Món ăn truyền thống của người Hoa

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Món ăn truyền thống của người Hoa

19/04/2015 09:21 AM
1,848

Món ăn truyền thống của người Hoa. Cùng tham khảo những món ăn đặc trưng của người hoa ở miền Nam Việt Nam nhé



Vũng Thơm, xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú là “cái nôi” bánh pía của người Hoa Triều Châu. Tất cả những lò bánh pía nổi tiếng ngon của Sóc Trăng đều có gốc ở Vũng Thơm, đến nỗi loại bánh pía ở Sóc Trăng nói riêng và Nam bộ nói chung đều gắn liền với địa danh là “Bánh pía Vũng Thơm”.

Bánh pía Vũng Thơm có nhân trộn sầu riêng thơm ngát cũng là yếu tố giao lưu văn hóa với người Việt Nam Bộ, vì trước đây bánh pía không có nhân sầu riêng, chỉ có nhân đậu xanh.

Hiện nay Sóc Trăng đã có nghiệp đoàn bánh pía, trực thuộc Hợp tác xã tỉnh. Các cửa hiệu bánh pía Sóc Trăng nổi tiếng lâu đời, như:

- Lập Hưng (xưa nhất), của gia đình họ Trương.
- Tân Huê Viên
- Tân Hưng Lợi
- Mỹ Trân
- Công Lập Thành
- Tân Hưng
- Trân Trân

Người Hoa xã Đại Tâm còn có món bánh truyền thống là bánh coóng. Bánh này bằng bột mì trộn đậu xanh, để trong cái khuôn là chiếc coóng, một loại như muỗng hình ống để múc thẳng, bên trên bánh gắn con tôm đất, chiên trong dầu (mỡ). Người Hoa bán bánh coóng nhiều ở chợ Đại Tâm, chợ Sóc Trăng. Bánh coóng chấm nước mắm ớt chua ngọt hoặc ăn bánh coóng xắt nhỏ chung với bánh ướt, với bún.

Bánh củ cải cũng là món ăn truyền thống đặc trưng của vùng. Củ cải non bào ra, trộn với tôm khô, đem hấp.

Các món mặn truyền thống còn có xá xíu, phá lấu, đặc biệt là món “hàm dủy” là mắm cá chiên, rưới giấm Tiều lên ăn với cơm nóng.

Người Hoa Triều Châu ở Sóc Trăng nổi tiếng với cải xa bấu, đó là loại củ cải trắng do họ trồng, được muối mặn hoặc ngọt. Củ cải sa bấu có loại muối nguyên củ hoặc thái nhuyễn. Cải xa bấu nấu canh với thịt nạc bằm rất ngon, hoặc rim, xào với tôm thịt, ăn cơm hương vị rất đậm đà.

Cải được người Hoa chế biến nhiều loại, có loại sấy khô nguyên cây để hầm với thịt bò, thịt gà, thịt heo, có loại “cải hủ” dùng để nấu nước lèo vị rất ngọt, có loại củ cải, cải bẹ xanh, bẹ trắng muối để vô khạp, v.v..

Trong hôn lễ của người Hoa ở Sóc Trăng không thể thiếu 5 loại bánh truyền thống:

- Bánh pía (tùa pía) loại đại (bánh to)
- Kẹo đậu phộng (tào dìn pang)
- Mè láo
- Cốm 3 màu (pía pang = bánh xốp, màu trắng) có thêm dầu chuối -> mèng pía
- Kẹo dẻo (một dạng hơi giống mè xửng)

Năm thứ này có nghĩa là “Ngũ phúc kỳ xương” tức 5 đời tốt đẹp, do đó luôn luôn dùng trong hôn lễ. Trong đám hỏi, nhà gái yêu cầu bao nhiêu ký thì nhà trai phải đặt làm bấy nhiều.

Vào các ngày lễ, Tết, người Hoa ở Sóc Trăng đều làm hoặc mua bánh tổ ở chợ (do người Hoa bán). Bánh tổ ở Sóc Trăng làm bằng bột nếp và đường đỏ, gói lá chuối, hấp chín, để lâu cả tháng vẫn còn ăn được, khi ăn xắt miếng mỏng đem chiên.

Các món ăn truyền thống của người Hoa Triều Châu là hàm dủy (cá khô chiên đổ dấm), cải phụng hầm với thịt.
Người Hoa ở Sóc Trăng thường ăn cơm hàng ngày với các món là mực hấp củ cải, dưa cải, bánh củ cải -củ cải non + bột gạo +trộn tôm khô + thịt + ngò, bánh lá liễu -bột ngô + gạo nhân hẹ.

Ngày 10 tháng 10 cúng “ông lúa bà lúa”, người Hoa lấy bột gạo nắn thành từng, muỗng, chén, đũa, đòn gánh, thùng than (những món dùng trong việc đi làm rẫy), xong đem hấp rồi bày trên bàn cúng “ông lúa bà lúa”. Ông chủ nhà khi cúng đều vái làm ruộng trúng mùa. Người Hoa còn làm bánh “tàn cuối” (bánh tổ - nếp, nấu đường đỏ trộn vào).

Ẩm thực người Hoa thể hiện ý nghĩa biểu tượng và đồng âm. Người ta thích ăn những món mà tên gọi của nó thể hiện yếu tố tốt đẹp, ví dụ:

+ Ca ná (cải rổ), đầu năm ăn món này với ý nghĩa muốn gì được nấy.
+ Suộng sai (cải phụng), chỉ sự phát triển thăng tiến.
+ Củi xại (hẹ), có nghĩa là làm có tiền.
+ Sưng sại (củ tỏi): làm ăn thành công.
+ Kil xại (cần): nhẫn nại, kiên trì.

5 loại này do tên gọi đều chỉ ý nghĩa tốt đẹp, đáp ứng được khát vọng của con người nên thường ăn vào ngày Tết, xắt hầm với thịt heo (ba rọi, đùi).

Mì sụa món ăn ngon của người Hoa

     Cùng với các món ăn hấp dẫn nổi tiếng như bún nước lèo, bò nướng ngói, bún gỏi dà, bánh cóng, Sóc Trăng còn có món mì sụa, là món ăn truyền thống của cộng đồng người Hoa tại Sóc Trăng. Mì sụa được chế biến bằng nguyên liệu chính là đậu nành, nên cọng mì có màu vàng óng, thường to hơn so với các loại mì khác.

  

Mì sụa

    Mì sụa có hai loại: loại mặn và loại không mặn. Mỗi loại chế biến thành các món ăn khác nhau như mì sụa mặn, ngon nhất khi xào, còn mì sụa ngọt dùng để nấu chè.

     Cách chế biến món mì sụa xào cũng khá đơn giản. Mì được trụng sơ qua  nước nóng và đem xào chung với các loại rau, nấm và các loại hải sản hay thịt heo, thịt gà chấm với nước tương hoặc nước mắm giấm ớt tùy khẩu vị. Khi ăn, quý khách sẽ cảm nhận được vị dai, giòn của mì hòa cùng với vị béo, ngọt của thịt.

     Còn mì sụa không mặn, thường được nấu chè với trứng gà luộc có vị ngọt rất lạ miệng, được dùng trong những bửa tiệc, mừng sinh nhật. Với hàm ý, màu đỏ của lòng đỏ trứng gà là lời chúc cho cuộc sống thêm may mắn, trọn vẹn.

     Ngày nay, mì sụa có bán tại các quán ăn trong thành phố Sóc Trăng như tiệm mì Thúy, mì Hiệp Lợi,....Ngoài ra, du khách có thể đến các tiệm tạp hóa trong chợ trung tâm TP. Sóc Trăng mua mì sụa tươi về và tự tay chế biến để tăng thêm sự phong phú cho thực đơn trong bữa cơm gia đình./.


Khâu nhục, món ăn truyền thống của người hoa





Cách làm:
-Đun chảo nước sôi, cho thịt ba chỉ vào trần khoảng 5p, úp mặt da xuống đáy cho da mềm.
-Vớt thịt ra, để thật ráo. Dùng tăm hay vật nhọn đâm thật nhiều lỗ lên da.
-Đun dầu cho sôi, cho thịt vào rán. Quay mặt da xuống đáy chảo rán cho vàng rồi lần lượt rán các mặt bên miếng thịt. Không cần rán chín, chỉ rán vàng.
-Rán xong vớt thịt ra, thái thịt thành 8 miếng mỏng sao cho miếng nào cũng có da.
-Chao nghiền nhuyễn với 1 thìa đường cho dịu độ mặn. Thêm tỏi, xì dầu, ngũ vị hương. Cho thịt vào ướp cùng hỗn hợp gia vị trên 1h.
-Xếp thịt vào thố đất sao cho phần da úp xuống đáy nồi, nhớ cho cả nước ướp. Cho thố vào xửng hầm 2-3h hoặc cho đến khi thịt chín nhừ.
-Úp ngược thịt ra đĩa ta có món thịt "đồi núi" . Rưới nước thịt lên trên hoặc để riêng chan cơm.


Nếu sử dụng thêm khoai: Khoai thải miếng sao cho tương đương miếng thịt. Rán sơ khoai để khi hấp không bị nát nhừ. Ướp khoai cùng với thịt. Xếp khoai vào thố hầm nhừ cùng thịt. (Có người nói rằng không nên cho khoai vào cùng lúc với thịt mà nên cho vào sau nếu không khi thịt nhừ khoai sẽ bị nát)

Cốn xại, xá bấu: Đặc sản truyền thống của người Hoa ở Bạc Liêu


 Không biết món cốn xại, xá bấu có tự khi nào, nhưng người Hoa ở Bạc Liêu sử dụng cốn xại (cải muối), xá bấu (củ cải muối) trong bữa ăn hàng ngày. Đây được coi là món ăn đặc sản mang đậm tính truyền thống của người Hoa.

Xuất phát từ tiết kiệm, nên nguyên liệu để làm cũng đơn giản. Muốn làm cốn xại ngon, thì cải làm cốn xại (cải tùa xại dùng để làm dưa cải) phải thật tươi non. Đầu tiên, cải được cắt thành miếng nhỏ hoặc để nguyên bắp, rồi đem phơi cho đến héo, nếu không khi làm cải dễ bị hư, đây được coi là khâu quan trọng nhất. Cải sau khi phơi xong, sẽ đem trộn với muối hột, đường, rượu và nhất định không thể thiếu củ riềng để tạo mùi. Cốn xại tính từ khi muối, đến khi ăn được cũng mất trên hai tuần.

Đối với xá bấu thì cách làm đơn giản hơn. Xá bấu mua về chỉ cần rửa sạch, xắt từng cọng nhỏ phơi khô. Lúc muối, chuẩn bị các thứ gia vị như: đường, bột ngũ vị hương, rượu rồi trộn đều với nhau. Khi nào thấy đường tan, thấm hết vào cọng xá bấu là ăn được. Món này ăn với cháo trắng thì thật tuyệt vời. Có người nói: “Đã là người Hoa thì phải biết ăn cháo trắng với xá bấu”.

Ngày nay, khi cuộc sống đã được nâng cao, thực phẩm ngày càng phong phú, trong đó có cả cốn xại, xá bấu đóng hộp. Tuy nhiên, ở nhiều gia đình người Hoa hiện nay, Tết đến, người ta vẫn giữ nguyên cái tục làm cốn xại, xá bấu. Theo bà Thái Tú Anh, một người làm cốn xại có tiếng ở phường 2, Thị xã Bạc Liêu, làm cốn xại, xá bấu không chỉ để làm một món ăn truyền thống của dân tộc, mà nó còn thể hiện sự đảm đang, khéo léo của người phụ nữ. Mỗi khi ăn vào, được người khác khen bằng một câu “họ khan khụi” (tiếng Triều Châu có nghĩa là tay nghề khéo) và trước đây việc mai mối cũng nhờ vào những hũ cốn xại, xá bấu như thế này, nó đã giúp không ít người được nên vợ nên chồng từ tiếng đồn lành “họ khan khụi”.

Khi mới ra đời, cốn xại, xá bấu thường chỉ dùng để ăn cháo. Nhưng trải qua quá trình sinh sống lâu dài với các dân tộc anh em, hai món này cũng được chế biến thành những món ăn mang đậm phong cách của một vùng đất hào phóng, vốn được thiên nhiên ưu đãi, cụ thể như biến tấu từ món gỏi cốn xại.





Món ăn truyền thống của Ai Cập phong phú cực kì .
Những món bánh truyền thống miền Bắc
Món ăn Giáng sinh truyền thống hấp dẫn
Tết cổ truyền của Nhật Bản và ẩm thực đặc sắc
Món ăn ngày Noel hot hot hot 2012
Văn hóa truyền thống của Nhật Bản -




(st)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý