Cách chọn xe máy cũ chất lượng tốt

seminoon seminoon @seminoon

Cách chọn xe máy cũ chất lượng tốt

19/04/2015 09:40 AM
1,051

Cách chọn xe máy cũ chất lượng tốt . Vì điều kiện tài chính hoặc mục đích sử dụng mà một ngày nào đó bạn có thể phải tìm mua một chiếc xe máy cũ. Tuy nhiên, việc mua được xe tốt lại không hề dễ dàng chút nào. Nếu không có kinh nghiệm, bạn rất dễ trở thành “con mồi” béo bở cho dân buôn xe cũ.






CÁCH CHỌN MUA XE MÁY CŨ
Cách lựa cho xe máy cũ đơn giản khi mua xe



Bước 1 : Quan sát

Tổng thể chiếc xe: Để đánh giá chính xác tổng thể một chiếc xe đã qua sử dụng, cách chính xác nhất là chiếc xe phải được rửa sạch sẽ và quan sát dưới ánh sáng ban ngày. Theo kinh nghiệm chọn xe cũ, một chiếc xe còn tốt là phải “đều xe”, nghĩa là tất cả các chi tiết, phụ tùng trên xe có độ mới/cũ đồng đều nhau. Một chiếc xe vận hành bình thường, ổn định không thể có những chi tiết quá mới hoặc quá cũ so với tổng thể chiếc xe.


Giấy tờ : Cần kiểm tra đăng ký của xe và đối chiếu với biển kiểm soát. Kiểm tra rõ ràng số khung, số máy, đây là công đoạn mà rất nhiều người mua xe ngại làm bởi những hàng số này dài và đôi khi nằm ở những khu vực rất khó nhìn. Chỉ một nhầm lẫn nhỏ trên giấy tờ với những con số cũng đã đủ đem lại rất nhiều điều phiền toái cho người sử dụng.
Sơn xe
: Quan sát màu sắc của sơn ở những chỗ khuất rồi so sánh với những nơi khác, nhìn theo chiều nghiêng của thân xe để có thể dễ dàng nhìn thấy những khu đã vực được “tút” lại bởi màu sơn và độ bóng sẽ không đều nhau. Nước sơn “zin”, được sản xuất trên dây chuyền công nghiệp thường không thể bị bong tróc, theo thời gian sử dụng, bề mặt sơn chỉ mòn dần đi.


Bước 2 : Chú ý tới động cơ của xe


Động cơ là phần quan trọng nhất của chiếc xe và cũng là nơi khó kiểm tra nhất, động cơ xe còn tốt sẽ có những đặc điểm sau
Bề mặt, hình dạng những con ốc trên động cơ không móp méo hay trầy xước.
Dễ khởi động, tiếng nổ chậm, đều (khi để garanti) và ổn định. Bất cứ một trục trặc nào của các bộ phận trong động cơ (ly hợp, xích cam, xúp-páp, tay biên…) đều có những tiếng động khác lạ đặc trưng khi động cơ vận hành.
Vặn hết ga mà không thấy khói ở ống xả
Sang số nhẹ nhàng (xe số). Động cơ hoạt động ngay khi kéo ga (xe ga).
Kiểm tra dầu bôi trơn sau khi động cơ làm việc (không được quá ít so với quy định, không được có ánh kim loại trong dầu)


Bước 3 : Điện, ác quy, thiết bị giảm xóc – nhỏ nhưng đừng bỏ qua

Điện, ắc quy : Nên yêu cầu người bán tháo cốp, mở yên để kiểm tra kỹ hệ thống điện, ắc quy, IC, đi-ốt nạp. Một chiếc ắc-qui còn tốt thể hiện ở việc khởi động xe dễ dàng, đèn xi-nhan/còi hoạt động ổn định khi xe không nổ máy.
Giảm xóc: Để kiểm tra giảm xóc trước cần bóp chặt phanh trước rồi nhún mạnh nếu thấy tiếng kêu lục cục là giảm xóc đã kém hoặc bị chảy dầu, giảm xóc trước còn tốt có độ nhún sâu và êm ái, bề mặt ống nhún bóng sáng không có tỳ vết hay vệt dầu loang. Với giảm xóc sau, có thể kiểm tra bằng cách tải nặng (2 - 3 người) nếu không có tiếng kêu lạ, xe cân bằng, êm ái chứng tỏ chất lượng còn tốt.



Bước 4 : Cuối cùng, cảm giác của chính bạn

Một chiếc xe tốt phải tạo cảm giác an toàn, êm ái khi vận hành. Máy xe hoạt động ổn định khi tải nặng, xe đi qua chỗ xóc không có tiếng kêu lạ.
Nên kiểm tra hệ thống lái tại những đoạn đường thật phẳng để đánh giá độ cân bằng của xe. Những chiếc xe đã từng bị đâm mạnh hay có lỗi kỹ thuật sẽ không thể có độ cân chuẩn của xe.


Khi bạn mua một chiếc xe đã qua quá trình sử dụng của người khác, thì việc kiểm tra chiếc xe đó đối với người không chuyên, hay am hiểu về xe cũng gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt nếu bạn là phụ nữ.



Kinh nghiệm mua xe máy cũ cho người không sành về xe

Thực tế, việc chọn mua một chiếc xe cũ vừa ý không dễ. Thông thường người mua chỉ nhìn vào giá cả theo chủng loại, cũ hay mới, căn cứ theo công-tơ-mét, biển số, giấy đăng ký..., nhưng trên thực tế những thông số này thường không chính xác. Tốt nhất, chỉ nên mua xe đã sử dụng không quá 3 năm, bởi với thời gian này, động cơ của xe vẫn còn hoạt động tốt.


Thuận lợi nhất trong việc mua xe máy cũ là biết rõ chiếc xe cũng như người sử dụng, qua đó cũng biết được ưu và nhược điểm của chiếc xe để tiện lợi cho việc vận hành, chăm sóc bảo dưỡng sau này. Nếu bắt buộc phải mua một chiếc xe lạ, người tiêu dùng nên lưu ý một số điểm sau:

Tổng thể chiếc xe:

Để đánh giá chính xác tổng thể một chiếc xe đã qua sử dụng, cách chính xác nhất là chiếc xe phải được rửa sạch sẽ và quan sát dưới ánh sáng ban ngày. Theo kinh nghiệm chọn xe cũ, một chiếc xe còn tốt là phải "đều xe", nghĩa là tất cả các chi tiết, phụ tùng trên xe có độ mới/cũ đồng đều nhau. Một chiếc xe vận hành bình thường, ổn định không thể có những chi tiết quá mới hoặc quá cũ so với tổng thể chiếc xe.

Giấy tờ: 

Cần kiểm tra đăng ký của xe và đối chiếu với biển kiểm soát. Kiểm tra rõ ràng số khung, số máy, đây là công đoạn mà rất nhiều người mua xe ngại làm bởi những hàng số này dài và đôi khi nằm ở những khu vực rất khó nhìn. Chỉ một nhầm lẫn nhỏ trên giấy tờ với những con số cũng đã đủ đem lại rất nhiều điều phiền toái cho người sử dụng.
 
Sơn xe: 

Quan sát màu sắc của sơn ở những chỗ khuất rồi so sánh với những nơi khác, nhìn theo chiều nghiêng của thân xe để có thể dễ dàng nhìn thấy những khu đã vực được "tút" lại bởi màu sơn và độ bóng sẽ không đều nhau. Nước sơn "gin", được sản xuất trên dây chuyền công nghiệp thường không thể bị bong tróc, theo thời gian sử dụng, bề mặt sơn chỉ mòn dần đi.

 Động cơ: 

Động cơ là phần quan trọng nhất của chiếc xe và cũng là nơi khó kiểm tra nhất, động cơ xe còn tốt sẽ có những đặc điểm sau:

+ Bề mặt, hình dạng những con ốc trên động cơ không móp méo hay trầy xước.+ Dễ khởi động, tiếng nổ chậm, đều (khi để garanti) và ổn định. Bất cứ một trục trặc nào của các bộ phận trong động cơ (ly hợp, xích cam, xúp-páp, tay biên...) đều có những tiếng động khác lạ đặc trưng khi động cơ vận hành.+ Vặn hết ga mà không thấy khói ở ống xả+ Sang số nhẹ nhàng (xe số). Động cơ hoạt động ngay khi kéo ga (xe ga).+ Kiểm tra dầu bôi trơn sau khi động cơ làm việc (không được quá ít so với quy định, không được có ánh kim loại trong dầu)

Không cần phải biết quá nhiều về máy móc, động cơ, chỉ cần nắm được xe máy cũ ta định mua có những yếu điểm nào thì chị em ta có thể dễ dàng trả giá xe hơn.

Điện, ắc quy: 

Nên yêu cầu người bán tháo cốp, mở yên để kiểm tra kỹ hệ thống điện, ắc quy, IC, đi-ốt nạp. Một chiếc ắc-qui còn tốt thể hiện ở việc khởi động xe dễ dàng, đèn xi-nhan/còi hoạt động ổn định khi xe không nổ máy.

Giảm xóc: 

Để kiểm tra giảm xóc trước cần bóp chặt phanh trước rồi nhún mạnh nếu thấy tiếng kêu lục cục là giảm xóc đã kém hoặc bị chảy dầu, giảm xóc trước còn tốt có độ nhún sâu và êm ái, bề mặt ống nhún bóng sáng không có tỳ vết hay vệt dầu loang. Với giảm xóc sau, có thể kiểm tra bằng cách tải nặng (2 - 3 người) nếu không có tiếng kêu lạ, xe cân bằng, êm ái chứng tỏ chất lượng còn tốt.

Cảm giác khi lái: 

Một chiếc xe tốt phải tạo cảm giác an toàn, êm ái khi vận hành. Máy xe hoạt động ổn định khi tải nặng, xe đi qua chỗ xóc không có tiếng kêu lạ. Nên kiểm tra hệ thống lái tại những đoạn đường thật phẳng để đánh giá độ cân bằng của xe. Những chiếc xe đã từng bị đâm mạnh hay có lỗi kỹ thuật sẽ không thể có độ cân chuẩn của xe.

Tìm mua một chiếc xe cũ còn tốt và giá cả hợp lý là việc làm rất khó. Nhưng nếu các chị em biết được chính xác chất lượng của chiếc xe, từ đó có thể định giá xe một cách chuẩn.

Những điều cần biết khi mua xe máy cũ



Nếu mua được một chiếc xe tốt, bạn có thể tiết kiệm được một khoản tiền không nhỏ, đó là chi phí đăng ký và khoản tiền chênh lệch khá lớn giữa xe mới và xe cũ. Đây chính là lý do giải thích tại sao thị trường xe cũ luôn tồn tại và phát triển song hành với thị trường xe mới.

Cái khó là thị trường xe máy cũ vô cùng phức tạp và vấn đề này thì ai cũng biết, thế nên tốt nhất là bạn nên mua từ người thân, hoặc ít nhất là người có quen biết. Điều này không chỉ mang lại sự an tâm mà còn giúp bạn dễ dàng điều tra nguồn gốc và quá trình sử dụng của chiếc xe. Vì thế, trước khi mua xe, hãy chịu khó hỏi thăm bạn bè, người thân và nhờ họ hỏi qua những người khác.

Trong trường hợp không tìm được một chiếc xe như vậy, bạn nên tìm kiếm trên internet. Bạn cũng có thể tìm đến các chợ xe cũ, các tiệm sửa xe hoặc tiệm cầm đồ, tuy nhiên việc mua xe qua các kênh này ẩn chứa rất nhiều rủi ro.

Công việc trước tiên là tìm được càng nhiều xe càng tốt. Trong số đó hãy chọn ra một số chiếc có thông tin rõ ràng và tin cậy hơn cả, đồng thời có giá bán nằm trong tầm tiền của bạn. Hãy đi cùng một người thực sự rành về xe cũ.

Sẽ không gì tốt hơn nếu đó là một người thợ sửa xe lâu năm, bởi họ là những người có khả năng đánh giá và định giá xe tốt hơn cả. Nếu như không quen biết với ai như vậy, bạn hoàn toàn có thể thuê một người thợ dày dặn kinh nghiệm để đi chọn xe cùng.

Trường hợp bạn là nữ, tuyệt đối không bao giờ đi mua xe một mình, vì bạn có thể dễ dàng trở thành nạn nhân của các trò lừa đảo, thậm chí bị cướp giật.

Với những ai phải tự mình đi mua xe, mọi chuyện sẽ phức tạp hơn rất nhiều. Tuy nhiên, nếu bạn được trang bị đầy đủ thông tin, tỷ lệ thành công sẽ là rất cao. Có thể kể tên một số vấn đề mà bạn phải lưu tâm như sau:

<>Giấy tờ, nguồn gốc của xe

Trong mọi tình huống, tốt hơn hết là bạn nên mua xe chính chủ.

Hãy yêu cầu chủ xe cho xem giấy đăng ký, hóa đơn mua xe gốc và chứng minh thư. Đối chiếu xem thông tin trên hóa đơn có khớp với giấy đăng ký, giấy đăng ký có khớp với chứng minh thư hay không. Trường hợp không phải xe chính chủ, bạn hãy yêu cầu người bán xe cho xem giấy mua bán có xác nhận của chính quyền địa phương.

Ảnh minh họa

 Một chiếc xe tay ga cũ hiệu Yamaha được rao bán trên internet

Không chỉ có vậy, hãy xác định thật kỹ xem liệu giấy tờ có phải là giả. Để làm điều này, trước khi đi bạn phải quan sát kỹ một chiếc giấy đăng ký chuẩn và ghi nhớ các đặc điểm nhận dạng. Đừng quên mang theo một mẩu giấy trắng và một chiếc bút chì để cà mã số khung và mã số máy rồi đối chiếu với giấy tờ gốc.

Việc làm trên sẽ đảm bảo nguồn gốc rõ ràng của xe, đồng thời giúp bạn tránh mua phải xe trộm cắp. Ngoài ra, nó giúp bạn xác định được tuổi thọ chính xác của xe, từ đó định ra giá phù hợp.

Hãy cảnh giác với những chiếc xe có biển số đẹp, ví dụ như 8888 hay 6666, vì có không ít trường hợp đối tượng bán xe là kẻ trộm, dùng biển giả số đẹp để câu khách.

Nếu có bất kỳ một nghi ngờ nào, đừng liều lĩnh mua xe. Hãy nhớ rằng nhờ có internet bạn sẽ dễ dàng tìm được vô số những chiếc xe tương tự.

Bạn cũng nên kiểm tra cả sổ bảo hành của xe, vừa để khẳng định thêm tính chính chủ, vừa để biết được trước đây xe có được bảo dưỡng đều đặn hay không. Xe được bảo hành đều đặn và đúng cách đương nhiên là có ít khả năng hỏng hóc hơn, từ đó sẽ có tuổi thọ cao hơn.

<>Đánh giá tổng thể xe

Về vấn đề này, xin được nhắc bạn là không bao giờ được tin vào sự bóng bẩy bề ngoài của xe, vì hiện nay công nghệ “mông má” của giới buôn xe cũ đã đạt đến trình độ rất cao. Họ hoàn toàn có khả năng biến một chiếc xe cũ nát thành một chiếc xe gần như mới.

Điều cốt yếu là nước sơn, thân xe, vỏ xe, khung gầm, động cơ...phải đồng bộ và hợp nhất. Có nghĩa là chi tiết này mới bằng từng này thì các chi tiết khác cũng phải mới gần tương tự, hoặc chi tiết này là của Honda thì các chi tiết khác cũng phải là của Honda...

Không thể có chuyện xe thì rất cũ mà một vài chi tiết quan trọng lại rất mới, chi tiết này của Honda mà chi tiết khác lại của Yamaha...

Đánh giá này giúp bạn khẳng định một cách sơ bộ rằng xe chưa bị “luộc đồ” và chưa “dính” tai nạn.

 Nguồn gốc rõ ràng và giấy tờ đầy đủ chưa chắc đã đảm bảo được rằng xe vẫn còn tốt. Việc kiểm tra kỹ thuật luôn đóng vai trò quan trọng quyết định. Công đoạn này là khó khăn hơn cả, đòi hỏi bạn phải rất am tường về máy móc.

Một sai lầm khá phổ biến của những người đi mua xe máy cũ là tin vào số chỉ trên công-tơ-mét. Trên thực tế, việc điều chỉnh công-tơ-mét trên ô tô người ta còn thực hiện được một cách dễ dàng, huống gì trên xe máy.

Dân buôn xe cũ có thể tua lại công-tơ-mét mà không hề để lại bất kỳ dấu vết nào. Chính vì thế, không nên đánh giá xe dựa trên chỉ số kilomet, thay vào đó, hãy dựa vào giấy tờ gốc mà tính tuổi xe, từ đó cũng có thể ước lượng được tổng quãng đường mà xe đã chạy.

Khi đánh giá về mặt kỹ thuật, bạn cũng nên chú ý đến tính đồng bộ của các chi tiết liên quan, chẳng hạn động cơ, khung gầm, chế hòa khí, IC...Việc này cũng giống như khi đánh giá tính đồng bộ của tổng thể xe, tất cả các chi tiết kỹ thuật phải có sự tương đồng về độ mới, màu sắc, chủng loại...Mục đích là để đảm bảo rằng xe chưa bị thay đồ.

Trong quá trình đánh giá kỹ thuật, phần khó nhất luôn là đánh giá động cơ. Một số tiêu chí giúp đánh giá chính xác có thể kể đến là:

<>Thứ nhất, tổng thể bên ngoài của động cơ phải đảm bảo tính nguyên vẹn và đồng nhất. Cụ thể hơn, bề mặt động cơ không bị méo, vỡ. Với những xe được sơn lốc hộp số như Honda Wave Anpha đời cũ, dù sơn đã bị tróc thì nước sơn cũng phải nguyên bản.

Thêm vào đó, mặt ghép giữa hai nửa lốc máy phải nguyên vẹn, các con ốc trên cụm xylanh và lốc hộp số (với xe tay ga là bộ côn) không bị toét đầu hoặc thay mới. Nếu các yếu tố này không được đảm bảo, khả năng lớn là xe đã bị “bổ” máy. Đây là điều chúng ta nên tránh nhất khi đi mua xe cũ.

<>Thứ hai, khả năng vận hành của động cơ vẫn còn tốt. Để kiểm tra tiêu chí này, đương nhiên là bạn phải chạy thử xe. Hãy theo dõi xem xe có đảm bảo được những yêu cầu dưới đây hay không:

Ảnh minh họa

                                  Không thể đánh giá xe cũ chỉ bằng mắt

+ Động cơ tốt trước hết phải khởi động dễ dàng. Trong quá trình đề không xuất hiện tiếng kêu lớn, xe không bị giật. Tắt động cơ đi, đề lại xe vẫn khởi động dễ dàng. Cần đạp khởi động phải hoạt động bình thường.

+ Khi xe nổ ở chế độ ga-răng-ti (nhả hết ga để máy tự nổ), động cơ không bị chết giữa chừng (tăng ga-răng-ti nếu quá nhỏ), tiếng nổ đều và không bị giật, không có tiếng kêu lạ.

+ Khi vặn tay ga, động cơ đáp ứng nhanh, không có thời gian trễ, ga lên đều, xe không bị ì, động cơ nổ giòn và tăng đều, không có tiếng kêu lạ. Khi nhả ga, xe giảm tốc tức thời.

+ Với xe số, việc sang số phải nhẹ và dễ dàng, hộp số không bị kẹt khi tăng và giảm số.

+ Nhiệt độ động cơ bình thường. Cho xe vận hành mười, mười lăm phút, động cơ không quá nóng. Với xe ga, có thể kiểm tra trên nhiệt kế. Kim chỉ nhiệt độ không vượt quá điểm giữa là tốt. Với xe số, việc kiểm tra độ nóng mang tính cảm tính hơn, tuy nhiên, nếu máy quá nóng, nó sẽ tự ngắt sau một lúc chạy.

+ Xe không ăn xăng. Có thể kiểm nghiệm một phần bằng cách ngửi khói xả xem có nặng mùi xăng hay không. Khói xả nồng nặc mùi xăng là dấu hiệu máy đã bị rã, cho hiệu suất đốt xăng thấp.

+ Xe không ăn dầu. Dựng chân chống giữa, vặn ga hết cỡ rồi kiểm tra độ khói. Nếu lượng khói xám nhiều và dày đặc, động cơ đã bị rã và ăn dầu. Nếu lượng khói xám ít thì động cơ vẫn còn hoạt động tốt.

Nếu như động cơ và hộp số/côn vượt qua được tất cả các bài kiểm tra nói trên thì lúc này bạn đã có thể xem xét quyết định mua vì chúng được coi là trọng tâm của chiếc xe. Các chi tiết kỹ thuật khác nếu hỏng hóc thì có thể sửa chữa sau, và chi phí để khắc phục chúng cũng không quá lớn.

Mặc dầu vậy, bạn vẫn phải kiểm tra để tìm lỗi. Với mỗi lỗi, hãy ước chừng chi phí khắc phục để trừ vào giá xe lúc mặc cả. Các chi tiết này bao gồm khung gầm, giảm xóc, hệ thống điện, IC, đèn, nhông xích (xe số)...

Khâu cuối cùng sẽ là mặc cả giá. Điều quan trọng là bạn phải tham khảo trước khi đi mua xe. Hãy hỏi những người có kinh nghiệm về xe cũ, tốt nhất là thợ sửa xe lâu năm để đưa ra một ba-rem giá làm chuẩn. Một chiếc xe có giá bán quá cao hoặc quá thấp so với giá trị thực của nó đều không chấp nhận được.

Với trường hợp giá quá cao, đương nhiên là bạn kiên quyết mặc cả. Trường hợp giá quá thấp, không loại trừ khả năng xe có nguồn gốc bất hợp pháp hoặc bị hỏng hóc một bộ phận tối quan trọng nào đó trong động cơ mà mắt thường không thể thấy được qua một hai lần thử.

THAM KHẢO THÊM:

Những kinh nghiệm 'vàng' khi mua ô tô cũ

Không phải ai cũng có thể lường trước hết tất cả những gì liên quan đến món đồ trị giá hàng đống tiền này.

Phần 1: Kiểm tra thân vỏ và nội thất xe

Người mua xe ôtô cũ từ xưa đến nay vẫn có thể có nhiều cách để tìm cho mình một chiếc xe ưng ý. Có người thì tìm mua của người quen, bạn bè giới thiệu, trong khi có người thì qua các kênh giao bán trực tuyến, qua báo chí, và cũng không ít người tìm đến những showroom kinh doanh chuyên nghiệp để có thể thoải mái với nhiều lựa chọn hơn.

Chúng tôi đã tham khảo ý kiến của những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này, nhưng điều đó không có nghĩa rằng bài viết có thể giúp một độc giả trở thành những người sành sỏi, mà chỉ là những gợi ý cơ bản để tránh phạm những sai lầm đáng tiếc.

Tay nắm phía trong cửa cũng là chi tiết không thể giấu về sự xuống cấp.

Những gì có thể làm ngơ?

Dù là hình thức mua bán nào đi nữa, thì tâm lý chung của hầu hết người bán là tìm cách làm cho chiếc xe của mình trông bóng bẩy, sạch sẽ, để hấp dẫn người mua. Chính vì vậy, những người mua xe cũng cần phải biết làm gì và không bị nước sơn bề ngoài hào nhoáng làm lóa mắt.

Tiếp đó, số km hiển thị trên đồng hồ tốc độ cũng sẽ chẳng có ý nghĩa trong rất nhiều trường hợp. Thực tế là việc đảo số trên đồng hồ để hòng “lòe” những khách hàng “gà mờ” vẫn thường xuyên diễn ra đối với những người bán muốn tung hỏa mù, khiến người mua không còn nhận biết rõ ràng về tình trạng sử dụng thực của xe. Điều này thường hay xảy ra đối với những chiếc xe đã được sử dụng quá nhiều, thậm chí bị khai thác tối đa nhưng hình thức thì còn tốt, như xe kinh doanh vận tải, xe cũ nhập khẩu, xe cho thuê của các công ty,…

Những gì không thể bỏ qua?

Trong khi nước sơn bề ngoài (hình thức) hay con số hiển thị trên công-tơ-mét là những vấn đề đôi khi không có nhiều ý nghĩa trong việc chọn mua xe cũ thì có những khía cạnh đặc biệt quan trọng mà người mua cần xem xét kỹ càng. Đó là:

1. Nguồn gốc xuất xứ xe

Đây là vấn đề quan trọng số 1 đối với một chiếc xe ôtô đã qua sử dụng, như giấy đăng ký, sổ đăng kiểm đầy đủ, sổ bảo hiểm (nếu có),… Nó không chỉ cho biết những người chủ sở hữu trước đó, mà còn liên quan đến hàng loạt các vấn đề trong quá trình hợp thức hóa để chiếc xe về với chủ nhân mới và còn là điều kiện để lưu hành xe về sau.

Ghế lái đã bị xẹp nệm, bọc da đã bị chùng và có dấu hiệu bị rạn.

Thông thường, người mua xe đã qua sử dụng sẽ phải bỏ thêm những khoản chi phí (thuế trước bạ, tính theo giá trị xe cũ do cơ quan thuế quy định) để chuyển quyền sở hữu hợp pháp, và số tiền có thể sẽ chênh lệch rất nhiều nếu giấy đăng ký xe ở các địa phương khác nhau.

2. Tình trạng thân vỏ

Toàn bộ vỏ xe có thể được tân trang bắt mắt, nhưng có những vị trí mà cả những người thợ lành nghề trong lĩnh vực này cũng không để ý hoặc không thể khắc phục. Đó là mặt bên trong của móc tay nắm cửa cạnh ghế lái (chứ không phải ở các vị trí khác). Một chiếc xe sử dụng nhiều thì chi tiết này sẽ mòn nhiều, thậm chí là mòn nhiều nhất trong số tất cả các chi tiết ngoại thất xe.

Tiếp đó, hãy quan sát chốt cửa trên trụ B và ngoàm trên cánh cửa cạnh ghế lái. Mức độ mòn của các bộ phận này là bằng chứng sống động về thực trạng sử dụng của xe mà không một biện pháp nào có thể che giấu.

Những vị trí nhạy cảm trên thân vỏ sẽ không chỉ cho biết chiếc xe đó được sử dụng như thế nào, mà còn lưu dấu ấn trong các vụ va chạm. Những khe ráp nối các tấm vỏ, các mép gấp ở khung cửa ra vào hay cửa kính hoặc sườn, hay dè chắn bùn là những chỗ hay đọng nước và bùn bẩn và sẽ bị hoen rỉ trước tiên.

Nhưng điều quan trọng hơn thế là những vị trí này thường không thể phục hồi như nguyên bản khi đã bị móp méo do đâm đụng. Hãy nhớ rằng hầu hết các dòng xe hiện đại đều sử dụng kết cấu khung gầm và thân vỏ dạng không gian và được hàn bằng ro-bot, rất phẳng, đều và không thể thay mới cho dù bị hư hỏng nặng do va chạm. Chính vì vậy, bất kể mối hàn lạ hay vị trí biến dạng bất thường nào cũng đều là những dấu hiệu khả nghi. Khung kính phải khít, không bị vênh váo, lên xuống kính trơn tru.

Chắn bùn và nẹp vè bánh xe bị mọt do nước đọng trong quá trình sử dụng lâu năm.

3. Tiện nghi nội thất

Bước vào bên trong một chiếc xe đã qua sử dụng, người mua trước tiên cần quan sát tổng thể để có sự đối chiếu sự xuống cấp hay bạc màu khác nhau ở các vị trí khác nhau. Bề mặt trên của táp-lô là khu vực dễ bị bạc màu nhanh nhất do gần kính lái nhất, hứng nhiều bụi bặm, thường xuyên bị nắng nóng, trong khi lại ít được chăm chút trong quá trình vệ sinh nội thất xe. Trên một chiếc xe còn tốt, các phần ốp táp-lô hay tap-pi cửa, trần xe, bệ trung tâm phải chắc chắn.

Bên cạnh đó, sự xuống cấp của ghế lái và vô-lăng là hai phần luôn luôn song hành với tần suất sử dụng xe. Với một chiếc xe đã bị sử dụng nhiều, nệm mút của ghế lái sẽ bị nhũn hơn, thậm chí là bị bẹp chứ không căng với các ghế còn lại.

Nếu là ghế bọc da, thì phần đỡ đùi dưới và hay bên lưng ghế (nơi thường xuyên tiếp xúc với cánh tay người lái) sẽ bị bong mặt hoặc rạn nứt khi sử dụng nhiều. Tùy theo chất lượng nội thất mà sự xuống cấp diễn ra nhanh hay chậm. Với những xe đã được bọc lại nội thất, thì nệm mút bị nhão là dấu hiệu còn lại để có thể nhận biết. Vô-lăng nhẵn bóng ở những vị trí tay cầm, hay lớp bọc da bong tróc cũng là biểu hiện dễ nhận thấy.

Với những dòng xe vẫn dùng chìa khóa thông thường thì chiếc chìa khóa và ổ khóa điện cũng là những chi tiết biết nói. Người mua xe cần xem chiếc chìa đã mòn hay chưa, ổ khóa có bị rơ lỏng hay không, và việc vặn chìa khóa có còn trơn tru hay không.






Cách chọn mua xe tay ga cũ bền đẹp
Cách chọn mua Blackberry cũ không bị lừa
Cách chọn mua máy ảnh DSLR cũ chất lượng tốt
Cách chọn máy xay thịt ngon và mịn
Cách chống say xe hiệu quả
Kinh nghiệm du lịch bụi bằng xe máy
Cách chọn đàn Piano cũ không bị hớ
Cách chữa phỏng bô xe máy -
Cách chọn mua xe ô tô khôn ngoan nhất



(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý