Kinh nghiệm chụp ảnh mưa cực độc đáo và sáng tạo

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Kinh nghiệm chụp ảnh mưa cực độc đáo và sáng tạo

19/04/2015 08:23 AM
1,410

Kinh nghiệm chụp ảnh mưa cực độc đáo và sáng tạo. Muốn chụp cô lập từng giọt mưa thì nên để ống ở khẩu lớn, và chụp tốc độ cao. Muốn tạo tia sáng lấp lánh thì phải khép khẩu nhỏ.



Mưa và những giọt mưa cho dù đang rơi hay đọng lại trên đồ vật, bề mặt, tạo ra những hình thái thú vị mà bình thường không có được. Nó phản chiếu ánh sáng ở những sắc thái khác nhau và khi cộng với sự sáng tạo của nhiếp ảnh gia sẽ đem lại những bức ảnh đáng nhớ.

Ngoài ra, trời mưa giúp đem lại một cách nhìn khác về các sự vật hiện tượng, những đường phố đông đúc trở nên vắng lặng, những hoạt động thường ngày bị xáo trộn. Màu sắc có thể cũng bão hòa hơn với sự hiện diện của nước. Nếu vượt qua được e ngại ban đầu và có một chút chuẩn bị, ảnh mưa sẽ đem lại sự dầy dặn và đa dạng hơn về chủ đề cho người chụp.

Chụp gì khi trời mưa.

Ảnh của tác giả Artem Savateev trên trang web:

Ảnh của tác giả Artem Savateev trên trang web Vandelaydesign.

Bạn có thể chụp đơn giản là những giọt mưa trút xuống, người hối hả chạy mưa hoặc hững hờ đối lập, hay nếu có nhiều thời gian thì tìm những khoảng lặng trong công viên, vũng nước xao động phản chiếu méo mó hình ảnh thành phố... Nước đọng trên lá, trên kính, hay các đồ vật thường ngày…cũng đều có thể tạo ấn tượng mạnh.

Đôi khi người chụp không nhất thiết phải đi hẳn ra ngoài trời mưa, mà có thể đứng từ trong nhà hoặc trong xe hơi và chụp xuyên qua cửa kính. Cũng có thể là ngay sau cơn mưa khi mọi vật còn ướt sũng và nước hiện diện ở khắp mọi nơi.

Kỹ thuật và phương tiện chụp.

Chụp tốc độ nhanh để thấy giọt nước mưa rơi.

Mở khẩu lớn và chụp tốc độ nhanh để thấy giọt nước mưa rơi. Ảnh của tác giả JureDolzan trên trang web Photopoly.

Với trời mưa, người chụp cũng không cần áp dụng kỹ thuật gì quá đặc biệt. Tuy nhiên, khi dùng DSLR, nếu để chế độ tự động, máy có thể đo sáng sai và lấy nét không đúng ý do lúc này ánh sáng khá phức tạp, người chụp nên can thiệp vào các thông số để có được sự phối hợp tốt nhất.

Tương tự như chụp các chủ thể chuyển động, muốn chụp giọt mưa thành các vạch dài, bạn nên hạ tốc độ xuống thấp vì vậy cần thiết có chân ba (tripod), giúp máy đứng vững để giảm thiểu rung nhòe.

Ánh sáng giúp tạo sự lấp lánh cho nước, nên bạn có thể lợi dụng những tia sáng tự nhiên từ mặt trời hoặc đèn đường, hay nếu sáng tạo hơn, có thể dùng một hoặc vài đèn rời đánh ở công suất thấp (-3EV chẳng hạn) để ảnh sinh động.

Kính lọc phân cực (polarizer filter) cũng hữu ích để giúp loại tia phản chiếu để hình có màu bão hòa hơn.

Muốn chụp từng giọt mưa rơi thì nên để ống ở khẩu lớn (f4 hoặc lớn hơn) và tốc độ cao, tuy nhiên, muốn tạo tia sáng lấp lánh thì lại phải khép khẩu nhỏ (f10 hoặc nhỏ hơn) để lợi dụng hiệu ứng diffraction.

Thay đổi góc chụp đa dạng và bám sát chủ để cũng cần thiết để tạo cảm giác khác biệt.

Bảo vệ máy.

Bảo vệ máy khi chụp ngoài trời mưa. Ảnh: Ness.

Bảo vệ máy khi chụp ngoài trời mưa. Ảnh: Ness.

Đồ điện và nước mưa thường không mấy khi làm bạn. Vì vậy, cần chuẩn bị tốt trước, trong và sau khi chụp. Trường hợp lý tưởng là máy chịu nước và có vỏ chuyên dụng để chống nước, tuy nhiên, có thể vận dụng hết những gì có thể, trong đó có thể kể đến ô, áo mưa thông thường và chuyên dụng cho máy ảnh, khăn tắm và tất cả các địa hình địa vật có thể lợi dụng được. Một vài giọt nước khó có thể làm hỏng máy nên bạn cần giữ máy càng khô càng tốt và cần hút ẩm sau khi chụp xong.


Ý tưởng chụp ảnh trong mưa


Mưa rõ ràng không phải điều kiện tốt để chụp ảnh, nhưng nếu biết tận dụng bạn vẫn có ảnh đẹp như thường.

Ít người muốn chụp ảnh lúc trời mưa bởi lẽ ngoài việc ánh sáng đã phức tạp còn vì không ai muốn thiết bị đáng giá cả đống tiền của mình bị dính nước. Nhưng với sự che chắn cẩn thận như bọc trong áo mưa chống nước, che ô, hay chỉ cần đứng trong mái hiên, bạn có thể chụp được những bức ảnh không kém phần ấn tượng, thậm chí còn độc đáo.

Mưa đôi khi có thể tạo nên những câu chuyện thú vị, như bức ảnh dưới chẳng hạn. Mặc dù bản thân đôi tình nhân cũng đã thể hiện đầy đủ tình yêu dành cho nhau, nhưng việc họ thể hiện dưới trời mưa sẽ thêm tính lãng mạn bởi lẽ họ còn chẳng cần quan tâm đang đứng giữa một biển nước dội vào người.

Ảnh Nicki Varkevisser.

Ảnh: Nicki Varkevisser.

Một số người đôi khi rất phấn khích khi trời mưa. Chỉ cần đứng trước hiên nhà và ngắm, đôi lúc bạn sẽ chộp được những bức ảnh thú vị.

Ảnh: Tony the Misfit.

Ảnh: Tony the Misfit.

Hoặc khi mưa đã tạnh, cả một rừng cảnh tượng có thể tạo nên những bức ảnh để đời. Đây là thời điểm tốt nhất để chụp những cảnh cho những ai thích chụp những cảnh "ướt át" theo đúng nghĩa như giọt nước sắp rơi, mạng nhện long lanh nước...

Ảnh: Noahg.

Ảnh: Noahg.

Ảnh: dbPhotography.

Ảnh: dbPhotography.

Thậm chí các bề mặt như mặt bàn ướt cũng trở thành một cảnh thú vị với các ánh sáng phản chiếu qua mặt loáng nước kết hợp tạo bokeh rất đẹp, nhất là khi chụp với độ mở lớn.

Ảnh: Sherry Osborne.

Ảnh: Sherry Osborne.

Ảnh: Sherry Osborne.

Ảnh: Sherry Osborne.

Cuối cùng, một cảnh kinh điển không nên bỏ lỡ, đó là những hạt mưa rơi bên cửa sổ. Kết hợp với màu sắc, những hạt mưa có thể tọa nên nhiều tâm trạng khác nhau, như bức ảnh dưới với nền thành phố mờ ảo sau từng giọt nước chẳng hạn. Thêm vào đó, các bức ảnh này lại có thể chụp từ trong nhà mà không lo ướt máy.

Ảnh: Conejoazul.

Ảnh: Conejoazul.

Đúng nghĩa của nhiếp ảnh, không có thời tiết nào là không phù hợp để chụp ảnh. Vì thế đừng vì một ngày mưa tầm tã mà để máy ở nhà. Vì biết đâu sẽ để lỡ hàng bao nhiêu cảnh đẹp.

Nếu hỏi tại sao nhiều người không thích chụp ảnh dưới trời mưa, thì câu trả lời sẽ là ảnh dễ bị “rối” và trời mưa làm cho máy ảnh hư hỏng. Nhưng nếu như có một kế hoạch cụ thể và biết bảo vệ máy an toàn thì sao nhỉ, chắc chắn bạn sẽ toại nguyện vì những nỗ lực đó.

Việc đầu tiên là hãy tìm cho mình một ẩn nấp tốt, có thể là mái nhà, mái hiên nhô ra ở công viên, hoặc ké ai đó một cái ô che mưa. Đừng quên là phải nghĩ tới hướng gió nhé (những cơn gió mạnh tạt ngang, không phải chỉ ướt người, mà cả máy nữa).

Sau đó là bắt tay vào việc và hãy nghĩ về thể loại mà mình bắt đầu chụp là gì?

Ngay khi mưa vừa dứt, thì những cánh lá đẹp tuyệt vời


Nikon D3X, VR 70-200mm f/2.8G, tiêu cự: 200mm, khẩu độ: f/4, tốc độ: 1/100, mode A (Aperture Priority), -1.0EV, đo sáng ma trận, ISO 400.

Tốc độ chậm dễ dàng có được ở ban ngày, và bạn tha hồ thể hiện những thủ pháp với tốc độ chậm như ý muốn.


Nikon D3X, VR 70-200mm f/2.8G, tiêu cự: 170mm, khẩu độ: f/14, tốc độ: ¼, mode S (Shutter priority), -1.3EV, đo sáng ma trận, ISO 200

Ánh sáng trong lúc này phẳng lì, do đó hãy quên đi màu sắc và sắc độ. Lúc này bạn đang chiến đấu với khung ảnh mờ đụcđây chính là cái đẹp trong thể loại ảnh dưới mưa. Có thể thay đổi độ đục bằng cách thay đổi thời gian phơi sáng. Trời mưa sẽ khiến bao cảnh mềm mại và mơ mộng, cây lá sẽ xanh tươi hơn (vì sạch bụi, và có được độ bão hòa màu cao nhờ sáng tản). Nếu có thể hãy chuyển qua mode màu là vivid, nó sẽ làm cho độ bão hoà đẹp hơn và độ tương phản sắc hơn.

Nikon D300S, VR 70-200mm f/2.8G, tiêu cự: 102mm, khẩu độ: f/14, tốc độ: 1/60, Mode A (Aperture Priority), -1.0EV, đo sáng ma trận, ISO 500


Giọt mưa cũng là đối tượng tuyệt vời. Có một vài chiêu  để chụp chúng. Nếu bối cảnh và giọt mưa cùng phản chiếu ánh sáng qua lại hãy chọn bối cảnh có tone màu tối. Một cách dễ dàng nữa để chụp chúng là từ bên trong ngôi nhà của bạn, tập trung vào những giọt mưa trên kính cửa sổ.

Với một ống kính tele, bạn có thể thấy chúng lớn hơn và gần hơn so với một ống kính normal hay wide.

Ống kính Micro hay macro sẽ cho bạn chụp cận cảnh đối tượng hơn. Nếu đang dùng máy ảnh compact thì nên chuyển qua chế độ chụp close-up (thông thường nó được ký hiệu là một bông hoa).

Bạn có thể chụp ở bất cứ nơi nào, trên kính xe ôtô, kính chiếu hậu nhưng phải nhớ đậu xe lại đã nhé!

Nikon D50, VR 70-200mm F/2.8G, tiêu cự: 120mm, khẩu độ: f/3.2, tốc độ: 1/80, -1.0EV, đo sáng ma trận, ISO 400


Hãy để mắt tới chủ thể là con người đi trong mưa. Có nhân vật bức ảnh sẽ thú vị hơn nhiều đấy. Cứ để ý tới những người cầm ô dù đi trong mưa, đang đi cùng với những thú cưng... Sự yên tĩnh của cơn mưa được phá cách bởi nhân vật có trong bối cảnh sẽ làm cho bức ảnh cực kỳ lý thú và sẽ thu hút được cái nhìn của người xem.

Nikon D3000, 105mm f/2.8D, mode A, f/4.5, 1/60, -0.3EV, đo sáng ma trận, ISO 400


Dành thời gian chụp ảnh dưới mưa bạn sẽ khám phá ra được một thế giới mới thật thú vị và lãng mạn đấy!


Tham khảo thêm bí quyết chụp ảnh cầu vồng sau mưa độc đáo

Bạn có nghĩ việc chụp được 1 bức ảnh cầu vồng tự nhiên là đơn giản hay không? Câu trả lời là khá đơn giản nếu bạn biết cách.

Cầu vồng giống như một lăng kính khổng lồ, được tạo ra nhờ hơi nước trong không khí chia tách ánh sáng mặt trời thành các màu sắc riêng biệt. Không phải cứ chờ trời mưa và cầm máy ảnh chạy ra 1 nơi thoáng đãng là bạn có thể chụp được cầu vồng. Hãy cùng xem bài viết dưới đây để biết làm thế nào để bắt được 1 cảnh cầu vồng ưng ý.

Tìm cầu vồng tự nhiên

Không phải lúc nào cũng có cầu vồng để bạn chụp. Cầu vồng thường xuất hiện ngay trước hoặc sau trận mưa, lúc ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào lớp không khí đang chứa nhiều hơi nước. Cầu vồng thường xuất hiện đối diện với mặt trời, vì vậy nếu ánh nắng mặt trời chiếu từ phía tây, cầu vồng sẽ nằm ở phía đông so với vị trí hiện tại của bạn.

Một khi đã nắm được điều kiện hình thành cầu vồng, bạn có thể tự dự đoán sự xuất hiện của cầu vồng, chuẩn bị sẵn ống kính và chờ thời điểm chụp thích hợp.

Tự tạo cầu vồng

Trong nhiều trường hợp, bạn không đủ kiên nhẫn để chờ đợi cầu vồng tự nhiên xuất hiện, bạn có thể tự tạo một cầu vồng để chụp chỉ với một vài thao tác đơn giản. Trước hết, bạn phải đảm bảo đang đứng quay lưng lại so với mặt trời, dùng một vòi phun nước phun thành những tia nhỏ phía trước mặt bạn, bạn nên dùng ngón tay cái chặn nửa vòi nước và mở nước phun mạnh, sau khoảng vài giây cầu vồng sẽ hình thành. Tuy nhiên, muốn chụp được cầu vồng tự tạo, bạn cần nhờ người khác giữ vòi phun, còn bạn giữ máy ảnh để chụp cầu vồng.

Kinh nghiệm chụp ảnh cầu vồng

Bạn đã biết cách dự đoán sự xuất hiện của cầu vồng tự nhiên, hoặc tự tạo một cầu vồng cho riêng mình. Vấn đề còn lại là làm thế nào chụp lại hình ảnh cầu vồng một cách đẹp nhất.

Như bạn đã biết, cầu vồng chỉ là một ảo ảnh quang học, bạn chỉ có thể nhìn thấy cầu vồng khi đứng cách nó một khoảng cách nhất định. Do vậy khi chụp ảnh cầu vồng, bạn nên giữ nguyên vị trí, không nên tiến gần cầu vồng, luôn giữ khoảng cách để cầu vồng xuất hiện đẹp nhất trong ống kính của bạn.

Hiểu được bản chất cầu vồng, bạn có thể tận dụng lợi thế của ảo giác quang học để tạo nên những bức ảnh thú vị. Bằng cách di chuyển vị trí song song với cầu vồng, thay vì tiến gần hoặc lùi xa, bạn có thể “chộp” được nhiều góc cầu vồng khác nhau so với nền.

Một kinh nghiệm khác khi chụp cầu vồng, đó là độ phóng đại (zoom) của ống kính. Bạn cần zoom một góc rộng nếu muốn lấy hết cả cầu vồng, hoặc có thể tập trung cảnh vào một phần vòng cung của cầu vồng như hình dưới đây.

Cuối cùng, bạn không cần phải lo lắng về việc điều chỉnh độ phơi sáng. Bạn có thể chụp cảnh cầu vồng với máy ảnh thường bằng cách chuyển sang chế độ P. Nếu chụp với máy ảnh chuyên dụng, bạn nên giảm độ phơi sáng một chút (thường là -1) để màu sắc được bão hòa.

Kinh nghiệm chụp ảnh khi thời tiết xấu

Chẳng phải nói thì ai cũng biết là chụp ảnh khi trời nắng thì...dễ đẹp. Thế nhưng đôi lúc trên đường du lịch ta lại gặp phải hoàn cảnh trớ trêu của thời tiết như mưa, mây mù, biển động...Vậy thì làm thế nào để vẫn có được những bức ảnh đẹp?

Chụp ảnh trong khi trời Mưa

Điều này không có nghĩa là bạn sẽ phải chịu trận dưới làn mưa xối xả, ướt như chuột lụt để có được những khoảnh khắc đẹp đâu nhé. Đơn giản là chúng mình sẽ chụp ảnh từ phía bên trong một khung cửa sổ, từ trong xe taxi hay là dùng ô che mưa nếu...gió không mạnh quá!

Bạn là người ưa dùng phim cổ điển? Giải pháp đơn giản là lựa chọn các phim có tông màu ấm và tương phản cao như: Fuji Velvia 50, Kodak Elitechrome ExtraColor 100 có khả năng ghi hình tốt những độ tương phản thấp và giảm bớt tông màu lạnh của trời mưa.

Bạn dùng máy ảnh kỹ thuật số (dSLR)? Để làm cho hình ảnh ấm áp hơn thì việc lựa chọn vị trí cân bằng trắng (WB) ở Mây mù là thích hợp. Trong trường hợp máy ảnh của bạn cho phép chỉnh cả độ bão hoà mầu, mầu sắc...thì bạn nên thử hết để tìm ra một cách hiệu quả nhất cho hình ảnh của mình. Nên xem lại hình ảnh bằng màn hình máy tính đã được chỉnh màu chuẩn để có thể biết chính xác kết quả.

Bạn muốn chụp ảnh hạt mưa đang rơi? Ý tưởng độc đáo đấy! Để đạt được hiệu quả mong muốn thì tốc độ chụp phải lớn hơn 1/500. Nếu trời vẫn còn sáng sủa thì ngay cả với thể loại ống kính amateur kém nhạy sáng thị bạn vẫn có thể ghi được hình ảnh đẹp với khẩu độ ống kinh mở rộng và phim có độ nhạy cao.

Sự trợ giúp của đèn Flash trong chế độ "fill-in" (cân bằng với ánh sáng của không gian) sẽ tạo nên một hiệu quả thú vị của những hạt mưa ánh lên một lớp sáng dịu dàng. Để tránh hiện tượng những hạt mưa ở vị trí tiền cảnh bị thừa sáng bạn nên lùi lại một chút để có một khoảng cách thích hợp với làn mưa. Tuy nhiên nếu bạn sử dụng các loại đèn flash nhà nghề thì vấn đề này không phải là phức tạp lắm.

Những hạt mưa cũng hoàn toàn có thể được ghi lại bằng tốc độ chậm (1/30)khi đó chúng sẽ đem lại cảm giác liên tục như một dòng nước chảy. Bạn có thể thử chụp cảnh mưa với những tốc độ chậm hơn nữa để có một bức ảnh với một màn nước xối xả đầy ấn tượng. Cách xử lý này đặc biệt đạt hiệu quả cao khi chụp trong đêm tối với ánh sáng của phông tản ra, loé lên qua những hạt mưa....

Chụp ảnh khi trời gió to

Người ta thường hay nói "mưa gió" vì hai yếu tố này luôn gắn liền với nhau và cho dù bạn sử dụng một chiếc máy SLR hay dSLR thì các mạch điện tử ở bên trong chúng không hề...tương thích với sự...ngấm nước một chút nào hết cả! Trong hoàn cảnh này thì một kính lọc trung tính là cần thiết để bảo về bề mặt ống kính của bạn và nên sử dụng một chiếc túi ni-lông bao bọc lấy toàn bộ thiết bị chụp ảnh. Nếu bạn nhất thiệt phải chụp ảnh khi trời mưa thì việc dán thêm một chút băng dính ở phần đầu ống kính với túi ni-lông sẽ hạn chế đáng kể sự thấm nước không cần thiết ấy.

Trời gió to thì mọi vật đều chuyển động: mây, cây cối, những vật nhẹ...Như thế để tái tạo lại ấn tượng này thì tốc độ chậm là giải pháp tuyệt vời nhất. Thêm vào đó gió to sẽ làm cảnh vật chao đảo và làm sai số đáng kêt độ nét, như thế hoá lại hay vì ta sẽ có những tấm ảnh rất...nghệ thuật! Nếu như ánh sáng tự nhiên quá mạnh khiến cho bạn không thể sử dụng tốc độ chậm thì chỉ cần dùng thêm một kính lọc phân cực (Polariseur) để giảm tốc độ xuống 2 nấc.

Nếu bạn muốn chụp ảnh những cơn sóng quay cuồng trong gió lớn thì tốc độ cao 1/500 sẽ giúp bạn bắt được hình ảnh những con sóng đẹp dữ dội. Kinh nghiệm cho thấy cần quan sát kỹ trước hướng gió và hình dáng các con sóng từ xa, so sánh chúng với những con sóng đến trước và nhất thiết cần phải bấm máy một khoảnh khắc trước khi con sóng vỡ tan vào các tảng đá hay bờ biển. Để làm sinh động thêm tấm ảnh của mình bạn nên chọn một vị trí đẹp mà từ đó có thể lấy thêm vào trong cảnh hình các ngôi nhà, hình người hay những vật thể quen thuộc để làm chuẩn so sánh với kích thước của các con sóng.

Còn về việc đo sáng thì bạn hoàn toàn có thể tin cậy giao phó cho máy đo sáng tự động ở chế độ "Multizone" - đo sáng phức hợp, để lấy được đủ các chi tiết. Nếu bạn lại muốn ưu tiên ánh sáng cho một chủ thể cố định thì có thể đo sáng trước vào đó và chịu hy sinh chi tiết trong ngọn sóng bị thừa sáng.

Sau khi chụp ảnh xong thì việc đầu tiên bạn cần làm là sấy khô các túi máy, dùng các loại khăn đa dụng lau chùi thật cẩn thận vỏ máy ảnh sau đó dùng khăn khô bằng vải mềm lau sạch các vết bẩn và nước đọng trên máy ảnh.

Chụp ảnh trong đêm và những tia chớp

Những cơn mưa đêm thẳm sâu và hối hả rơi xuống thành phố rực ánh đèn mầu đó chính là khoảnh khắc sáng tạo của bạn. Hiệu quả nghệ thuật thường rất khả quan. Đôi khi chỉ cần chụp chồng hình những giọt nước mưa đang rơi hay những giọt nước đọng lại trên khung cửa kính lên trên khung cảnh sáng rực của thành phố ban đêm là đã đủ đẹp lắm rồi.

Có một điều chú ý là để thành công trong chụp chồng hình thì phải trừ bớt -1 khẩu độ sáng ở cả hai tấm hình để có được kết quả như ý ở tấm ảnh ghép. Khi bấm máy nhớ không để lọt vào trong khuôn ngắm một nguồn sáng quá mạnh, trong trường hợp không thể làm khác thì cần hiệu chỉnh khoảng +0,5 đến +1 khẩu độ sáng.

Trong thành phố ban đêm thì những trang phục màu trắng hay những đám tuyết trắng (nếu có) ở châu Âu sẽ tạo nên những điểm nhấn và hiệu quả bất ngờ đấy. Chụp ảnh trời mưa buổi tối bạn có thể dùng tốc độ cao thậm chí khuôn hình không cần chân máy ảnh. Để đạt được hiệu quả đẹp hơn về ánh sáng thì bạn nên chụp lúc màn đêm mới vừa buông xuống, bầu trời vẫn còn xanh và mầu sắc vẫn còn trong tông màu ấm thì sẽ có một nền ảnh rất tuyệt.

Còn chủ đề chụp ảnh những tia chớp trong đêm lại có một sự hấp dẫn và đòi hỏi nhiều sự kiên nhẫn của bạn. Nhưng cũng nên lưu ý rằng bộ đồ nghề chụp ảnh của bạn gồm chân máy ảnh (dù là kim loại hay các-bon) đặt trên mặt đất sẽ là một điểm quyến rũ để cho các tia chớp...xả điện đấy nhé. Vậy nên tốt hơn hết bạn nên chụp ảnh từ trong nhà, trong ô-tô...để tránh những rủi ro đáng tiếc.

Ở đây có một câu hỏi khá phổ biến: vậy thì ta sẽ chọn khẩu độ sáng là bao nhiêu? Kinh nghiệm cho thấy khẩu độ giữa f5,6 và f11 là thích hợp. Vấn đề còn lại chỉ là sự kiên nhẫn và cầu mong cho may mắn giúp mình bắt được tia chớp khi onngs kinh vẫn còn mở. Thời gian chụp trung bình thường ít khi vượt quá 30 giây. Cần lưu ý nền trời gần với thành phố thường khá sáng do đó đẽ bị thừa sáng ở khu vực này. Trong điều kiện này thì sử dụng máy kỹ thuật số có ưu thế là biết ngay kết quả chụp để khắc phục. Sau khi có tia chớp bầu trời bao giờ cũ





Kinh nghiệm chụp ảnh bằng điện thoại
Kinh nghiệm chụp ảnh cho bé
Kinh nghiệm chụp ảnh khi đi du lịch
Kinh nghiệm chụp ảnh pháo hoa để lưu lại khoảnh
Kinh nghiệm chụp ảnh áo dài cho cuốn album cưới
Kinh nghiệm chụp ảnh hoàng hôn
Kinh nghiệm chụp ảnh kiến trúc lưu giữ những hình





(st)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý