đang nhỏ tuổi nên sẽ tốt hơn nếu bạn tránh được cho bé việc bôi hay uống thuốc trị rôm sảy. Bạn hoàn toàn có thể chữa cho bé bằng cách dùng thảo dược. Có một vài cách như sau:

- Lấy vỏ dưa hấu, rửa sạch, bỏ hết phần ruột đỏ và nhẹ nhàng xoa vào chỗ rôm sau khi tắm. Mỗi ngày xoa 3 lần thì sau 2 ngày bé sẽ bớt rôm.

- Dùng mướp đắng: Thái mỏng mướp xoa vào chỗ rôm hoặc vắt lấy nước để thoa thì trong vài ngày là hết.

- Dùng gừng tươi: Bạn để gừng nguyên vỏ, rửa sạch, giã nát, dùng bông thấm nước gừng, bôi thấm lên vùng da có rôm. Mỗi ngày bôi khoảng 2-3 lần.

Ngoài ra, bạn có thể tắm cho con hằng ngày bằng những thảo dược có tính mát như mướp đắng, rau cải rổ, lá sài đất, lá khế chua, cây chó đẻ, lá kinh giới, lá giềng, gừng tươi.... Bạn có thể rửa sạch một trong những thảo dược này, vò hoặc xay rồi lấy nước, pha với nước ấm và tắm cho bé hằng ngày.
Dùng lá kinh giới khô nấu khô trong 10 phút rồi pha nước tắm cho bé.

2. Dùng lá kinh giới tươi vò nát, pha nước tắm.

3. Dùng 1 hoặc 2 trái khổ qua (mướp đắng) giã nát hoặc nấu chín, cho vào túi vải sạch, lọc vắt lấy nước để tắm cho bé.




4. Vắt khoảng ½ trái chanh vào nước ấm và tắm cho bé (không dùng cho bé bị trầy xước da vì sẽ rất xót).

5. Dùng một nắm rau sam tươi giã nát, vắt lấy nước, pha nước tắm cho bé.

6. Lấy lá tía tô rửa sạch, cho vào cối giã nát lấy nước cốt chấm lên vùng da bị rôm sảy của bé, hoặc có thể nghiền nhuyễn cho vào túi vải và xoa cho bé. Với các bé lớn hơn mẹ có thể dùng lá tía tô xoa trực tiếp lên da.



Ngoài ra, để ngăn ngừa rôm sảy, mẹ nên tắm rửa sạch sẽ cho bé bằng loại dầu tắm diệt khuẩn ngăn ngừa rôm sảy dành riêng cho trẻ, không để mồ hôi ứ đọng trong áo quần. Với những bé ra mồ hôi nhiều trong mùa nóng, mẹ phải lau khô da bé và thay đồ thường xuyên, nên chọn quần áo bằng chất liệu cotton mỏng, màu trắng tạo cảm giác mát mẻ cho bé. Đồng thời cần cho bé uống đủ nước và bổ sung các loại hoa quả có nhiều vitamin C như cam, chanh… Có thể uống các loại nước thanh nhiệt như: rau má, nước chanh, nước chanh muối, atiso…

Nếu đã thử nhiều cách mà tình hình rôm sảy ở trẻ vẫn không được cải thiện bạn nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ để có những kết luận và xử trí kịp thời.

Trị rôm sẩy – Những điều mẹ nên làm

- Đảm bảo vệ sinh khi tắm nước lá cho bé. Kinh nghiệm dân gian đã cho ra đời nhiều bài thuốc từ thiên nhiên điều trị rôm sảy rất hữu hiệu cho bé. Tuy nhiên, cần lưu ý khi sử dụng các loại lá này phải rửa sạch, kỹ, ngâm qua nước muối hoặc thuốc tím trước khi nghiền, lọc hay đun nước tắm vì các loại lá này có thể chứa nhiều vi khuẩn gây hại, thậm chí không chết sau khi đun nấu. Chưa kể các loại lông tơ trên lá cũng dễ gây kích ứng da trẻ.

Tắm và vệ sinh bé hàng ngày là một trong những việc mẹ nên làm để bé luôn mát mẻ và tránh được tình trạng nổi rôm sẩy gây ngứa. (Ảnh minh họa).


Đồng thời, tuy các loại lá này có thể làm mát hoặc cung cấp kháng sinh tự nhiên nhưng lại không hòa tan được chất nhờn trên da, vì vậy bé cần phải được tắm sạch bằng sữa tắm trước khi tráng nước lá. Sau khi tắm xong với nước lá, các mẹ cũng cần tắm sơ qua cho bé bằng nước ấm để rửa trôi lượng bột của lá có thể đọng trên da, gây nhiễm khuẩn.

- Chọn phấn rôm đảm bảo chất lượng. Việc bôi, chấm phấn rôm lên vùng da bị rôm sẩy sau khi tắm sẽ làm dịu cơn ngứa của bé, góp phần điều trị hiệu quả tình trạng rôm sẩy. Tuy nhiên, do trên thị trường có rất nhiều loại phấn rôm với thành phần, liều lượng, nhãn mác khác nhau, nên các mẹ cần cân nhắc chọn những sản phẩm tốt, có thương hiệu và uy tín rõ ràng để tránh gây “tác dụng ngược” cho bé như làm bé bị dị ứng, bị viêm da,v.v…

- Thoáng, mát là rất quan trọng với bé. Khi cùng bé phòng chống tình trạng rôm sẩy, các mẹ nên cố gắng tạo môi trường thông thoáng, mát mẻ cho bé. Ngoài việc chọn quần áo bằng chất liệu cotton thấm hút mồ hôi tốt; thường xuyên tắm cho bé; chườm lạnh hoặc dùng khăn lạnh lau người bé khoảng 4 - 5 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 5 – 10 phút; tạo môi trường thoáng mát cho bé như sử dụng quạt, máy điều hòa với nhiệt độ thích hợp v.v…, các mẹ nên chú trọng đến việc chống nắng cho bé khi đi ra ngoài bằng mũ, nón rộng vành vì ánh nắng sẽ tạo điều kiện cho rôm sẩy phát triển hơn; cho bé uống nước đều đặn và dùng các loại nước mát khác như nước bột sắn dây, nước cam, chanh, rau má v.v….

Những việc mẹ không nên làm khi bé bị rôm sẩy

- Không vắt nhiều chanh hay đun nước lá quá đặc.
Việc vắt nhiều chanh vào nước tắm hay trực tiếp xát chanh lên da dễ khiến da bé bị kích ứng, tổn thương do hàm lượng axit quá cao. Nếu hòa chanh, muối vào nước tắm, không nên dùng quá nhiều mà cần phải để ý tỷ lệ hợp lý, vì nếu không sẽ gây xót và dễ làm kích ứng làn da non nớt của bé. Với việc nấu nước lá, các mẹ cũng không nên nấu quá đặc, vì lượng tinh bột của lá có thể đọng nhiều trên da, gây nhiễm khuẩn, viêm da, dị ứng cho bé.

- Không tắm nước lá khi da bé bị trầy xước, mưng mủ. Khi da đã trong tình trạng sưng đỏ, viêm da quá nặng do bé ngứa, gãi gây trầy xước, mất lớp màng bảo vệ, việc tắm nước lá dù đã qua đun nấu cũng có thể tăng nguy cơ vi khuẩn xâm nhập, làm tình trạng nhiễm trùng tăng lên, đôi khi gây những  biến chứng không ngờ. Có những trẻ bị viêm nhiễm ở vùng gần hệ thần kinh, mạch máu như mặt, cổ, đầu, nếu mẹ vẫn cho tắm nước lá mà không được điều trị kịp thời có thể gây viêm tắc tĩnh mạch não và để lại di chứng suốt đời.

Thói quen massage cho bé bằng tinh dầu dừa, tinh dầu oliu... trong những ngày hè nóng nực làm tăng thêm tình trạng khó chịu, gây chàm hay mọc rôm sẩy ở bé.


- Không tắm sữa tắm người lớn hay massage cho bé. Sữa tắm người lớn vốn chứa độ kiềm cao dễ làm cho da bé bị khô, vì vậy càng làm tăng tình trạng nhiễm trùng, rôm sẩy trên da của bé. Trong khi đó, không ít mẹ lại có thói quen massage cho bé bằng tinh dầu dừa, tinh dầu oliu. Tuy nhiên, trong những ngày hè nóng nực, dùng các loại tinh dầu này chỉ làm tăng thêm tình trạng khó chịu, gây chàm hay mọc rôm sẩy ở bé.

- Không tự ý bôi thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Nếu tình trạng bé bị mẩn ngứa nhiều, có các mụn đầu trắng trên da, rôm sẩy dày đặc, đỏ, kéo dài …, các mẹ nên đưa bé đến các chuyên khoa da liễu để khám và điều trị. Tuyệt đối không tự mua thuốc bôi hoặc giữ con lại ở nhà tự chữa, vì có thể làm b���nh nặng thêm, chưa kể các biến chứng có thể gây ra cho bé.

Bên cạnh đó, để phòng tránh rôm sảy cho trẻ trong mùa hè các mẹ không nên nên ủ bé quá kỹ hay mặc quá nhiều quần áo cho bé. Luôn giữ cho da bé được khô ráo và sạch sẽ. Nên chọn quần áo cho trẻ được thiết kế bằng những chất liệu mát mẻ và thấm hút tốt. Không nên thoa quá nhiều kem hay phấn lên da trẻ.

Ngoài ra, bạn cần hạn chế để trẻ đi ra nắng, cần tắm nước mát, uống đủ nước. Tránh làm trầy xước các vết rôm sảy, bởi lẽ khi bị trầy xước da, dễ dẫn đến nhiễm trùng da.

Theo bác sĩ Thanh Nho, với những trường hợp rôm sảy thông thường, chỉ cần tắm cho trẻ hằng ngày để da sạch sẽ. Có thể theo kinh nghiệm dân gian, dùng các loại cây, quả có tính mát như mướp đắng, kinh giới, sài đất, chanh... để tắm cho trẻ cũng có tác dụng tốt. Tuy nhiên, khi sử dụng các loại lá này cần phải rửa sạch kỹ trước khi nghiền, lọc hay đun nước tắm. Chọn loại phấn rôm chất lượng tốt chấm lên những vùng da bị rôm sảy sau khi tắm cho con cũng là một cách hạn chế tình trạng này.





Trị rôm sảy cho bé -
Mẹo trị rôm sảy cho bé
Em bé bị rôm sảy và cách điều trị, phòng tránh
Rôm sảy ở trẻ
Cách chữa mụn nhọt ở trẻ em hiệu quả an toàn .
Tác dụng chữa bệnh của cây sài đất
Hiện tượng nổi mụn ở trẻ sơ sinh




(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý