Làm sao để biết mình phù hợp với nghề gì?

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Làm sao để biết mình phù hợp với nghề gì?

19/04/2015 08:50 AM
2,698

Trên các phương tiện thông tin hiện nay có nhiều bài kiểm tra giúp đánh giá đặc điểm tính cách, sở thích nghề nghiệp, các kỹ năng hay khả năng học tập của bản thân sẽ phù hợp với ngành nghề, lĩnh vực nào nhất. Các bạn có thể tham khảo thêm để tự khám phá bản thân mình



“Bạn thông minh đến mức nào?” Nhiều người cho rằng trí thông minh con người thể hiện qua điểm số IQ cao hoặc thành tích học tập vượt trội ở trường học. Thế nhưng theo thuyết “đa thông minh” của Howard Gardner, trí thông minh là tổng hợp 7 khả năng khác nhau của con người. Nếu bạn vượt trội ở trí thông minh loại nào, bạn nên làm nghề phù hợp với trí thông minh dạng đó.

Bước đầu, bạn nên tìm hiểu kỹ vài ngành nghề mình đã định hướng tới. Đồng thời tự khám phá bản thân xem phẩm chất và năng lực của mình có phù hợp với những đòi hỏi của ngành nghề đó không. Từ đó mới có cơ sở khách quan để chọn ngành nghề theo sở trường hoặc năng khiếu. Thông thường các bạn nên tìm hiểu về những ngành nghề truyền thống gia đình trước.

Lý thuyết "đa thông minh"

Lý thuyết “đa thông minh” - Theory of Multiple Intelligences (MI) – được Giáo sư Tâm lý học Howard Gardner của đại học Harvard giới thiệu lần đầu trong quyển “Frames of Mind: The Theory of Multiple Intelligences” xuất bản vào năm 1983.

Howard phản bác quan niệm truyền thống về khái niệm thông minh, vốn được đồng nhất và đánh giá dựa theo các bài trắc nghiệm IQ. Ông cho rằng khái niệm này chưa phản ánh đầy đủ khả năng tri thức đa dạng của con người.

Theo ông, ở trường, một học sinh giải quyết dễ dàng một bài toán phức tạp chưa chắc đã thông minh hơn đứa trẻ khác loay hoay làm mãi không xong bài toán đó.


Nghề nghiệp nào phù hợp với trí thông minh của bạn?



Cậu học sinh thứ hai rất có thể sẽ giỏi hơn đối với các “dạng” thông minh khác.

Lý thuyết “đa thông minh” cho rằng, mỗi cá nhân hầu như đều đạt đến một mức độ nào đó ở từng “phạm trù thông minh” khác nhau. Mức độ này thấp hay cao sẽ thể hiện hạn chế hay ưu điểm của cá nhân trong lĩnh vực này. Đặc biệt, mức độ này không phải là “hằng số” trong suốt cuộc đời của mỗi người mà có thể sẽ thay đổi (tăng hay giảm) tùy vào sự trau dồi của mỗi cá nhân.

Vì vậy câu hỏi “Bạn thông minh đến mức nào?” sẽ không phù hợp. Câu hỏi đúng nên là “Bạn có trí thông minh nổi bật trong lĩnh vực nào?”

Bạn có trí thông minh dạng nào?

Theo Gardner, mỗi con người là tổng thể của 7 dạng trí thông minh khác nhau:

1. Thông minh Từ vựng - Ngôn ngữ (Verbal – Linguistic): là khả năng lĩnh hội tinh tế về ngôn ngữ và câu chữ. Các nhà văn, nhà thơ, các diễn giả là những người nổi trội về khả năng này.

2. Thông minh Suy luận – Toán học (Logical – Mathematical): mô tả khả năng toán học, khả năng thực hiện các nghiên cứu khoa học và giải quyết các vấn đề liên quan đến suy luận. Các nhà khoa học và nhà toán học có khả năng nổi trội trong lĩnh vực này.

3. Thông minh Âm nhạc (Musical): là khả năng cảm nhận và sáng tác âm nhạc. Các nhạc sĩ và nhà soạn nhạc có trí thông minh thiên về lĩnh vực này.

4. Thông minh Thị giác – Không gian (Visual – Spatial): là khả năng cảm nhận không gian và thế giới hình ảnh. Nếu bạn có khả năng này, bạn hãy nghĩ đến việc trở thành họa sĩ, kiến trúc sư, nhà thiết kế…

5. Thông minh Cơ thể (Bodily – Kinesthetic): là khả năng vận dụng cơ thể một cách khéo léo như các cầu thủ bóng rổ, các vũ công, các vận động viên thể dục thể hình.

6. Thông minh Tương tác – Giao tiếp (Interpersonal): là khả năng hiểu được mong muốn, tâm tư của người khác. Các nhà chính trị, nhà lãnh đạo, giáo viên và các chuyên gia trị liệu có khả năng nổi trội hơn người khác về trí thông minh này.

7. Thông minh Nội tâm (Intrapersonal): là khả năng hiểu được cảm xúc và tình cảm của người khác. Các triết gia là những người có khả năng nổi bật này.

Bạn thấy đó, mỗi cá nhân chúng ta là tổng thể của 7 dạng trí thông minh khác nhau. Ca sĩ lừng danh Elton John nổi trội về trí thông minh Âm nhạc. Kiến trúc sư Daniel Libeskind, người phụ trách xây dựng lại Trung Tâm Thương Mại Thế Giới, lại là người có trí thông minh Thị giác – Không gian, trong khi tiểu thuyết gia Stephen King lại nổi trội về trí thông minh Từ vựng – Ngôn ngữ. Vậy bạn xác định mình có trí thông minh dạng nào?

Biết được bản thân ta có trí thông minh nổi trội trong lĩnh vực nào để làm công việc phù hợp sẽ giúp bạn tiến nhanh trên con đường sự nghiệp. Ví dụ nếu bạn biết mình thiên về trí thông minh Tương Tác-Giao Tiếp (Interpersonal skills), bạn có thể xây dựng sự nghiệp thành nhà lãnh đạo. Điều này còn có nghĩa là bạn có thể tránh làm công việc mà bạn không có khả năng vượt trội hay năng khiếu bị giới hạn. Ví dụ, nếu bạn không có khả năng âm nhạc (thuộc phạm trù trí thông minh Âm nhạc), nhưng vẫn yêu thích hát ca cháy bỏng, thì có cách này cho bạn đây: hãy hát Karaoke cho thỏa thích nhưng đừng ôm mộng trở thành ca sĩ nổi tiếng nhé.

Làm sao xác định thế mạnh bản thân?

Ảnh: adelaidenow.com.au

 Em năm nay 24 tuổi, tốt nghiệp ĐH Ngoại thương loại khá, chuyên ngành kinh tế đối ngoại. Gần một năm kể từ khi ra trường em vẫn chưa có việc làm dù có ngoại hình sáng, giao tiếp không tệ, tiếng Anh khá.

Em đã nộp đơn cho nhiều loại công việc nhưng đều bị kết luận không phù hợp và bị loại ở vòng phỏng vấn (các vòng kiến thức, IQ em đều vượt qua dễ dàng). Nhân viên kinh doanh thì em không nhanh nhẹn lắm; nhân viên marketing thì em không có tư duy sáng tạo.

Chuyển sang lĩnh vực ngân hàng, em đi thi giao dịch viên thì họ bảo em bằng cấp như vậy làm giao dịch viên chỉ là tạm thời lấp chỗ trống chứ không lâu dài được. Nhân viên tín dụng thì em không chịu được áp lực doanh số... Bây giờ em cảm thấy đúng là mình không hợp với ngành kinh tế - ngành vẫn được cho là dễ xin việc nhưng việc gì cũng không chuyên sâu.

Làm sao xác định được mình hợp với ngành gì? Em rất mông lung, không biết mình có thế mạnh gì, chỉ thấy cái gì mình cũng biết nhưng không giỏi hẳn. Em có nên đi học lại một ngành khác thật sự phù hợp với mình?

(unganh90pt@)

- Chào bạn. Để làm được công việc yêu thích và phù hợp bản thân, đòi hỏi bạn phải xác định được sở thích và thế mạnh của mình. Bạn hãy tự đặt và trả lời hai câu hỏi sau:

1. Trong cuộc sống, những công việc nào bạn thích làm nhất?

2. Và bạn thường làm những công việc nào tốt hơn người khác?

Hãy liệt kê càng nhiều việc càng tốt, dù đó có thể là những công việc nhỏ nhất trong cuộc sống hằng ngày của bạn. Sau khi chọn ra đáp án chung cho cả hai câu hỏi trên, bạn đã xác định được mình thích và làm tốt được việc gì.

Chúng tôi tạm chia ngành nghề việc làm theo các nhóm cơ bản sau để bạn tham khảo:

1. Nhóm làm việc với con số: kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, nhân viên kinh doanh.

2. Nhóm làm việc với con người: dịch vụ khách hàng, nhà hàng khách sạn, nhân sự…

3. Nhóm làm việc tư duy: marketing, PR, pháp lý…

4. Nhóm làm việc kỹ thuật: IT, cơ khí, điện lạnh, xây dựng…

Dựa trên thông tin ưu khuyết điểm mà bạn cung cấp (tốt nghiệp loại khá ĐH Ngoại thương, khá tiếng Anh, làm việc theo kế hoạch, giao tiếp ổn; không thích công việc có doanh số, khả năng sáng tạo), chúng tôi đề xuất công việc phù hợp với bạn là nhân viên xuất nhập khẩu (mảng chứng từ), hành chính và nhân viên dịch vụ khách hàng (bộ phận hỗ trợ). Đây là những công việc cần ngoại ngữ, làm việc có kế hoạch, giao tiếp ở mức độ bình thường.

Mặt khác, nhà tuyển dụng đánh giá cao các ứng viên chủ động và tự tin. Do vậy, chủ động trong cách ứng xử, giải quyết vấn đề; biết mình là ai và tự tin mình có thể đóng góp giá trị gì cho công ty sẽ giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng trong vòng phỏng vấn.


Trắc nghiệm để biết nghề nào phù hợp với mình??

BOY_thinking

Hãy thử làm trắc nghiệm dưới đây để xem thử mình phù hợp với nghề nào nhé các bạn!

Trắc nghiệm John Holland

Bộ công cụ này được xây dựng trên cơ sở lý thuyết do chính ông dày công tìm hiểu. Lý thuyết này dựa trên 8 luận điểm, trong đó 2 luận điểm đầu là: Hầu như ai cũng có thể được xếp vào 1 trong 6 kiểu người, 6 kiểu người đó là Realistic (xin tạm dịch – Người thực tế, viết tắt là R), Investigative(Người thích nghiên cứu – I), Artistic (Người có tính nghệ sĩ –A), Social (người có Tính xã hội – S),Enterprising (Người dám nghĩ dám làm –E) và Conventional (người công chức –C); có 6 môi trường hoạt động ứng đúng với 6 kiểu người kể trên. Lý thuyết này về sau lấy 6 chữ cái ghép lại thành tên Riasec.


Trên cơ sở lý thuyết này, John Holland đã xây dựng một bộ test dành cho người muốn tự tìm hiểu mình. Qua nhiều năm phát triển, bộ trắc nghiệm này giúp cho người ta tự phát hiện được các kiểu người trội nhất đang tiềm ẩn trong con người mình để tự định hướng khi lựa chọn nghề.


* Hướng dẫn thực hiện


Bước 1 : Cho điểm từng nội dung của 6 bảng, mỗi nội dung cho điểm ở 5 mức độ đúng :
1 – Chưa bao giờ đúng: 0 điểm
2 – Đúng trong một vài trường hợp: 1 điểm
3 – Đúng trong khoảng một nửa trường hợp: 2 điểm
4 – Đúng trong đa số các trường hợp: 3 điểm
5 – Đúng trong tất cả trường hợp: 4 điểm


Bước 2 : Cộng điểm của từng bảng, xác định những bảng có điểm số cao nhất.


Bước 3 : Theo dõi giải thích kết quả trắc nghiệm.

STT

Bảng A (R: Realistic – Người thực tế)

Số điểm

1

Tôi có tính tự lập

2

Tôi suy nghĩ thực tế

3

Tôi là người thích nghi với môi trường mới

4

Tôi có thể vận hành, điều khiển các máy móc thiết bị

5

Tôi làm các công việc thủ công như gấp giấy, đan, móc

6

Tôi thích tiếp xúc với thiên nhiên, động vật, cây cỏ

7

Tôi thích những công việc sử dụng tay chân hơn là trí óc

8

Tôi thích những công việc thấy ngay kết quả

9

Tôi thích làm việc ngoài trời hơn là trong phòng học, văn phòng

Cộng bảng A

STT

Bảng B (I: Investigative – Người thích nghiên cứu )

Số điểm

1

Tôi có tìm hiểu khám phá nhiều vấn đề mới

2

Tôi có khả năng phân tích vấn đề

3

Tôi biết suy nghĩ một cách mạch lạc, chặt chẽ

4

Tôi thích thực hiện các thí nghiệm hay nghiên cứu

5

Tôi có khả năng tổng hợp, khái quát, suy đoán những vấn đề

6

Tôi thích những hoạt động điều tra, phân loại, kiểm tra, đánh giá

7

Tôi tự tổ chức công việc mình phái làm

8

Tôi thích suy nghĩ về những vấn đề phức tạp, làm những công việc phức tạp

9

Tôi có khả năng giải quyết các vấn đề

Cộng bảng B

STT

Bảng C (AArtistic – Người có tính nghệ sĩ )

Số điểm

1

Tôi là người dễ xúc động

2

Tôi có óc tưởng tượng phong phú

3

Tôi thích sự tự do, không theo những quy định , quy tắc

4

Tôi có khả năng thuyết trình, diễn xuất

5

Tôi có thể chụp hình hoặc vẽ tranh, trang trí, điêu khắc

6

Tôi có năng khiếu âm nhạc

7

Tôi có khả năng viết, trình bày những ý tưởng của mình

8

Tôi thích làm những công việc mới, những công việc đòi hỏi sự sáng tạo

9

Tôi thoải mái bộc lộ những ý thích

Cộng bảng C

STT

Bảng DSSocialngười có Tính xã hội )

Số điểm

1

Tôi là người thân thiện, hay giúp đỡ người khác

2

Tôi thích gặp gỡ, làm việc với con người

3

Tôi là người lịch sự, tử tế

4

Tôi thích khuyên bảo, huấn luyện hay giảng giái cho người khác

5

Tôi là người biệt lắng nghe

6

Tôi thích các hoạt động chăm sóc sức khỏe của bản thân và người khác

7

Tôi thích các hoạt độngvì mục tiêu chung của công đồng, xã hội

8

Tôi mong muốn mình có thể đóng góp để xã hội tốt đẹp hơn

9

Tôi có khả năng hòa giải, giải quyết những sự viêc mâu thuẫn

Cộng bảng D

STT

Bảng EEEnterprising - Người dám nghĩ dám làm)

Số điểm

1

Tôi là người có tính phiêu lưu, mạo hiểm

2

Tôi có tính quyết đoán

3

Tôi là người năng động

4

Tôi có khả năng diễn đạt, tranh luận, và thuyết phục người khác

5

Tôi thíc các việc quản lý, đánh giá

6

Tôi thường đặt ra các mục tiêu, kế hoạch trong cuộc sống

7

Tôi thích gây ảnh hưởng đến người khác

8

Tôi là người thích cạnh tranh, và muốn mình giói hơn người khác

9

Tôi muốn người khác phải kính trọng, nể phục tôi

Cộng bảng E

STT

Bảng FCConventional – người công chức )

Số điểm

1

Tôi là người có đầu óc sắp xếp, tổ chức

2

Tôi có tính cẩn thận

3

Tôi là người chu đáo, chính xác và đáng tin cậy

4

Tôi thích công việc tính toán sổ sách, ghi chép số liệu

5

Tôi thíc các công việc lưu trữ, phân loại, cập nhất thông tin

6

Tôi thường đặt ra những mục tiêu, kế hoạch trong cuộc sống

7

Tôi thích dự kiến các khoản thu chi

8

Tôi thích lập thời khóa biểu, sắp xếp lịch làm việc

9

Tôi thích làm việc với các con số, làm việc theo hướng dẫn, quy trình

Cộng bảng F

Tiến sĩ tâm lý học JOHN HOLLAND

Giải thích kết quả bảng trắc nghiệm

R (Realistic): Người thuộc nhóm sở thích nghề nghiệp này thường có khả năng về kỹ thuật, công nghệ, hệ thống; ưa thích làm việc với đồ vật, máy móc, động thực vật; thích làm các công việc ngoài trời. Ngành nghề phù hợp với nhóm này bao gồm: Các nghề về kiến trúc, an toàn lao động, nghề mộc, xây dựng, thủy sản, kỹ thuật, máy tàu thủy, lái xe, huấn luyện viên, nông –lâm nghiệp (quản lý trang trại, nhân giống cá, lâm nghiệp…), cơ khí (chế tạo máy, bảo trì và sữa chữa thiết bị, luyện kim, cơ khí ứng dụng, tự động…), điện – điện tử, địa lý – địa chất (đo đạc, vẽ bản đồ địa chính), dầu khí, hải dương học, quản lý công việc


I ( Investigative): Có khả năng về quan sát, khám phá, phân tích đánh giá và giải quyết các vấn đề. Ngành nghề phù hợp với nhóm này bao gồm: Các ngành thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên (toán, lý, hóa, sinh, địa lý, địa chất, thống kê…); khoa học xã hội (nhân học, tâm lý, địa lý…); y – dược (bác sĩ gây mê, hồi sức, bác sĩ phẫu thuật, nha sĩ…); khoa học công nghệ (công nghệ thông tin, môi trường, điện, vật lý kỹ thuật, xây dựng…); nông lâm (nông học, thú y…).


A (Artistic): Có khả năng về nghệ thuật, khả năng về trực giác, khả năng tưởng tượng cao, thích làm việc trong các môi trường mang tính ngẫu hứng, không khuôn mẫu. Ngành nghề phù hợp với nhóm này bao gồm: Các ngành về văn chương; báo chí (bình luận viên, dẫn chương trình…); điện ảnh, sân khấu, mỹ thuật, ca nhạc, múa, kiến trúc, thời trang, hội họa, giáo viên dạy sử/Anh văn, bảo tàng, bảo tồn…


S (Social): Có khả năng về ngôn ngữ, giảng giải, thích làm những việc như giảng dạy, cung cấp thông tin, sự chăm sóc, giúp đỡ, hoặc huấn luyện cho người khác. Ngành nghề phù hợp với nhóm này bao gồm: sư phạm; giảng viên; huấn luyện viên điền kinh; tư vấn – hướng nghiệp; công tác xã hội, sức khỏe cộng đồng, thuyền trưởng, thầy tu, thư viện, bác sĩ chuyên khoa, thẩm định giá, nghiên cứu quy hoạch đô thị, kinh tế gia đình, tuyển dụng nhân sự, cảnh sát, xã hội học, bà đỡ, chuyên gia về X-quang, chuyên gia dinh dưỡng

E (Enterprising): Có khả năng về kinh doanh, mạnh bạo, dám nghĩ dám làm, có thể gây ảnh hưởng, thuyết phục người khác, có khả năng quản lý. Ngành nghề phù hợp với nhóm này bao gồm: Các ngành về quản trị kinh doanh (quản lý khách sạn, quản trị nhân sự…), thương mại, marketing, kế toán – tài chính, luật sư, dịch vụ khách hàng, tiếp viên hàng không, thông dịch viên, pha chế rượu, kỹ sư công nghiệp (ngành kỹ thuật hệ thống công nghiệp), bác sĩ cấp cứu, quy hoạch đô thị, bếp trưởng (nấu ăn), báo chí (phóng viên, biên tập viên…)


C (Conventional): Có khả năng về số học, thích thực hiện những công việc chi tiết, thích làm việc với những số liệu, theo chỉ dẫn của người khác hoặc các công việc văn phòng. Ngành nghề phù hợp với nhóm này bao gồm: Các ngành nghề về hành chính, thống kê, thanh tra ngành, người giữ trẻ, điện thoại viên…



Nghề thích hợp nhất với phụ nữ
Trắc nghiệm công việc phù hợp với bạn cực thú vị ..
Phụ nữ nên làm nghề gì? -
Định hướng nghề nghiệp cho con -
Sau khi ra trường bạn sẽ làm gì để phát triển
Chuẩn bị gì khi đi xin việc
Kế hoạch cuộc đời lập thế nào để luôn thành công




(st)



Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
e sn 96 và em đang theo khóa học nghề về photoshop nhưng em thấy hoang mang quá vì học mà ko hiểu gì. bây giờ e ko biết nên bỏ hay tiếp tục học nữa. ko biết em phù hợp vs nghề nào nữa. em cảm thấy chán nản quá thấy mình thật vô dụng chẳng lẽ em cứ phải ăn bám mẹ mãi. xin cho em lời khuyên vs ạ.
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý