Tết cổ truyền của Nhật Bản và ẩm thực đặc sắc dịp đầu năm

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Tết cổ truyền của Nhật Bản và ẩm thực đặc sắc dịp đầu năm

19/04/2015 08:49 AM
1,598


Khác với các nước khác châu Á, Nhật bản là một quốc gia ăn Tết cổ truyền vào ngày dương lịch. Họ ăn Tết như người phương Tây. Chúng ta cùng tìm hiểu Tết cổ truyền của Nhật Bản nhé!

 

Ngày 31/12 ( dương lịch) là ngày quan trọng để kết nối một năm cũ và một năm mới. Ngày này họ dọn dẹp nhà cửa rất sạch sẽ, gọn gàng. Họ muốn đẩy đi những vận xấu của năm cũ và đón chào một năm mới

Văn hóa Lễ Tết  Nhật Bản

Khác với các nước khác châu Á, Nhật bản là một quốc gia ăn Tết cổ truyền vào ngày dương lịch. Họ ăn Tết như người phương Tây.

Ngày 31/12 ( dương lịch) là ngày quan trọng để kết nối một năm cũ và một năm mới. Ngày này họ dọn dẹp nhà cửa rất sạch sẽ, gọn gàng. Họ muốn đẩy đi những vận xấu của năm cũ và đón chào một  năm mới

Ngày Tết, thường thì họ trang trí trước cửa nhà bằng cây thông, hoặc cây tre.

Với người Nhật, cây thông là biểu tượng của sự vĩnh hằng, trường cửu, còn cây tre là sự dẻo dai, trưởng thành. Vào ngày Tết, thức ăn của họ thường được làm rất thoải mái, họ làm vậy để tránh trong mấy ngày Têt không phải vướng bận vào việc bếp núc. Ngay từ đêm 31/12 đến 1/1, người Nhật ăn mặc rất đẹp, phụ nữ duyên dáng trong những bộ trang phục Kimono rực rỡ ra phố, thanh niên thì họ thoải mái hơn trong cách ăn mặc, đầu tóc. Năm mới, người Nhật cũng đến chùa để cầu nguyện, đến đây họ không như một số nước khác là đôt hương hay vàng mã. Đêm giao thừa các gia đình đều chờ nghe 108 tiếng chuông để đón chào Thần năm mới. Đêm giao thừa cả gia đình vui đón Tết và ăn một loại mỳ truyền thống, có sợi mỳ dài, thể hiện sự trường thọ, sống lâu.

Tiệc mừng trong ngày Tết của họ có rượu sake , một loại rượu làm từ gạo với phương thức cổ truyền của Nhật.

Tết họ cũng thường đến chùa đền, đi lễ cầu sức khỏe, tài lộc. Người Nhật cũng có tục lệ là đầu năm đi khai bút đầu xuân.

Mồng 1 Tết của họ bao giờ cũng có bữa ăn sáng với những món ăn được chế biến rất công phu.theo truyền thống. Món ăn không chỉ là các món thường ngày như sashimi, sushi, mà còn có những món ăn làm từ hải sản, rau thịt và có cả bánh dày. Trẻ em cũng sẽ được người lớn mừng tuổi, mọi người trong nhà chờ đợi thiệp chúc mừng được phân phát tại mỗi gia đình vào buổi sáng đầu tiên của năm mới.

Từ mồng 2 các hoạt động như viết thư pháp, võ, lễ hội trà đạo, ngắm hoa sẽ diễn ra, những ngày tiếp theo thì tùy theo mỗi gia đình, theo sở thích, kế hoạch riêng của họ, đi chơi hay đi du lịch ngắn ngày .

Tục quán đón Tết  là đến mồng 3 Tết nhưng thường sẽ kéo dài hơn.

Ngày Tết là dịp để bạn bè, họ hàng, người thân được gặp nhau, đoàn tụ.

Đến ngày 15/1 cũng là một trong những ngày lễ lớn ở Nhật bản, lễ “ Tình Nhân”, hay còn gọi là lễ trưởng thành.

Lễ thành nhân là ngày lễ dành riêng cho nam, nữ bước qua tuổi 20, các bạn nữ thường mặc những bọ Kimono truyền thông nhiều màu sắc, duyên dáng. Các bạn nam thi mặc những bộ đồ trang trọng, lịch sự như comple, có cavat và thắt nơ.

Tất các bạn này sẽ được mời đến tòa thị chính vào buổi sáng hôm đó. Buổi lễ bắt đầu họ sẽ được nghe những bài đọc diễn văn của các chính quyền, tổ chức, sau đó họ sẽ được nhận những món quà làm kỷ niệm.

Sau đó họ sẽ tụ họp thành một nhóm và đi ăn uống rất vui vẻ.

Đối với Việt Nam và một số quốc gia khác thì 18 tuổi là tuổi trưởng thành nhưng ở Nhật thì họ lấy tuổi 20, đây cũng là một nét riêng của người Nhật.

Một đặc điểm cung rất là thú vị là trong ngày Tết dù là trời lạnh như thế nào nhưng các thanh niên cũng không ngần ngại nhảy xuống bể nước ngoài trời mong được gột rửa những ô uế của năm trước.

Tết năm mới và lễ tình nhân là 2 lễ hội lớn của Nhật bản.

Thông qua bài viết này  mong rằng các bạn   sẽ có thêm một chút kiến thức về  phong tục, tập quán của người Nhật.

 

ĐẶC SẮC TRONG VĂN HÓA NGÀY TẾT CỔ TRUYỀN CỦA NHẬT
 


Tết là dịp lễ quan trọng nhất trong năm của người Nhật là khi chào đón vị thần Toshigamisama đến thăm nhà. Những phong tục tập quán đón Tết của Nhật Bản cũng ít nhiều có những điểm tương đồng với các nước châu Á khác và cũng có những nét đặc sắc riêng của mình.

Trước khi Tết đến, mọi nhà đều trang trí cây Tùng (kadomatsu) trước cửa. Tương truyền rằng, vị thần Toshigamisama sẽ hạ giới và trú ẩn trong cây Tùng này. Ngày xưa người ta thường dựng cây Tùng vào ngày 13/12 là ngày bắt đầu các công việc chuẩn bị đón Tết. Còn gần đây là ngày 27 hoặc 28 nhưng người ta tránh không dựng cây Tùng vào ngày 29 và đêm giao thừa. Ngày 29 có số 9 trong tiếng Nhật cùng âm đọc với chữ “khổ”, còn trang trí cây vào đêm giao thừa được gọi là Hitoyokazari được hiểu là chỉ nghênh đón thần trong một đêm nên bị cho là thất lễ.


Ngoài ra trên khung cửa của không ít gia đình Nhật còn trang trí các vật phẩm như đồ đan bằng lá màu trắng, quả quýt, thừng bện bằng cỏ, dải giấy trắng… Tùng tượng trưng cho trẻ mãi không già; quả quýt màu da cam, có âm đọc giống như "đời đời" trong tiếng Nhật, tượng trưng cho muôn đời thịnh vượng; thừng bện bằng cỏ được treo ở điện thờ hoặc nơi thờ cúng, kính dâng lên thần linh cầu tài lộc; lá cây màu trắng nói lên sự trinh bạch không tì vết; còn dải giấy trắng mang ý nghĩa tẩy sạch vết nhơ và xua đuổi tà ma. Ngoài ra, người Nhật thường lấy tôm hùm làm đồ trang sức vì nó có hình dạng giống như cụ già khom lưng, ví với cảnh giàu sang phú quý, cả nhà trường thọ Để đón Tết người Nhật cũng làm vệ sinh nhà cửa thật sạch sẽ vào những ngày cuối năm, tiếng Nhật gọi là “Osouji”. Lần vệ sinh này sẽ làm sạch tất cả mọi ngóc ngách nhỏ nhất trong nhà mà quanh năm không có thời gian để dọn dẹp. Trong khi đó, các bà mẹ cũng chuẩn bị những món ăn ngày Tết như làm bánh Tết và nấu món ăn tổng hợp.  Bánh Tết tượng trưng cho sự may mắn, được làm vào ngày 28 hoặc 30 Tết. Làm bánh trong ngày 29 bị cho rằng ắt phải ăn bánh khổ, nghĩa là quanh năm phải nếm trải khổ đau. Món ăn quan trọng nhất của năm mới là “món Tết” và “đồ nấu tổng hợp”. Món Tết thực chất là món ăn ngọt, làm bằng các nguyên liệu thông thường như rễ cây ngưu bàng, trứng cá, cá sardin khô, tảo ăn, khoai lang, hạt dẻ… Người Nhật dùng những món ăn đơn giản nhưng giàu ý nghĩa tượng trưng này để ăn tết là xuất phát từ tâm lý cầu ước vạn sự tốt lành.

MỘT SỐ MÓN ĂN TRUYỀN THỐNG VÀO DỊP TẾT CỦA NHẬT BẢN

 

Mặc dù người Nhật đón năm mới vào dịp Tết Dương lịch như các nước phương Tây, nhưng ngày Tết của họ vẫn mang đậm nét văn hóa truyền thống đặc trưng của xứ sở hoa anh đào.


alt

Nguồn ảnh: consumptive.org


Vào năm mới, mọi người đều được nghỉ từ ngày mùng một đến ngày mùng ba tháng một. Cuối năm, mọi gia đình người Nhật đều tổ chức một bữa tiệc gọi là Bonenkai (bữa tiệc giã từ năm cũ) để xóa bỏ những lo lắng, buồn phiền, chào đón năm mới đến. Bonenkai nghĩa ra là “tiệc họp mặt quên đi năm cũ”. Trong một buổi Bonenkai, lượng rượu bia được tiêu thụ lên tới con số khổng lồ. Bonenkai thường được tổ chức ở ngoài quán, thường là những quán ăn theo phong cách truyền thống của Nhật Bản, mọi người ngồi chung một bàn dài, tạo nên không khí rất ấm cúng, tuy nhiên, nhiều công ty cũng chọn cách tổ chức trong những phòng hội thảo lớn, nơi có sẵn những trang thiết bị cần thiết như: nhạc cụ, dàn âm thanh, máy chiếu… không khí khi đó sẽ trang trọng hơn, phù hợp với những công ty lớn. Món ăn được yêu thích nhất trong tiệc Bonenkai là lẩu! Lẩu gần như luôn có mặt trong thực đơn của Bonenkai, sau sushi và sashimi.

Đồ cúng thường bao gồm Omochi, quả hồng khô, hạt dẻ khô, hạt thông, đậu đen, cá mòi, tôm, cá tráp, mực, Mochibana, quýt và nhiều thứ khác tùy từng địa phương, tất cả được bày trên một cái bàn nhỏ… Chúng ta chưng dụng những cành đào cành mai tự nhiên để trang hoàng nhà cửa thì người Nhật Bản…dùng bánh ngọt để tạo ra một vật trang trí đặc biệt gọi là Mochibana. Mochi nghĩa là các loại bánh được làm từ gạo (gạo tẻ, gạo nếp), bana là biến âm của “hana”, cũng có nghĩa là hoa. Từ những khối bột gạo nếp được nhào với nước, thêm sắc hồng hoặc xanh lá của màu thực phẩm, màu trắng tinh khôi…một nhúm nhỏ nặn thành nụ anh đào tươi thắm ngày xuân. Dù phải tới tháng 4 mới là mùa của hoa đào nở rộ ở Nhật Bản nhưng ngay từ đầu tháng 1, và thường kéo dài tới hết ngày 15. Thế là những cành “hoa bánh” mochibana đua nhau “nở” rộ ở các cửa hàng, cửa tiệm, hay trong phòng khách mỗi gia đình luôn được xem là dấu hiệu cho một mùa xuân tốt lành đang đến


alt

Nguồn ảnh: vnsharing


Vào đêm giao thừa, người ta thường ăn món toshikishi soba (mì kiều mạch), một loại mì sợi dài, tượng trưng cho cuộc sống khỏe mạnh, lâu dài.


alt

Nguồn ảnh: wordpress


Nếu như tất cả các món ăn của osechi đều phải được chuẩn bị từ trước Tết thì lại có một món ăn được làm vào đúng dịp năm mới. Đó là ozoni.


alt

Nguồn ảnh: theanimeblog.com


Buổi sáng đầu tiên của năm, cả gia đình sẽ cùng quây quần bên bàn ăn, uống rượu sake và ăn ozoni, món súp truyền thống gắn liền với ngày Tết. Zoni hiểu theo nghĩa đen là nhiều nguyên liệu được nấu chung với nhau. Vì nó quá phổ biến và dễ làm, nên hầu như rất khó có thể tìm ra một công thức chính xác cho ozoni. Mỗi gia đình có một cách chế biến riêng, tạo nên một hương vị đặc biệt không thể trộn lẫn. Nhưng tất cả đều có một nguyên liệu chung không gì thay thế được là mochi. Có thể nói, mochi chính là cái hồn của món ăn này.

Món canh ozoni đương nhiên không thể thiếu bánh dầy omochi.


alt

Nguồn ảnh: flickr.com


Các món ăn ngày Tết của người Nhật rất đa dạng, phong phú, được gọi là osechi-ryori và đầy màu sắc. Osechi-ryori là các món ăn được đựng trong một chiếc hộp sơn mài, tên là jubako. Mỗi món ăn và các thành phần trong osechi có ý nghĩa riêng, chẳng hạn như: Sức khoẻ tốt, mùa màng bội thu, sống lâu…


alt

Nguồn ảnh: consumptive.org


Người Nhật ăn osechi-ryori trong suốt kỳ nghỉ của năm mới. Theo truyền thống, người Nhật sẽ nấu nhiều Osechi-ryori để ăn cho một vài ngày mà không cần nấu. Hầu hết các món ăn được bảo quản trong tủ lạnh một vài ngày hoặc ở nhiệt độ phòng mát mẻ. Ngày nay, người ta mua các món ăn osechi được chế biến sẵn tại các cửa hàng thay vì nấu ăn cho họ ở nhà. Thậm chí có thể đặt Osechi-ryori tại cửa hàng bách hóa, cửa hàng tạp hóa, hoặc các cửa hàng tiện lợi.

Các món ăn của một Osechi-ryori bao gồm:

Kobumaki (Rong biển cuộn)


alt

Nguồn ảnh: healthykitchen.us


Kuromame – Đậu đen bung


alt

Nguồn ảnh: flickr.com


Datemaki


alt

Nguồn ảnh: flickr


Kurikinton


alt

Nguồn ảnh: jagaimo.com


Kinpira Gobo


alt

Nguồn ảnh: tastyislandhawaii.com


Tazukuri.


alt

Nguồn ảnh: maruha-nichiro.co.jp


Namasu


alt

Nguồn ảnh: flickr


Nimono


alt

Nguồn ảnh: wordpress.com


Kazunoko: cá trích


alt

Nguồn ảnh: kakiya-kaiten.jp


Ebinosaka Mushi (Tôm hấp rượu sake)


alt

Nguồn ảnh: bento.com


Kamaboko trắng hồng


alt

Nguồn ảnh: allap.com


Tai-no Shioyaki (Cá biển nướng)


alt



 

Phong tục tập quán trong ngày Tết Nguyên Đán
Trang phục truyền thống của người Việt
Trang phục truyền thống của dân tộc Ê Đê
Ẩm thực ngày Tết Việt Nam hiện đại
Mẹ bầu thưởng thức đồ ăn ngày Tết an toàn
Tự làm mứt cho ngày Tết cổ truyền
Trang phục truyền thống của dân tộc Ba Na


(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý