Các món ăn vặt miền Tây được ưa chộng nhất

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Các món ăn vặt miền Tây được ưa chộng nhất

19/04/2015 09:34 AM
834

Các món ăn vặt miền Tây được ưa chộng nhất.b Bún cá, hủ tiếu, bánh tằm bì... là những món ăn quen thuộc của miền Tây được nhiều người nhớ tới.



Miền Tây Nam Bộ được biết đến là một vùng đất trù phú với nền văn hóa ẩm thực phong phú và đa dạng. Những món ăn như hủ tiếu, bánh xèo, bún cá, các loại bánh ngọt... đã trở nên quen thuộc đối với người Sài Gòn.

1. Hủ tiếu

Hủ tiếu là món ăn của người Hoa du nhập vào miền Tây và nhanh chóng trở thành một món ăn nổi tiếng. Bát hủ tiếu đơn giản với sợi hủ tiếu, nước dùng, tôm, thịt... cùng các loại rau sống tươi như xà lách, cải cúc, hẹ, giá tươi.

Trải qua thời gian, sự pha trộn, chế biến giữa các nguyên liệu đã hình thành nên ba thương hiệu hủ tiếu nổi tiếng ở miền Nam: Hủ tiếu Mỹ Tho, hủ tiếu Nam Vang và hủ tiếu Sa Đéc. Mỗi loại hủ tiếu mang đến cho bạn những hương vị khác nhau khi thưởng thức, tuy nhiên cả ba thương hiệu trên đều nổi tiếng và là món ăn quen thuộc với nhiều người.

2. Bún mắm

Bún mắm là món ăn có nguồn gốc từ đất nước Campuchia, được nấu từ mắm bò hóc, nhưng khi sang đến Việt Nam, mắm bò hóc được thay thế bằng mắm cá linh hay cá sặc. Là món ăn được biến tấu từ món mắm kho, một trong những món ăn đặc trưng lâu đời của người dân Nam Bộ. Món ăn này được chế biến đơn giản, con mắm được nấu rã ra, sau đó lọc lấy phần nước trong, nêm gia vị cho vừa ăn, dùng chung với các nguyên liệu như miếng cá, tôm, mực, heo quay và bún tươi.

Ăn bún mắm không thể thiếu đĩa rau sống với đủ các loại rau đặc trưng như: cọng bông súng, rau đắng, bắp chuối, rau muống, kèo nèo, giá, diếp cá.

3. Bún cá

Bún cá là món ăn dân dã, quen thuộc của người dân các tỉnh ven biển miền Tây như: Kiên Giang, Cà Mau, An Giang... thành phần bún cá khá đơn giản với cá lóc, bún tươi, tép và rau ăn kèm.

Bát bún cá nóng hổi, thơm ngon nhiều màu sắc, lát cá trắng tinh, những con tép vàng ươm lẫn trong màu xanh của hành lá, hít một hơi để cảm nhận mùi thơm quyến rũ của món ăn. Nếu bạn là người thích ăn cay thì đã có sẵn lọ ớt chua băm nhuyễn. Bún cá được ăn kèm với các loại rau quen thuộc như xà lách, giá đỗ, rau răm, húng thơm, bắp chuối thái nhuyễn… Nếu như gặp mùa cá có trứng, người ta sẽ đánh tơi trứng và cho vào nồi, những mảng trứng vàng tươi làm cho món ăn thêm đẹp mắt và ngon miệng.

4. Lẩu mắm

Nói đến ẩm thực miền Tây không thể thiếu món lẩu mắm đậm đà, thơm ngon. Từ các loại cá đồng, cá sông cùng nhiều loại rau có sẵn trong vườn nhà, người dân xứ miệt vườn đã làm nên món lẩu mắm độc đáo được nhiều người ưa thích.

Cái tên gọi đã nói lên thành phần của món ăn, trong đó mắm là hương vị chính, ngoài ra còn có các nguyên liệu khác như: thịt heo, tôm, mực, các loại cá như: cá lóc, cá kèo, cá bông lau...cùng các loại rau vùng miệt vườn như: bông súng, kèo nèo, bắp chuối, cải xanh, rau đắng, cà tím, rau nhút, bông bí...



ư

5. Bánh tằm bì

Bánh tằm bì là món ăn dân dã được nhiều người ưa thích tại miền Tây Nam bộ. Nhiều người cho rằng đây là món ăn đặc sản của người dân Bạc Liêu, tuy nhiên đi khắp các tỉnh miền Tây hay ở giữa Sài Gòn bạn cũng có thể thưởng thức món ăn bình dị nhưng ngon miệng này.

Món ăn đơn giản, không có gì là cao lương mỹ vị với sợi bánh mềm, dẻo được làm bằng bột gạo, bì được thái thành từng sợi nhỏ cùng thịt lợn thái mỏng, thêm một ít rau thơm, dưa leo, giá sống và nước cốt dừa lại có sức hấp dẫn rất riêng đối với nhiều người.

Điều quyết định của món ăn là sợi bánh, được làm từ gạo xay nhuyễn và đem hấp, người bán thái thành từng sợi nhỏ, mảnh, mềm nhưng dai và không đứt khi kéo dài. Sợi bì vừa giòn vừa bùi, thịt lợn được rán chín đến, thái mỏng, nước cốt dừa béo nhưng không ngấy. Tất cả các yếu tố đó giúp đĩa bánh tằm bì luôn thơm ngon và hấp dẫn.

6. Bánh ống

Từ bao đời nay, bánh ống là món ăn vặt quen thuộc của người Khmer. Không phổ biến như các loại bánh khác của người miền Tây, nhưng bánh ống vẫn tồn tại trong đời sống hằng ngày của người dân ở đây. Bánh ống có thể dùng làm bữa ăn sáng hoặc món ăn vặt vào buổi chiều.

Khuôn bánh đơn giản với một cái ống hình trụ thường được làm bằng nhôm, dài khoảng 15 cm. Ở giữa khuôn có một que tre, một đầu được gắn miếng thiếc hình tròn dùng làm đáy. Khi chế biến, người làm bánh đặt khuôn trên nắp nồi, trong nồi có chứa nước, rồi bắt đầu đổ bột vào ống như chưng cách thủy, khoảng 2 phút là bánh đã chín. Khi chín, bánh có màu xanh của lá dứa cùng với mùi thơm dịu. Bánh chín được thêm vào dừa nạo và muối vừng. Bánh ống phải ăn khi nóng mới thưởng thức được hết vị đậm đà, thơm ngon của nó.

7. Bánh củ cải

Có nguồn gốc của người Hoa, đơn giản với phần vỏ bánh và nhân tôm thịt bên trong nhưng bánh củ cải là món ăn đặc sản mà ai đã được ăn một lần sẽ không thể nào quên được vị hăng hăng đặc trưng của củ cải.

Vỏ bánh được làm từ bột mì và bột củ cải, nhân làm từ tôm thịt, một ít củ cải và cà rốt thái sợi mỏng. Đun chín nước sôi, cho hỗn hợp bột trên vào một cái mâm, chế nước sôi vào và trộn đều, dùng tay nhồi cho đến khi bột dẻo, dai và mịn. Tôm bỏ vỏ, giã hơi dập, trộn đều với thịt lợn nạc được băm nhuyễn, xào chín và nêm gia vị vừa ăn. Bột được chia thành từng phần nhỏ, cán mỏng, cho phần nhân vào giữa, thêm một ít sợi củ cải và cà rốt, ép kín lại theo hình bán nguyệt rồi đem hấp chín.

Chiếc bánh hấp chín có màu trắng, vỏ bánh mỏng để lộ phần nhân có màu đỏ và thơm mùi củ cải. Khi ăn bánh, người ta cho vào một ít nước chấm thơm ngon, có vị hơi ngọt đặc trưng được làm từ nước mắm, chanh, đường và tỏi ớt.

8. Bánh xèo miền Tây

Bánh xèo là món ăn dân dã, bình dị của người miền Tây. Ở miền Tây, bánh xèo thường được tráng trong chảo lớn trên bếp củi hoặc bếp than. Bánh có nhân phong phú với thịt heo, tôm, mực, nấm rơm... Khi bánh chín, gập đôi bánh lại, đặt trên một cái đĩa được lót lá chuối.

Nước chấm đóng vai trò quan trọng của món ăn, có vị chua ngọt được làm từ nước mắm ngon, pha với chanh, ớt, tỏi, đường... Bánh thường ăn kèm với rau xà lách, cải bẹ canh, húng quế, húng thơm..

Ngoài các món ăn kể trên, còn rất nhiều món ăn ngon của miền Tây như bún nước lèo, các loại bánh như: bánh ít, bánh tét, bánh pía, nem... tuy không nổi tiếng bằng nhưng cũng là những món ăn ngon được người dân Sài Gòn ưa thích.



Một chút hoài cổ với các món bún miền Tây ở Sài Gòn


Quán có phong cách hơi cổ nhưng vẫn không kém phần “sang trọng” với những món ăn đậm chất miền Tây (có món gần như đã bị quên lãng). Thực đơn lạ và giá tạm chấp nhận được.

Cari Deli nằm trên đường Nguyễn Cư Trinh (đối diện nhà hàng chay) nên hơi khuất, nếu không chịu khó nhìn kỹ hoặc chưa bao giờ đến ăn sẽ hơi khó tìm. Quán nhỏ chỉ khoảng hơn chục bộ bàn ghế được xếp rộng rãi trong một không gian ấm áp của màu xanh lam và giữa những bức tường được đục khoét một cách có chủ ý, cùng vài bức tranh cổ - nhìn chung không gian quán khá hoài cổ và dễ thương. 

Một chút hoài cổ với các món bún miền Tây ở Sài Gòn 1

Một chút hoài cổ với các món bún miền Tây ở Sài Gòn 2


Một chút hoài cổ với các món bún miền Tây ở Sài Gòn 3


Một chút hoài cổ với các món bún miền Tây ở Sài Gòn 4

Một chút hoài cổ với các món bún miền Tây ở Sài Gòn 5

Một chút hoài cổ với các món bún miền Tây ở Sài Gòn 6

Quán được tạo dựng theo phong cách gia đình (kiểu ở nhà ăn sao thì nấu bán như vậy) nên đa số khách đến quán là những người con miền Tây xa quê, đến và tìm lại cho mình một chút hương vị quê nhà giữa miền đất hứa. Một phần ăn của quán có giá tầm 35 – 40k - không thực sự rẻ nhưng nếu so với không gian, hương vị và chất lượng nguyên liệu thì đây là một quán rất đáng để những người sành ăn lưu tâm.

Một chút hoài cổ với các món bún miền Tây ở Sài Gòn 7


Một chút hoài cổ với các món bún miền Tây ở Sài Gòn 8


Một chút hoài cổ với các món bún miền Tây ở Sài Gòn 9

Nơi đây không bán nhiều món nhưng món nào cũng chất lượng và có nguyên liệu, mùi vị riêng biệt. Ví dụ món bún cari gà và cari gà bánh mì, nghe có vẻ giống nhau nhưng thật ra lại được chế biến hoàn toàn khác biệt. Cùng sử dụng nguồn nguyên liệu chính cho nước cari là dừa nhưng cari ăn với bún sẽ được nấu với dừa tươi, còn cari bánh mì sẽ được làm từ nước cốt để cố tình tạo ra được sốt cari đậm đặc và thơm béo thích hợp cho món ăn. Hương vị cari của quán hơi đậm và mặn, đúng kiểu cari của dân miền Tây (nên bạn nào không quen sẽ thấy hơi mặn so với hương vị quen thuộc).

Một chút hoài cổ với các món bún miền Tây ở Sài Gòn 10


Một chút hoài cổ với các món bún miền Tây ở Sài Gòn 11

Bún tiêu xanh và bún gỏi già là hai món rất lạ và ngộ đối với người dân xứ khác. Cùng được sử dụng nước dùng nấu từ xương heo (cái này bạn sẽ cảm nhận được rất kỹ nếu chịu khó chú ý đến hậu vị khi nếm nước dùng, nước dùng bằng xương sẽ ngọt nhẹ và thanh tao hơn nhiều so với nước dùng nấu từ bột ngọt và đường). Bún tiêu xanh có mùi hơi nồng nhưng là món rất nên thử vì cái ngon của nó lạ và nhẹ nhàng, rất tha thiết. Bún gỏi già hơi giống với món gỏi cuốn quen thuộc nhưng thay vì cuốn thành từng cuốn chấm với tươi thì bún gỏi già lại được nấu trong nước dùng và được nêm nếm gia vị bằng tương đen, ớt.

Một chút hoài cổ với các món bún miền Tây ở Sài Gòn 12


Một chút hoài cổ với các món bún miền Tây ở Sài Gòn 13


Một chút hoài cổ với các món bún miền Tây ở Sài Gòn 14

Ngoài những loại nước bình thường khác thì nước gạo rang và nước mía lau của quán cũng khá ngon (8k, 12k/ ly). Mía lau ở đây được nấu nguyên chất từ cây mía và những loại lá tươi có tác dụng làm mát cơ thể chứ không giống loại nước sâm pha bột như những hàng ngoài đường nên khi uống có thể cảm nhận rõ vị thanh của chất ngọt từ mía tươi và lá tươi, không lẫn vào đâu được




Những món ăn vặt ngon ở Hà Nội
Những món ăn vặt tốt cho bà bầu
Những món ăn vặt tốt cho sức khỏe của dân văn phòng
Những món ăn vặt không làm tăng cân cho chị em ..
Những món ăn vặt cho người giảm cân cực hiệu quả
Những món ăn vặt cho bé yêu mê tít




(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý