Cách bảo quản pin điện thoại đúng cách nhất

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Cách bảo quản pin điện thoại đúng cách nhất

19/04/2015 10:00 AM
1,194

Cách bảo quản pin điện thoại đúng cách nhất. Sạc pin điện thoại tưởng đơn giản nhưng sạc thế nào là đúng cách, hợp lý và tăng tuổi thọ cho pin thì không phải ai cũng biết. Dưới đây là một số thông tin tổng hợp cho các bạn tham khảo.






CÁCH BẢO QUẨN PIN ĐIỆN THOẠI ĐÚNG CÁCH
Cách sử dụng và bảo quản PIN điện thoại

PIN mới sẽ chỉ đạt hiệu suất cao nhất sau 3 lần sạc và sử dụng đầu tiên. Vì vậy, khi mua máy mới, nhất thiết bạn nên sạc PIN theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất để PIN đạt hiệu suất cao nhất và tuổi thọ lâu nhất

Thế nào là sạc pin cho điện thoại di động đúng cách?



Theo các chuyên viên sửa chữa ĐTDĐ thì hiện tượng bị chai pin là do hầu hết người dùng chưa sử dụng đúng cách như sạc không đầy hoàn toàn, sạc quá lâu và sạc theo quán tính…các lí do trên đều là sạc pin không đúng cách và làm ảnh hưởng đến tuôi thọ của pin. 

Ngoài ra tuổi thọ của pin cũng sẽ giảm dần qua quá trình sử dụng. Người dùng nên hạn chế số lần sạc cũng như không để tình trạng can pin rồi mới sạc. Sau một số lần sạc tùy theo từng loại pin, dung lượng tối đa của pin sẽ giảm xuống mức 80% so với ban đầu. Vì thế người chăm sạc hay để sạc qua đêm nhiều sẽ phải mua pin mới sớm hơn người sạc định kì.

 Thường thì mặt sau của pin sẽ cho chúng ta biết là loại pin gì. Cụ thể là dung lượng pin sẽ bị giảm đi: 20% sau 300 - 500 lần sạc với Pin Ni-MH (được chế tạo từ Nickel Metal Hydride) và Pin Li-Po (Lithium ion Polymer).

 20% sau 500 - 1000 lần sạc với Pin Li-ion (Lithium ion)

80% sau 1500 lần sạc với Pin Ni-Cad (được chế tạo từ Nickel và Cadmium)

Pin Li-ion được sử dụng rộng rãi và phổ biến trên các thiết bị di động hiện nay vì độ bền cao. Pin Li-Po vẫn còn được sử dụng, chủ yếu là các model điện thoại giá rẻ và cũng đã ít dần, còn lại không đem đến hiệu quả cao cũng như kém bền nên ít hoặc không được đề cập đến. Tuổi thọ của pin còn phụ thuộc rất nhiều vào cách sử dụng và bảo quản.

Để lâu chai pin chúng ta phải để ý đến những cách sạc pin:

Đối với điện thoại khi mới mua: Pin nên được sạc 3 lần đầu tiên 8 tiếng trước khi sử dụng (sau khi mua máy về nên sạc lần đầu cho đủ 8 tiếng, lần 2 và 3 cũng tương tự), thao tác này giúp cho pin được "no" hoàn toàn, các lần tiếp theo chỉ sạc đến khi máy báo đầy thì rút điện (khoảng 1 - 3 giờ sẽ đầy, tùy từng dung lượng pin của mỗi máy sẽ có thời gian sạc khác nhau).

Đối với máy đang sử dụng: Pin nên được sạc khi máy báo yếu hoặc còn dưới 10% (không phải vạch pin cuối cùng) và không nên cho máy tắt hoàn toàn mới sạc. Thêm nữa là khi đang sạc dở dang, chưa đầy pin mà ta rút ra cũng không tốt. Không sạc điện thoại "qua đêm", máy báo đầy thì "rút ra".

Để pin được sử dụng lâu và bền cần chú ý đến cách bảo quản:

Khi không sử dụng thường xuyên, cần tháo pin ra khỏi máy cất giữ nơi khô mát, tránh các khu vực có nhiệt độ cao (để điện thoại trong cốp xe, gần khe tản nhiệt laptop ...) và thực hiện xả - sạc pin định kỳ 3 tháng 1 lần. Pin lâu ngày không hoạt động, không được xả và sạc, pin sẽ mất khả năng tích tụ năng lượng.

Hướng dẫn xả - sạc pin: sử dụng pin cho đến khi gần hết (máy báo yếu vẫn tiếp tục dùng đến mức có thể/ còn khoảng 3 - 5%) thì sạc pin như bình thường đến khi điện thoại báo đầy pin thì rút sạc ra, chờ 5 đến 10 phút, sau đó cắm lại và tiếp tục sạc. Cứ làm như vậy trong 3 lần hoặc hơn. Cách làm này hãy áp dụng cho pin đang sử dụng / pin cất giữ lâu ngày.

Thói quen sử dụng điện thoại cũng góp phần làm "pin mất zin". Khi không cần thiết nên tắt các kết nối trên điện thoại như 3G, Wifi, Router Wifi (tính năng chia sẻ 3G cho các thiết bị khác dùng như Modem Wifi)... nhất là các điện thoại có hệ điều hành hiện nay, làm cho pin hoạt động với nhiệt độ cao dẫn đến tình trạng "Pin phù".

Bí quyết sạc và bảo quản pin điện thoại

Nhiều người thường thắc mắc khi pin điện thoại hao rất nhanh sau một thời gian sử dụng. Ngoại trừ trường hợp dùng nhiều tính năng Bluetooth, Wi-Fi..., một lý do đáng chú ý khác là họ sạc và bảo quản thiết bị này chưa đúng cách.

d

Ảnh: Ecofriend.














Công nghệ pin điện thoại đã trải qua 4 đời: Lithium Polymer (viết tắt trên pin là Li-Po, Li-Poly hoặc Li-Polymer), Lithium Ion (Li-Ion), Nickel Metal Hydride (NiMH) và Nickel Cadmium (NiCad).

Trong đó, Li-Poly là công nghệ mới nhất, tiên tiến nhất trong ngành sản xuất pin điện thoại. Pin Li-Poly rất nhẹ, dung lượng lớn và không cháy nổ, ngay cả khi bị đóng đinh xuyên qua thân. Chất điện phân polymer dạng rắn chính là yếu tố làm nên ưu thế này - trong khi đó Li-Ion "đời trước" chứa dung môi hữu cơ nên có nguy cơ cháy nổ. Hiện nay, do giá thành đắt nên Li-Poly mới được áp dụng ở các dòng điện thoại cao cấp như Nokia N93, N92, Sony Erisson P800, T-620... NiCad độc hại với môi trường nên hầu như vắng bóng trên thị trường. NiMH vẫn được dùng nhưng dễ bị nóng trong quá trình sạc, khiến cho tuổi thọ pin ngắn. Li-Ion đang là dòng pin điện thoại phổ biến nhất do giá thành phải chăng và một số ưu thế nhất định.

Chú ý: Thông số mAh trên pin nghĩa là mili ampe giờ. Đây là đơn vị đo khả năng lưu điện của pin. Con số này càng lớn thì dung lượng pin càng nhiều.

Sạc đúng cách cho pin

Nạp điện lần đầu cho pin là quá trình quan trọng quyết định tuổi thọ của thiết bị này. Trước hết, bạn để điện thoại ở chế độ tắt. Pin mới phải được sạc nhanh (thường là 80%) sau đó sạc từ từ cho đến 100% trong vòng 24 giờ (quá thời gian này pin có thể bị nóng và ảnh hưởng đến tuổi thọ). Thường thì các loại sạc đế hay sạc du lịch chính hãng đều đủ "thông minh" để điều chỉnh nhanh, chậm. Khi dùng, bạn hãy để đến khi nào pin cạn kiệt thì sạc lần tiếp theo. Thực hiện như vậy đối với 2-3 lần sạc đầu tiên. Chú ý rằng một số pin mới có thể hiển thị sai số điện năng vào hoặc thông báo "Not charging" trên điện thoại hoặc bộ sạc vì lúc đó pin chưa đủ điện để báo đúng.

Tuy nhiên, đối với các lần sạc tiếp theo, sạc nhanh là tốt nhất cho pin Li-Ion. Cần chú ý sạc thường xuyên vì loại pin này "sống dai" khi nạp điện từng phần nhỏ, hơn là sạc toàn bộ. Ngoài ra, không nên để pin nạp đầy điện, chỉ khoảng 80% là vừa đủ. Người dùng cũng tránh dùng cạn sạch pin quá thường xuyên vì điện áp thấp có thể làm hỏng mạch an toàn.

Bảo quản pin

- Luôn để pin ở nơi thoáng mát và khô, tránh xa hơi nóng và đồ vật bằng kim loại, đề phòng cháy, nổ. Nhiệt độ lý tưởng từ 15-25oC.

- Pin Li-Ion sẽ "thoái hóa" dần theo thời gian, dù bạn có sử dụng đến hay không. Do đó, nếu không cần thiết, đừng mua pin dự trữ.

- Nên vệ sinh sạch sẽ các đầu tiếp xúc giữa pin và sạc. '

Cách sử dụng Pin điện thoại di động hiệu quả

Sau khi lựa chọn kiểu dáng, mẫu mã, tính năng điện thoại, bạn sẽ phải quan tâm đến một yếu tố nằm khuất sau lớp vỏ xinh xắn kia: pin điện thoại di động. Dù đã chi hàng triệu đồng để có chiếc điện thoại thời trang, nhưng lắm khi bạn bực mình vì pin chập chờn.

[IMG]

Nếu xem kỹ những dòng chữ in trên pin, bạn sẽ biết được một số điều thú vị. Dung lượng pin được tính bằng mAh (milliampere giờ). Một viên pin có dung lượng 800 mAh, về lý thuyết, sẽ hoạt động lâu hơn loại có dung lượng 550mAh. Tuy nhiên, tuổi thọ viên pin lại phụ thuộc vào cách chăm sóc, sử dụng pin. Điện thoại di động đời mới có thời gian chờ khoảng vài ngày dù chỉ sử dụng một viên pin 550mAh, nhưng thời gian đàm thoại thực tế chỉ có vài giờ.

Nhìn chung, pin càng to, càng nặng thì dung lượng càng lớn. Với những tiến bộ trong công nghệ, đã có pin dung lượng lớn nhưng kích thước nhỏ. Công nghệ đầu tiên áp dụng trong pin là pin Nicken Cadmium (NiCad), rồi đến Nicken-Hydrat kim loại (Ni-MH), pin Li-thium-ion (Li-ion) và mới nhất là pin Litium-Polymer (Li-Po).

Cùng kích thước, nhưng pin NiMH có dung lượng 550mAh, còn pin Li-ion có thể có dung lượng lên đến 840mAh. Do vậy, giá pin dùng công nghệ mới luôn cao hơn pin đời cũ. Pin Li-ion và Li-Po thường được sử dụng trong điện thoại cao cấp nhằm giảm khối lượng điện thoại.

Điểm yếu, mạnh của các loại pin


Pin Nicken Cadmium là loại rẻ nhất nhưng có nhiều bất tiện như dung lượng nhỏ, hay bị chai. Hiện tượng chai pin, còn gọi là "hiệu ứng nhớ" do sạc pin không đúng cách. Với pin này, cần để pin hết mới được sạc. Nếu chưa hết pin mà đem sạc, pin sẽ ghi nhận mức năng lượng nạp vào lúc sạc và khi sử dụng, cứ đến mức này, pin sẽ báo hết.

Khá thông dụng trong các điện thoại đời cũ là pin Nicken-Hydrat kim loại (Ni-MH) do dung lượng cao hơn pin NiCad. Pin NiMH không gây hại cho môi trường và cũng ít bị hiệu ứng nhớ. Bạn chỉ cần xả cho pin hết năng lượng mỗi tuần hoặc nửa tháng. Nhược điểm chính của pin NiMH là không bền. Sau vài trăm lần sạc, pin sẽ yếu dần.

Hầu hết các điện thoại đời mới sử dụng pin Li-ion và Li-Po. Hai loại này không bị hiệu ứng nhớ nên có thể sạc pin bất cứ lúc nào, trừ khi pin đầy. Tuổi thọ của pin Li-ion cũng không cao. Sử dụng cùng công nghệ với pin Li-ion, nhưng pin Li-Po có thể được sản xuất dưới nhiều hình dạng khác nhau. Trong khi pin Li-ion chỉ có một dạng thỏi chữ nhật.

Chăm sóc pin

Nhiều người thường xuyên sạc pin hàng ngày, với thời gian sạc khoảng hai giờ. Tuy nhiên, việc sạc pin cho đúng cách, sạc quá hoặc chưa đủ đều ảnh hưởng đến pin.

Bạn nên biết về quá trình điện hóa ảnh hưởng đến tuổi thọ của pin. Sau một số lần sạc, dung lượng tối đa của pin sẽ giảm đi 20% so với lúc ban đầu. Với pin Ni-Cad, sau 1.500 lần sạc, dung lượng giảm xuống mức 80%. Pin NiMH và pin Li-Po, chỉ sau 300-500 lần sạc. Còn pin Li-ion, sau 500 -1.000 lần sạc.

Do vậy, người thường xuyên sạc sẽ phải mua pin mới sớm hơn, so với người sạc theo định kỳ. Tuy nhiên, không phải pin nào cũng đạt số lần sạc như trên mới giảm dung lượng.

Tuổi thọ của pin còn phụ thuộc vào cách bảo quản. Để pin bền, cần chú trọng đến cách sạc pin mới. Bạn cần sạc rồi xả pin từ 3 đến 4 lần trước khi sử dụng để bảo đảm sử dụng tối đa công suất của pin. Điều này áp dụng cho tất cả các loại pin. Cách xả pin: lần đầu tiên sạc pin, điện thoại sẽ báo pin đầy sau 10-15 phút. Bạn rút sạc ra, rồi cắm lại, bắt đầu sạc tiếp. Cứ làm như vậy trong 3-4 lần.

Khi không sử dụng, bạn tháo pin và cất ở nơi khô, mát. Để gần nguồn nhiệt sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ pin. Nếu không sử dụng một thời gian dài, khi dùng lại, bạn cũng phải sạc như khi mua pin mới. Lưu ý rằng, tuy không dùng, bạn cũng phải nạp và xả pin theo định kỳ 2-3 tháng. Không hoạt động và không được sạc, pin sẽ mất khả năng tích tụ năng lượng và sự xả.

Khi điện thoại báo nhắc nhở pin yếu, đồng nghĩa với việc cần sạc pin hoặc thay pin khác. Nếu bạn tiếp tục sử dụng điện thoại, bạn cần tắt chuông, tắt đèn màn hình, tắt rung. Sau đó, bạn tắt điện thoại để một lúc, rồi bật lại, thời gian chờ của pin sẽ lâu hơn một chút.

Có ba nguyên tắc sử dụng và bảo quản pin mà người sử dụng cần nhớ. Thứ nhất, giữ pin cẩn thận không để rơi hay va chạm với vật cứng. Thường xuyên vệ sinh điểm tiếp xúc giữa pin và mạch điện thoại bằng bông tẩm cồn. Thứ hai, phải tắt nguồn trước khi tháo pin. Không làm đúng quy trình này sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ và chất lượng pin. Cuối cùng, không nên để pin dưới ánh nắng mặt trời hoặc gần nguồn nhiệt.


1. Cài đặt và xem xét các đặc điểm của máy

- Tắt Bluetooth, giảm độ sáng màn hình, để máy đơn giản và yên tĩnh (không sử dụng screensaver những bức hình động), nên kiểm tra tình trạng GPRS, 3G, Wifi (tùy thuộc vào từng loại máy)

- Tắt máy điện thoại khi không cần thiết

2. Mức độ "khỏe" của tín hiệu

- Khi ở vùng tín hiệu yếu, máy sẽ sử dụng nhiều pin hơn để kết nối tới các trạm phát sóng

3. Hiểu rõ về pin của bạn
Loại pin Số lần sạc
Nickel Cadmium (NiCd) 300-500
Nickel-Metal Hydride (NiMH) 500-1.000
Lithium-ion (Li-ion) 300-500
Lithium-Polymer (Li-Po) 1.500

4. Sạc đúng cách cho pin

- Nạp điện lần đầu cho pin là quá trình quan trọng quyết định tuổi thọ của thiết bị này. Trước hết, bạn để điện thoại ở chế độ tắt. Pin mới phải được sạc nhanh (thường là 80%) sau đó sạc từ từ cho đến 100% trong vòng 24 giờ (quá thời gian này pin có thể bị nóng và ảnh hưởng đến tuổi thọ). Thực hiện như vậy đối với 2-3 lần sạc đầu tiên

5. Bảo quản pin

- Luôn để pin ở nơi thoáng mát và khô, tránh xa hơi nóng và đồ vật bằng kim loại, đề phòng cháy, nổ. Nhiệt độ lý tưởng từ 15-25oC.

- Pin Li-Ion sẽ "thoái hóa" dần theo thời gian, dù bạn có sử dụng đến hay không. Do đó, nếu không cần thiết, đừng mua pin dự trữ.

- Nên vệ sinh sạch sẽ các đầu tiếp xúc giữa pin và sạc.

--------------------------------------------------------------------------------------------

Muốn pin điện thoại bền và tuổi thọ kéo dài thì người sử dụng phải chú ý đến các đặc điểm của máy, mức độ khỏe/yếu của tín hiệu và tự trang bị những kiến thức cần thiết về pin.

Trước hết người dùng phải nắm được các đặc điểm trên điện thoại của mình. Các dòng điện thoại mới đều có hàng loạt chức năng đa dạng , nhanh chóng làm cạn kiệt nguồn pin của bạn, vì thế nếu không cần chức năng nào bạn nên tắt nó đi. Một vài loại điện thoại có chức năng tiết kiệm nguồn bằng cách đặt điện thoại ở chế độ standby hoặc tự tắt những tính năng không cần thiết khi máy rảnh. Bạn có thể thường xuyên thực hiện bất cứ những thay đổi nào đó về chức năng của máy thông qua phần “Settings” hay “Tools” trên menu của điện thoại. Hầu hết các đặc tính hiện đại của máy điện thoại thường ngốn rất nhiều năng lượng và khi pin bị yếu đi, chúng không thể thực hiện tốt chức năng hay hỗ trợ cho các đặc tính của điện thoại trong 1 thời gian dài.
Hãy tắt Bluetooth khi bạn không sử dụng đến. Một trong những “thủ phạm” nổi tiếng làm hết pin nhanh đó chính là Bluetooth, và chúng thường được bật một cách không chủ ý. Bluetooth là một chuẩn vô tuyến có khả năng hỗ trợ việc truyền và nhận các thông tin, nhưng để thực hiện điều đó nó phải sử dụng tới nguồn. Trừ khi bạn sử dụng tai nghe Bluetooth, hay đang truyền file hoặc gửi thông tin tới người khác, bạn nên tắt Bluetooth đi và bật lên khi cần sử dụng.

Giảm độ sáng của màn hình. Một đặc tính khác mà bạn cũng cần chú ý tới đó là độ sáng của màn hình. Phần lớn các màn hình điện thoại di động thiết lập chế độ ánh sáng ở mức full bright. Bạn không nên thường xuyên sử dụng chế độ full bright để nhìn màn hình, nên thiết lập chế độ thấp hơn để có thể tiết kiệm được nguồn. Với những điện thoại cho phép điều chỉnh độ sáng của backlight, tốt nhất là bạn nên để khoảng thời gian chỉ trong vòng 15 giây hoặc dưới 15 giây là tốt nhất

Hãy để máy đơn giản và yên tĩnh. Screensaver (bảo vệ màn hình) và những bức hình nền động có thể rất đẹp nhưng chúng sử dụng rất nhiều nguồn và bạn nên tắt chúng đi. Chuông lớn và chế độ rung cũng sử dụng khá nhiều nguồn vì vậy hãy giảm âm lượng và tắt chế độ rung khi không cần thiết.
Thường xuyên kiểm tra tình trạng của GPRS, 3G và Wi-Fi . Một trong những đặc tính khác thường làm cạn nguồn nhưng không phải lúc nào cũng có ở các máy điện thoại đó chính là kết nối 3G và Wi-Fi. Bạn có thể tắt Wifi và chuyển từ chế độ 3G sang GSM trong phần “Connectivity” của điện thoại. Nếu bạn thích lướt web thông qua kết nối GPRS connection, hãy chắc chắn là kết nối GPRS đặt ở chế độ “only when needed” vì đặt như vậy máy sẽ tự tắt chế độ này khi bạn không kết nối.

Sử dụng đúng chức năng của máy điện thoại và hãy tắt điện thoại khi không cần thiết. Nếu bạn hạn chế máy điện thoại của mình chỉ sử dụng để nhắn tin hay thực hiện cuộc gọi và tắt máy khi không sử dụng thì chắc chắn pin của bạn sẽ kéo dài được tuổi thọ.

Mức độ “khỏe” hay "yếu" của tín hiệu cũng là dấu hiệu báo vấn đề của pin. Nếu máy điện thoại của bạn thường xuyên gặp khó khăn trong việc tìm tín hiệu mạng thì việc đó cũng làm ảnh hưởng đến nguồn (tốn nhiều nguồn hơn so với thông thường). Khi điện thoại của bạn đang trong khu vực có vùng phủ sóng kém thì máy điện thoại sẽ sử dụng nhiều nguồn hơn để thực hiện việc kết nối với trạm BTS gần nhất. Vì vậy, bạn nên hạn chế để điện thoại ở những khu vực có tín hiệu kém. Đồng thời cũng chú ý rằng, khi bạn thực hiện cuộc gọi, bạn phải có từ 3 hay nhiều hơn cột sóng trong điện thoại. Và khi điện thoại mất sóng, tốt nhất nên tắt máy điện thoại và bật lại khi chắc chắn bạn đã ở khu vực có sóng.

Trên thị trường có rất nhiều loại pin, điều quan trọng bạn phải nằm rõ điện thoại của mình dùng pin nào. Hầu hết các pin điện thoại đời mới là loại pin Lithium, chỉ sạc khoảng 2 - 4 tiếng là đầy. Nếu như các loại pin Nickel truyền thống thường phải sạc trên 10 tiếng cho lần đầu tiên sử dụng (gọi là “mớm pin”) thì pin Lithium thì chỉ cần sạc cho đến khi điện thoại báo đầy là được. Một viên pin Lithium có thể sạc bất cứ lúc nào bạn muốn, và không cần thiết phải xả hết pin. Thay vào đó, khi pin chỉ còn 1/3 thì bạn có thể sạc như thông thường. Nếu điện thoại của bạn không hiển thị đúng trạng thái năng lượng còn trong pin thì cứ sử dụng cho đến khi máy điện thoại hết sạch pin rồi cắm sạc sau.

Hãy giữ cho pin điện thoại mát và không để chúng trước mặt trời. Các pin Lithium thường có cấu tạo gồm các mạch pin trong. Các mạch này bảo vệ pin tránh tình trạng quá nóng khi bạn sạc qua đêm hay lâu hơn thế. Tuy nhiên, nếu pin Lithium bị sạc quá lâu (khoảng một tuần) thì nó sẽ bắt đầu nóng. Quá nóng là một trong những tác nhân chính khiến pin Lithium nhanh bị hỏng. Đồng thời pin của máy điện thoại cũng bị nóng khi bạn để chúng ngoài mặt trời hoặc gần một máy bức xạ.

Cuối cùng, nên mua một viên pin mới cho máy sau một thời gian sử dụng. Một viên pin Lithium chỉ có tuổi thọ trung bình là khoảng từ 300 đến 500 lần sạc.

Chọn mua và sử dụng pin điện thoại di động

Nếu nhìn vào dòng chữ in trên pin, bạn sẽ biết được một số điều cơ bản. Năng lượng lưu trữ của pin được đo bằng miliamp giờ (mAh). Về nguyên lý, con số này càng lớn thì pin sử dụng càng được lâu. Tuy nhiên, tuổi thọ của pin phụ thuộc rất nhiều vào cách sử dụng của bạn.

Chíp điện thoại thế hệ mới ít tốn năng lượng hơn, do vậy thời gian chờ của những điện thoại mới sẽ lâu hơn, so với trước đây. Nhưng năng lượng tiêu tốn của pin cũng phụ thuộc rất nhiều vào mạng điện thoại, nên thời gian tối đa để đàm thoại chỉ giới hạn trong vài giờ.

Loại pin Số lần sạc
Nickel Cadmium (NiCd) 300-500
Nickel-Metal Hydride (NiMH) 500-1.000
Lithium-ion (Li-ion) 300-500
Lithium-Polymer (Li-Po) 1.500

Nhìn chung, pin càng nặng và càng lớn, dung lượng càng lớn. Những nghiên cứu mới trong công nghệ pin cho phép nhà sản xuất tạo ra pin nhỏ nhưng dung lượng lớn.

Thế hệ đầu tiên của pin là loại Nickel Cadmium (NiCad), sau đó là Nickel-Metal Hydride (NiMH), Lithium-ion (Li-ion) và mới nhất là Lithium-Polymer (Li-Po). Cùng một kích cỡ, nhưng pin NiMH có dung lượng nhỏ hơn so với pin Li-ion. Trong khi dung lượng viên pin NiMH chỉ có 550 mAh thì dung lượng của pin Li-ion lên đến 840mAh. Do vậy, pin Li-ion thường được sử dụng trong các điện thoại cao cấp để giảm trọng lượng của điện thoại mà thời gian chờ vẫn lớn.

Pin Nickel Cadmium (NiCad): Trong bốn loại pin, Nickel Cadmium là loại pin rẻ nhất và có nhiều hạn chế: dung lượng nhỏ, nếu so với các pin công nghệ mới có cùng kích thước. Hạn chế lớn nhất của loại pin này là "hiệu ứng nhớ”. Nghĩa là nếu bạn không sạc đầy điện lúc đầu, dần dần qua mỗi lần sạc, dung lượng của pin sẽ từ từ giảm xuống. Ngoài ra, loại pin này có chứa nguyên tố Cadmium không có lợi cho môi trường, nhất là khi xử lý chất thải rắn.

Pin Nickel-Metal Hydride: Pin này được sử dụng trong các loại điện thoại phổ thông do có dung lượng lớn hơn. Hơn nữa, loại pin này không gây ô nhiễm môi trường nên không cần xử lý đặc biệt khi loại bỏ. Nó ít bị hiệu ứng nhớ hơn pin NiCd. Bạn chỉ cần sạc đầy pin NiMH một lần trong một hoặc hai tuần để tránh hiệu ứng nhớ. Nhược điểm của loại pin này là tuổi thọ không cao. Sau vài trăm lần sạc, bạn phải thay pin nếu không muốn bỏ lỡ những cuộc gọi do hết pin nửa chừng.

Pin Lithium-ion: Ưu điểm của pin này là có dung lượng vượt trội, kích thước, trọng lượng nhỏ. Loại pin này không bị hiệu ứng nhớ và không gây ô nhiễm môi trường. Tuổi thọ của pin Li-ion cũng không cao hơn các loại pin khác. Có giá cao hơn pin NiMH, nên pin Li-ion thường được dùng trong các loại điện thoại cao cấp.

Pin Lithium-Polymer: Có đặc điểm tương tự như pin Li-ion, nhưng pin Lithium-Polymer có thể có nhiều hình dạng. Là công nghệ mới nhất nên pin Li-Po có giá mắc nhất trong 4 loại pin.

Khi sạc pin, bạn nên tắt máy, tránh cho pin phải làm việc theo hai trạng thái là vừa nạp điện vừa phát điện sẽ dẫn tới trường hợp nạp đi nạp lại nhiều lần. Chú ý sạc đúng thời gian khuyến cáo của nhà sản xuất vì khi sạc đầy, bộ ngắt dòng trên điện thoại sẽ ngắt không cho nạp điện. Lúc này pin sẽ chuyển sang trạng thái phóng điện, một phần năng lượng sẽ thoát ra ngoài. Nếu để sạc quá lâu, lượng năng lượng mất đi nhiều, bộ ngắt dòng trên điện thoại lập tức mở lại để tiến hành sạc tiếp, khiến cho pin phải sạc đi sạc lại nhiều lần.

Đối với nhiều người sử dụng, sạc pin chỉ đơn giản là cắm bộ sạc vào điện thoại, để vài tiếng. Tuy nhiên, tùy theo loại pin, sạc không đủ hoặc sạc quá giờ cũng ảnh hưởng đến tuổi thọ của pin. Do cấu tạo hóa học của pin, dung lượng của nó giảm dần theo thời gian. Sau một số lần sạc nhất định, dung lượng tối đa của pin giảm xuống dưới 80% dung lượng ban đầu. Do vậy, những người thường xuyên sạc pin sẽ sớm phải mua pin mới hơn những người sạc đúng cách. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng và bảo quản pin không đúng cách, tuổi thọ của pin sẽ giảm xuống nữa.

Khi mới mua pin, bạn cần sạc cho “no điện”. Lưu ý rằng, lần đầu tiên sạc, điện thoại thường báo đầy sau 10 hay 15 phút nhưng đó là "thông báo giả”. Bạn hãy tháo dây cắm sạc ra rồi gắn lại để sạc tiếp. Nếu bạn muốn sử dụng pin lâu, phải giữ ở nơi khô ráo, tránh để pin ở những nơi nóng hoặc gần đồ kim loại. Đối với loại pin sạc, bạn thường xuyên sạc và để nó tự xả, rồi sạc tiếp.

Hầu hết các loại điện thoại đều có tín hiệu báo pin yếu để bạn thay hoặc sạc điện. Nếu bạn chưa thể sạc ngay khi có tín hiệu, bạn nên tắt chuông, tắt đèn báo và không sử dụng chế độ rung. Sau đó, bạn tắt điện thoại một lúc, rồi khởi động lại để kéo dài thời gian chờ.

Bạn nên làm đúng theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất khi sử dụng pin. Tuy trong pin đã có hai rơ-le bảo vệ nhưng trong những trường hợp cụ thể, có thể pin bị nổ, gây ra tai nạn đáng tiếc .

Để an toàn, bạn tránh để rơi pin hoặc bị va đập, gây chạm mạch điện trong pin. Trước khi tháo pin, bạn cần tắt nguồn của điện thoại di động. Khi tháo pin ra, bạn không để các vật kim loại tiếp xúc với các tiếp điểm của pin gây đoản mạch. Nếu bạn để pin ở những nơi quá nóng hoặc bị phơi nắng quá lâu, dung lượng của pin có thể sẽ bị ảnh hưởng.

Khi không sử dụng pin, khoảng mỗi tháng một lần, bạn cần phải sạc đầy pin. Bạn nên sử dụng bộ sạc pin chính hãng để bảo đảm dòng nạp cho pin ổn định, phù hợp với yêu cầu kỹ thuật. Một điều bạn nên làm thường xuyên là vệ sinh các tiếp điểm của pin bằng miếng gạc cotton có tẩm cồn.

Sạc đúng cách cho pin

Nạp điện lần đầu cho pin là quá trình quan trọng quyết định tuổi thọ của thiết bị này. Trước hết, bạn để điện thoại ở chế độ tắt. Pin mới phải được sạc nhanh (thường là 80%) sau đó sạc từ từ cho đến 100% trong vòng 24 giờ (quá thời gian này pin có thể bị nóng và ảnh hưởng đến tuổi thọ). Thường thì các loại sạc đế hay sạc du lịch chính hãng đều đủ "thông minh" để điều chỉnh nhanh, chậm. Khi dùng, bạn hãy để đến khi nào pin cạn kiệt thì sạc lần tiếp theo. Thực hiện như vậy đối với 2-3 lần sạc đầu tiên. Chú ý rằng một số pin mới có thể hiển thị sai số điện năng vào hoặc thông báo "Not charging" trên điện thoại hoặc bộ sạc vì lúc đó pin chưa đủ điện để báo đúng.

Tuy nhiên, đối với các lần sạc tiếp theo, sạc nhanh là tốt nhất cho pin Li-Ion. Cần chú ý sạc thường xuyên vì loại pin này "sống dai" khi nạp điện từng phần nhỏ, hơn là sạc toàn bộ. Ngoài ra, không nên để pin nạp đầy điện, chỉ khoảng 80% là vừa đủ. Người dùng cũng tránh dùng cạn sạch pin quá thường xuyên vì điện áp thấp có thể làm hỏng mạch an toàn.

Bảo quản pin

- Luôn để pin ở nơi thoáng mát và khô, tránh xa hơi nóng và đồ vật bằng kim loại, đề phòng cháy, nổ. Nhiệt độ lý tưởng từ 15-25oC.

- Pin Li-Ion sẽ "thoái hóa" dần theo thời gian, dù bạn có sử dụng đến hay không. Do đó, nếu không cần thiết, đừng mua pin dự trữ.

- Nên vệ sinh sạch sẽ các đầu tiếp xúc giữa pin và sạc



Bỏng vì pin điện thoại nổ tung trong quần -
Pin điện thoại hoạt động 20 năm liên tục
Ứng dụng tăng thời lượng pin cho điện thoại iOS và Android
Pin điện thoại hoạt động 20 năm liên tục
Mẹo vặt: Bí quyết dùng pin điện thoại bền nhất có thể
Pin điện thoại giả 'chế' trong vòng 5 phút






(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý