Cách chọn từ khóa để seo hiệu quả nhất

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Cách chọn từ khóa để seo hiệu quả nhất

19/04/2015 09:37 AM
309

Cách chọn từ khóa để seo hiệu quả nhất.  Trong tất cả các hoạt động marketing online nói chung và SEM/ SEO nói riêng, từ khóa (key word) luôn là điều tối quan trọng. Bạn search trên công cụ tìm kiếm, trên mạng xã hội, forum, blog, … tất cả luồng thông tin đều được gắn với những từ khóa nhất định.





CÁCH CHỌN TỪ KHÓA ĐỂ SEO CỰC HIỆU QUẢ

Cách phân tích, lựa chọn từ khóa đơn giản

phan tich lua chon tu khoa

Viêc phân tích từ khóa là vô cùng cần thiết khi thực hiện marketing online, seo…  Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu cách phân tích từ khóa đơn giản nhất:

1. Lựa chọn nhóm từ khóa:

lua chon tu khoa

Đây là bước vô cùng quan trọng, nó thể hiện được sự am hiểu về sản phẩm và hành vi người tiêu dùng (khách hàng của bạn).

Những câu hỏi được đặt ra:

- Sản phẩm, dịch vụ của bạn là gì? Khách hàng tiềm năng của bạn là ai?

- Khách hàng sẽ tìm kiếm gì nếu cần giải pháp hoặc sản phẩm của bạn???

- Khách hàng sẽ có những suy nghi, trăn trở hay thắc mắc gì về sản phẩm của bạn?

- Khi cần trợ giúp về sản phẩm, dịch vụ họ sẽ tìm kiếm gì?? …..

Trả lời được những câu hỏi trên bạn đã có 1 nhóm từ khóa tiềm năng mà theo bạn là khách hàng sẽ tìm kiếm rất nhiều. Nhưng để tìm hiểu chính xác hơn về những từ khóa đó chúng ta sẽ dùng những công cụ để đo đếm, thống kê.

2. Sử dụng những công cụ nghiên cứu phân tích từ khóa đơn giản.

* Google Search: Là công cụ đơn giản cũng chính là công cụ mà chúng ta tìm kiếm hàng ngày. Qua công cụ tìm kiếm ta có thể thấy được số kết quả các trang web có liên quan đến từ khóa đó. Và các đối thủ của mình nếu bạn muốn cạnh tranh SEO với họ.

Để xác định độ cạnh tranh của từ khóa bạn chỉ cần tìm theo các cấu trúc sau:

“keyword” – (có ngoặc kép): Dùng để tìm xem có bao nhiêu website có chứa cụm từ khoá này hay có bao nhiêu website bạn sẽ phải cạnh tranh.

Allinanchor:“keyword” – (có ngoặc kép) dùng để tìm xem có bao nhiêu website sử dụng Anchortext với cụm từ khóa này.

Allintitle:“keyword” – (có ngoặc kép) Để tìm xem có bao nhiêu website mà cụm từ khóa này xuất hiện trong Title.

Các website làm SEO đều phải có cụm từ khóa xuất hiện trong page title và dùng anchor text để xây dựng backlink, kiểm tra những số liệu này để có thể biết được bạn đang phải cạnh tranh với bao nhiêu website. Dĩ nhiên cạnh tranh càng ít thì cơ hội lên TOP càng cao.

*  Google KeyWord Tools:

  Cộng cụ thống kê từ khóa miễn phí của Google. Với GKT chúng ta có thể:

– Thấy được kết quả của hoạt động tìm kiếm ứng với mỗi vị trí địa lý cũng như mỗi ngôn ngữ khác nhau của từ khoá.

– Thấy được sự so sánh của các từ khoá dùng làm quảng cáo, sẽ cho kết quả về Cost-per-click ( CPC – trả phí cho mỗi lần click chuột).

*  Google Trends: Công cụ của Google giúp:

-  Theo dõi diễn biến tăng giảm của chỉ số tìm kiếm đối với từng từ khóa được mọi người dùng để tìm kiếm trên Google.

- So sánh lưu lượng truy cập các từ khóa với nhau.

- Thống kê những từ khóa tìm kiếm nhiều nhất theo khu vưc địa lý, thời gian.

*  Google Insight Search:

Thêm 1 công cụ nữa của Google giúp nhà quảng cáo trực tuyến, tiếp thị hiểu được thói quen của người tìm kiếm.

- So sánh khối lượng các từ khóa được theo dõi và so sánh giữa chúng;

- Các từ khóa liên quan được chú ý và các từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất;

- Thể loại dựa trên các top keywords và thể loại dựa trên các từ khóa quan trọng nhất

- Thể loại dựa trên khối lượng từ khóa và mức tăng tương đối của từ khóa trong thể loại của nó;

- Từ khóa theo địa lý : quốc gia, thành phố và địa điểm mà từ khóa đó được tìm kiếm nhiều nhất;

- Có thể tìm kiếm kết hợp nhiều tính năng trên.

Phương pháp phân tích & Chọn lọc từ khóa khi SEO

Người làm SEO chuyên nghiệp dành nhiều thời gian để tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích, chọn lọc và phân bổ từ khóa cho các trang (pages) của website. Bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu hơn về công đoạn đầu tiên của quy trình SEO.

Từ khóa là gì?

Rất dễ để giải thích. Từ khóa là tất cả những gì khách hàng gõ, nhập vào ô tìm kiếm của Google. Nó có thể là một từ, cụm từ hay cả câu. Mỗi người có một cách tìm kiếm khác nhau vì thế khá khó khăn cho SEOer để tìm ra những từ khóa có thể kết nối được website với đúng người tìm kiếm.
VD: khi người sử dụng gõ các cụm từ khóa chẳng hạn như “thuốc ho”, ”thuoc ho”, “trị ho”, “tri ho”, “ho trẻ em”, “ho tre em” các máy tìm kiếm sẽ sử dụng từ khóa nàyđể tìm ra các trang web trong chỉ mục của chúng liên quan đến từ khóa, sau đó sắp xếp chúng theo mức độ liên quan. Công nghệ mà các bộ máy tìm kiếm sử dụng để xếp hạng được gọi là thuật toán. Thực chất đó là một công thức toán học.

Trước khi đọc tiếp bài viết này bạn hãy trả lời câu hỏi sau?

“Bạn muốn có một nghàn khách hàng truy cập vào website với chỉ một từ khóa?” hay “Bạn muốn một ngàn khách hàng truy cập qua một ngàn từ khóa?”
Nếu thấy khó trả lời thì cũng không sao, có rất nhiều người giống bạn. Hiện giới SEO vẫn còn đang tranh cãi về vấn đề này. Rất nhiều lần tôi được hỏi “ Đạt được vị trí cao (Một trong top 3) với một từ khóa phổ thông, có nhiều người tìm kiếm tốt hay đạt được thứ hạng cao với nhiều cụm từ khóa nhưng có ít người tìm kiếm hơn sẽ tốt hơn.

Câu trả lời là: Phụ thuộc vào nội dung và mục tiêu của bạn. Một số site có thể được miêu tả dưới cả trăm cụm từ khóa khác nhau, một số site lại chưa có đến 5 hay 10 cụm từ khóa thích hợp nhất.

Từ khóa phổ thông, nhiều người tìm kiếm đồng nghĩa bạn sẽ phải tốn nhiều thời gian để tối ưu website, xây dựng backlink hơn để có thành công trong TOP đầu. Nếu bạn là một người mới, rất thuận lợi nếu bạn chú trọng vào phát triển những từ khóa ít cạnh tranh hơn. Thành công với những từ khóa ít cạnh tranh sẽ làm tăng sự tin tưởng cho bạn để phát triển những từ khóa có độ khó cao, cạnh tranh lớn và có nhiều người tìm phổ thông hơn.

Trong bài viết này tôi sẽ chủ yếu giới thiệu về “long tail keyword – những từ khóa dài” để hướng đến mục tiêu cạnh tranh ít nhưng sẽ là những từ khóa rất tốt cho site của bạn và đưa website của bạn lên TOP nhanh chóng với các từ khóa này. Tôi cũng có một ví dụ đi kèm về một website tôi đang phát triển. Một site đạt mức bình thường về giao diện, mức độ tối ưu, nội dung, và cách trình bày.

5 bước phân tích & chọn lọc từ khóa long tail chuẩn xác

Bước 1: Hiểu rõ về sản phẩm, dịch vụ của bạn

Hãy đặt các câu hỏi như: Website của bạn bán gì? Những ai sẽ là khách hàng mục tiêu của bạn? Sản phẩm/Dịch vụ của bạn giải quyết được vấn đề gì của khách hàng?

Suy nghĩ và viết ra các câu trả lời, ghi lại những cụm từ chính.


Bước 2: Nắm được khách hàng của bạn cần gì?

Bạn hãy tự tìm kiếm xem khách hàng mục tiêu của bạn là ai? Họ sẽ mua gì, sử dụng dịch vụ gì của bạn? Những thắc mắc, phàn nàn của họ là gì? Họ thích gì và sợ gì? Dự đoán khi tìm kiếm giúp đỡ hay sản phẩm, dịch vụ của bạn họ sẽ tìm từ khóa gì?

Đương nhiên nói sẽ dễ hơn là làm. Vấn đề chính là ở bạn. Bạn gần như biết tất cả về dịch vụ, sản phẩm và thị trường của bạn. Những tiếng lóng, ngôn ngữ trong nghề được bạn sử dụng hàng ngày, nên khi bạn dùng để tìm kiếm, bạn chỉ sử dụng rất ít từ khóa và hầu như là những từ khóa rất rất chính xác, tập trung, đúng vấn đề. Chính điều đó sẽ khiến bạn thất bại trong việc tìm những ý tưởng khác về từ khóa.

Một ví dụ để thấy rõ hơn theo bạn thì từ khóa nào là từ khóa phổ thông nhất trong các từ này: “vé rẻ”, “vé giá rẻ”, “vé khuyến mãi”, “vé giảm giá”.

Tra 2 từ “vé rẻ” và “vé giá rẻ” bạn sẽ thấy Jetstar đứng ngay đầu. Việc vượt qua họ là rất khó. Sao không nghĩ đến việc phát triển từ “vé khuyến mãi”, “vé giảm giá” và đặt mục tiêu là TOP 1 cho phòng vé của bạn.

Ở đây bạn phải hiểu đối tượng tìm vé giá rẻ là ai và quá trình tìm kiếm của họ: phần lớn khách hàng sẽ là những người đi du lịch, công tác muốn tiết kiệm chi phí đi lại. Ban đầu họ tìm “vé rẻ”, “vé giá rẻ”, họ tìm và tìm, rồi chắc chắc là toàn thông tin về vé của Jetstar (nó đã rẻ hết cỡ các đại lý không thể giảm hơn, và cũng không muốn giảm – Jetstar là hay lỡ chuyến để dồn khách mà). Đương nhiên là không tìm thấy thông tin ở đâu khi mức giá các phòng vé là như nhau. Rồi họ sẽ nghĩ đến khuyến mãi, hay giảm giá. Nếu website của bạn đứng đầu với các từ khóa này và có đợt vé giảm giá, hay đang có đợt khuyến mãi, giảm chỉ rẻ hơn một chút so với các phòng vé khác, họ sẽ gọi bạn 100% .

Ví dụ khác. Bạn đang thắc mắc để làm sao website của bạn có được vị trí cao hơn trên máy tìm kiếm, rất có thể bạn sẽ tìm những từ giống như “SEO”, “quảng bá website”, “nâng cao thứ hạng website” rồi “tăng traffic website”, ‘”thu hút khách hàng vào website”, … và có hàng loạt các website viết về SEO hiện ra, và bạn phải đọc, đọc và tìm hiểu. Chắc chỉ một số ít trong các bạn tìm từ khóa “phần mềm SEO”, “phần mềm làm SEO” – thứ có thể sẽ có ích cho bạn hơn là đọc các bài viết, chỉ dẫn.

Một ví dụ khác với khách hàng thực tế và gần nhất của tôi. Một khách hàng làm về các loại thuốc tân dược, hóa mỹ phẩm chẳm sóc sắc đẹp. Họ có nhu cầu phát triển các từ khóa: “vết thương”, “vết sẹo”,“ “sẹo thâm”, “trứng cá”, “trị mụn”, ”,“ “seo tham”,. Sau khi thảo luận và tư vấn tôi có kế hoạch sẽ phát triển vòng vèo một chút. Kế hoạch của tôi là phát triển những từ khóa dài và dễ hơn, sau đó những khách hàng đã tìm đến những từ khóa này một cách ổn định thì tôi sẽ phát triển các từ khóa ngắn và phổ thông hơn.

Lấy từ “vết thương” và từ “sẹo thâm” làm ví dụ. Nếu chọn và phát triển ngay 2 từ đó vào TOP 5 sẽ mất khá nhiều thời gian, công sức. Nên tôi sẽ phát triển các từ khóa xoay quanh 2 từ khóa đó như các từ “bôi vết thương”, “boi vet thuong”, “sẹo thâm trứng cá”, “seo tham trung ca”…

Một website mới và chọn lựa đúng từ để phát triển, bạn hoàn toàn có thể lên vị trí cao trong Google khá nhanh. Hãy luôn ghi nhớ là mục tiêu trong TOP 1-3 sẽ đem lại hiệu quả cao nhất.

Vẫn ví dụ trên. Nếu bạn chuẩn bị chuyển nhà, bạn cần tìm kiếm hãng taxi tải. Bạn sẽ đánh gì trên Google? Thuê taxi tải ở đâu? Các hãng taxi tải tại hà nội, hãng taxi tải tốt nhất, hãng taxi tải nào tốt? Các hãng taxi tải ở hà nội, hồ chí minh? Danh sách các hãng taxi tải? Dịch vụ taxi tải nào tốt? Đó là một số cụm từ lướt qua trong đầu tôi.

Bước 3: Sử dụng các công cụ để tìm từ khóa

Cách tìm: Các bạn tra trên Google về các công cụ này, tạo tài khoản trên website đó và gõ các từ khóa bạn muốn tìm. Các công cụ này sẽ đưa ra danh sách các từ khóa. Bạn có thể ghi lại hoặc save lại ra file Excel.
Công cụ trả tiền: Wordtracker, Keyword Discovery, Keyword Analytics,… bạn sử dụng từ khóa tiếng việt thì nhưng công cụ này không đạt được hiệu quả cao, và nó cũng khá đắt.

Công cụ miễn phí: Google External Keyword tool – Đây là công cụ miễn phí và khá mạnh. Tuy nhiên google chỉ cho ta biết số lượng tìm kiếm dự đoán chứ không phải số liệu thực tế. Sử dụng Google External Keywordtool rất hay ở chỗ bạn sẽ tìm được các từ khóa liên quan và các từ khóa của website đối thủ. Google liệt kê ra hết cho bạn, bạn chỉ cần download về 1 file excel để chỉnh sửa lại.

Phần mềm SEO: Có một số phần mềm cho phép bạn tìm từ khóa và check từ khóa của các đối thủ cạnh tranh như SEO Elite 4, SEO Studio. Bạn có thể tìm ở trên mạng các bản trial để dùng thử, có crack của các bản cũ hơn, nếu bạn muốn xài nó thường xuyên. Các phần mềm đều có video hỗ trợ nên tôi không đề cập đến nhiều ở đây.

Hỏi bạn bè: Đây là một cách khá hiệu quả. Việc bạn biết rõ về sản phẩm hay dịch vụ của mình làm bạn chỉ tập trung vào một số từ khóa mà quên đi việc những người biết ít hơn sẽ tìm như thế nào. Hãy hỏi bạn bè và những người biết ít hơn bạn về sản phẩm, dịch vụ của bạn, xem họ tìm bằng những từ khóa nào.

Tham khảo các website trong TOP: Hãy xem từ khóa của TOP 3 website đầu tiên để chọn từ khóa thích hợp với bạn. 60-80% khách hàng sẽ vào 3 site đầu tiên. Theo sau họ có thể là một lựa chọn không tồi.

Suggestion Search của Google Toolbar: Bạn có thể chú ý khi chúng ta mtì một từ khóa trên Google, các từ khóa có nhiều người tìm và được tìm kiếm gần đây nhất sẽ được đề nghị tìm. Nếu chú ý bạn có thể thấy khá nhiều cụm từ khóa dài được google đưa vào hỗ trợ người tìm kiếm.

Sử dụng Google Analytics để chọn lựa từ khóa: Google cung cấp GA cho phép chúng ta có thể check được nguồn khách hàng truy cập vào website đồng thời cho phép chúng ta biết được khách hàng tìm đến website chúng ta qua các từ khóa nào. Ở đây bạn hãy xem google analytics để biết được các từ khóa mà khách hàng để tìm ra site của bạn. (phương án này sử dụng khi site của bạn đã chạy được 1 thời gian, nếu site mới dĩ nhiên chưa có ai truy cập vào qua Google).

Bước 4: Chọn lựa đúng cụm từ khóa để phát triển SEO

Qua các bước bên trên bạn đã có trong tay một danh sách các từ khóa. Tiếp theo dưới đây tôi sẽ trình bày cách để chọn lựa ra từ khóa phù hợp để phát triển. Chúng ta sẽ dùng những công thức đơn giản – dễ hiểu nhất để tính độ cạnh tranh của từ khóa để quyết định xem nên phát triển từ khóa nào.

Để xác định độ cạnh tranh của từ khóa bạn chỉ cần tìm theo các cấu trúc sau:

“keyword” – (có ngoặc kép) Dùng để tìm xem có bao nhiêu website có chứa cụm từ khoá này hay có bao nhiêu websit bạn sẽ phải cạnh tranh. VD: “ho trẻ em”, “ho tre em”, “trị ho”, “tri ho”, “thuốc ho”, ”thuoc ho” ….

Allinanchor:“keyword” – (có ngoặc kép) dùng để tìm xem có bao nhiêu website sử dụng Anchortext với cụm từ khóa này. VD: Allinanchor:”trị ho”, Allinanchor:“tri ho”, Allinanchor:“thuốc ho”, Allinanchor:”thuoc ho”, Allinanchor:“ho trẻ em”, Allinanchor:“ho tre em” ….

Allintitle:“keyword” – (có ngoặc kép) Để tìm xem có bao nhiêu website mà cụm từ khóa này xuất hiện trong Title. VD: Allintitle:”trị ho”, Allintitle:“tri ho”, Allintitle:“thuốc ho”, Allintitle:”thuoc ho”, Allintitle:“ho trẻ em”, Allintitle:“ho tre em” …..

Dưới đây là thông số dùng để đánh giá độ cạnh tranh và chọn lựa từ khóa thích hợp:

+ “keyword”: Kết quả trên Google > 100.000 => Mức độ cạnh tranh cao

+ Allinanchor:“keyword”: Kết quả trên Google > 100.000 => Mức độ cạnh tranh 20.000 => Mức độ cạnh tranh cao

+ Allintitle:“keyword”: Kết quả trên Google > 100.000 => Mức độ cạnh tranh 20.000 => Mức độ cạnh tranh cao

Chỉ cần đạt 2 trong 3 yếu tố ở mức cao thì từ khóa bạn chọn là từ khóa cạnh tranh cao rồi. Hãy chọn những từ khóa ít nhất thỏa mãn điều kiện Allianchor và Allititle ở mức dưới 20.000 và nên có dưới 100.000 website có chứa nó để phát triển.

Các website làm SEO đều phải có cụm từ khóa xuất hiện trong page title và dùng anchor text để xây dựng backlink, kiểm tra những số liệu này để có thể biết được bạn đang phải cạnh tranh với bao nhiêu website. Dĩ nhiên cạnh tranh càng ít thì cơ hội lên TOP càng cao.

Ở đây khi tìm từ “taxi tải” (có ngoặc kép) tôi tìm thấy được khoảng 606.000 website có chứa cụm từ này tại Việt Nam. Đây là một số lượng đối thủ cạnh tranh khá là cao. Bạn chỉ nên phát triển những từ khóa có mức cạnh tranh dưới 100.000 để hiệu quả đem lại tốt nhất.

Ngược lại với 2 cụm từ “cho thuê taxi tải” kết quả là 10.200 và “thuê taxi tải” là 17.700

Tiếp theo là tìm các từ khóa với lệnh Allinanchor và Allintittle. Khi tìm Allinanchortext:”taxi tải” tôi muốn xác định xem có bao nhiêu anchor text về từ taxi tải, 291.000 là một con số khá lớn, cho thấy từ khóa này hiện được quan tâm và cạnh tranh khi có rất nhiều anchortext được sử dụng cho nó để đẩy xây dựng link và backlink.

Việc tìm allintitle:”taxi tai” cho phép bạn thấy được chính xác có bao nhiêu trang web có chứa từ khóa này trong phần tittle. (Page title là một điểm được Google đánh giá rất cao nên các SEOer luôn cho vào Page title các từ khóa quan trọng). Tìm các kết quả này bạn sẽ giới hạn lại được số các trang web bạn sẽ phải cạnh tranh chính ở đây bạn sẽ cạnh tranh với hơn 7.450 trang web khác để lên TOP. Một con số cũng khả quan, có thể phát triển được.

Người lại thì kết quả khi tra allintitle:”thuê taxi tai”; allintitle:”cho thuê taxi tai” chỉ có tầm 30 trang có chứa cụm từ này. Một tín hiệu rất tốt để chọn lựa 2 từ khóa trên khi làm website.

Bước 5: Chọn lựa nhóm từ khóa để phát triển

Sau các bước trên bạn đã có danh sách các từ khóa mà mình sẽ dự định phát triển. Giờ hãy phân nhóm chúng ra. Mỗi website đều có ít nhất 5-10 từ khóa chính mô tả chính xác nội dung website, và các từ khóa phụ sinh ra từ các cụm từ khóa chính.

Nhóm 1 các từ khóa chính – thường là những từ ngắn, phổ thông, nhiều người tìm. Ví dụ như website các loại thuốc tân dược, hóa mỹ phẩm chẳm sóc sắc đẹp thì từ khóa chính là: “kháng sinh”, “mỹ phẩm”, “trị mụn”, “trứng cá”……

Nhóm 2 các từ khóa phụ – longtail – cụ thể hơn, ít người tìm hơn. Với ví dụ trên thì từ khóa phụ sẽ là thuốc bôi ngoài da, “bôi vết thương”, “thuốc bôi vết thương”, “boi vet thuong”, “trị mụn trứng cá”, “mụn trứng cá”, “sẹo thâm trứng cá”, “sẹo thâm ”, “seo tham”, “sẹo trứng cá”, “seo trung ca”, “seo tham trung ca” ….

Bước 6:Tổng hợp lại các từ khóa của bạn

Sau khi trải qua các bước bên trên bạn đã hình dung được khách hàng của mình là ai, các từ khóa chính sẽ là gì, bây giờ bạn cần tổng hợp lại.


Ví dụ cho một cửa hàng nội thất cao cấp tại Hà Nội:

Ở đây tôi lấy ví dụ là đồ cao cấp, bạn có thể tìm một đặc điểm hay đặc tính của sản phẩm của bạn để cho vào từ khóa. Hướng đến đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn.

Bước 7: Tạo keyword map

Một lỗi lớn của các SEOer mới đó là không biết mỗi quan hệ giữa các từ khóa và nội dung của trang bên trong website hay nên đặt các từ khóa ở trang nào. Bạn đặt ngay ở trang chủ với tất cả những từ khóa bạn có là một sai lầm.

Quá nhiều từ khóa trong một trang sẽ làm loãng mật độ cũng như hiệu quả của các từ khóa chính dành cho trang đó. SE luôn đánh giá cao các trang có liên quan trực tiếp, chính xác nhất với câu hỏi của người tìm. Nên từ khóa cần phải tập trung, đảm bảo tần suất và mật độ của từ khóa chính trong trang đó.

Bạn hãy tìm từ khóa: “bôi vết thương” trên google việt nam – bạn sẽ thấy site của tôi đang phát triển http://www.tyrosur.vn/ . Site của tôi hiện đang chiếm vị trí thứ nhất và từ ngày SEO cho nó thì nó luôn nằm trong TOP 5 có được link dẫn chuẩn xác đến mục “bôi vết thương” trên website. Khi khách hàng tìm từ “bôi vết thương” đương nhiên là họ muốn link trực tiếp ngay vào mục đó thay thì phải vào trang chủ xong rồi lại click vào các mục bên trong.

Chúng ta cần Tạo keyword map để xác định các từ khóa chính và các Page chính sẽ phát triển cho website.

Với ví dụ về đồ nội thất bên trên, tôi sẽ xác định các từ khóa chính là: tủ bếp, bàn, ghế, salon, …+ cao cấp. Bạn nên tạo sơ đồ 1 sơ đồ về các từ khóa chính và các từ khóa phụ, các chuyên mục nào trong website của bạn chứa từ khóa đó. Như vậy sẽ giúp bạn hình dung được nên phát triển từ khóa nào cho trang nào, và tập trung phát triển nội dung cho trang đó xoay xung quanh các từ khóa bạn muốn làm. Việc tạo sơ đồ như vậy giúp bạn và mọi người dễ dàng làm việc và phân công công việc (SEO làm một người rất vất vả, hãy chia sẻ công việc ra cho mọi người.)

Trong bài viết này tôi đã giới thiệu rất cơ bản các bước để xác định được cụm từ khóa longtail tốt. Các bạn khi đọc xong có thể thực hiện ngay việc xác định các cụm từ khóa mục tiêu cho site của mình. Nên nhớ: từ khóa dài cạnh tranh ít, hiệu quả cao, dễ lên Google.

Nếu bạn chưa tin vào từ khóa longtail bạn có thể phát triển website một thời gian và theo dõi các cụm từ khóa khách hàng tìm trên google để đến với website của bạn. Bạn sẽ khám phá ra được nhiều điều thú vị.

Tôi đã chia sẻ những kinh nghiệm và thông tin tôi biết để một người mới có một cách làm SEO bài bản.Có cái gốc vững chắc bạn sẽ dễ dàng tiếp thu và hiểu các bước tiếp theo sẽ cần làm gì. Trong bài viết thứ 2 tôi sẽ cùng với các bạn phân tích site của đối thủ cạnh tranh, xác định nội dung cho websie của mình. Biết người biết ta trăm trận trăm thắng.


Vài vấn đề thường gặp với lựa chọn từ khóa:

- Một số người sử dụng các từ ngữ chuyên ngành của để làm Seo hơn là tập trung vào những gì người dùng thực sự tìm kiếm.


- Đôi khi từ có một ý nghĩa thường được sử dụng theo các cách khác nhau theo mong muốn để nâng cao lưu lượng traffic “theo ước tính” và giảm thiểu mức độ cạnh tranh, tuy nhiên nó không thực sự mang lại doanh số bán hàng bởi vì nó không mang đến lợi ích cho người dùng khi tìm kiếm. Điều này đặc biệt đúng cho những từ ngắn (ví dụ: bức ảnh, cam, laptop).

Một số người sử dụng những từ khóa chung chung nhưng có sự phù hợp và có độ cạnh tranh để làm Seo, tối ưu hóa website cho công cụ tìm kiếm (SEO) chính là một ví dụ tốt về việc này. Chúng ta có thể thấy rất nhiều đối thủ cạnh tranh luôn muốn có lưu lượng truy cập cần thiết nhưng lại không quan tâm đến những từ khóa kiểu như vậy.

Vậy trước hết ở 1 dự án, nội bộ công ty phải đoàn kết và thống nhất khi làm SEO, tại sao vậy?

Thông thường, nhân viên tiếp thị sản phẩm của các công ty khi làm Seo thường có một nhầm lẫn là đưa ra những cụm từ đặc biệt và mang tính chuyên ngành của họ. Tuy nhiên điều đáng tiếc là từ khóa để tìm kiếm không phải là về những gì mang tính chuyên ngành, bởi vì nó phải phục vụ đông đảo cho người dùng, từ khoá phải là những gì mà người dùng có thể gõ vào hộp tìm kiếm để tìm sản phẩm hay dịch vụ của họ.

Hãy chắc chắn một điều trước khi lập một dự án Seo, bạn phải nghiên cứu kĩ lưỡng hành vi và thói quen của người dùng khi tìm kiếm sản phẩm hay dịch vụ, bởi vì việc làm Seo là để phục vụ cho họ, đưa họ trở thành khách hàng mục tiêu của mình. Do đó đừng dựa vào những gì công ty “thích” hay “biết” để làm Seo bởi vì nếu làm như vậy, chắc chắn dự án Seo của bạn sẽ thất bại trong việc tìm kiếm khách hàng.

Tập trung vào một từ khoá khi làm SEO website?

Nếu có một ai đó nói với bạn khi làm Seo nhắm vào một từ khóa mục tiêu ví dụ như từ “máy” bởi vì chúng gợi mở bởi suy nghĩ của họ sang nhiều vấn đề khác. Tuy nhiên đây là một từ duy nhất mà lại quá chung chung, kết quả liên quan quá nhiều dẫn đến sự cạnh tranh sẽ là tương đối. Tôi không nói “máy” không phải là từ khóa không xuất hiện trên trang của bạn, nhưng nó là một lời chào mời kém hấp dẫn đối với các khách hàng mục tiêu. Các từ khóa cần phải xác định dựa trên sản phẩm hay ý tưởng, từ khóa “máy” nếu đứng một mình thì không nằm trong suy nghĩ của người tìm kiếm hay sử dụng để tìm hiểu về dịch vụ, sản phẩm.

Sử dụng cụm từ khóa khi làm Seo cho website thế nào?

Nếu “máy” không phải là một từ khóa tốt, vậy chúng ta sẽ sử dụng từ khóa gì để làm? Từ khoá làm SEO thông thường có từ hai đến năm từ ghép lại với nhau hay còn gọi là “cụm từ” mà bạn mong đợi khách hàng tìm kiếm để thấy trang web của bạn. Vậy đâu là những gì bạn mong đợi con người gõ trong hộp tìm kiếm để tìm trang web của bạn? Trở lại với điều này, chúng ta hãy tự đặt mình ở vị trí của khách hàng để hiểu ta cần gì, nếu bạn đang tìm kiếm sản phẩm của bạn, bạn sẽ gõ những gì khi tìm kiếm? Các vấn đề sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn cần để người khác tìm hiểu là gì? Những câu trả lời của bạn đa phần có khả năng là những từ khóa tốt.

Gía trị của từ khoá ngắn , từ khóa dài được xác định ra sao?

Thông thường, một cụm từ tìm kiếm dài thường được kết hợp để nhắm tới mục tiêu mong muốn của người dùng tăng lên. Nói dễ hiểu hơn, thì khi bạn muốn mua một chiếc laptop, tôi dám chắc bạn sẽ không gõ từ “laptop” để tìm kiếm, mà bạn sẽ tìm kiếm bằng các cụm từ khác nhau, ví dụ như “laptop giá rẻ”, “mua laptop ở đâu tốt”…

Khi bạn cho thêm các mô tả khác nhau có liên quan đến sản phẩm hay dịch vụ mà bạn cung cấp, từ khóa có nhiều khả năng xuất hiện trong các kết quả tìm kiếm tương tự như từ khóa của bạn. Vẫn ở ví dụ bên trên, nếu bạn thêm các mô tả như “Cửa hàng bán laptop tại Hà Nội, địa chỉ xxx “, “Đại lý bán laptop tại Hồ Chí Minh địa chỉ yyy”… với cách thêm các mô tả kiểu như vậy, khi làm Seo, chúng ta có thể Seo cho nhiều từ khóa cùng lúc như : bán laptop tại hà nội, cửa hàng bán laptop, cửa hàng bán laptop tại hà nội… một cụm từ khóa tốt thường là 2-5 từ.

Câu chuyện vui về đằng sau về bộ máy tìm kiếm

Nhiều người cảm thấy sự cần thiết phải có xếp hạng cho một thuật ngữ chung và tối ưu hóa dành riêng cho thuật ngữ đó bởi vì vấn đề này nằm ở khoảng một nửa của tất cả các truy vấn tìm kiếm xuất hiện trên các truy vấn của Google mà họ chưa bao giờ thấy trước đây. Ở trường hợp này, tôi có thể thấy ví dụ của anh Nguyễn Thái Sơn – chuyên gia Seo của Creative Vietnam khi Seo các từ liên quan đến dịch vụ chuyển nhà cho đối tác. Trong chiến dịch Seo đó, khi nghiên cứu lại tỉ lệ chuyển đổi (ROI) thì từ khóa mang lại lợi nhuận cao nhất, biến khách viếng thăm website thành khách hàng không phải là các từ như chuyển nhà, chuyển nhà trọn gói, mà đó lại là từ “xem ngày chuyển nhà tốt vào tháng xxx” – một từ khóa rất phù hợp với tâm lý xem ngày tốt xấu của người Việt Nam. Điều đặc biệt là, từ khóa này không hề làm Seo như tính toán, mà từ khóa tự lên do cách bố trí và sắp xếp văn bản – ( Onpage Seo – tối ưu hóa trong trang, tôi sẽ có bài viết về chủ đề này ở các post khác)… Seo thật thú vị và nhiều lúc cũng mang lại một sự hài hước ngay với bản thân những người làm Seo lâu năm như thế.

Giá trị theo mô hình kim tự tháp của từ khoá.

Một trong số các lỗ hổng nguy hiểm nhất của nhiều chiến dịch SEO là mọi người nghĩ rằng họ cần xếp hạng tốt cho một thuật ngữ hoặc một vài từ ngữ chung chung. Nếu bạn đã từng đọc các bài viết trên các diễn đàn SEO, bạn thường nghe thấy nhiều bài viết về một cái gì đó giống như kiểu “mua nhà tại Hà Nội” chứ không còn thấy những từ chung chung kiểu như “mua nhà”. Ta có thể thấy thuật ngữ này là quá chung chung đối với hầu hết các thị trường mục tiêu, nhất là hiện nay Google khi hiển thị kết quả tìm kiếm khá ưu tiên về Location của người tìm kiếm. Với cùng 1 từ khóa, bạn ngồi ở Hà Nội tìm kiếm có thể sẽ cho kết quả khác hẳn với khi bạn ngồi trong Hồ Chí Minh. Không tin ư? Bạn hãy thử nhờ bạn của mình tìm kiếm nhé ! Trở lại với vấn đề về từ khóa “mua nhà”, chúng ta có thể hiểu dịch vụ của mình sẽ không phù hợp cho hầu hết mọi người tìm kiếm cụm từ đó, nó tạo nên cảm giác công cụ tìm kiếm sẽ không muốn hiển thị trang web của bạn trong những kết quả tìm kiếm. Càng ngày, khi các công cụ tìm kiếm tiếp tục phát triển, nó sẽ hoàn thiện hơn và nhận được tốt hơn khi lọc ra các trang web không mong muốn hoặc không phù hợp.

Dưới đây là một kim tự tháp giá trị tìm kiếm:

Biểu đồ kim tự tháp khi lựa chọn từ khóa trước khi seo website

Biểu đồ kim tự tháp khi lựa chọn từ khóa trước khi seo website

Theo biểu đồ kim tự tháp bạn có thể thấy, chúng ta có thể dùng những từ khác nhau (hoặc liên quan đến nhau) nằm rải rác trong văn bản web khi làm Seo, bạn sẽ có thể có thể có xếp hạng cho nhiều cụm từ có liên quan chính từ những việc làm nhỏ bé như thế. Với người làm nội dung, đây là việc làm rất quan trọng và ảnh hưởng nhiều đến quá trình làm Seo, do vậy, hãy biết sáng tạo để đạt được hiệu quả cao nhất.

Câu hỏi đặt ra: tôi nên bắt đầu từ đâu theo mô hình như trên kim tự tháp?

Hầu hết các trang web được thiết kế từ trên xuống dưới, bắt đầu với một khái niệm chung chung và làm việc thông qua các chủ đề cụ thể ở các danh mục khác nhau. Đây chính là hành vi nghiên cứu theo con mắt người dùng, hãy gạt bỏ ngôn ngữ Ả Rập sang một bên (văn bản đọc từ phải qua trái), thì phần lớn các ngôn ngữ đều đọc từ trái qua phải, từ trên xuống dưới (văn bản của các website mang tiếng Trung cũng làm điều tương tự). Nói một cách khác thì để nhìn vào khái niệm kim tự tháp chúng ta nhìn vào nơi mà đỉnh của kim tự tháp chính là nơi bạn nên bắt đầu. Một số người sẽ luôn bắt đầu ở phía trên, nhưng làm điều đó họ phải làm việc một cách lâu dài xuống để có được các mục tiêu cụ thể hơn ở phía dưới.

Nếu bạn bắt đầu đi từ đỉnh kim tự tháp với các điều khoản cụ thể ở ngay đầu trang, tôi chắc rằng trang web của bạn sẽ có một chủ đề chặt chẽ và mạnh mẽ hơn. Nó dễ dàng hơn trong việc bạn bố trí và phổ biến dần các nội dung của văn bản web theo các từ khóa mà bạn đã chọn lọc và định hình để sắp xếp.

Bạn có để có thể đánh giá được độ cạnh tranh thị trường như thế nào, những nguồn lực bạn đã có sẵn, và cho dù bạn có thể cạnh tranh trong thị trường đó hay không. Một lý do cho nhiều trang web thất bại là họ đã làm quá rộng, quá tràn lan hoặc không tập trung. Nếu bạn muốn có các trang web hàng đầu kiểu như Vatgia, enbac, 24h.com.vn… bạn cần phải có một ngân sách lớn, tạo ra một cái gì đó về cơ bản có thể gọi là sáng tạo, hoặc tìm kiếm một cơ hội thích hợp hơn, khi đó bạn có thể thống trị được internet trong ngành nghề của bạn.

ên chọn từ khóa dài khi seo website ?

Bắt đầu với mỗi chiến lược seo bạn luôn phải trải qua thời gian chọn từ khóa, đây là việc mà bạn phải làm rất kĩ lưỡng và thận trọng vì việc chọn từ khóa sẽ ảnh hưởng lớn đến tỉ lệ chuyển đổi khách hàng sau này của website. Bên dưới là một số giải thích hữu ích về cách chọn từ khóa dài để SEO website.
1. Chọn từ khóa dài có tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tốt hơn từ khóa ngắn.

Tỉ lệ chuyển đổi khách hàng thành đơn hàng sẽ tăng dần theo độ dài của từ khóa. Nghĩa là với mỗi nhấp chuột vào từ khóa "giày thể thao cho nam" sẽ có xác xuất mua hàng cao hơn từ khóa "giày nam" và càng cao hơn so với nhấp chuột vào từ khóa "giày". Điều này đơn giản dễ hiểu bởi vì với từ khóa "giày" người search có thể đang nghĩ về giày nam, giày nữ, giày cao gót v.v... nhưng với từ khóa "giày thể thao cho nam" thì người dùng đã khá rõ ràng về nhu cầu của mình nên với những nhấp chuột này ta có xác xuất bán hàng cao hơn. Xem hình bên dưới để hiểu hơn về tỉ lệ chuyển đổi với khách hàng.

2. Chọn từ khóa dài sự cạnh tranh trở nên thấp hơn.


Bạn biết đấy, các website nghĩ đến việc tập trung cho từ khóa ngắn nhiều hơn là tập trung cho từ khóa dài. Tất cả các khách hàng của tôi thường yêu cầu tư vấn​ seo về việc chọn từ khóa, khi đó mọi người đều nghĩ đến 1 cụm từ gồm 2 hoặc 3 từ. Rõ ràng seo 1 cụm từ gồm 2 hoặc 3 từ là công việc SEO khá nặng , đặt biệt trong một số trường hợp thì có thể gọi là rất rất nặng chẳng hạn từ khóa "iphone 5". Để giải quyết việc bán hàng, chúng ta có cách khác dễ làm nhưng đỡ tốn sức lực hơn đó là seo từ khóa dài. Bạn hãy luôn nhớ rằng 70% nhu cầu tìm kiếm trên google là cho các từ khóa dài, các từ khóa ngắn chỉ chiếm 30% nhu cầu tìm kiếm google.

3. Chọn từ khóa dài có kiến trúc chặt chẽ hơn từ khóa ngắn.

Seo từ khóa dài không có nghĩa là không có cơi hội cho từ khóa ngắn. Kể cả trong trường hợp bạn phải seo một từ khóa ngắn thì bạn phải bắt đầu bằng những từ khóa dài trước. Tại sao ư ? Tất cả các website xếp hạng cao trong kết quả tìm kiếm đều có một lượng lớn nội dung được index bởi google chứ không chỉ là một vài trang, điều này có nghĩa là nội dung càng nhiều và liên quan đến từ khóa đều đó càng có ý nghĩa với xếp hạng.

Bạn dùng công cụ
keywords tool của Google để xem lượng truy vấn từ khóa trong một tháng là bao nhiêu (có ba dạng: từ khóa theo nghĩa rộng, cụm từ và chính xác). Từ đó bạn sẽ có đinh hướng để chọn những từ khóa phù hợp.
adwords.google.com/select/KeywordToolExternal. Đây chỉ là bước đầu tiên để bạn có ý tưởng về từ khóa.

2. Khi đã có ý tưởng về từ khóa. Bạn lên Google truy vấn những từ khóa ý tưởng, bạn sẽ đánh giá được từ khóa mình chọn có mức độ canh tranh như thế nào? Điều này muốn xác đinh được bạn phải xem website của các đối thủ và bạn phải là người có kinh nghiệm.... Từ đó bạn sẽ xác định lại một lần nữa từ khóa mình dự định
làm SEO. Bạn xác định mình có khả năng thắng những đối thủ hay không?

3. Đây là bước khó nhất và cũng là bước quan trọng nhất để biết được chiến dịch SEO có thành công hay không? Muốn chiến dịch SEO thành công, bạn phải dựa vào hành vi tìm kiếm của khách hàng về ngành hoặc dịch vụ của mình. Nếu bạn áp đặt từ khóa, trong khi đó KH (khách hàng) không truy vấn những từ khóa mình chọn thì website bạn có hiển thị trên google top 1 cũng trở thành vô nghĩa. Để biết được hành vi của khách hàng không cách nào khác là dựa vào chính hành vi tìm kiếm của khách hàng. Chỉ có một cách duy nhất để biết được điều này (quan điểm cá nhân) là bạn dùng Google Adwords kết hợp với
Google Analytics mới có thể biết được. Từ Analytics, bạn sẽ biết được khách hàng truy vấn từ khóa nào nhiều nhất. Từ đây bạn mới chọn được bộ keywords phù hợp và chiến dịch SEO của bạn mới có thể thành công".

Tuy nhiên, với kinh nghiệm trong lĩnh vực SEO và Google Adwords, bạn chọn SEO chỉ có thể lấy được không quá 20% lượng khách hàng nếu bạn chọn bộ keywrods thành công. Để tiếp cận toàn bộ khách hàng tiềm năng thì không còn con đường nào khách là Google Adwords. Đây chính là điều mà Google Adwords rất thành công và đây cũng là bí quyết sống còn của Google.






Cách chọn mua bếp điện từ an bền đẹp lại toàn tiết
Thu nhỏ lỗ chân lông bằng phương pháp tự nhiên
Cách chọn bếp từ và cách sử dụng vừa an toàn
Mẹo chọn mua tủ lạnh và sử dụng đúng cách
Cách sắp xếp tài liệu trong máy tính
Cách chọn hàng taobao đơn giản nhất
Cách chọn theme cho google Chrome cực nhanh
Cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh



(ST)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý